Vì sao hồng không lại có biểu tình

Bạn đang quan tâm đến Tại sao hồng kông lại biểu tình phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

Vì sao hồng không lại có biểu tình

Một người biểu tình cầm apphich có nội dung “Phản đối luật an ninh quốc gia. Hãy xuống đường ngày 1-7” trong cuộc biểu tình ở Hong Kong ngày 30-6 – Ảnh: Reuters

Luật an ninh quốc gia về Hong Kong, dự kiến có hiệu lực từ 1-7, đánh dấu Trung Quốc mở đầu quá trình can thiệp sâu hơn để đảm bảo an ninh tại Hong Kong.

Nhưng nó cũng đánh dấu sự kết thúc những đặc quyền mà Mỹ dành cho trung tâm tài chính quốc tế này cũng như lo ngại nó sẽ khai tử chính sách “một quốc gia, hai chế độ” ở nơi đây.

Phớt lờ sức ép từ Mỹ

“Vì Bắc Kinh thúc đẩy thông qua luật an ninh quốc gia, hôm nay Mỹ sẽ chấm dứt xuất khẩu thiết bị quốc phòng có nguồn gốc từ Mỹ” – Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố sáng sớm 30-6 (giờ Việt Nam).

Chỉ vài giờ sau, trên truyền thông Hong Kong rộ lên tin Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã chính thức thông qua luật này.

Cuối tháng 5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đang bắt đầu quá trình tước bỏ quy chế đặc biệt dành cho Hong Kong, nhưng đến ngày 30-6 Washington mới công bố một số thông tin cụ thể.

Giới quan sát nhận thấy Mỹ hành động như vậy là để gây sức ép lên Bắc Kinh và theo dõi nhất cử nhất động của Bắc Kinh trước khi quyết bước đi tiếp theo.

Về phía trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam, bà tuyên bố cùng ngày rằng Hong Kong không sợ các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Còn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói vấn đề Hong Kong là chuyện nội bộ của Trung Quốc và tuyên bố sẽ trả đũa động thái trên của Mỹ.

Những người phản đối cho rằng việc áp dụng luật đánh dấu sự kết thúc của mô hình “một quốc gia, hai chế độ” ở Hong Kong.

Hoàng Chi Phong, đồng sáng lập Đảng chính trị Demosisto ở Hong Kong, bình luận trên Twitter ngày 30-6: “Luật được thông qua đánh dấu sự kết thúc của một Hong Kong mà thế giới biết đến trước đây”. Cùng ngày, Hoàng Chi Phong và một số thành viên khác đã tuyên bố rời Đảng Demosisto vì mối lo về luật mới.

Trước mắt, một số quốc gia và vùng lãnh thổ đã lên tiếng về động thái của Bắc Kinh. Các quan chức Chính phủ Nhật Bản ngày 30-6 gọi động thái của Bắc Kinh là “đáng tiếc” và làm xói mòn lòng tin vào mô hình “một quốc gia, hai chế độ”.

Xem thêm: Tại Sao Atp Được Gọi Là Đồng Tiền Năng Lượng, Của Tế Bào

Tuy nhiên, các quan chức và truyền thông nhà nước Trung Quốc xem luật mới là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, theo sau các cuộc biểu tình bạo lực năm ngoái và việc chính quyền Hong Kong không thể thông qua một luật tương tự kể từ nỗ lực gần nhất vào năm 2003.

Rực rỡ hay đen tối?

Trước khi luật mới được thông qua, hình ảnh trên truyền thông cho thấy nhiều nơi ở Hong Kong, từ trên các tòa nhà cho tới lối đi và thậm chí là trong cảnh quay của Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), xuất hiện những tấm quảng cáo của chính quyền để giới thiệu về luật này. Trên đó có dòng chữ: “Luật an ninh quốc gia: Bảo vệ “nhất quốc lưỡng chế”, trả lại ổn định cho Hong Kong”.

Theo bản dự thảo luật được Tân Hoa xã tiết lộ, luật mới sẽ cho phép các quan chức Trung Quốc hoạt động tại Hong Kong lần đầu tiên. Bắc Kinh sẽ lập ra một văn phòng an ninh quốc gia ở Hong Kong có nhiệm vụ thu thập, phân tích thông tin tình báo và xử lý các trường hợp phạm tội liên quan an ninh quốc gia. Luật mới cũng cho phép Bắc Kinh thực hiện quyền xét xử với một số vụ nghiêm trọng ở Hong Kong.

Chính quyền Bắc Kinh và Hong Kong luôn nói rằng luật mới chỉ nhắm tới một nhóm nhỏ “những kẻ gây rối”, không ảnh hưởng tới các quyền và sự tự do của người dân Hong Kong. Còn CCTV bình luận: “Luật mới sẽ khiến viên ngọc phương Đông thêm rực rỡ”.

Tuy nhiên, phó giáo sư luật Cora Chan tại Đại học Hong Kong đánh giá: “Có khả năng luật an ninh này sẽ xâm nhập vào nhiều hoạt động vốn đã góp phần tạo nên sự sống động của xã hội Hong Kong và đặc tính của trung tâm tài chính này”.

Trong một lá thư gửi tới chính quyền trung ương Trung Quốc, Philip Dykes, chủ tịch Hiệp hội Luật sư Hong Kong, viết rằng việc giữ kín nội dung chi tiết luật là “thật sự khác thường” và kêu gọi Bắc Kinh làm rõ các quyền tối thiểu của dân Hong Kong sẽ được bảo vệ ra sao.

Tại Hong Kong, một số nghị sĩ đối lập đã thúc giục người dân xuống đường biểu tình hôm nay (1-7) bất chấp lệnh cấm của cảnh sát. “Cuộc tuần hành ngày 1-7 sẽ cho thấy chúng ta hoàn toàn không chấp nhận luật này” – nghị sĩ Hong Kong Hồ Chí Vĩ kêu gọi. Báo South China Morning Post cho biết Hong Kong lên kế hoạch điều động 4.000 cảnh sát chống bạo động từ tối 30-6.

Doanh nghiệp quan ngại

Theo tạp chí Fortune (Mỹ), giới chỉ trích nói rằng Luật an ninh quốc gia về Hong Kong là một “hồi chuông báo tử” với các đặc điểm độc nhất vô nhị vốn đã giúp Hong Kong trở thành một trung tâm tài chính và kinh doanh quốc tế thịnh vượng. Trong đó, sự độc lập tư pháp thường được xem là yếu tố quan trọng tại Hong Kong.

Có hơn 9.000 công ty nước ngoài, trong đó có khoảng 1.300 công ty từ Mỹ, đang hoạt động tại Hong Kong, theo tạp chí Harvard Business Review. Hãng tin Bloomberg ngày 30-6 dẫn khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ ở Hong Kong cho biết hơn 80% công ty được khảo sát đã bày tỏ quan ngại hoặc rất quan ngại về luật trên.

Xem thêm: Tại Sao Không Xuống Dòng Được Trong Excel 2016, 2013, 2010, Hướng Dẫn Nhanh Xuống Dòng Trong Excel

Trung Quốc công bố chi tiết Luật an ninh Hong Kong

TTO – Lúc 22h (giờ Việt Nam) tối 30-6, Trung Quốc công bố chi tiết của Luật an ninh quốc gia với Hong Kong, vốn đang gây nhiều tranh cãi và hứng chịu chỉ trích từ một số nước.

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Vậy là đến đây bài viết về Tại sao hồng kông lại biểu tình đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN

Chúc các bạn luôn gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống!

Truyền thông Trung Quốc không hề đưa bất cứ tin tức gì về biểu tình Hong Kong, mạng xã hội bị kiểm duyệt chặt chẽ, trong khi người dân Trung Quốc thường bàng quan với các vấn đề chính trị, dân chủ hay nhân quyền, các nhà quan sát nhận định.

Những hình ảnh đầy kịch tính của những người biểu tình xông vào trụ sở Hội đồng Lập pháp Hồng Kông (LegCo) vào tối ngày 1/7 và các cuộc tuần hành trên phạm vi toàn thành phố trong nhiều tuần qua để chống dự luật dẫn độ, mà qua đó nghi phạm có thể được đưa sang Trung Quốc để xét xử, đã được phát đi khắp thế giới.

Tuy nhiên, tại Trung Quốc, truyền thông hoàn toàn lặng tiếng im hơi về việc này trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đảm bảo rằng không có bất kỳ hình ảnh hay lời đề cập nào về các cuộc biểu tình rầm rộ ở Hong Kong đến được với công chúng trong nước dù là trên truyền thông xã hội, tivi hay báo chí, tờ Strait Times của Singapore cho biết.

Màn hình tivi chuyển sang đen khi các kênh tin tức nước ngoài chiếu hình ảnh của các cuộc biểu tình, trong khi hãng truyền thông nước ngoài cũng nhận thấy trang web của họ bị chặn, cũng theo tờ báo này.

Các kênh mạng xã hội được dò xét kỹ lưỡng để xem có nói gì về những gì đã xảy ra ở Hồng Kông hay không.

Khi Cách mạng Dù bùng phát hồi năm 2014 tại Hong Kong, bộ máy kiểm duyệt của Trung Quốc khi đó cũng khởi động để xóa sạch mọi hình ảnh hay lời lẽ đề cập về cuộc biểu tình để người dân đại lục không hay biết gì.

Chỉ đưa tin về lễ kỷ niệm

Vào ngày 1/7, các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc chỉ đưa tin về lễ kỷ niệm tại Hong Kong nhân ngày lãnh thổ này được Anh trao trả lại cho Trung Quốc, trong đó có bài diễn văn của Đặc khu trưởng Carrie Lam.

China Daily, tờ báo tiếng Anh là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dịp này đã đăng một bài xã luận nói rằng Hồng Kông là ‘phần không thể tách rời’ của Trung Quốc và cách duy nhất để vùng lãnh thổ này có thể duy trì ổn định và tăng trưởng kinh tế là hội nhập hoàn toàn với sự phát triển của Trung Quốc.

“Bạo loạn nằm trong số những người, đặc biệt là giới trẻ Hồng Kông, những người cảm thấy không thể hưởng lợi từ sự phát triển của đặc khu và bị loại ra khỏi tiến trình ra quyết định của đặc khu - tình cảm đã dẫn đến các phong trào dân túy ở những nơi khác - và những người đang lợi dụng những bất bình và xáo trộn này để phục vụ ý đồ của riêng họ và gây áp lực lên Bắc Kinh,” bài xã luận viết.

Vào đêm hôm đó, tờ Hoàn cầu Thời báo mang tính dân tộc chủ nghĩa cũng phá vỡ sự im lặng và lên án những người biểu tình Hong Kong đã chiếm giữ tòa nhà Hội đồng Lập pháp, nói rằng họ đã vượt qua lằn ranh đỏ và đang đi trên ‘con đường ác’.

‘Lo sợ biểu tình ở đại lục’

Trao đổi với VOA Việt ngữ, một cộng tác viên của VOA tại Bắc Kinh không muốn nêu tên vì tính chất nhạy cảm của vấn đề, xác nhận rằng người dân đại lục ‘không hề biết gì về những cuộc biểu tình đang diễn ra ở Hong Kong’.

“Truyền thông nhà nước rất ít đề cập (đến biểu tình Hong Kong). Họ chỉ đưa thông báo chính thức của người phát ngôn Bộ Ngoại giao về vấn đề này,” cộng tác viên này nói. “Hoặc đôi khi họ dẫn lời phát biểu của Đại sứ Trung Quốc ở Anh.”

Ông giải thích chính quyền Bắc Kinh không muốn người dân trong nước biết chuyện ở Hong Kong vì họ lo sợ sẽ có cuộc biểu tình tương tự như vậy ở đại lục.

Không những trên truyền thông chính thức, trên mạng Internet và mạng xã hội, chính quyền Bắc Kinh đã cố gắng ngăn chặn việc loan tin hay phát tán những vấn đề về Hong Kong, ông nói thêm. Trên Weibo, mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc, gần như không có gì về biểu tình ở Hong Kong.

Tuy nhiên, cũng theo lời ông, có một số người dân Trung Quốc có thể dùng thủ thuật vượt tường lửa để tiếp cận những thông tin này và tìm cách lan truyền nó trên những kênh liên lạc thông dụng như WeChat. Cũng có người lách bức tường kiểm duyệt bằng cách chuyển tải thông tin thành hình ảnh, hay lật ngược hình ảnh biểu tình.

Đối với những người biết được những gì xảy ra ở Hong Kong, ông cho biết, họ ‘rất quan ngại’

“Họ thể hiện sự ủng hộ cho Hong Kong hay quan ngại về những gì đang xảy ra ở Trung Quốc,” ông cho biết về thái độ của những người dân đại lục có biết về thời sự Hong Kong mà ông đã trao đổi trên Twitter hay Telegram.

“Tuy nhiên cũng có những người ủng hộ chính quyền và nói giống như những gì chính quyền nói,” ông nói.

Giới trẻ bị tẩy não?

“Tôi cũng thấy có những bình luận rằng ở đại lục không có nhiều khả năng xảy ra chuyện tương tự trong tương lai.”

“Ở Trung Quốc đại lục, giới trẻ bị tẩy não. Họ không quan tâm đến những gì xảy ra bên ngoài Trung Quốc. Họ không quan tâm đến chính trị hay những thứ như là dân chủ hay nhân quyền,” ông giải thích.

“Phần lớn người dân ở Trung Quốc chỉ quan tâm đến cuộc sống của họ.”

Về cách ứng phó của giới lãnh đạo Bắc Kinh với tình hình ở Hong Kong, nguồn tin này cho biết Bắc Kinh ‘có thái độ rất kiên quyết’.

“Họ luôn khăng khăng rằng Hong Kong là vấn đề nội bộ của Trung Quốc mà không quốc gia nào được phép có ý kiến,” ông nói.

Về số phận của bà Carrie Lam, ông cho biết một số nhà phân tích nhận định với ông rằng việc bà Lam có từ chức hay không ‘phụ thuộc hoàn toàn vào Bắc Kinh’.

“Ngay cả lời hứa của Bắc Kinh rằng chế độ hiện tại Hong Kong sẽ không thay đổi trong vòng 50 năm (sau khi được trả về đại lục) giờ đây cũng khó mà biết được (họ có giữ lời hay không),” ông nói.