Trung tâm ứng dụng hòa bình hạnh phúc năm 2024

Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều gian khổ, mất mát, đau thương, kiên trì, kiên quyết đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng tôi thấu hiểu sâu sắc giá trị quý báu của hòa bình, quyết tâm giữ gìn hòa bình và phát triển đất nước. Chúng tôi cũng mong muốn mọi quốc gia, dân tộc và mọi người dân trên thế giới đều được sống trong hòa bình, tự do, ấm no và hạnh phúc.

Chúng tôi thấu hiểu sâu sắc GIÁ TRỊ QUÝ BÁU của hòa bình, QUYẾT TÂM giữ gìn hòa bình và phát triển đất nước. Chúng tôi cũng mong muốn mọi quốc gia, dân tộc và mọi người dân trên thế giới đều được sống trong hòa bình, tự do, ấm no và hạnh phúc.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng

Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá kiệt xuất, là biểu tượng cao đẹp nhất của khát vọng, bản lĩnh, trí tuệ và sức sống Việt Nam về hoà bình. Còn nhớ, khi thực dân Pháp đem quân trở lại xâm lược Việt Nam sau ngày đất nước vừa giành được độc lập, Người đã đưa ra lời hiệu triệu: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”; và để bảo vệ nền độc lập, Người đã đanh thép khẳng định: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.” Trong bản Di chúc để lại trước lúc đi xa, Người đã thể hiện khát khao cháy bỏng về một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh – và đó luôn là ước nguyện của toàn thể dân tộc Việt Nam.

Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, phù hợp với quy luật và xu thế phát triển chung của thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc Đổi mới, mở ra một giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Sau 35 năm tiến hành Đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện. (Nguồn: TTXVN)

Sau 35 năm tiến hành Đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện. (Nguồn: TTXVN)

Từ tình trạng khép kín, bị bao vây, cô lập, cấm vận, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo tiến trình mở cửa, từng bước hội nhập khu vực và toàn cầu; kiên trì đẩy mạnh đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa; là bạn tốt, là đối tác tin cậy của các nước trên thế giới; là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; cùng các nước xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, phát triển trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, tôn trọng luật pháp quốc tế và cùng có lợi.

Từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, Việt Nam đã chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển tổng quát của nền kinh tế Việt Nam, là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới.

Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vừa vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường; vừa bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước, do Đảng Cộng sản lãnh đạo;[5] là nền kinh tế lấy con người làm trung tâm, vì con người; bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường ngay trong từng bước đi, từng chính sách và suốt quá trình phát triển.

Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng tiếp Đoàn đại biểu Đảng Dân chủ Xã hội Đức - SPD. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng tiếp Đoàn đại biểu Đảng Dân chủ Xã hội Đức - SPD. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Trong tiến trình Đổi mới, chúng tôi chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; gắn kết chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại; phát huy vai trò tiên phong của ngoại giao để tạo lập môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển; thực hiện kế sách giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy; xây dựng thế trận lòng dân gắn chặt với thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân làm nền tảng vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Kế thừa tư tưởng, nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc, phát triển đường lối chiến tranh nhân dân trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, Việt Nam chủ trương xây dựng nền quốc phòng toàn dân, mang đặc trưng là hòa bình và tự vệ; có mục tiêu xuyên suốt là: bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; tích cực, chủ động, kiên quyết, kiên trì ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh; giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước; đóng góp cho hòa bình, thịnh vượng, phát triển của thế giới.

Chúng tôi thực hiện “bốn không” trong đường lối quốc phòng: không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống lại nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Với truyền thống hoà hiếu, nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình của dân tộc, chúng tôi lựa chọn hoà bình và tôn trọng công lý, phản đối sử dụng bạo lực và chiến tranh phi nghĩa. Chúng tôi chọn chính nghĩa và lẽ phải chứ không chọn bên, không dựa vào vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, bởi chúng tôi tin vào đạo lý: “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Chúng tôi không được phép lãng quên lịch sử, nhưng biết rằng cần phải chiến thắng nỗi đau, khép lại quá khứ để hướng tới tương lai, gạt bỏ hận thù, cổ súy cho lòng vị tha bằng tình bạn và hợp tác phát triển.

Với truyền thống hoà hiếu, nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình của dân tộc, chúng tôi lựa chọn HÒA BÌNH và tôn trọng CÔNG LÝ, phản đối sử dụng bạo lực và chiến tranh phi nghĩa.

Chúng tôi lựa chọn xây dựng lòng tin chiến lược, đối đãi nhau bằng sự chân thành và không bao giờ chấp nhận những toan tính mưu lược, lợi dụng lòng tốt của nhau. Chúng tôi luôn quan niệm “người trước, súng sau” trong quốc phòng và an ninh, coi trọng nhân tố con người, coi bảo vệ cuộc sống của người dân, bảo vệ an ninh con người là trung tâm của bảo vệ an ninh quốc gia; coi Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia là một bộ phận quan trọng của Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, phát triển quốc gia với phương châm: phát triển để giữ vững an ninh, bảo đảm an ninh để phát triển và bảo đảm an ninh trong phát triển. Đó cũng chính là sự vận dụng, thực hành nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong cách ứng xử của Việt Nam trước những thay đổi nhanh chóng của thế giới hiện nay.

Qua gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển to lớn, có ý nghĩa lịch sử; đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Ngay cả trong ba năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức không nhỏ từ bối cảnh quốc tế và trong nước, nhất là tác động to lớn của đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột Nga–Ukraine, Việt Nam vẫn kiên trì đường lối Đổi mới, là một điểm sáng trên thế giới về phục hồi và phát triển kinh tế được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Trước những biến động phức tạp của tình hình thế giới, chúng tôi càng ý thức rõ hơn phải coi trọng và chắt chiu những cơ hội hoà bình và phát triển; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đường lối phát triển đất nước phù hợp trong giai đoạn mới.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Chúng tôi chủ trương xây dựng hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững, trọng tâm là hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên nền tảng đổi mới sáng tạo,ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học và công nghệ; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; tham gia có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội.

Là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đặc biệt chú trọng yêu cầu phát triển bền vững, thể hiện nỗ lực và quyết tâm rất cao trong chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu; quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường, phát triển nông nghiệp sinh thái, chuyển đổi năng lượng công bằng, bền vững; thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số… và chúng tôi mong muốn hợp tác chặt chẽ với Cộng hoà liên bang Đức và Đảng Dân chủ xã hội Đức trong những lĩnh vực quan trọng này.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng tiếp Đoàn đại biểu Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD). (Ảnh: TTXVN)

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng tiếp Đoàn đại biểu Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD). (Ảnh: TTXVN)

Đặc biệt, trong mô hình phát triển Việt Nam, chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng, “dân là gốc”, nhân dân là trung tâm, là chủ thể, là cội nguồn sức mạnh trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Chúng tôi chủ trương huy động có hiệu quả mọi nguồn lực vật chất và tinh thần, nhất là sức sáng tạo to lớn của nhân dân và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp nguồn lực trong nước với nguồn lực bên ngoài; phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh “mềm” Việt Nam, để văn hóa “soi đường cho quốc dân đi”, là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, nguồn lực nội sinh và động lực to lớn để phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Thưa các quý vị,

Văn hóa Việt Nam là văn hóa hoà bình, dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống yêu chuộng hoà bình, do đó Việt Nam luôn chủ trương giải quyết các tranh chấp, xung đột ở khu vực và trên thế giới thông qua các biện pháp hòa bình và đối thoại. Dù trong một thế giới có nhiều biến động như ngày nay, chúng tôi luôn tin vào xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển của nhân loại.

Với niềm tin đó, với ý chí tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, chúng tôi quyết tâm thực hiện thành công mục tiêu phấn đấu đến giữa thế kỷ, Việt Nam trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng tiến bước, sánh vai với các cường quốc năm châu như ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của toàn thể dân tộc Việt Nam.