Vì sao bà bầu đang chân

Càng đến gần giai đoạn sinh nở thì mẹ sẽ càng cảm nhận được nhiều thay đổi cho thấy thai nhi đã chuẩn bị "sẵn sàng". Trong đó, hiện tượng tê chân tê tay ở phụ nữ mang thai là một trong những triệu chứng phổ biến ở mẹ bầu. Đặc biệt càng vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu càng có cảm giác mệt mỏi và khó chịu khi tay chân thường xuyên tê nhức. 

1.    Triệu chứng bị tê chân tay ở mẹ bầu:

Thông thường, các dấu hiệu của chứng tê chân tay cũng khá nhẹ nhàng chỉ là những cơn tê tê giống như bị châm chích, kiến bò ở đầu ngón tay và ngón chân. Nhưng đôi khi lại kèm theo cảm giác nóng, hơi đau nhức ở các trường hợp nặng. Triệu chứng này có khi xuất hiện ở các bộ phận như: ngón tay, bàn tay, cổ chân,...
Đối với phụ nữ mang thai thì có nhiều biến đổi trong giai đoạn thai kỳ nên hiện tượng tê chân tay là biểu hiện sinh lý bình thường không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu trong một số trường hợp nếu tay chân bị tê, kèm theo một số triệu chứng như: không nhấc nổi cánh tay, lơ mơ dù trong giây lát,...thì nên cần đến bệnh viện để khám xảy ra các chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Và rất có thể triệu chứng này là dấu hiệu của bệnh rối loạn chức năng gan, đái tháo đường, thiếu chất hay dấu hiệu bất thường của hệ miễn dịch....



Mẹ cần chú ý những biểu hiện tê chân tay ở phụ nữ đang mang thai

2.    Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bà bầu bị tê chân tay:

Nguyên nhân hiện tượng tê chân tay ở phụ nữ đang mang thai là do đâu? Đó chính là do những thay đổi về sinh lý trong thời lỳ mang thai. Đặc biệt là từ tháng 5 trở đi, thai nhi lớn hơn và chèn ép các mạch máu khiến việc tuần hoàn máu trở nên khó khăn khi chân tay dễ bị tê mỏi. Mặt khác, có thể là do mẹ bầu lười vận động, bị phù nề, thiếu canxi và magie do ngồi quá lâu hay tư thế chân không thích hợp lúc nghỉ ngơi. 

Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác thuộc về bệnh lý: –    Mẹ bầu bị thiếu vitamin và khoáng chất, nhất là axit folic, magie, canxi, B1, B2. –    Một số bệnh nặng hơn như đái tháo đường, béo phì, cao mỡ máu… –    Thiếu nước dẫn đến ứ đọng các sản phẩm lactate tại chỗ, gây mỏi cơ. –    Thiếu máu, hạ đường huyết [Thiếu máu do thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến của các mẹ bầu trong 3 tháng đầu].

–    Các bệnh về bắp thịt, các rối loạn về thần kinh cũng gây ra triệu chứng tê bì, chuột rút.

3.    Triệu chứng tê tây khi mang thai có nguy hiểm không?

Hiện tượng tê chân tay khi mang thai đã khiến không ít mẹ bầu lo lắng và tự hỏi không biết có nguy hiểm hay không. Nếu triệu chứng tê tê ở chân tây ở mẹ bầu không gây nguy hiểm nhưng nó lại là kẻ quấy rối cực kỳ khó chịu vào hằng đêm, khiến mẹ bầu ngủ không sâu giấc và thường xuyên phải trở dậy vào ban đêm. Nếu hiện tượng này ngày càng nặng sẽ làm mẹ bầu bị mất nghủ, cơ thể mệt mỏi và ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

4.    Phương pháp cải thiện bà bầu bị tê tay

Chân tay tê nhức, uể oải có thể là biểu hiện sinh lý bình thường nhưng mẹ cũng không nên chủ quan. Những biến chứng nguy hiểm như bà bầu cao huyết áp, bị đột quỵ hoặc có dấu hiệu suy nhược nghiêm trọng đều cần được mẹ bầu đề phòng. Để có được sức khỏe tốt trong thai kỳ của mình, mẹ bầu nên:  -Tập thể dục: mẹ bầu nên vận động nhẹ, đi bộ khi mang thai hoặc tập yoga đều đem đến kết quả đáng mong đợi trong việc giúp mẹ bầu dẻo dai, thư giãn gân cốt và việc chuyển dạ cũng thuận lợi hơn. - Thường xuyên thay đổi tư thế: việc đứng yên một chỗ, nằm ngủ thường xuyên mà không đi lại sẽ làm mẹ suy giảm chức năng khớp tay, chân. Lúc ngủ, mẹ cũng nên thực hiện massage lòng bàn tay, chân sẽ giúp chứng tê nhức đáng kể.

- Bổ sung canxi: bà bàu bị tê tay có thể là do cơ thể mẹ thiếu canxi, magie. Cần bổ sung qua tôm, sữa không đường.... hoặc uống thuốc bổ sung canxi nếu mẹ bị thiếu chất này trầm trọng.



Những bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp bà bầu cải thiện được tình trạng tê chân tay ở phụ nữ đang mang thai

- Bổ sung vitamin nhóm B: Như đã đề cập ở trên, khi mẹ bầu bị thiếu vitamin nhóm B sẽ khiến cơ thể cử động chậm chạp, tay chân tê nhức. Mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc hỗ trợ hoặc bổ sung vitamin bằng chế độ dinh dưỡng khi mang thai tại nhà. - Ngủ đúng tư thế: Hãy nằm ngủ nghiêng sang trái và thường xuyên thay đối tư thế nằm nếu cảm thấy tay chân bị tê. Mẹ bầu cũng nên trang bị gối kê chân trong lúc ngủ sẽ có tác dụng vừa giảm nhức, vừa giảm sưng phù.

- Ngâm tay chân vào nước ấm: Thư giãn bằng cách tắm nước ấm hoặc ngâm tay trong nước ấm có chứa tinh dầu lavender hoặc tinh dầu hoa cúc kết hợp với các động tác massage tay sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn với cơ thể đau nhức của mình.

Từ ngày 01/04 - 30/04/2022, khi mẹ bầu đăng ký thai sản trọn gói tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn sẽ được Giảm 35% thai sản trọn gói và:

- Tặng nâng cấp 01 ngày phòng riêng 

- Miễn phí test nhanh Covid-19 khi đi sinh

Siêu ưu đãi còn chưa đủ, mẹ còn được "bỏ túi" thêm rất nhiều quà tặng hấp dẫn không kém:

✦ Miễn phí giường gấp người nhà

✦ Tặng chụp ảnh newborn [trong giờ hành chính]

✦ Tặng voucher giá ưu đãi khi đặt phòng tại khách sạn Bảo Sơn

✦ Tặng bộ quà sơ sinh cao cấp cho Mẹ và Bé

Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Bảo Sơn và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.
>>> xem thêm:
bảo hiểm thai sản  

chi phí đẻ thường

Phù chân hay sưng tấy bàn chân hay, đôi khi được gọi là phù nề, ảnh hưởng đến khoảng 8/10 phụ nữ mang thai. Nguyên nhân thường là do lượng chất lỏng lưu thông xung quanh cơ thể tăng lên. 

Nhiều người thường nhận thấy bàn tay, cánh tay, bàn chân hoặc thậm chí mặt của họ bị sưng tấy trong ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối của thai kỳ, mặc dù trên thực tế phù nề bàn chân đặc biệt có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

1. Nguyên nhân khiến phù chân khi mang thai

Bàn chân bị sưng tấy thường xảy ra muộn hơn trong thời kỳ mang thai. Vì vậy, thai phụ có thể sẽ nhận ra bàn chân của mình bị sưng tấy trong nửa đầu hoặc hơn của thai kỳ.

1.1 Phù chân ở ba tháng đầu thai kỳ

Mức độ tăng nhanh của hormone progesterone làm chậm quá trình tiêu hóa của thai phụ. Điều này có thể gây chướng bụng trong thời gian dài. Thai phụ cũng có thể nhận thấy một chút bọng mắt ở tay, chân hoặc mặt nhưng không nhiều.

Nếu nhận thấy sưng nhiều ngay từ sớm, đặc biệt là nếu đi kèm với các triệu chứng khác như chóng mặt, đau đầu hoặc chảy máu, tốt nhất thai phụ nên đi khám ngay lập tức.

1.2 Phù chân ở ba tháng giữa thai kỳ

Tình trạng phù chân do lượng máu và chất lỏng trong cơ thể ngày càng tăng.

Tam cá nguyệt thứ hai bắt đầu từ tuần 14 của thai kỳ, gần bắt đầu từ tháng thứ 4. Không có gì lạ khi thai phụ bắt đầu nhận thấy bàn chân bị sưng vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, đặc biệt nếu phải đi lại nhiều hoặc thời tiết nóng bức.

Tình trạng sưng tấy này là do lượng máu và chất lỏng trong cơ thể ngày càng tăng. Lượng máu của thai phụ tăng khoảng 50% trong suốt quá trình mang thai và điều đó kết hợp với việc giữ nước nhiều do nội tiết tố. Tất cả chất lỏng bổ sung này sẽ giúp làm mềm cơ thể thai phụ và chuẩn bị cho việc sinh nở. Hãy yên tâm, lượng chất lỏng dư thừa sẽ giảm nhanh chóng trong vài tuần sau khi sinh con.

1.3 Phù chân ở ba tháng cuối thai kỳ

Bắt đầu từ tuần 28 của thai kỳ, cơ thể bà bầu đang tiếp tục xây dựng nguồn cung cấp máu và chất lỏng, điều này có thể góp phần làm sưng tấy. Tử cung cũng trở nên nặng hơn nhiều khi thai nhi lớn lên, điều này có thể làm chậm quá trình lưu thông máu từ chân trở về tim. Điều này không đáng lo lắng hay nguy hiểm gì chỉ là khó chịu.

Các yếu tố khác có thể góp phần làm sưng bàn chân trong ba tháng cuối thai kỳ, bao gồm:

  • Thời tiết nóng bức
  • Mất cân bằng chế độ ăn uống
  • Uống không đủ nước
  • Đứng trên đôi chân trong một thời gian dài

2. Khi nào cần liên hệ với bác sĩ?

Thai phụ cần đi khám ngay nếu nhận thấy nững dấu hiệu nguy hiểm của phù chân.

Bàn chân bị sưng là một phần rất điển hình của thai kỳ. Vì vậy, hầu hết thời gian, bàn chân sưng phồng chỉ là một dấu hiệu khác cho thấy cơ thể đang làm việc chăm chỉ để phát triển sự sống nhỏ.

Tuy nhiên, đôi khi bàn chân bị sưng có thể báo hiệu một nguy cơ nghiêm trọng hơn, do đó khi có các dấu hiệu bất thường kèm theo, cần phải nghĩ đến khả năng là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe như tiền sản giật hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu.

Tình trạng tiền sản giật có thể phát triển trong thai kỳ và gây ra huyết áp cao nguy hiểm. Thai phụ cần gọi cho bác sĩ hoặc đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa nếu nhận thấy:

  • Sưng tay, chân, mặt hoặc quanh mắt đột ngột
  • Sưng tấy trở nên tồi tệ hơn
  • Chóng mặt hoặc mờ mắt
  • Đau đầu dữ dội
  • Đau bụng, đặc biệt là ở phần trên bên phải của bụng
  • Lú lẫn
  • Khó thở

Nếu bà bầu chỉ thấy sưng ở một bên chân và kèm theo đau, đỏ hoặc nóng có thể bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Huyết khối tĩnh mạch sâu là một cục máu đông, thường ở chân.

Điều quan trọng là đi khám ngay lập tức nếu nhận thấy những triệu chứng này. Điều này là do mọi người có nhiều khả năng bị đông máu khi mang thai hơn khi không mang thai.

Nếu không chắc liệu vết sưng của mình là điển hình hay có bất kỳ mối lo ngại nào, tốt nhất thai phụ nên gọi cho bác sĩ.

3. Những biện pháp khắc phục phù chân khi mang thai

Bàn chân bị sưng có thể gây đau hoặc không đau tùy từng thai phụ nhưng đều gây khó chịu hoặc phiền toái. Để giảm bớt khó chịu, bà bầu có thể thử một số phương pháp đơn giản để giúp làm dịu các triệu chứng như chế độ ăn - uống, bơi lội, masage và có thể là mang một đôi giày, đôi dép nhẹ và thoải mái.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ hoặc bơi lội, làm tăng lưu thông máu, có thể giúp loại bỏ chân sưng tấy.

Giảm lượng muối ăn vào

Tập trung vào chế độ ăn uống với trái cây và rau tươi, cá hồi, thịt nạc và protein.

Tránh thức ăn có nhiều muối, chẳng hạn như thức ăn nhanh. Khi cơ thể cảm nhận được quá nhiều muối trong cơ thể, sẽ có xu hướng giữ nước trong cơ thể khiến mắt bị bọng và chân tay bị sưng tấy, phù lên. Thay vào đó, hãy tập trung vào chế độ ăn uống với trái cây và rau tươi, thịt nạc và protein.

Tăng lượng kali

Kali giúp cơ thể thai phụ cân bằng lượng chất lỏng chứa trong cơ thể. Nhưng điều quan trọng là bà bầu phải ăn các nguồn cung cấp kali tốt trong chế độ ăn uống.

Một số thực phẩm tự nhiên có nhiều kali bao gồm khoai tây, khoai lang cả vỏ, chuối, rau bina, đậu, cam, chanh dây, cà rốt, củ cải và cá hồi.

Giữ đủ nước

Uống nhiều nước hơn để chống sưng tấy. Nếu cơ thể đang mất nước, cơ thể sẽ giữ lại nhiều chất lỏng hơn để cố gắng bù đắp.

Vì vậy, hãy cố gắng uống từ 10-12 cốc nước mỗi ngày để giữ cho thận của thai phụ đào thải những chất độc hại ra ngoài và cơ thể được ngậm đủ nước.

Để dễ uống được nhiều nước, bà bầu cũng có thể tạo hương vị cho nước bằng vỏ chanh, lát chanh, bạc hà hoặc quả mọng.

Nâng cao đôi chân của bạn khi ngồi

Mặc dù việc ngồi nhiều không tốt cho quá trình tuần hoàn của thai phụ, nhưng việc đứng liên tục trong thời gian dài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể bà bầu. Khi ngồi hãy cố gắng gác chân lên khi có thể. Ngồi nâng chân lên cao một chút - đặc biệt là vào cuối ngày - có thể giúp thoát chất lỏng tích tụ ở chân của bạn trong suốt cả ngày.

Tắm muối Epsom

Muối Epsom, còn được gọi là magie sulfat, hút các chất độc ra khỏi cơ thể và giảm viêm. Vì vậy, tắm bằng muối Epsom có thể giúp bạn giảm đau. Ngâm chân trong với muối Epsom cũng có thể giúp giảm căng cơ ở chân, do đó bà bầu nên ngâm chân trong khoảng 15 phút.

Massage chân

Massage chân giúp luuw thông máu, giảm phù chân, sưng tấy.

Massage giúp lưu thông các chất lỏng có xu hướng tích tụ ở bàn chân, do đó sẽ làm giảm sưng tấy. Bà bầu ngồi gác chân lên và để chồng hoặc người hỗ trợ nhẹ nhàng xoa bóp bàn chân. 

Đi giày thoải mái

Mang những đôi giày đế bệt, thấp và bằng, thoải mái vừa vặn là chìa khóa để giảm phù nề bàn chân, cũng như ngăn ngừa các vấn đề về hông và lưng có thể phát sinh khi trọng tâm của bà bầu thay đổi và trọng lượng tăng lên.

Ngủ nghiêng về bên trái

Ngủ nghiêng về bên trái có thể cải thiện lưu lượng máu, giúp giảm sưng bàn chân. Nằm nghiêng về bên trái sẽ làm giảm áp lực của tử cung lên tĩnh mạch chủ dưới, đây là mạch máu lớn đưa máu trở về tim.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Phụ nữ mang thai sớm tiếp cận vaccine phòng COVID-19


Video liên quan

Chủ Đề