Trách nhiệm của học sinh, sinh viên về an toàn giao thông

Xác định nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên là giải pháp tiên quyết giúp giảm thiểu tai nạn, cũng như góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, các cơ quan chức năng đã tăng cường các biện pháp tuyên truyền, vận động các em thực hiện nghiêm các quy định của Luật Giao thông.

Thời gian qua, tình trạng vi phạm pháp luật về giao thông trong thanh, thiếu niên, trong đó có học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh diễn ra khá phổ biến, dẫn đến những vụ tai nạn giao thông đáng tiếc. 

Theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, năm 2021 trên địa bàn tỉnh xảy ra 3 vụ TNGT nghiêm trọng trên đường bộ liên quan đến học sinh, sinh viên, làm 3 học sinh tử vong và 1 học sinh bị thương. Ngoài ra còn nhiều vụ va chạm giao thông khác liên quan đến học sinh, sinh viên. 

Theo phân tích, nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh, sinh viên còn hạn chế, nhiều em thiếu hiểu biết quy định và kỹ năng xử lý tình huống khi tham gia giao thông hoặc có trường hợp cố tình vi phạm luật giao thông với các lỗi phổ biến như không chú ý quan sát, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, không đội mũ bảo hiểm, cá biệt có em tham gia lạng lách, phóng nhanh, vượt ẩu… 

Năm 2021, Phòng Cảnh sát giao thông đã xử phạt 473 trường hợp học sinh, sinh viên vi phạm Luật Giao thông, phạt tiền trên 238 triệu đồng, tạm giữ 294 phương tiện, phạt cảnh cáo 222 trường hợp; trong đó 2 trường hợp lạng lách, đánh võng, 1 trường hợp dàn hàng 3.

Để nâng cao ý thức và trách nhiệm mỗi khi tham gia giao thông của thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật Giao thông đường bộ trong các nhà trường, xây dựng nếp sống văn hóa giao thông cho các em bằng nhiều hình thức phù hợp. 

Trung tá Phạm Việt Hùng, Đội trưởng Đội tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh cho biết: Từ tháng 9/2021 đến tháng 12/2021, Phòng Cảnh sát giao thông đã phối hợp với Công an các huyện, thành phố và ngành Giáo dục- đào tạo tổ chức tuyên truyền, yêu cầu ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự ATGT cho trên 9.000 học sinh tại 12 trường tiểu học, THCS, THPT, cao đẳng, đại học trên địa bàn, phát gần 7.000 tờ rơi tuyên truyền về pháp luật TTATGT, tặng 400 mũ bảo hiểm cho các em học sinh, sinh viên… 

Nội dung tuyên truyền chủ yếu tập trung vào các quy định cơ bản của Luật Giao thông đường bộ, hướng dẫn các em học sinh cách nhận biết các loại xe được phép sử dụng... 

Bên cạnh đó, để học sinh, sinh viên chủ động ứng phó, xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ trên đường, Phòng đã tổ chức nhiều buổi hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn cho các em. Nổi bật là trong năm Phòng đã phối hợp với Công an thành phố Tam Điệp tổ chức hội thi "lái xe đạp điện, máy điện an toàn trường học" tại 10/10 trường THCS, THPT, thu hút tổng số 4.203 học sinh tham gia. 

Học sinh ký cam kết chấp hành quy định của pháp luật về TTATGT.

Trung tá Phạm Việt Hùng cho biết thêm: hiện Phòng đang thực hiện cao điểm bảo đảm an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Lãnh đạo Phòng yêu cầu cán bộ chiến sĩ tích cực tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm kết hợp với tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, nhất là phòng chống hành vi lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên để bảo đảm ATGT, giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn.

Cùng với sự vào cuộc của lực lượng Cảnh sát giao thông, các cơ quan chức năng như Tỉnh đoàn cũng đã có nhiều cách tuyên truyền hiệu quả kiến thức pháp luật về giao thông cho học sinh, sinh viên; phát huy vai trò của đoàn viên, thanh niên trong việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông; định hướng mỗi đoàn viên là một tuyên truyền viên tích cực các quy định về ATGT. 

Trong tháng 12/2021, Tỉnh đoàn đã phối hợp tổ chức triển khai cuộc vận động "Thanh niên với văn hóa giao thông" tới toàn bộ đoàn viên, thanh niên, học sinh trên địa bàn tỉnh, qua đó vận động thanh thiếu niên thực hiện các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông như: Tự giác chấp hành pháp luật về ATGT; không điều khiển phương tiện khi đã uống rượu, bia... 

Bên cạnh đó, trong năm, các cơ sở Đoàn đều tổ chức cho 100% đoàn viên, thanh thiếu niên, trong đó có học sinh, sinh viên ký cam kết không vi phạm Luật Giao thông; duy trì, đẩy mạnh hoạt động của mô hình cổng trường "An toàn giao thông" tại các Đoàn trường học, các Liên đội trên địa bàn tỉnh... 

Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền thông qua các buổi tọa đàm, diễn đàn, hội thi, lồng ghép tuyên truyền kiến thức về Luật Giao thông đường bộ trong các hội nghị, sinh hoạt ngoại khóa. 

Ngoài những hình thức truyền thống, các cơ sở Đoàn còn sử dụng hiệu quả mạng xã hội như zalo, facebook để tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông, chia sẻ những câu chuyện hay, hình ảnh đẹp hoặc lên án những hành vi vi phạm khi tham gia giao thông... từ đó từng bước nâng cao ý thức, xây dựng văn hóa giao thông cho thanh thiếu niên cũng như học sinh, sinh viên.

Bài, ảnh: Ân Nghĩa

Hiện nay, việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là chung tay góp sức của mỗi người dân, mỗi gia đình và toàn xã hội.Vậy trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông?

Sau đây, Luật Hoàng Phi xin cung cấp cho Quý vị một số thông tin hữu ích về vấn đề trên thông qua bài viết sau.

Trách nhiệm là gì?

Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình; hay được hiểu là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm làm đúng đắn, nếu sai trái thì phải chịu phần hậu quả.

VD:

– Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

– Cha mẹ có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dạy con cái khi con chưa thành niên.

– Con cái với trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già.

– Giáo viên có trách nhiệm trang bị cho học sinh kiến thức, cách học để học sinh không ngừng phát triển nhận thức, trí tuệ, có thế giới quan khoa học.

Tại sao cần phải có trách nhiệm khi tham gia giao thông?

Trước khi đi vào nội dung trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông?, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị về nội dung về lý do cần phải có trách nhiệm khi tham gia giao thông.

Hiện nay, tai nạn giao thông vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều người khi tham gia giao thông, trong đó nguyên nhân chính bắt nguồn từ ý thức tham gia giao thông của người dân. Do đó, để giảm thiểu tai nạn giao thông, Nhà nước yêu cầu mỗi người dân khi tham gia giao thông phải nâng cao ý thức và có trách nhiệm với hành vi của mình.

Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông của toàn xã hội, khi tham gia giao thông, người dân cần có trách nhiệm theo quy định tại Điều 9 Thông tư 67/2019/TT-BCA.

Cụ thể trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông là tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

Các quy tắc giao thông được quy định cụ thể trong Luật Giao thông đường bộ 2008 và các văn bản hướng dẫn chi tiết luật.

– Tham gia cấp cứu và bảo vệ tài sản của người bị nạn, bảo vệ hiện trường trong các vụ tai nạn giao thông. Cụ thể :

+ Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

+ Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

Bảo vệ hiện trường;

Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;

Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

Bảo vệ tài sản của người bị nạn;

Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

+ Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.

– Bảo vệ các công trình giao thông, thiết bị an toàn giao thông. Trường hợp phát hiện công trình, thiết bị có dấu hiệu không đảm bảo an toàn giao thông hoặc bị hư hỏng, bị xâm hại thì nhanh chóng thực hiện các biện pháp báo hiệu cho người tham gia giao thông biết và khẩn trương thông báo cho Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý công trình, thiết bị, cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trách nhiệm này được quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 52 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau :

Người nào phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, hành lang an toàn đường bộ bị lấn chiếm phải kịp thời báo cho Uỷ ban nhân dân, cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý; trường hợp cần thiết có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết. Khi nhận được tin báo, cơ quan có trách nhiệm phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

– Phát hiện, ngăn chặn, tố cáo những trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

– Thông báo các vụ tai nạn, ùn tắc giao thông; các vụ đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng, phạm pháp hình sự làm ảnh hưởng an toàn giao thông; đặt chướng ngại vật trên đường gây cản trở giao thông; ném đất, đá hoặc các vật khác vào phương tiện hoặc người tham gia giao thông; vận chuyển trái phép chất cháy, chất nổ, chất ma túy hoặc vận chuyển trái phép các hàng hóa khác; các hành vi giả danh Công an nhân dân; chống người thi hành công vụ và các hành vi khác vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

– Tham gia và hưởng ứng các phong trào giữ gìn trật tự, an toàn giao thông; xây dựng văn hóa giao thông.

– Hỗ trợ, giúp đỡ cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ.

– Tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở các thành viên khác trong gia đình chấp hành tốt các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

Video liên quan

Chủ Đề