Top 100 bị interpol truy nã năm 2022

Theo Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, tính đến tháng 5.2019, Việt Nam có 235 đối tượng đã bị Interpol ra lệnh truy nã đỏ, trong đó có nhiều đối tượng phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Top 100 bị interpol truy nã năm 2022
Ngoài Bùi Quang Huy, Interpol Việt Nam đã đề nghị Interpol quốc tế truy nã đỏ hàng trăm đối tượng khác

Ảnh Tư liệu TN

Liên quan đến thông tin Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường, bị Interpol đưa vào danh sách truy nã đỏ, được công bố bên lề Hội nghị ASEANAPOL lần thứ 39, nhiều bạn đọc Thanh Niên băn khoăn, lệnh truy nã đỏ là gì? Việt Nam có bao nhiêu tội phạm đang bị truy nã đỏ?

Truy nã “đại gia” Bùi Quang Huy – Tổng giám đốc công ty Nhật Cường - Video tư liệu

Lệnh truy nã đỏ (red notice) được ban hành bởi Tổng thư ký Interpol, theo yêu cầu của các quốc gia thành viên hoặc một tòa án quốc tế, dựa trên một lệnh bắt giữ quốc gia hợp lệ. Lệnh truy nã đỏ không phải là lệnh bắt giữ quốc tế. Khi có lệnh truy nã đỏ, tất cả thông tin về tội phạm và nghi phạm bị truy nã đỏ đều được gửi tới lực lượng biên phòng, cửa khẩu, hải quan để kiểm soát việc di chuyển. Các quốc gia có thể yêu cầu và chia sẻ thông tin quan trọng liên quan đến một cuộc điều tra.

Theo tổ chức Interpol, lệnh truy nã đỏ không có giá trị như lệnh, mà được hiểu như là một thông báo cho các quốc gia thành viên biết người này bị truy nã dựa trên một lệnh bắt giữ, hoặc một quyết định tư pháp tương đương, được ban hành bởi một quốc gia hay một tòa án quốc tế. Mỗi quốc gia thành viên tự quyết định giá trị pháp lý của truy nã đỏ trên lãnh thổ của mình.

Lệnh truy nã đỏ được thực hiện theo quy trình: Cảnh sát tại một trong những nước thành viên sẽ gửi yêu cầu truy nã bằng cách cung cấp thông tin về vụ việc thông qua văn phòng hay trung tâm Interpol ở quốc gia đó. Thông tin này sẽ được Tổng thư ký Interpol xem xét, kiểm tra và chuyển cho các chuyên gia luật pháp của Interpol thẩm định (trong vòng 1 tuần) trước khi ký duyệt xuất bản và chính thức có hiệu lực tại lãnh thổ các quốc gia thành viên của Interpol. Sau đó, lệnh truy nã đỏ sẽ được thông báo tới cảnh sát trên toàn thế giới.

\n

Văn phòng Interpol Việt Nam là đơn vị trực thuộc Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, có chức năng hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về phòng, chống tội phạm có yếu tố nước ngoài. Đây cũng là cơ quan có thẩm quyền gửi lệnh truy nã tới Tổ chức Interpol quốc tế.

Trao đổi với Thanh Niên, một lãnh đạo Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, ngoài đối tượng Bùi Quang Huy, trước đó theo đề nghị của Interpol Việt Nam, Tổ chức Interpol quốc tế đã ban hành lệnh truy nã đỏ đối với nhiều đối tượng khác như Vũ Đình Duy, cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần và Xơ sợi Dầu khí (PVtex), về hành vi nhận hối lộ; Nguyễn Anh Quân, về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản…

Vị lãnh đạo Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng cho biết, tới đây cơ quan chức năng sẽ tiếp tục xem xét yêu cầu truy nã đỏ đối với một số đối tượng khác, trong đó có bị can Đào Thị Hương Lan, cựu Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM, đã bỏ trốn ra nước ngoài sau khi bị khởi tố tội danh vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí, quy định tại điều 219 bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo số liệu thống kê của Văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra, tính đến tháng 5.2019, Việt Nam hiện có trên 1.200 đối tượng phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài, trong đó có 235 đối tượng đã bị Interpol ra lệnh truy nã đỏ, nhiều đối tượng phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Tin liên quan

  • Ông chủ Nhật Cường bị truy nã đỏ trên toàn thế giới
  • Việt Nam đang có trên 1.200 đối tượng phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài
  • Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường bị Interpol truy nã đỏ toàn thế giới

Thứ ba, ngày 06/08/2019 - 13:11

Lưu tin

VietTimes – Theo thông tin từ Bộ Công an, tính đến tháng 5/2019, Việt Nam có trên 1.200 đối tượng phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài, trong đó có 235 đối tượng đã bị Interpol ra lệnh truy nã đỏ, nhiều đối tượng phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Top 100 bị interpol truy nã năm 2022

Trịnh Xuân Thanh từng bị Interpol phát lệnh truy nã đỏ.

Bộ Công an cho biết, đã lập và chuyển 35 hồ sơ yêu cầu dẫn độ đến cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Trong đó, đã dẫn độ được 7 đối tượng về Việt Nam, gồm: Phạm Thế Vinh, Nguyễn Hà Lan, Phạm Thúy Ngân và Nguyễn Xuân Đại từ Liên bang Nga, Lê Quang Nhật từ Cộng hòa Ukraine, Phùng Hữu Sơn từ Cộng hòa Séc và Phạm Minh Đại từ Belarus. Cùng với đó, có đối tượng Nguyễn Tất Kiên bị bắt giữ tại Australia khi bỏ trốn về Việt Nam.

Có 4 trường hợp yêu cầu dẫn độ bị phía nước ngoài từ chối, gồm Nguyễn Trần Hường bị Nhật Bản từ chối, do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Nhật Bản; Nguyễn Hải An bị Cộng hòa Séc từ chối do đối tượng được cấp quy chế tị nạn tại Séc; Phạm Mạnh Hùng bị Thái Lan từ chối do đối tượng được Cao ủy Liên hợp quốc về người tỵ nạn cấp quy chế tỵ nạn và đã được Canada tiếp nhận; Đào Thanh Tùng bị Liên bang Nga từ chối do đang chấp hành án về một tội thực hiện trên lãnh thổ Nga.

Đặc biệt, đối tượng Nguyễn Văn Trung từ Campuchi trở về Việt Nam và ra trình báo với cơ quan chức năng về việc đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chấp hành hình phạt về tội phạm bị yêu cầu dẫn độ tại nước ngoài.

“Trong thế giới hội nhập và cuộc cách mạng 4.0 tác động trên toàn thế giới, tình hình tội phạm có yếu tố ngước ngoài, yếu tố quốc tế ngày càng gia tăng, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Tội phạm ngày càng hiểu biết, có kiến thức pháp luật, có tiền, sẵn sàng tìm đến các quốc gia có quy định pháp luật khác biệt với Việt Nam để trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật”, Bộ Công an nhận định.

Minh chứng cho điều này, Bộ Công an công bố thống kê, đến hết tháng 5/2019, số đối tượng có lệnh truy nã đỏ của Interpol có thông tin lẩn trốn vào Việt Nam là 317 đối tượng; hiện chưa thống kê được tình hình công dân Việt Nam ở nước ngoài vi phạm và đang lẩn trốn sự trừng phạt của pháp luật nước sở tại nhưng ước tính lên đến con số hàng ngàn.

Từ thực tiễn trên, Bộ Công an đề xuất Quốc hội sớm ban hành đạo luật chuyên biệt về dẫn độ trên cơ sở tách quy định về dẫn độ trong Luật tương trợ tư pháp năm 2007. Đạo luật về dẫn độ cần bảo đảm các yêu cầu về chính trị, ngoại giao, pháp luật; nội luật hóa các quy định của điều ước quốc tế về dẫn độ mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia,…

Lệnh truy nã đỏ là quy ước truy nã phổ biến và nổi tiếng nhất trong hệ thống lệnh truy nã hiện có của Interpol, chính thức có hiệu lực tại lãnh thổ các quốc gia thành viên Interpol.

Thời hạn có hiệu lực thi hành đối với một lệnh truy nã đỏ là 5 năm, nếu hết hạn thi hành mà vẫn chưa bắt được đối tượng truy nã thì Interpol lại quyết định gia hạn hiệu lực thêm 5 năm nữa cho tới khi nào bắt được đối tượng mới thôi.