Vì sao cần xác định số luọng hồng cầu

 Xét nghiệm tổng phân tích tế báo máu (Complete blood count – CBC) là một xét nghiệm thường được sử dụng trên lâm sàng để đánh giá một số rối loạn như: thiếu máu, nhiễm khuẩn, bệnh máu ác tính…

 Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu đo lường các thành phần tế bào khác nhau trong máu bao gồm:

– Các chỉ số dòng hồng cầu (đánh giá chức năng vận chuyển oxy trong máu): giúp xác định tình trạng có thiếu máu hay không, thiếu máu mức độ nào, cũng như giúp xác định các đặc điểm thiếu máu và định hướng nguyên nhân thiếu máu.

– Các chỉ số dòng bạch cầu (đánh giá chức năng miễn dịch của cơ thể): giúp xác định tình trạng nhiễm trùng (nhiễm khuẩn, virus, kí sinh trùng…) thông qua số lượng bạch cầu, số lượng tuyệt đối và tỉ lệ phần trăm của 5 thành phần bạch cầu (bạch cầu đoạn trung tính, bạch cầu đoạn ưa kiềm, bạch cầu đoạn ưa axit, bạch cầu lympho và bạch cầu monocyte).

– Các chỉ số dòng tiểu cầu (đánh giá khả năng cầm máu): đánh giá được các rối loạn về số lượng tiểu cầu trong các bệnh lý nội khoa, bệnh lý về đông cầm máu.

 Trong bài viết này, chúng tôi đi sâu vào phân tích các chỉ số chính của dòng hồng cầu trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu:

Vì sao cần xác định số luọng hồng cầu

*  RBC (Red blood cell): số lượng hồng cầu

– Đơn vị tính bằng Tera (1012)/lít (T/l).

– Giá trị bình thường người lớn khỏe mạnh: Nam: 4,2 – 5,4 T/l

                                                                        Nữ: 4,0 – 4,9 T/l

– Tăng sinh lý: tăng nhất thời, không gây trạng thái bệnh lý, tự hồi phục không cần điều trị (cô đặc máu do sốt cao mất nước, nôn nhiều, đi ngoài).

– Tăng bệnh lý: bệnh đa hồng cầu (bệnh Vaquez).

– Giảm sinh lý: uống nhiều nước, truyền dịch,…

– Giảm bệnh lý: mất máu do chấn thương, vết thương, do tan máu bẩm sinh, tan máu mắc phải, do bệnh: suy tủy, lơ xê mi, rối loạn sinh tủy, bệnh Kahler, bệnh Lupus ban đỏ dạng thấp, ung thư di căn tủy xương,…

* HGB (Hemoglobin): nồng độ huyết sắc tố

– Đơn vị tính bằng gam/lít (g/l).

– Giá trị bình thường người lớn khỏe mạnh:     Nam: 130 – 160 g/l

                                                                                 Nữ: 120 – 150 g/l

– Ý nghĩa lâm sàng: Là chỉ số có giá trị chẩn đoán xác định thiếu máu, phân loại mức độ thiếu máu, theo dõi điều trị và tiên lượng thiếu máu.

– WHO (2011): Thiếu máu là tình trạng thiếu hemoglobin so với mức tối thiểu của người bình thường (nam < 130 g/l, nữ < 120 g/l là thiếu máu).

– Có 3 mức độ thiếu máu:

      + Thiếu máu nhẹ: 110 ≤ HGB ≤ 129 g/l (nam), 110 ≤ HGB ≤ 119 g/l (nữ).

      + Thiếu máu vừa: 80 < HGB ≤ 109 g/l.

      + Thiếu máu nặng: ≤ 80 g/l.

* HCT (Hematocrit): thể tích khối hồng cầu

– Đơn vị tính bằng lít/lít (L/L).

– Giá trị bình thường người lớn khỏe mạnh: Nam  0,40 – 0,47 L/L 

                                                                             Nữ 0,37 – 0,42 L/L

– HCT tăng trong các bệnh có thể tích hồng cầu to (thiếu máu hồng cầu to do thiếu vitamin B12, axit folic); do máu cô (sốt cao mất nước,…), đa hồng cầu.

– HCT giảm trong các bệnh lý có thể tích hồng cầu nhỏ (thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ do thiếu sắt…), giảm sinh hồng cầu tủy xương do nhược sản tủy, ức chế do thuốc, do độc chất, do vi khuẩn, virus…

* MCV (Mean corpuscular volume): thể tích trung bình hồng cầu

– Công thức tính: MCV =

– Đơn vị tính bằng femtolit (fl = 10-15 l).

– Giá trị bình thường: 85 – 95 fl.

– MCV > 100 fl: gặp trong thiếu máu hồng cầu to do thiếu axit folic, vitamin B12.

– MCV < 80 fl: gặp trong thiếu máu hồng cầu nhỏ do thiếu sắt.

     + Thiếu sắt do cung cấp thiếu và do nhu cầu tăng (phụ nữ có thai, cho con bú, ăn  kiêng kéo dài,…).

     + Thiếu sắt do hấp thu kém: vô toan, thiểu toan dạ dày, cắt đoạn dạ dày, viêm ruột mạn tính,…

     + Mất máu mạn tính vượt quá khả năng bù đắp của cơ thể: u xơ tử cung, giun móc, trĩ, polip đại tràng,…

* MCH (Mean corpuscular hemoglobin): lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu

– Công thức tính: MCH =

– Đơn vị tính bằng picogam (pg = 10-12 g).

– Bình sắc: MCH trong khoảng 28 – 32 picogam (pg).

– Nhược sắc: MCH < 27 pg. Chỉ số MCH giá trị càng nhỏ thì HC càng nhược sắc. Gặp trong thiếu máu do bệnh Thalassemia (thiếu máu nhược sắc tăng sắt huyết thanh) và thiếu máu nhược sắc do thiếu sắt.

* MCHC (Mean corpuscular hemoglobin concentration): nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu

– Công thức tính: MCHC =

– Đơn vị tính tính bằng gam/lít (g/l).

– Bình sắc: MCHC trong khoảng 320 – 360 g/l.

– Nhược sắc: MCHC < 300 g/l. Gặp trong thiếu máu do bệnh Thalassemia (thiếu máu nhược sắc tăng sắt huyết thanh) và thiếu máu nhược sắc do thiếu sắt.

* RDW (Red cell distribution width): dải phân bố đường kính hồng cầu

– Chỉ số này đánh giá mức độ đồng đều của hồng cầu.

– Bình thường: 11 – 14 % là hồng cầu đồng đều.

– RDW > 14 % : hồng cầu không đồng đều. Chỉ số càng lớn, mức độ không đồng đều càng lớn, ví dụ: trường hợp hồng cầu lưới máu tăng, Thalassemia, thiếu máu nhược sắc do thiếu sắt,…

* Lưu ý: Các khoảng giá trị bình thường sử dụng trong bài viết là khoảng tham chiếu của phòng xét nghiệm và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi phân tích xét nghiệm của phòng xét nghiệm nào thì cần phải căn cứ vào khoảng tham chiếu của phòng xét nghiệm đó.

BS. Nguyễn Trung Kiên

BM-TT Huyết học – Truyền máu (Bệnh viện Quân y 103)

Chứng thiếu máu do giảm tạo hồng cầu (được gọi là chứng thiếu máu tăng sinh) được nhận biết bằng số lượng hồng cầu lưới thấp không thích hợp cho mức độ thiếu máu.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ là kết quả của sự thiếu hụt hoặc khiếm khuyết quá trình tổng hợp hem hoặc globin. Thiếu máu hồng cầu nhỏ bao gồm

Thiếu máu hồng cầu kích thước bình thường được đặc trưng bởi độ phân bố hồng cầu bình thường (RDW) và các chỉ số bình thường. Hai nguyên nhân phổ biến nhất là

Thiếu máu hồng cầu to có thể do hư hại sự tổng hợp DNA dẫn đến sản xuất nguyên hồng cầu khổng lồ, thường gặp khi thiếu hụt vitamin B12 hay folate.

Các nguyên nhân khác của thiếu máu hồng cầu to bao gồm

Một số bệnh nhân bị suy tuyến giáp có chỉ số hồng cầu to, bao gồm một số không có thiếu máu.

Thiếu máu có những dấu hiệu khác nhau trên tiêu bản máu ngoại vi Tiêu bản máu ngoại vi Thiếu máu là sự giảm về số lượng hồng cầu (RBCs- đươc đo bằng hàm lượng hematocrit, hoặc lượng hemoglobin). Ở nam giới, thiếu máu được định nghĩa là hemoglobin 14 g/dL (140 g/L), hematocrit... đọc thêm

Vì sao cần xác định số luọng hồng cầu
. Thiếu máu của bệnh mãn tính Thiếu máu do bệnh mạn tính Thiếu máu của bệnh mạn tính là thiếu máu đa yếu tố. Chẩn đoán thường đòi hỏi phải có tình trạng viêm mạn tính, chẳng hạn như nhiễm trùng, bệnh tự miễn dịch, bệnh thận hoặc ung thư. Nó được đặc... đọc thêm có thể là microcytic hoặc normocytic. Chứng thiếu máu do hội chứng loạn sản tủy Hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS) Hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS) là nhóm rối loạn điển hình bởi giảm các tế bào máu ngoại vi, rối loạn sinh các tiền thân tạo máu, tăng hoặc giảm tế bào tủy xương, có nguy cơ cao chuyển dạng... đọc thêm có thể là bệnh bạch cầu non, tế bào vi mô, hoặc thậm chí là tế bào vi mô. Thiếu máu do rối loạn nội tiết (như suy giáp Suy giáp Chứng suy giáp là thiếu hụt hormone tuyến giáp. Chẩn đoán bằng các đặc điểm lâm sàng như xuất hiện khuôn mặt điển hình, giọng nói chậm khàn, da khô và nồng độ các hormone tuyến giáp thấp. Điều... đọc thêm
Vì sao cần xác định số luọng hồng cầu
) hoặc thiếu các nguyên tố (như đồng Thiếu hụt đồng mắc phải Đồng là một thành phần có trong nhiều protein của cơ thể; hầu hết toàn bộ đồng của cơ thể được giới hạn trong các protein đồng. Thiếu hụt đồng có thể do mắc phải hoặc di truyền. (Xem thêm Tổng... đọc thêm hoặc kẽm Sự thiếu hụt kẽm Kẽm (Zn) chứa chủ yếu ở xương, răng, tóc, da, gan, cơ, tế bào bạch cầu và tinh hoàn. Kẽm là một thành phần của hàng trăm loại enzyme, bao gồm nhiều nicotinamide adenine dinucleotide dehydrogenase... đọc thêm
Vì sao cần xác định số luọng hồng cầu
) có thể có các biểu hiện khác nhau, bao gồm thiếu máu hồng cầu bình thường hoặc hồng cầu to.

Điều trị giảm sản xuất hồng cầu phụ thuộc vào nguyên nhân.