Vì sao lấy ngày 10/3 là ngày giỗ tổ

Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là dịp để toàn thể người dân Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn với các vị vua Hùng có công xây dựng và bảo vệ đất nước.

Nguồn gốc của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười.”

Truyền thuyết kể lại rằng: Kinh Dương Vương sinh một con trai, sau nối ngôi vua cha niên hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở ra một trăm người con. Khi con khôn lớn, hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương, truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương. Hùng Vương thứ 18 đã nhường ngôi cho Thục Phán - An Dương Vương.

Để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng có công khai thiên, lập địa, vua Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, chọn ngày 11 và 12/3 Âm lịch làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Đến thời nhà Nguyễn - năm Khải Định thứ 2 chính thức chọn ngày 10/3 Âm lịch làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ các Vua Hùng và nhắc nhở mọi người Việt Nam cùng tưởng nhớ thờ cúng tổ tiên.

Ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày Giỗ tổ chính là ngày lên ngôi của vua đầu tiên, ngày khởi đầu của vương triều thứ nhất, ngày bắt đầu của Lịch sử quốc gia.

Cứ ngày 10 tháng 3 âm lịch người người trẩy hội đến với Đền Hùng - tìm về nguồn cội của mình. Lễ hội là dịp để con Lạc, cháu Hồng hành hương về nơi đã sinh ra dân tộc Việt Nam anh hùng - một dân tộc chưa biết cúi đầu khuất phục bất kỳ một tên giặc ngoại xâm nào, kể cả những tên hùng mạnh nhất trên thế giới như Pháp và Mỹ.

Đây không chỉ thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc của mỗi người Việt Nam mà còn trở thành niềm kiêu hãnh đối với các dân tộc đã, đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới; bạn bè khắp năm châu cảm phục, kính nể dân tộc Việt Nam anh hùng.


Có thể nói ngày 10 tháng 3 hàng năm là ngày duy nhất có được của toàn thể người Việt mà sự hân hoan tự nhiên phát ra từ đáy lòng, là ngày giờ linh thiêng khiến giữa tất cả người Việt với nhau thực sự không có sự ngăn cách nào dù mong manh nhất.

Ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm đã trở thành “điểm hẹn” tâm linh trong mỗi người dân nước Việt. Cứ đến ngày này, dù ai ở xa, dù ai đang bận rộn, dù đi đâu về đâu, cũng tìm đường về chân núi Nghĩa Lĩnh dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước.

Ngày 6/1/2001, chính phủ ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP, quy định về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng hàng năm. Ngày 10 tháng 3 trở thành ngày Quốc Giỗ của cả dân tộc.

Lễ hội đền Hùng với phần tế lễ và phần hội luôn mang đậm văn hóa truyền thống. Phần tế lễ được cử hành trọng thể mang tính Quốc lễ. Lễ vật dâng cúng là “lễ tam sinh”, là bánh chưng, bánh dày, xôi nhiều màu… Nhạc khí cử hành là trống đồng cổ. Với những nghi lễ văn hóa đậm nét, cả dân tộc trong một khoảnh khắc linh thiêng cùng nhau hướng về nguồn cội của mình.

Người dân ở khắp mọi miền đất nước dâng lên vua Hùng những sản vật tiêu biểu của văn hóa truyền thống, đó là bánh chưng, bánh dày, xôi nhiều màu...

“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”, Lễ giỗ Tổ đang đến rất gần - đó không chỉ là ngày hội quần tụ của cả dân tộc, còn là ngày để chúng ta - mỗi người dân Việt khẳng định sức mạnh giống nòi, và sức trường tồn mãnh liệt của văn hóa dân tộc. Tháng 12/2012, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng của dân tộc Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự công nhận của thế giới trước tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính là sự đánh giá tầm quan trọng bậc nhất việc một dân tộc luôn biết gìn giữ văn hóa nguồn cội trong “vòng xoáy” hội nhập.

Năm nay vào dịp giỗ Tổ được nghỉ mấy ngày? Giỗ Tổ Hùng Vương trở thành ngày lễ đặc biệt của dân tộc Việt Nam. Dịp lễ lớn này có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt. Nó trở thành một trong những ngày lễ đáng mong chờ nhất trong năm.  Hiểu được những thắc mắc đó, camnangdienmay.net sẽ mang đến những thông tin bổ ích nhất về ngày lễ đặc biệt này. 

Nguồn gốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Theo truyền thuyết kể rằng Tổ Phụ Lạc Long Quân lấy Tổ Mẫu Âu Cơ sinh ra 100 người con. 50 con xuống biển theo cha, 50 con lên núi với với mẹ.  Trong số những người con đó, người con trưởng được truyền lại ngôi và lấy hiệu là Hùng Vương. 

Thông thường cứ nhắc đến giỗ Tổ là nhắc đến giỗ Tổ Hùng Vương. Nhưng lấy niên hiệu lập quốc là năm 2879 TCN, thời Kinh Dương Vương.  Lạc Long Quân chính là con của Kinh Dương Vương và Long Nữ. Sau đó, Lạc Long Quân lấy Âu Cơ và sinh ra Hùng Vương.

Ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào?

Có thể nói tổ chức giỗ tổ Kinh Dương Vương.  Bởi trong thời khai quốc, cả Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân, Hùng Vương đều là những Tổ Phụ quan trọng của nòi giống Lạc Hồng. Do đó, ngày giỗ Tổ là người Việt nhớ về cội nguồn dân tộc. Nhớ về nguồn gốc từ thuở sơ khai của dân tộc Việt Nam. 

Ngày lễ giỗ tổ xuất hiện từ khi nào?  Dựa vào những nguồn tài liệu quý giá, ngày Giỗ Tổ được xuất hiện từ rất sớm, thời gian khoảng hơn 2000 năm. Bắt nguồn từ sự tích An Dương Vương đã thề trên cột đá dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương. Xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại. Nếu nhật hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”. 

Vậy mùng 10 tháng 3 là ngày gì? 

Theo lịch sử ghi nhận, trong lịch sử dựng nước và giữ nước chúng ta đã trải qua 18 đời vua Hùng. Và 18 đời Hùng Vương  có tổng cộng 180 vị vua. Vậy ngày giỗ Tổ ngoài ý nghĩa nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam nhớ về cội nguồn dân tộc. Mà ngày 10 tháng 3 còn là ngày vua lên ngôi, khai sáng ra triều đại mới.

Cũng giống như các quốc gia khác, triều đại của vua Hùng cũng trải qua thời kỳ lập quốc và thời kỳ suy vong. Trong suốt thời gian lập quốc, người Việt được hóa thành  thời kỳ trị vì của vua tổ. Chính vì vậy, ngày vua tổ mất chính là ngày lên ngôi của vị vua đầu tiên.  Có nghĩa là bắt đầu thời kỳ có quốc gia dân tộc hay là ngày khởi đầu của lịch sử quốc gia.

Vì sao người Việt chọn ngày 10 tháng 3 trở thành ngày giỗ

Tại sao lấy ngày 10/3 là ngày giỗ Tổ?

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hay lễ hội Đền Hùng là ngày lễ quan trọng của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của người Việt để nhớ về công lao dựng nước của các vị vua Hùng. Lễ được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, Phú Thọ. 

Ngày 2/4/2007, Quốc hội đã thông qua và phê chuẩn sửa đổi, bổ sung điều 73 về luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm. Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hằng năm đã trở thành ngày lễ lớn  của dân tộc. 

Vậy tại sao lại là ngày 10/3 âm lịch là ngày giỗ Tổ? 

Bởi theo dịch học thì số 3 trong tháng 3 là số của Địa Chỉ. Còn số 10 trong ngày 10 là số của Thiên Can. Tháng 3 trong âm lịch là tháng Thìn theo lịch nhà Hạ. Thìn là biểu tượng con rồng, Hoa ngữ đọc là Lung, âm Hán Việt là Long.

Do đó con Rồng được tượng trưng cho Vua. Con số 10  với ý nghĩa là Can Kỷ. Tức là đi hết 1 vòng vẫn trở về khởi đầu là Kỷ.   Chính vì thế, Kỷ cũng là Kỵ, ngày Kỵ tức là ngày giỗ Tổ.  Sự kết hợp giữa 2 con số này theo Dịch học sẽ được giải mã là Kỵ Long. Theo ý nghĩa rất rõ ràng đó là ngày giỗ Vua. 

Vua ở đây là vua tổ, ngày giỗ của vua cũng chính là ngày lên ngôi của vua đầu tiên. Là ngày mở ra một vương triều mới, ngày bắt đầu của lịch sử dân tộc. Cứ ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày mà dòng người đổ về trẩy hội Đền Hùng. Tìm về cội nguồn của dân tộc.

Ngày lễ là dịp để con Lạc, cháu Hồng hành hương về nguồn gốc dân tộc Việt Nam anh hùng. Không chỉ là niềm tự tôn dân tộc mà ngày mỗi người Việt cùng nhau ôn lại về lịch sử dân tộc. Tự nhắc nhở bản thân về công lao của các vị vua Hùng. 

Nơi tổ chức hằng năm cho ngày giỗ Tổ đó là đền Hùng. Đền Hùng và các di tích  trên núi Nghĩa Lĩnh đều là những nơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đặc biệt hơn, nơi đây chính là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam. Đền Hùng là di tích vô giá của dân tộc, trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Nó chính là biểu tượng của tổ tiên ngàn đời của người Việt. 

Ý nghĩa của ngày lễ giỗ Tổ Hùng Vương là gì? 

Là người Việt, chắc hẳn bạn cần biết được ý nghĩa quan trọng của ngày giỗ Tổ. Đây không chỉ là dịp mỗi người dân Việt Nam thể hiện niềm tự hào dân tộc mà còn nhắc nhở mỗi chúng ta phải tìm hiểu thấu đáo về bản sắc dân tộc, nguồn cội của tổ tiên.

Qua đây, mỗi chúng ta đều không ngừng học tập, rèn đức luyện tài để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Có như vậy, chúng ta mới xứng đáng với công lao của các thế hệ anh hùng dân tộc, cùng với tổ tiên ta ngày trước. 

Giỗ tổ Hùng Vương là dịp quan trọng để chúng ta nhìn nhận lại những biến cố của đất nước qua các thời kỳ. Đồng thời đặt ra những nhiệm vụ, mục tiêu mới cho quá trình xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Trải qua các thời kỳ thăng trầm khác nhau và có được thành quả như hôm nay là nhờ công lao vĩ đại của cả một dân tộc anh hùng.

Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu?

Chúng ta có quyền tự hào là con Rồng cháu Tiên. Trở thành con cháu của vua Hùng- người đã có công gây dựng nên đất nước Văn Lang, Âu Lạc. Đây là những ngày đầu hoang sơ nhất, mở ra một thời kỳ lịch sử huy hoàng cho dân tộc ta.

Chúng ta cần phải ghi nhớ công lao to lớn đó. Để không ngừng học tập, đóng góp xã hội.  Cùng nhau xây dựng một đất nước Việt Nam càng phát triển để sánh vai với các cường quốc năm châu khác. 

Ngày 10 tháng 3 năm nay được nghỉ mấy ngày?

Theo quy định, tại điều 112 Bộ luật Lao động 2019 đã thông báo, người lao động sẽ được nghỉ làm. Đồng thời được hưởng nguyên lương trong những ngày Lễ, Tết.   

Cụ thể trong đó ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương năm nay [10/3], tức ngày 21/4/2021 dương lịch vào thứ 4 [giữa tuần]. Chính vì vậy, người lao động chỉ được nghỉ 1 ngày duy nhất. Do đó, do ngày nghỉ trùng với ngày nghỉ cuối tuần nên không được hoán đổi ngày hoặc nghỉ kèm cùng với cuối tuần.

Lịch nghỉ lễ mùng 10 tháng 3

Chính vì vậy, ngày giỗ Tổ Hùng Vương, công nhân viên chức, người lao động học sinh đều sẽ được nghỉ 1 ngày. 

Có thể nói, giỗ Tổ Hùng Vương chính là dịp đặc biệt để chúng ta nhớ về cội nguồn dân tộc. Bài viết trên đã tổng hợp hết những thông tin cơ bản nhất về dịp lễ quan trọng này. Mọi thắc mắc về bài viết xin vui lòng để lại bình luận dưới bài viết. 

Video liên quan

Chủ Đề