Vì sao giảm sắt trong viêm khớp dạng thấp

Vì sao giảm sắt trong viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp dạng thấp là bệnh rối loạn tự miễn do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các mô trong cơ thể. Viêm khớp dạng thấp thường gây sưng, đỏ, đau, xơ cứng khớp ở các khớp tay, khớp bàn chân, khớp gối và khớp lưng, gây biến dạng khớp… gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh không thể chữa hoàn toàn, tuy nhiên, việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời, có thể giúp làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tàn phế, đồng thời nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

Vì sao giảm sắt trong viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có thể khiến xói mòn xương và biến dạng khớp… gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

1. Các thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

Hiện tại, các loại thuốc dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp thường có tác dụng giảm đau và cứng khớp, bao gồm:

Thuốc giảm đau chống viêm: Aspirin, ibuprofen hoặc naproxen...

Thuốc corticosteroid: Prednisone...

- Thuốc chống suy khớp thay đổi bệnh: Methotrexate, leflunomide, sulfasalazine, hydroxychloroquine.

- Thuốc sinh học: Anti TNF, Anti-IL6, thuốc ức chế tế bào B, hoặc thuốc ức chế tế bào T.

Tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân đung loại thuốc nào phù hợp.

2. Khi nào bệnh viêm khớp dạng thấp được gọi là thuyên giảm?

Cách tốt nhất để đạt được sự thuyên giảm trong viêm khớp dạng thấp là điều trị tích cực sớm. Việc phát hiện, điều trị sớm sẽ giúp khớp ít tổn thương hơn. Ngay sau khi kiểm soát được tình trạng viêm, có thể ngăn chặn những thay đổi trong khớp tiến triển.

Mục tiêu trong điều trị viêm khớp dạng thấp là duy trì sự thuyên giảm càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, thời gian tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh, thường có thể từ vài tuần đến hơn 12 tháng.

Các triệu chứng khi bệnh viêm khớp dạng thấp thuyên giảm bao gồm:

- Không có nhiều hơn một khớp bị mềm.

- Không có nhiều hơn một khớp bị sưng.

- Xét nghiệm máu cho thấy ít hoặc không có viêm.

- Người bệnh tự chấm điểm về hoạt động của bệnh: Bác sĩ chuyên khoa thấp khớp sẽ yêu cầu người bệnh mô tả cảm giác về bệnh viêm khớp dạng thấp của mình trên thang điểm từ 1 đến 10, trong đó 10 là khó chịu nhất. Nếu người bệnh chấm từ 2 trở lên, thì bệnh vẫn chưa đạt được sự thuyên giảm.

Cách tốt nhất để đạt được sự thuyên giảm trong viêm khớp dạng thấp là điều trị tích cực sớm. Việc phát hiện, điều trị sớm sẽ giúp khớp ít tổn thương hơn. Ngay sau khi kiểm soát được tình trạng viêm, có thể ngăn chặn những thay đổi trong khớp tiến triển.

3. Có thể giảm thuốc khi bệnh thuyên giảm?

Khi bệnh thuyên giảm trong vòng ít nhất 6 tháng, người bệnh có thể:

- Giảm liều thuốc: Việc giảm liều thuốc trị viêm khớp dạng thấp khi đã thuyên giảm cần phải theo chỉ định của bác sĩ.

- Giảm một số loại thuốc: Thông thường, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp phải sử dụng hai hoặc ba loại thuốc. Do đó, khi bệnh đã thuyên giảm, người bệnh có thể giảm bớt một số loại thuốc.

Lưu ý, không được loại bỏ thuốc chống suy khớp điều chỉnh bệnh, chất sinh học hay chất ức chế janus kinase (JAK) mà cần duy trì hoặc chuyển sang thuốc chống suy khớp điều chỉnh bệnh khác.

Để xác định xem có thể giảm bớt thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp trong thời gian thuyên giảm hay không, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Vì sao giảm sắt trong viêm khớp dạng thấp

Có thể giảm liều thuốc trị viêm khớp dạng thấp khi bệnh đã thuyên giảm.

4. Duy trì tình trạng thuyên giảm thế nào?

Để duy trì sự thuyên giảm, người bệnh cần tuân thủ kế hoạch điều trị và dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài việc chẩn đoán và điều trị sớm bằng thuốc, việc đánh giá thường xuyên hoạt động của bệnh (thường là 3 tháng một lần) với việc điều chỉnh thuốc khi cần thiết có thể giúp hầu hết những người bị bệnh viêm khớp dạng thấp đạt được sự thuyên giảm hoặc hoạt động bệnh thấp.

Ngoài ra, việc duy trì lối sống cũng đóng một vai trò nhất định trong việc thuyên giảm viêm khớp dạng thấp. Trong đó, cần thực hiện:

- Ngừng hút thuốc.

- Tập thể dục thường xuyên: Có thể đi bộ, đi xe đạp, bơi lội và Yoga… là những lựa chọn tốt giúp không gây căng thẳng cho khớp.

- Ăn uống lành mạnh: Các chuyên gia cho hay, một kế hoạch ăn uống, chẳng hạn như Chế độ ăn Địa Trung Hải, có thể giúp giảm viêm trong cơ thể của bạn, nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp: Ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và chất béo lành mạnh như cá và dầu ô-liu.

- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Việc giữ cơ thể khỏe mạnh cũng giúp cho bệnh viêm khớp dạng thấp được kiểm soát.

- Có thể sử dụng chất bổ sung cũng có thể giúp giảm viêm, chẳng hạn như axit béo omega-3 liều cao hoặc nghệ. Tuy nhiên, cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa thấp khớp.

5. Làm gì khi bệnh tái phát?

Đa số những người bị bệnh viêm khớp dạng thấp đều sẽ tái phát sau một thời gian thuyên giảm. Điều này có thể xảy ra nếu người bệnh ngừng dùng thuốc chống suy khớp điều chỉnh bệnh, nhưng cũng có thể xảy ra do cơ thể người bệnh đã đề kháng với một loại thuốc đang sử dụng.

Do đó, nếu bị tái phát, người bệnh có thể cần phải chuyển sang một thuốc chống suy khớp điều chỉnh bệnh khác để kiểm soát được bệnh.

Nếu bệnh tái phát, hãy thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa thấp để được điều chỉnh thuốc nhằm giúp bệnh thuyên giảm.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hàng loạt người hoại tử xương có phải do di chứng hậu COVID-19?

DS. Vân Hoàng

Không giống như tổn thương do thoái hóa khớp, bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến màng hoạt dịch của khớp, gây sưng đau, từ từ bào mòn xương và dẫn đến biến dạng khớp. Nếu người bệnh chủ quan không điều trị, nguy cơ tàn phế rất cao. Hãy cùng Tâm Anh tìm hiểu các lý do và cách điều trị căn bệnh này cực kỳ hiệu quả, chuẩn khoa học ngay trong bài viết bên dưới!

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội.

Vì sao giảm sắt trong viêm khớp dạng thấp

Hội chứng viêm khớp dạng thấp xảy ra nhiều nhất ở các khớp bàn tay, cổ tay và cổ chân

Viêm khớp dạng thấp (RA – Rheumatoid Arthritis) là bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính, do tổn thương xuất phát từ màng hoạt dịch của khớp. Đây là bệnh lý phổ biến nhiều ở nữ so với nam, thường ở độ tuổi trung niên, đi kèm với các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng rõ ràng.

Bệnh tự miễn này xảy ra khi hệ thống miễn dịch, vốn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn/virus, gặp trục trặc và tấn công các mô lành trong cơ thể. Hậu quả là gây viêm bao hoạt dịch, khiến cho các khớp trở nên sưng, nóng, đỏ và đau. Người bệnh có nguy cơ tàn phế và tổn thương nhiều cơ quan khác, chẳng hạn như mắt, tim, phổi, da, mạch máu… (1)

Bệnh này thường gây ảnh hưởng đến các khớp đối xứng trong cơ thể, chẳng hạn như cả hai tay, hai cổ tay hoặc hai đầu gối. Đây chính là điểm phân biệt bệnh lý viêm khớp RA với các loại viêm khớp khác. Nếu tình trạng viêm xuất hiện ở nhiều khớp (thông thường từ 4 – 5 vị trí) thì được gọi là viêm đa khớp dạng thấp.

Khi RA tiến triển, cơ thể người bệnh sẽ thay đổi. Một số thay đổi bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận được, trong khi những thay đổi khác không gây cho bạn bất cứ cảm giác gì. Mỗi giai đoạn RA sẽ có các mục tiêu điều trị khác nhau.

Ở giai đoạn đầu, người bệnh có cảm giác đau khớp, cứng khớp hoặc sưng đỏ vùng khớp bị viêm. Bên cạnh đó là tình trạng viêm bên trong khớp, khiến các mô trong khớp sưng lên. Tuy không có tổn thương xương nhưng màng hoạt dịch của khớp bị tổn thương.

Lúc này, màng hoạt dịch bị viêm nặng hơn, có thể gây tổn thương sụn khớp. Sụn ​​chính là mô bao phủ phần cuối của xương tại vị trí khớp. Khi sụn bị tổn thương, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau, đồng thời có thể hạn chế vận động. 

Khi bệnh lý viêm khớp dạng thấp ở người lớn đã tiến triển đến giai đoạn 3, tình trạng bệnh đã nghiêm trọng. Tại thời điểm này, tổn thương không chỉ lan đến sụn mà ảnh hưởng cả xương. Khi lớp sụn giữa các xương bị mòn, xương cọ xát với nhau, khiến người bệnh bị đau và sưng nhiều hơn. Một số người bị yếu cơ và mất hẳn khả năng vận động. Đó là do xương bị tổn thương, thậm chí biến dạng.

Ở giai đoạn muộn, các khớp đã ngừng hẳn hoạt động, khiến bệnh nhân đau, sưng, cứng khớp và mất khả năng vận động. Nghiêm trọng hơn, các khớp có thể bị hỏng và gây ra chứng dính khớp.

Đây là những căn bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch thay vì bảo vệ lại quay sang tấn công màng hoạt dịch. Đây là lớp màng bao quanh khớp. Kết quả là tình trạng viêm làm dày bao hoạt dịch, cuối cùng phá hủy sụn và xương trong khớp. Các gân và dây chằng giữ khớp với nhau cũng yếu đi và căng ra. Dần dần, khớp mất đi hình dạng ban đầu và sự liên kết.

Cho đến nay, y khoa vẫn chưa tìm được lý do vì sao hay nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng viêm khớp dạng thấp, mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng bệnh xảy ra do yếu tố di truyền. Tuy gen của bạn không trực tiếp gây bệnh, nhưng gen lại là nguyên nhân khiến bạn dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường – chẳng hạn như nhiễm một số loại virus và vi khuẩn – tác nhân gây bệnh RA.

Những người càng có nhiều yếu tố rủi ro dưới đây thì nguy cơ mắc bệnh càng cao:

  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với nam giới, nhưng nam giới thường gặp phải các triệu chứng nặng hơn. (2)
  • Tuổi tác: Tình trạng viêm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường khởi phát ở tuổi trung niên.
  • Di truyền: Nếu một thành viên trong gia đình bạn bị viêm khớp dạng thấp, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc (chủ động và thụ động) đều khiến bạn dễ mắc bệnh, đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình bị bệnh. 
  • Tiếp xúc với chất độc hại: Một số chất phơi nhiễm như amiăng hoặc silica đã được chứng minh làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. 
  • Thừa cân – béo phì: Những người có chỉ số BMI ở ngưỡng thừa cân hoặc béo phì – đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống – sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này cao hơn.

Vì sao giảm sắt trong viêm khớp dạng thấp

Người thừa cân – béo phì dễ bị bệnh viêm khớp dạng thấp do khớp phải chịu tải trọng lớn trong thời gian dài

Dưới đây là danh sách các dấu hiệu viêm đa khớp dạng thấp thường gặp nhất được thống kê:

  • Khớp trở nên ấm, sưng đau
  • Hiện tượng cứng khớp thường tồi tệ hơn vào buổi sáng và khi không hoạt động
  • Mệt mỏi, sốt, chán ăn

Bệnh RA ở giai đoạn sớm có xu hướng ảnh hưởng đến những khớp nhỏ hơn trước – đặc biệt là các khớp gắn ngón tay với bàn tay, ngón chân với bàn chân.

Khi bệnh tiến triển, các biểu hiện sẽ lan xuống cổ tay, đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, hông và vai. Trong hầu hết các trường hợp, những triệu chứng này xảy ra đối với các khớp giống nhau ở cả hai bên cơ thể.

Khoảng 40% người bị mắc bệnh tự miễn viêm khớp dạng thấp cũng gặp phải các dấu hiệu, biến dạng và triệu chứng không liên quan đến khớp. Cụ thể, bệnh sẽ ảnh hưởng đến:

  • Làn da
  • Đôi mắt
  • Phổi
  • Tim
  • Thận
  • Tuyến nước bọt
  • Mô thần kinh
  • Tủy xương
  • Mạch máu

Nếu không được can thiệp kịp thời, người bệnh sẽ gặp tình trạng:

  • Loãng xương: Bản thân bệnh lý nguy hiểm này, cùng với một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh, có thể làm tăng nguy cơ loãng xương – tình trạng suy yếu xương và khiến xương trở nên giòn, dễ gãy.
  • Hình thành những khối mô cứng xung quanh các khu vực khớp chịu áp lực lớn, chẳng hạn như khuỷu tay. Không chỉ vậy, những nốt này còn có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả phổi.
  • Khô mắt và miệng: Bệnh nhân có nhiều khả năng mắc hội chứng Sjogren – rối loạn làm giảm độ ẩm trong mắt và miệng.
  • Nhiễm trùng: Bản thân bệnh này và nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Thành phần cơ thể bất thường: Tỷ lệ mỡ so với cơ thường cao hơn ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, ngay cả khi người đó có chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường.
  • Hội chứng ống cổ tay: Nếu tình trạng viêm tác động lên cổ tay có thể chèn ép dây thần kinh ở bàn tay và ngón tay gây ra hội chứng ống cổ tay.
  • Bệnh tim mạch: Bệnh làm tăng nguy cơ bị xơ cứng và tắc nghẽn các động mạch cũng như viêm túi bao quanh tim.
  • Bệnh phổi: Những người mắc bệnh RA có nguy cơ bị viêm và sẹo mô phổi, tiến triển đến khó thở.
  • Ung thư hạch: Người bệnh RA có khả năng cao bị ung thư hạch – một nhóm ung thư máu phát triển trong hệ thống bạch huyết.

Để chẩn đoán đạt tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cơ xương khớp tổng quát, cụ thể: vùng khớp đau nhức, các khớp bị đau có đối xứng nhau không, có xuất hiện bướu và nốt dưới da không, có hiện tượng cứng khớp (đặc biệt là vào buổi sáng) không… 

Tiếp theo, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu: nhằm xác định số lượng hồng cầu. Những người bị bệnh tự miễn viêm khớp dạng thấp có thể có số lượng tế bào hồng cầu thấp;
  • Xét nghiệm Protein phản ứng C (C-reactive protein – CRP);
  • Xét nghiệm kháng thể kháng nhân dương tính (ANA);
  • Xét nghiệm kháng thể citrulline theo chu kỳ (anti-CCP);
  • Tốc độ lắng của tế bào máu (ESR): Máu đông lại nhanh ở đáy ống nghiệm là dấu hiệu của RA;
  • Xét nghiệm RF.

Vì sao giảm sắt trong viêm khớp dạng thấp

Xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán RA

Các phương pháp chữa trị viêm khớp dạng thấp phổ biến là dùng thuốc, nghỉ ngơi, tập thể dục và phẫu thuật nhằm khắc phục tổn thương khớp. Việc chỉ định phương pháp nào cho bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, sức khỏe tổng quát, tiền sử bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Các loại thuốc có tác dụng giảm đau và cứng khớp bao gồm:

  • Thuốc giảm đau chống viêm như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen
  • Corticosteroid như prednisone
  • Thuốc giảm đau gây nghiện

Bác sĩ cũng có thể kê toa cho bạn các loại thuốc mạnh hơn (DMARD). Chúng hoạt động bằng cách can thiệp hoặc ngăn chặn sự tấn công của hệ thống miễn dịch vào khớp. (3)

Trong trường hợp hai nhóm thuốc trên không cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng các liệu pháp thuốc sinh học.

Có thể bạn quan tâm: Viêm khớp dạng thấp có chữa được không?

Khi tổn thương khớp do viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng, phẫu thuật là phương pháp duy nhất để phục hồi khả năng vận động của người bệnh. Bác sĩ sẽ thay phần khớp bị tổn thương bằng khớp nhân tạo (làm từ nhựa, gốm sứ, kim loại…). Thông thường, chỏm xương đùi, khớp gối và khớp háng được chỉ định phẫu thuật thay thế nhiều nhất.

Tại BVĐK Tâm Anh, các bác sĩ đã thực hiện thành công ca thay cùng lúc 8 khớp nhân tạo cho một bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp lâu năm. Sau hơn 20 năm sống chung với căn bệnh này, khiến các khớp bàn – ngón tay đều cong vẹo, biến dạng, mất gần như hoàn toàn chức năng cầm nắm.

Nhờ áp dụng công nghệ in 3D với vật liệu silicone, các bác sĩ đã tạo ra các khớp ngón tay nhân tạo để thay thế những khớp viêm gây đau nhức, biến dạng tay. Ca phẫu thuật không chỉ hồi sinh chức năng vận động cho các ngón tay mà còn đẩy lùi chứng viêm và đau nhức đeo bám nhiều năm, giúp người bệnh tránh được nguy cơ tàn phế.

Bệnh có thể được phòng ngừa và kiểm soát nhờ những biện pháp sau:

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), hút thuốc làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh RA. Cụ thể, những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tăng 1,3 – 2,4 lần. Không chỉ vậy, hút thuốc còn khiến các triệu chứng của bệnh tiến triển nhanh hơn.

Những người thừa cân có khả năng tiến triển RA cao hơn. Vì thế để phòng bệnh, bạn cần giữ cân nặng ổn định bằng cách:

  • Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây trong thực đơn. Ưu tiên protein từ cá, gà thay vì ăn nhiều thịt đỏ. Tránh thức ăn nhiều đường, muối và chất béo không tốt.
  • Tập thể dục đều đặn: Kết hợp các bài tập sức mạnh (như squat, tennis, cầu lông…) với những bài tập nhẹ nhàng (đi bộ, bơi lội, đạp xe…). Tập luyện sức mạnh làm giảm đáng kể sự mất xương – một biến chứng nghiêm trọng của căn bệnh viêm khớp dạng thấp, đồng thời giúp giảm đau và cứng khớp. Bạn lưu ý tránh các bài tập có tác động mạnh trong giai đoạn bùng phát (những cơn đau khớp trở nên dữ dội) để hạn chế bệnh tiến triển trầm trọng hơn.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra, tiếp xúc với một số chất ô nhiễm môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh RA. Vì thế, bạn hãy tránh xa amiăng và silica. Nếu môi trường làm việc bắt buộc bạn tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm này, hãy mặc đồ bảo hộ.

Khi có bất kỳ triệu chứng nào của RA, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Theo CDC, việc điều trị sớm và tích cực sẽ giúp trì hoãn các tác dụng phụ của bệnh, cũng như giảm nguy cơ phát triển những tổn thương khớp nghiêm trọng sau này.

Người bệnh cần một chế độ chăm sóc đặc biệt để cải thiện triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Nếu bạn có người thân mắc bệnh này, hãy lưu ý những nguyên tắc sau khi chăm sóc họ:

  • Hiểu tình trạng của người bệnh: Bạn cần hiểu rõ bệnh nhân bị viêm khớp gối, khớp cổ tay hay khớp háng, từ đó mới hỗ trợ được họ một cách tốt nhất. Ví dụ, nếu bị bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến cử động bàn tay và chi trên, họ sẽ cần hỗ trợ trong lúc ăn uống, vệ sinh cá nhân, thay quần áo…; trong khi người bị viêm khớp gối rất cần trợ giúp khi đi lại hay lên xuống cầu thang… 
  • Biết khi nào cần giúp đỡ và khi nào không nên: Hầu hết những người bị bệnh xương khớp đều không muốn phụ thuộc người khác mà cố gắng tự làm hết mọi việc. Vậy nên, không phải lúc nào bạn cũng cần hỗ trợ họ. Hãy khích lệ khi họ tự cầm đũa gắp thức ăn, tự đi bộ vào nhà vệ sinh hay lên cầu thang không cần dìu. Việc gì cảm thấy bản thân không thể tự làm, họ sẽ lên tiếng nhờ bạn giúp đỡ.
  • Giúp quản lý thuốc: Nếu người thân của bạn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ loại thuốc cần uống cũng như thời gian, liều lượng uống, bạn hãy giúp họ.
  • Khuyến khích và giúp đỡ người bệnh tập thể dục: Tập thể dục đã được chứng minh rất có lợi cho người bị viêm khớp. Tuy nhiên, không nhiều người hứng thú, thậm chí sợ hãi, khi nghĩ tới việc tập luyện. Nhiệm vụ của bạn là khuyến khích người bệnh tập thể dục đều đặn và hỗ trợ họ thực hiện các bài tập đúng cách. Ngoài ra, nếu người bệnh phải phẫu thuật thay khớp, họ sẽ cần bạn trợ giúp trong quá trình thực hiện các bài tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật.

Vì sao giảm sắt trong viêm khớp dạng thấp

Chế độ chăm sóc tốt sẽ giúp người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cải thiện triệu chứng hiệu quả

Mặc dù không có chế độ ăn uống nào giúp điều trị viêm đa khớp dạng thấp, nhưng một số loại thực phẩm có tác dụng giảm viêm khá hữu hiệu. Thực đơn gợi ý cho người bệnh gồm có:

  • Nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây
  • Sữa ít béo và protein động vật (có trong thịt gà bỏ da, các loại cá…)
  • Một lượng nhỏ chất béo bão hòa (có trong dầu thực vật, mỡ động vật, lòng đỏ trứng…) và chất béo chuyển hóa (dầu ô liu, các loại cá béo, quả hạch…)

Vậy viêm khớp dạng thấp nên kiêng gì? Người bệnh cần hạn chế ăn thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều muối, thực phẩm nhiều đường… vì chúng làm cho tình trạng tổn thương xương khớp trở nặng hơn, khiến khớp sưng và đau nhiều hơn. Ngoài ra, nên tránh xa thức uống có cồn vì chúng không chỉ làm giảm tác dụng của các loại thuốc chữa viêm khớp mà còn gây ra nhiều phản ứng phụ không tốt cho sức khỏe.

Vì sao giảm sắt trong viêm khớp dạng thấp

Đây là bệnh mãn tính ảnh hưởng chủ yếu đến khớp. Tuy nhiên, bệnh cũng có nguy cơ gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, trong đó có mắt. (4)

Triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến mắt là khô mắt dẫn đến nhiễm trùng. Nếu không được điều trị, tình trạng khô mắt nặng có thể gây tổn thương giác mạc. Khô mắt cũng có thể là triệu chứng của hội chứng Sjogren – một chứng rối loạn tự miễn thường liên quan đến bệnh.

Hiếm gặp hơn, bệnh có nguy cơ gây viêm củng mạc (phần lòng trắng) của mắt, khiến mắt sưng đỏ và đau.

Nếu bạn bị bệnh lý này kèm theo đau mắt, thay đổi thị lực hoặc gặp phải các vấn đề khác ở mắt, hãy gặp bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám và điều trị, ngăn ngừa các biến chứng ảnh hưởng đến thị lực.

Viêm khớp dạng thấp và trầm cảm thường xảy ra cùng nhau. Mặc dù hầu hết các bác sĩ đều biết điều này, nhưng những người bị bệnh RA thường không được kiểm tra hội chứng trầm cảm. Vì vậy, bệnh có thể không được chẩn đoán và điều trị sớm. Các nghiên cứu cho thấy, nếu bệnh trầm cảm không được điều trị triệt để, quá trình chữa trị sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn. Đồng thời, người bệnh mắc trầm cảm có thể:

  • Đau nhức khớp trầm trọng hơn;
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đau tim;
  • Giảm năng suất trong công việc;
  • Tăng gánh nặng tài chính;
  • Suy giảm mối quan hệ với bạn bè và gia đình;
  • Rối loạn chức năng tình dục.

Khi tình trạng viêm thuyên giảm, bạn nên tập thể dục. Quá trình tập luyện sẽ giữ cho các khớp linh hoạt và dẻo dai hơn. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia về dạng bài tập và cường độ tập luyện phù hợp với thể trạng của mình.

Vì sao giảm sắt trong viêm khớp dạng thấp

Người bệnh viêm khớp nên vận động thường xuyên để tăng độ linh hoạt cho khớp.

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính (Seropositive Rheumatoid Arthritis) là một thể đặc biệt của bệnh. SRA có thể đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với thể âm tính.

Các triệu chứng của RA huyết thanh dương tính thường là:

  • Cứng khớp buổi sáng, kéo dài 30 phút hoặc lâu hơn;
  • Sưng và đau ở nhiều khớp;
  • Sưng và đau ở các khớp đối xứng;
  • Xuất hiện các nốt thấp khớp;
  • Sốt;
  • Mệt mỏi;
  • Sụt cân.

Căn bệnh này không phải lúc nào cũng giới hạn ở các khớp. Một số bệnh nhân còn có biểu hiện viêm ở mắt, tuyến nước bọt, dây thần kinh, thận, phổi, tim, da và mạch máu.

Viêm khớp dạng thấp KHÔNG PHẢI là bệnh di truyền, nhưng nó rất hay truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Do đó, nếu bạn có người thân bị bệnh RA, hãy gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng đau khớp dai dẳng, sưng và cứng khớp mà nguyên nhân không phải do hoạt động quá sức hoặc chấn thương.

Khoa Nội cơ xương khớp BVĐK Tâm Anh với đội ngũ chuyên gia lành nghề, là địa chỉ tin cậy trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý xương khớp cấp và mạn tính như bệnh viêm khớp dạng thấp ở người trưởng thành, gout, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, lupus ban đỏ hệ thống, viêm cột sống dính khớp…

Khoa Nội cơ xương khớp BVĐK Tâm Anh được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, đồng thời áp dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị theo tiêu chuẩn quốc tế. Khoa cũng chú trọng tới việc phối hợp với các chuyên khoa khác như khoa Chấn thương chỉnh hình, Trung tâm Phẫu thuật khớp – Y học thể thao để tìm ra phương pháp chữa trị tối ưu nhất cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại BVĐK Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ theo các cách sau:

Viêm khớp dạng thấp không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng kiểm soát triệu chứng bệnh là điều hoàn toàn có thể. Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn nên thăm khám đúng chuyên khoa với chuyên gia giàu kinh nghiệm để được chẩn đoán đúng và có phác đồ điều trị phù hợp.