Tổng giám đốc viettel là ai

Thiếu tướng Lê Đăng Dũng có mặt ở Viettel từ năm 1996, đã giữ vị trí Phó Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc của Viettel được 16 năm, và làm Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel Global từ năm 2016.

Ông Lê Đăng Dũng làm Chủ tịch Viettel Global, nhắm chiến lược đến thị trường ASEAN

Đại tá Tào Đức Thắng đã được bổ nhiệm vị trí Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel từ ngày 1/1/2022, khi Thiếu tướng Lê Đăng Dũng về nghỉ hưu theo chế độ. Nhân dịp này hãy cùng nhìn lại quá trình sự nghiệp của ông Lê Đăng Dũng ở Viettel.

Thiếu tướng Lê Đăng Dũng có mặt ở Viettel từ năm 1996 [nguồn ảnh: zing.vn].

Ông Lê Đăng Dũng Viettel

Thiếu tướng Lê Đăng Dũng có mặt ở Viettel từ năm 1996, và đã giữ vị trí Phó Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc của Viettel được 16 năm, dài nhất trong lịch sử Tập đoàn. Ông cũng đã có 5 năm là Bí thư Đảng ủy Tập đoàn, và giữ vị trí Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel [Viettel Global] từ năm 2016.

Ngày 31/7/2018, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng được bổ nhiệm giữ chức vụ phụ trách Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, thay Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ TT&TT hiện tại.

Trong vai trò mới, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng là người mang trọng trách kế thừa các thành quả công nghệ của giai đoạn Viettel 3.0 và trực tiếp đưa Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội bước vào một chương mới của lịch sử - giai đoạn 4.0 và toàn cầu.

Nói về nhiệm vụ năm 2019, ông Lê Đăng Dũng chia sẻ: “Viettel là doanh nghiệp chủ đạo trong lĩnh vực viễn thông và CNTT, để kiến tạo xã hội số, Viettel trước mắt cần làm hai việc: một là tạo ra các sản phẩm, dịch vụ chuẩn công nghệ 4.0; hai là thể hiện tiếng nói, góp phần thúc đẩy thể chế đi nhanh hơn, Chính phủ số đi nhanh hơn".

Hơn 3 năm đảm nhận vị trí cao nhất, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng là người “chèo lái” Viettel, trong đó có đến 2 năm cả thế giới chống chọi với đại dịch Covid-19. Giữa bối cảnh khó khăn chồng chất về dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế - xã hội, đứt gãy chuỗi cung ứng…, Viettel vẫn tăng trưởng với nhiều thành quả.

Ông Lê Đăng Dũng đã thực hiện tầm nhìn “Sáng tạo vì con người”, kế thừa mong muốn phục vụ khách hàng theo một cách riêng, Viettel tái định vị thương hiệu theo hướng mở hơn, sáng tạo hơn, khát khao hơn và cộng hưởng hơn nhằm chuyển dịch từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trở thành nhà cung cấp dịch vụ số, với sứ mệnh “Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số”.

P.V

ictnews Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định giao Quyền Chủ tịch kiêm Quyền Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel đối với Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, phụ trách Chủ tịch kiêm phụ trách Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel.

Ngay sau khi ông Nguyễn Mạnh Hùng được chỉ định giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ TT&TT thì "chiếc ghế nóng" Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel vẫn đang bỏ ngỏ, vậy ai sẽ là người thay thế ông Hùng nhận nhiệm vụ này?

Trong số các lãnh đạo hiện có của Viettel có khá nhiều gương mặt có thể trở thành ứng cử viên sáng giá cho vị trí lãnh đạo Tập đoàn này. Trong đó, có một nhân vật được nhắc đến nhiều, đó là ông Lê Đăng Dũng, người vừa được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Viettel Global.

Ông Lê Đăng Dũng mang quân hàm Thiếu tướng.

Ông Lê Đăng Dũng mang quân hàm Thiếu tướng, có trình độ chuyên môn là Kỹ sư tự động hóa và điều khiển từ xa, Thạc sỹ Kỹ thuật điện tử.

Trước khi giữ vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Viettel Global, ông Dũng là Phó Tổng Giám đốc Viettel. Ngoài vai trò đó, ông còn là Thành viên HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam; Thành viên HĐQT Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex-Viettel [VVFinance]…

Tại Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội [Viettel] - Công ty mẹ của Viettel Global, ông Lê Đăng Dũng còn giữ vị trí Bí thư Đảng ủy. Trong số 5 Phó tổng giám đốc của Viettel, ông Dũng là người duy nhất thuộc thế hệ F1.

Ở Viettel, ông Dũng là người được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, phụ trách xúc tiến đầu tư nước ngoài từ thời kỳ đầu tiên và đã đi tới hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ để tìm kiếm cơ hội.

Khi mới tham gia đầu tư nước ngoài, Viettel còn chưa có tên tuổi, ông Dũng và các đồng nghiệp của mình phải đi hàng chục nước mới tìm thấy một cơ hội ở một quốc gia.

Ông Dũng là một trong các lãnh đạo của Viettel nuôi giấc mơ tiến vào châu Âu, sau khi hồ sơ thầu vào một quốc gia thuộc châu lục này "bị loại từ vòng gửi xe" [lời ông Lê Đăng Dũng].

Lý do bị loại, theo ông Dũng là: "Không ai nghĩ rằng, một quốc gia mới đi ra khỏi chiến tranh, thậm chí còn đang nhận viện trợ từ nước ngoài mà lại đi đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao. Bởi vậy, họ loại ngay từ đầu mà không cần xét đến những năng lực cạnh tranh viễn thông mà Viettel đã làm tại nhiều quốc gia khác".

Tuy nhiên, Viettel đã chọn Peru, một quốc gia có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam [GDP đạt 7.000 USD/người/năm] để đầu tư và coi "đây sẽ là một bước đệm để vào lại thị trường châu Âu". "Hiện tại, chúng tôi nhắm tới một vài thị trường ở châu Âu", ông Dũng cho biết.

Viettel Global cho biết, theo quy định thông thường, ông Lê Đăng Dũng sẽ phải xin thôi đảm nhiệm chức danh Tổng giám đốc vì theo quy định [Điều 10, khoản 3, Thông tư 121/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính], Chủ tịch Hội đồng Quản trị không kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc trừ khi được đại hội cổ đông phê chuẩn hàng năm tại Đại hội đồng cổ đông thường niên.

Tuy nhiên, theo Viettel Global, Hội đồng Quản trị hiện vẫn chưa thể chuẩn bị được nhân sự tiếp nhận công việc và khi tìm được nhân sự cũng cần có thời gian tiếp nhận các công việc, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất bình thường của Tổng công ty.

Vì vậy, để đảm bảo công ty hoạt động bình thường, đại hội đã đề nghị Đại hội đồng cổ đông đã thông qua việc ông Lê Đăng Dũng, Chủ tịch Viettel Global sẽ kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc./.

Lê Đăng Dũng [sinh năm 1959] là Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, kĩ sư, và doanh nhân người Việt Nam. Ông nguyên là Quyền Chủ tịch kiêm Quyền Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội [Viettel].

Lê Đăng DũngTập tin:Thiếu tướng Lê Đăng Dũng.jpg

Chức vụ

Quyền Chủ tịch kiêm Quyền Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội [Viettel]

Nhiệm kỳ31 tháng 7 năm 2018 – 1 tháng 1 năm 2022
3 năm, 154 ngàyTiền nhiệmNguyễn Mạnh HùngKế nhiệmTào Đức ThắngVị trí Việt Nam

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội [Viettel]

Nhiệm kỳtháng 1 năm 2010 – 31 tháng 7 năm 2018

Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel [Viettel Global]

Nhiệm kỳ2016 – nayKế nhiệmđương nhiệm

Tổng Giám đốc của Tổng công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel [Viettel Global]

Nhiệm kỳ2016 – nayKế nhiệmđương nhiệm

Phó Tổng Giám đốc Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội Viettel

Nhiệm kỳtháng 4 năm 2005 – tháng 1 năm 2010

Phó Giám đốc Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội Viettel

Nhiệm kỳ2002 – 2005

Trưởng phòng Đầu tư và Phát triển Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội Viettel

Nhiệm kỳ2000 – 2002

Thông tin chung

Sinh1959 [62–63 tuổi]Đảng phái
Đảng Cộng sản Việt Nam

Binh nghiệp

Phục vụQuân đội nhân dân Việt NamNăm tại ngũ1976-2022Cấp bậcThiếu tướng

Lê Đăng Dũng sinh năm 1959, quê quán tại tỉnh Quảng Trị.[1]

Từ năm 1976 đến năm 1977, Lê Đăng Dũng là học viên Học viện Kỹ thuật Quân sự.[cần dẫn nguồn]

Từ năm 1977 đến năm 1983, ông theo học chuyên ngành tự động và điều khiển từ xa Trường đại học kỹ thuật điện - Leningrad, Liên Xô.[2]

Từ năm 1993 đến năm 1996, ông đi học thạc sĩ tại Trường đại học South Australia, Australia.[2]

Ông tốt nghiệp kĩ sư chuyên ngành tự động và điều khiển từ xa Trường đại học kỹ thuật điện - Leningrad, và Thạc sỹ kỹ thuật điện tử Trường đại học South Australia, Australia.[1]

Sau khi tốt nghiệp kĩ sư chuyên ngành tự động và điều khiển từ xa Trường đại học kỹ thuật điện - Leningrad, Liên Xô, năm 1984, Lê Đăng Dũng về Việt Nam công tác tại Viện Kỹ thuật Quân sự với vai trò Trợ lý nghiên cứu cho đến năm 1988.[2]

Từ năm 1992 đến năm 1993, Lê Đăng Dũng là Trợ lý Cục tác chiến Điện tử.[2]

Từ năm 1993 đến năm 1996, ông đi học thạc sĩ tại Trường đại học South Australia, Australia.[2]

Trong thời gian học ở Australia, ông từng làm nhân viên giao hàng cho chuỗi gà rán KFC.[3]

Từ tháng 12 năm 1996, Lê Đăng Dũng gia nhập và bắt đầu làm việc ở Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội Viettel [nay là Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel] ở vị trí Trợ lý kĩ thuật cho đến năm 1999.[1][2]

Từ năm 1999 đến năm 2000, ông là Phó trưởng phòng Đầu tư và Phát triển Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội Viettel.[2]

Từ năm 2000 đến năm 2002, ông là Trưởng phòng Đầu tư và Phát triển Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội Viettel.[2]

Từ năm 2002 đến năm 2005, ông là Phó Giám đốc Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội Viettel.[2]

Tháng 4 năm 2005, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội Viettel.[2]

Tháng 1 năm 2010, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel.[2]

Năm 2013, Lê Đăng Dũng được phong quân hàm Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam.[2]

Tại Viettel, ông là Thành viên Hội đồng quản trị Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam, thành viên Hội đồng quản trị Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex-Viettel [VVFinance], Phó tổng giám đốc phụ trách Đầu tư nước ngoài tại Viettel.[1]

Từ năm 2016 đến nay [1 tháng 8 năm năm 2018], Lê Đăng Dũng còn là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc của Tổng công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel [Viettel Global].[1][4]

Lê Đăng Dũng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông từng là Bí thư Đảng ủy tập đoàn Viettel trong 5 năm từ 2014-2018.[1][2][4]

Ngày 31 tháng 7 năm 2018, Lê Đăng Dũng được đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam bổ nhiệm giữ chức vụ phụ trách Chủ tịch kiêm phụ trách Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội [Viettel]. Trước đó ông là Phó Tổng giám đốc của Viettel.[1]

Ngày 23 tháng 01 năm 2019, Thủ tướng ký quyết định giao Quyền Chủ tịch kiêm Quyền Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội [Viettel].

Ông giữ quyền Chủ tịch Hội đồng quản trị và quyền Tổng giám đốc Viettel cho tới khi nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1 tháng 1 năm 2022.[5]

Lê Đăng Dũng là người đam mê ca hát, đặc biệt là những bài hát nhạc trẻ, nhạc rap. Ông đã từng song ca với các ca sĩ trẻ như Sơn Tùng M-TP, Isaac, Bảo Anh.[6] Một số tác phẩm mà ông đã ca như "Âm thầm bên em", "Nắng ấm xa dần", "Chúng ta không thuộc về nhau", "Nơi này có anh", "Lạc trôi", "Em của ngày hôm qua" [song ca với Sơn Tùng M-TP].

Ông được cộng đồng mạng Việt Nam gọi với cái tên hài hước là "Ông chú của Viettel".

  1. ^ a b c d e f g Nguyễn Hà [1 tháng 8 năm 2018]. “Ông Lê Đăng Dũng làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel”. VnExpress. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2018.
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m Lỗi chú thích: Thẻ sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên soha20180801
  3. ^ Đỗ Phương [1 tháng 8 năm 2018]. “Những chuyện bên lề thú vị về "ông chú Viettel" tân Chủ tịch Lê Đăng Dũng”. Báo Lao động. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2018.
  4. ^ a b Trung Hiền [Vietnam+] [1 tháng 8 năm 2018]. “Tướng Lê Đăng Dũng nhận trọng trách lãnh đạo Tập đoàn Viettel”. Báo Thể thao Văn hóa. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2018.
  5. ^ Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh. “Quyết định số 2199/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về việc đồng chí Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Quyền Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, nghỉ hưu”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
  6. ^ “Video: Lãnh đạo mới của Viettel Lê Đăng Dũng song ca với Sơn Tùng, Isaac, Bảo Anh”. VTC News. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2018.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lê_Đăng_Dũng&oldid=68225558”

Video liên quan

Chủ Đề