Vì sao con người độc ác

Trong cuộc sống, đôi lúc bạn có thể gặp phải những người độc hại mà vô tình không nhận ra điều đó. Những người độc hại có thể tạo ra sự căng thẳng, mâu thuẫn và xung đột cho những mối quan hệ xã hội. Họ thường đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu và đem lại những nỗi đau về tinh thần hoặc thậm chí là thể xác cho người khác.

Nếu một người nào đó đang gây ra nhiều khó khăn và xung đột trong cuộc sống của bạn, chắc hẳn bạn đang phải đối phó với người độc hại. Những người này có thể tạo ra sự căng thẳng và khó chịu cho bạn cũng như mọi người xung quanh, không những đem đến nỗi đau về mặt tinh thần mà thậm chí còn về thể xác.

Người độc hại có thể bao gồm bất kỳ ai như người thân độc hại, bạn bè hay ai có hành vi làm tăng thêm sự tiêu cực và khiến cuộc sống của bạn bị đảo lộn. Nhiều khi, những người độc hại cũng phải đối mặt với những căng thẳng và tổn thương của chính họ.

Người độc hại không được coi là một rối loạn tâm thần, nhưng nó có thể có những vấn đề về tâm thần tiềm ẩn khiến một người hành động theo những cách độc hại, trong đó bao gồm cả chứng rối loạn nhân cách.

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh bảo rằng bạn đang phải đối phó với người độc hại:

  • Bạn cảm thấy như bản thân đang bị thao túng vào một việc gì đó mà bạn không muốn làm.
  • Bạn thường xuyên cảm thấy bối rối trước hành vi của người đó.
  • Bạn cảm thấy mình xứng đáng được nhận một lời xin lỗi từ người đó [nhưng không bao giờ xảy ra].
  • Bạn luôn phải tự bảo vệ mình trước người này.
  • Bạn không bao giờ cảm thấy thoải mái khi ở bên họ.
  • Liên tục cảm thấy tồi tệ về bản thân khi có sự hiện diện của họ.

Nếu bạn từng trải qua những cảm giác này xung quanh một ai đó, điều này cho thấy bạn đang phải đối mặt với người độc hại và muốn thay đổi hoặc chấm dứt hoàn toàn mối quan hệ với họ.

Bạn có thể nhận biết được một người độc hại thông qua các dấu hiệu sau đây:

Trong cuộc sống, đôi lúc chúng ta có thể gặp phải những thăng trầm, lúc tốt và lúc xấu. Tuy nhiên, đối với một người độc hại, họ thường không bao giờ nhất quán. Hành vi của người độc hại rất thất thường, không tuân thủ theo các cam kết hay lời hứa của họ. Bạn cũng sẽ không thể lường trước được họ định làm gì tiếp theo. Sự mâu thuẫn này có thể làm bạn phấn khởi trong chốc lát, nhưng lại trở nên mất hứng thú ngay sau đó.

Tính không nhất quán là dấu hiệu của người độc hại

  • Người độc hại luôn cần đến sự chú ý của bạn

Bạn có nhận thấy rằng người ấy luôn cần một điều gì đó ở bạn? Dường như, người độc hại luôn cần đến sự hỗ trợ về mặt tinh thần. Họ có thể lấy đi tất cả những gì bạn có mà không đền đáp lại. Người độc hại thường có mức độ tư lợi cao và luôn thể hiện sự vĩ đại của bản thân để được người khác khẳng định. Điều này có thể liên quan đến chứng rối loạn nhân cách ái kỷ.

  • Cuộc sống của người độc hại luôn có nhiều thị phi

Người độc hại thường xuất hiện nhiều trong các tình huống kịch tính và thị phi như trong một bộ phim. Họ thổi phồng cảm xúc và tạo ra những xung đột không đáng có. Thậm chí, họ thích quấy động để nhìn xem một “vở bi hài kịch” chuẩn bị diễn ra. Những đối tượng này được coi là người độc hại vì họ không quan tâm đến mức độ ổn định và lành mạnh trong các mối quan hệ.

  • Không tôn trọng ranh giới của người khác

Một trong những dấu hiệu khác của một người độc hại là không tôn trọng ranh giới của người khác. Nếu bạn đã hết lần này đến lần khác nói rõ với người đó về nhu cầu của mình, nhưng họ vẫn không tôn trọng bạn thì đó là một điều độc hại. Mối quan hệ lành mạnh sẽ dựa trên sự tin tưởng và khả năng tôn trọng ranh giới của nhau. Tuy nhiên đối với người độc hại, họ không thể thực hiện được điều đó.

  • Thao túng người khác theo ý muốn của mình

Bạn có cảm thấy bản thân đang bị lợi dụng hoặc thao túng không? Những người độc hại luôn thích thao túng những người xung quanh họ để có thể đạt được những gì mà họ muốn. Họ luôn nói dối, bẻ cong sự thật, phóng đại hoặc tiết lộ thông tin để bạn thực hiện một hành động nào đó theo ý muốn của họ. Ngoài ra, người độc hại cũng sẽ làm bất cứ thứ gì để đạt được mục đích ngay cả khi nó làm tổn thương đến người khác.

Một biểu hiện khác của người độc hại là thường xuyên lạm dụng các chất gây nghiện như rượu và ma tuý. Những hành vi này trở nên độc hại khi người đó liên tục làm hại người khác và ngay cả bản thân họ khi sử dụng chất kích thích.

Người độc hại lạm dụng chất kích thích

Bây giờ bạn đã biết được các dấu hiệu của một người độc hại, cả trong cách bạn cảm nhận và cách họ hành động, tuy nhiên bạn vẫn không biết phải làm gì để đối phó với họ. Dưới đây là một số chiến lược hiệu quả giúp bạn đối phó với người độc hại:

  • Đối đầu với người độc hại

Ngay khi nhận thấy những hành vi độc hại, bạn hãy đối đầu với người đó. Bạn nên trao đổi thẳng thắn khi họ có bất kỳ lời nói dối hoặc mâu thuẫn nào, thậm chí nói rằng bạn không đánh giá cao cách cư xử của họ. Điều này sẽ giúp họ thấy rằng bạn đang chú ý và cho họ cơ hội để giải thích về bản thân hoặc xin lỗi.

  • Đặt ra ranh giới chặt chẽ hơn

Nếu bạn đang đối phó với người độc hại, hãy cố gắng đặt ra những ranh giới chặt chẽ hơn. Chẳng hạn, nếu người đó đang lạm dụng chất kích thích và gây hại cho bạn hoặc người khác, hãy cho họ biết bạn sẽ không gặp họ trừ khi họ tỉnh táo. Ngoài ra, bạn cũng nên kiên quyết rằng bản thân sẽ không dung thứ cho hành vì quá kích động hoặc tung tin đồn thất thiệt về mọi người của họ. Bạn cũng nên hạn chế thời gian dành cho người độc hại trừ khi họ thay đổi bản thân.

  • Loại bỏ người độc hại ra khỏi cuộc sống của bạn

Nếu các chiến lược trên không hiệu quả hoặc thậm chí còn gây nhiều đau đớn cho bạn, đã đến lúc bạn nên để kẻ độc hại đi ra khỏi cuộc sống của mình. Đôi khi, chúng ta không thể làm gì ngoài việc chấp nhận, tự đứng lên và bước tiếp. Bạn không nên để người độc hại làm ảnh hưởng hoặc xáo trộn cuộc sống của mình.

Trên đây là những dấu hiệu nhận biết người thân độc hại hay bạn bè, đồng nghiệp... Bạn có thể áp dụng theo để đánh giá và nhìn nhận các mối quan hệ của bản thân được tốt hơn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM:

Thời buổi thông tin mở, đọc các trang báo giấy và báo mạng liên tục thấy những tin rùng rợn trái luân thường đạo lý: cha giết con, con giết cha, con gái cùng tình nhân giết mẹ...

Người ta có thể giết nhau vì bất cứ lý do gì. Vì ghen, vì cãi vã, vì những trò ẩu đả của con nít... Có thể vì cùng quẫn, có thể vì bức bách mưu sinh và vì nhiều lý do khác nhau, nhưng trong đầu vẫn bật ra những câu hỏi của lương tri: Vì sao họ cho mình cái quyền tước đi mạng sống của người khác? Vì sao con người với con người lại đối xử với nhau tàn tệ?

Tội ác nhởn nhơ. Vì lợi ích cá nhân, người ta có thể pha chế xăng dầu bằng đủ loại hóa chất và tạp chất, bất kể mạng sống của người sử dụng. Thậm chí một thời gian dài, hiện tượng rải đinh trên các tuyến đường vào TP phát triển rầm rộ. Người ta vì nguồn lợi vá xe, thay ruột mà dễ dàng quên đi tội ác có thể giết người tham gia lưu thông khi xe cán phải đinh, bể vỏ. Không ít hiện tượng người tốt sợ kẻ xấu, người ngay sợ kẻ gian... Những nghịch lý như vậy đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ và dường như không có dấu hiệu chấm dứt.

Mới đây nhất, trong bài điều tra của phóng viên Tuổi Trẻ, có hai nhóm người giả dạng bán thuốc dạo trên xe buýt nhưng khi phát hiện “con mồi” là lập tức hiện nguyên hình kẻ cướp. Chúng dùng ống chích dính máu trong tay ngang nhiên trấn lột người đi xe trước sự chứng kiến của những người cùng đi và của tài xế, lơ xe, bán vé... Tục ngữ có câu “chó cắn áo rách”. Những người đi xe buýt phần lớn là những người nghèo. Vậy mà họ vẫn bị trấn lột. Tôi xem các clip mà phóng viên mang về, nhìn cảnh cụ già hơn 70 tuổi run run nắm từng tờ 10.000 đồng như không muốn buông bởi ông kiếm được rất cực khổ, nhưng cuối cùng vẫn phải đưa cho lũ trấn lột mà không kìm được tức giận. Trên xe, nhiều người không kìm được nước mắt nhưng tất cả đều im lặng.

Sự việc này diễn ra hằng giờ trên nhiều tuyến xe buýt và kéo dài liên tục nhiều ngày nhưng không một ai đủ khả năng để bảo vệ những người dân cùng khổ.

Phải chăng không còn sự nghĩa hiệp “giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha” trong truyền thống của người VN? Câu trả lời chắc chắn là không phải, bởi trên thực tế vẫn còn đó hình bóng những “hiệp sĩ” tự nguyện cùng với ngành chức năng tham gia giữ gìn sự bình an của xã hội. Vẫn có những người dân thông tin và hướng dẫn phóng viên lần theo những đường dây hình thành tội ác. Nhưng tâm lý “chén sứ sợ chén sành”, người lành sợ người ác vẫn luôn đọng lại. Và như thế tội ác cứ nhởn nhơ tồn tại.

Có thể ý thức tự bảo vệ của người dân chưa đủ mạnh, sự trừng trị của luật pháp chưa đủ nghiêm minh để răn đe, nhưng rõ ràng tội ác vẫn nhởn nhơ tồn tại có một phần của sự dung dưỡng, thờ ơ của con người. Những người bị nạn luôn nhỏ bé, đơn độc trước tội ác dù trên xe buýt có rất đông người. Thậm chí tài xế, lơ xe, bán vé cũng không hề dám có ý kiến vì sợ bị trả thù.

Tất nhiên các ngành chức năng sẽ phải vào cuộc. Nhưng muốn tiêu diệt cái ác rất cần việc giáo dục và phát động trong toàn xã hội ý thức dũng cảm tố giác tội phạm và kèm theo đó là những giải pháp bảo vệ nguồn tin, giữ gìn sự an ninh cho người tố giác. Một xã hội văn minh, một đất nước bình an không thể không có vai trò và ý thức tự gìn giữ của chính người dân. Nhưng ý thức đó lại rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng và của bộ máy chuyên chính.


HOÀI LÊ [TUỔI TRẺ ONLINE]

Video liên quan

Chủ Đề