Vì sao lê thánh tông được lên làm vua

Người gánh vác sứ mệnh lịch sử

Lê Tư Thành và mẹ ông cũng như nhiều người khác chắc không nghĩ ông sẽ có ngày làm vua. Nhưng, dường như lịch sử đã giao phó cho ông sứ mệnh không hề dễ dàng, là củng cố và xây dựng một nhà nước/quốc gia thịnh trị. Khi ông tiếp nhận ngai vua, triều đình và đất nước đã bắt đầu khủng hoảng về chính trị, kinh tế, an ninh quốc gia cũng đang bị đe dọa.Lê Thái Tổ dựng nên triều Lê (sơ) nhưng chỉ mấy năm sau do bị nịnh thần xúc xiểm và nghi kỵ nên đã tàn sát nhiều trung thần. Cuộc khủng hoảng cung đình ngày càng nặng nề hơn và kết cục cuối cùng là Lê Nghi Dân giết Lê Nhân Tông và Hoàng Thái hậu để lên ngôi rồi bị lật đổ và Lê Tư Thành tiếp quản cái triều đình đó.Bản chất cuộc khủng hoảng này là khủng hoảng về nền tảng tư tưởng chính trị của của mô hình nhà nước phong kiến quý tộc Phật giáo đã trở nên già cỗi từ cuối thời nhà Trần và càng về sau càng lỗi thời.

Vì sao lê thánh tông được lên làm vua

Hình tượng vua Lê Thánh Tông trên bìa sách.

Từ cuối thời Trần, Hồ Quý Ly đã nhận ra vấn đề và thực hiện cuộc cải cách nhưng chưa thành thì đã phải dừng lại vì cuộc xâm lược của nhà Minh. Sang nhà Lê, các vua Thái Tổ, Thái Tông, kể cả Nhân Tông đã có nhiều chấn chỉnh theo hướng cải tổ nhưng vẫn chưa đồng bộ và chưa có nhiều kết quả. Lê Thái Tổ “… Khi lên ngôi vua đã ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu thập sách vở, mở mang trường học, có thể nói là có mưu kế xa rộng, mở mang cơ nghiệp”, lấy Nho giáo làm nền, “… rất mực sùng Nho, trọng đạo” (Toàn thư). Thái Tông cũng “Bên trong thì ức chế quyền thần, bên ngoài đánh dẹp di địch, trọng đạo, sùng Nho…”. Đến thời Nhân Tông, vì còn nhỏ tuổi, bị người lớn buông rèm nhiếp chính khiến tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa đang có nhu cầu và điều kiện phát triển thì bị kìm hãm bởi cơ chế hành chính lạc hậu và đội ngũ quyền thần thao túng. Chế độ nô tỳ vẫn tồn tại khiến sức sản xuất không được giải phóng trong lúc đó hoạt động sản xuất trên mọi lĩnh vực đang có nhu cầu ngày càng lớn.Trong lúc đó bọn quyền thần ngày càng lộng hành. Nhà vua bất lực, trung thần bị hãm hại. Nạn hà hiếp dân và ăn hối lộ ngày càng phổ biến. Bất bình xã hội ngày càng nhiều, nhất là khu vực đồng bào thiểu số, nhiều cuộc nổi dậy, nhất là khu vực đồng bào thiểu số đã nổ ra như Đèo Cát Hãn ở Mường Lễ (Lai Châu), Cầm Quý (Nghệ An), Hà Tông Lai (Tuyên Quang).Thêm nữa, Chiêm Thành đánh nống ra đòi đất ở châu Hóa; Ai Lao quấy nhiễu, xâm lấn ở mường Mộc (Mộc Châu, Sơn La); nhà Minh vẫn chưa nguôi ý chí xâm lược…Một cuộc cải cách thành côngCải cách hành chính là nhằm xây dựng một nhà nước pháp quyền vững mạnh; “pháp trị đi đôi với nhân trị” là tư tưởng xuyên suốt trong quá trình cải cách của Lê Thánh Tông.Cải cách trước tiên của Lê Thánh Tông là phân cấp quản lý đất đai, lãnh thổ. Năm 1466, bỏ đơn vị trấn, lộ, đặt cả nước thành 13 thừa tuyên. Đến năm 1489 triều đình đã xác “xác định được bản đồ toàn quốc, 13 xứ thừa tuyên, 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 20 hương, 36 phường, 6.851 xã, 322 thôn, 637 trang, 40 sách, 40 động, 30 nguồn, 30 trường”; các xã thì quy định quy mô lớn nhỏ để quản lý. Như vậy, lúc này bắt đầu hình thành chính quyền 4 cấp và tồn tại cho đến tận ngày nay. Dưới chính quyền trung ương là Thừa tuyên là phủ/huyện/châu. Dưới cùng là cấp cơ sở phường/xã/thôn/trang… Ngoài bản đồ Hồng Đức, năm 1468, quy định bản đồ của phủ, châu, huyện, xã, trang, sách. Lại “định lệnh đắp dựng mốc giới ruộng đất công, tư …. để làm phép vững chắc lâu dài” (Toàn thư).Nội dung cải cách trọng tâm của Lê Thánh Tông là xây dựng một cơ cấu tổ chức nhà nước đủ sức đáp ứng được yêu cầu bảo vệ và phát triển đất nước. Vì vẫn lấy Nho giáo làm nền tảng nên không thể thoát ly được mô hình nhà nước phong kiến Trung Hoa nhưng nhà nước pháp quyền mà Lê Thánh Tông xây dựng đã có không ít điểm khác và mới. Ông chủ trương củng cố vương triều, nâng cao quyền lực nhà vua, xây dựng bộ máy nhà nước mạnh, có hiệu lực, hạn chế đến mức thấp nhất sự phân quyền và sự lộng hành của các công thần. Cuộc cải cách này phải kéo dài liên tục trong nhiều năm và đến năm 1471, với việc ban hành “Sửa định Hoàng triều quan chế” thì cơ bản đã có một thiết chế nhà nước mà tư tưởng cơ bản: “Chế độ ngày nay đặt quan đều lượng ít, trật thấp. Số quan đặt ra so với trước tăng rất nhiều, nhưng tiền lương chi tiêu so với xưa vẫn thế. Đã không có người nào ăn hại mà trách nhiệm lại có nơi quy kết, khiến cho quan to, quan nhỏ đều ràng buộc với nhau. Chức trọng, chức khinh cùng kiềm chế lẫn nhau. Uy quyền không bị lợi dụng, thế nước vậy là khó lay. Hình thành thói quen giữ đạo lý, theo pháp luật mà dứt bỏ tội khinh nhân nghĩa, phạm ngục hình” (Toàn thư). Bãi bỏ chức Tể tướng và các chức Tả, Hữu tướng quốc, Bộc xạ, Đại hành khiển; đặt ra các chức Thái (Thái sư, Thái úy, Thái phó, Thái bảo), Thiếu (Thiếu sư, Thiếu úy, Thái phó, Thiếu bảo) và các Đại học sĩ để giúp việc nhà vua. Bãi bỏ các cơ quan như Nội mật viện, Chính sự viện, Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Tông nhân phủ. Đặt mới 5 phủ về quân sự, có đốc phủ đứng đầu. Về hành chính, đặt 6 bộ (Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Công, Bộ Hình (đổi từ Khâm hình viện) và 6 Tự (Đại lý, Thái thường, Quang lộc, Thái bộc, Hồng lô, Thượng bảo). Bên cạnh các bộ có các Khoa để giúp đỡ, tư vấn, giám sát. Ở các địa phương, mỗi thừa tuyên có 2 ty là Đô ty và phụ trách quân sự, Tuyên chính sử ty trong coi việc hành chính dân sự, sau đặt thêm Hiến sát ti để giám sát quan lại địa phương và trông nom dân tình. Tổng binh coi việc quân sự, Đô ty, Thủ ngự trông coi bố phòng các nơi xung yếu; lại đặt tuần giang, giang quan kiểm tra các nơi sông biển. Cấp Phủ có tri phủ, tri huyện, tri châu. Tất cả các cơ quan đều có liên quan ràng buộc lẫn nhau nhưng mọi quyền lực và quyết định cuối cùng đều thuộc về nhà vua.Lê Thánh Tông hết sức quan tâm xây dựng đội ngũ quan lại có năng lực và phẩm chất tốt. Quan điểm lựa chọn nhân tài của ông là kết hợp thi cử và tiến cử. Thời Lê Thánh Tông có 12 kỳ thi, chọn được 501 tiến sĩ và 10 trạng nguyên. Ai đỗ đạt thì được bổ làm quan. Đề ra lệ 3 năm khảo khóa một lần để kiểm tra năng lực quan chức. Quan văn, võ 65 tuổi thì nghỉ hưu.Lê Thánh Tông đề ra nhiều biện pháp quản lý đội ngũ quan lại, làm trong sạch bộ máy; ai phạm lỗi thì bị hình phạt, không làm được việc thì bị bãi chức; ai làm tốt thì được thăng chức.Để phát huy hiệu lực của bộ máy, Lê Thánh Tông xây dựng quy chế vận hành hệ thống trên nguyên tắc quyền lực tối cao thuộc về nhà vua, không phân quyền, các cơ quan chỉ có vai trò tư vấn. Bộ Luật Hồng Đức - Quốc triều hình luật được hoàn chỉnh và ban hành dười triều Lê Thánh Tông quy định rất rõ ràng không chỉ hình luật mà về cả các triều nghi, triều phục rất chi tiết, rõ ràng. Đây là bộ luật hoàn chỉnh nhất, tiến bộ nhất của Việt Nam dưới thời phong kiến.Về phương diện văn hóa giáo dục, Lê Thánh Tông cũng đã có nhiều cải cách quan trọng. Đó là bãi bỏ việc ban quốc tính; coi trọng biên soạn quốc sử, xem sử như một tấm gương để soi vào mà biết đúng sai. Ngoài ra, việc sử dụng lễ, nhạc, quy chế thi cử, về giáo dục gia đình, hôn nhân... cũng được luật hóa nghiêm túc.Công cuộc cải cách của Lê Thánh Tông không chỉ có ý nghĩa chấn chỉnh bộ máy mà qua đó đã làm biến chuyển toàn bộ các hoạt động của quốc gia, làm cho vương triều vững mạnh và đất nước trở nên hưng thịnh nhất trong lịch sử trung đại Việt Nam.Thiết nghĩ công cuộc cải cách này vẫn còn nhiều giá trị thực tiễn với hôm nay.

Trước bối cảnh đất nước có nhiều bất ổn, Lê Thánh Tông đã nhận sứ mệnh phải thực hiện một cuộc cải cách lớn, phải xây dựng một nhà nước phong kiến tập quyền vững mạnh, trước mắt là thực hiện một cuộc cải cách về hành chính để giải phóng sức dân, an dân và giữ nước. Công cuộc cải cách của Lê Thánh Tông không chỉ có ý nghĩa chấn chỉnh bộ máy mà qua đó đã làm biến chuyển toàn bộ các hoạt động của quốc gia, làm cho vương triều vững mạnh và đất nước trở nên hưng thịnh nhất trong lịch sử trung đại Việt Nam.

Vì sao lê thánh tông được lên làm vua
Vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497) một đấng minh quân với văn, võ song toàn, tên tuổi và sự nghiệp vẻ vang của ông đã gắn liền với giai đoạn cường thịnh của nước Đại Việt. Thời kỳ của ông trị vì đất nước được đánh dấu bởi sự hưng thịnh của nhà hậu Lê nói riêng và chế độ phong kiến Việt Nam nói chung với tên gọi là “Hồng Đức Thịnh Thế”.

Sử sách giai đoạn vua Lê Thánh Tông trị vì Đại Việt có ghi chép: “Ngủ đêm, mọi nhà không phải đóng cửa, hầu như không có trộm cắp”, dân gian cũng có câu rằng: “Đời vua Thái Tổ, Thánh Tông - Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”.

Lê Thánh Tông là hoàng đế thứ năm của nhà hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, có tên thật là Lê Tư Thành, là con thứ tư của vua Lê Thái Tông. Ông trị vì Đại Việt từ ngày 26/6/1460 đến khi qua đời (năm 1497). Thời kỳ của ông được đánh dấu bởi sự hưng thịnh của nhà hậu Lê nói riêng và chế độ phong kiến Việt Nam nói chung với tên gọi là “Hồng Đức Thịnh Thế”.

Vua Lê Thánh Tông thực hiện quyết sách “Trị quốc, bình thiên hạ” sâu rộng.

Trong 38 năm trị quốc, vua Lê Thánh Tông đã ban bố rất nhiều chính sách nhằm hoàn thiện bộ máy quan chế, hành chính, kinh tế, giáo dục - khoa cử, luật pháp và áp dụng các giá trị Tân Nho Giáo vào việc trị an, khiến Đại Việt trở thành một quốc gia ổn định và văn minh.

Vua Lê Thánh Tông rất chú trọng phát triển giáo dục và văn hóa, qua việc ông mở rộng quy chế các khoa thi chọn ra người tài cống hiến cho quốc gia. Ông đặt lệ 3 năm mở 1 khoa thi lớn, cho phép những người thi đỗ được về quê vinh quy bái tổ, lại cho dựng văn bia ghi tên họ ở Văn Miếu. Thời ông mở 12 kỳ thi lớn, lấy đỗ hơn 500 người và được sĩ phu Phan Huy Chú thời Nguyễn nhận xét: “Khoa cử các đời, thịnh nhất là đời Hồng Đức”.

Về phương diện văn hóa, vua Lê Thánh Tông đã có công tạo lập cho thời đại một nền văn hóa với một diện mạo riêng, khẳng định một giai đoạn phát triển mới của lịch sử văn hóa dân tộc.

Song song với phát triển giáo dục và văn hóa, vua Lê Thánh Tông cũng rất quan tâm cất nhắc người giỏi, giáng chức người bất tài, tham ô. Bên cạnh các khoa thi 3 năm 1 lần, ông áp dụng chế độ tiến cử và bảo cử để chiêu mộ quan viên tài đức. Tiến cử là nhiệm vụ bắt buộc của mọi viên quan từ tam phẩm trở lên; họ phải tìm người tài trong dân gian và giới thiệu cho vua. Bảo cử là lựa những quan lại có tài đức và kinh nghiệm để cho làm các chức vụ quan trọng trong triều đình hoặc địa phương.

Bản thân nhà vua cũng là một người ưa chuộng học vấn, thích ngâm thơ, nghiên cứu và luận bàn kinh sử Nho gia. Ước tính ông có hàng ngàn sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm, trong đó thơ chữ Hán ngày nay còn hơn 350 bài.

Các thành tựu về nội trị và đối ngoại của vua Lê Thánh Tông đã khiến Đại Việt quật khởi thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á. Trong Đại Việt sử ký toàn thư có lời nhận định của sử quan Nho thần đời sau về ông: “Vua sáng lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thật là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể làm hơn được...”.

Vua Lê Thánh Tông nổi tiếng là vị hoàng đế quản lý quan lại hết sức chặt chẽ. Hàng ngày, ông đều hội kiến với các tướng lĩnh cao cấp nhất của mình. Ngoài ra, sau mỗi buổi thiết triều, ông thường gặp riêng các quan đứng đầu Lục bộ và Ngũ phủ để bàn bạc. Đồng thời, ông cũng dõi theo sát sao hành xử của hàng ngàn viên quan lớn nhỏ trong triều đình. Ngay từ khi mới lên ngôi, ông đã tạo ra mối quan hệ kết nối sâu sắc giữa mình với các đại thần qua việc khen ngợi hoặc khiển trách từng cá nhân, mỗi lời khen chê của ông đều thể hiện ông nắm rõ tiểu sử, công trạng và sự nghiệp của họ.

Cùng với đó, vua Lê Thánh Tông cũng đề cao ý kiến của các quan; nhiều sáng tạo về hành chính của ông có xuất phát từ sự gợi ý của quan lại. Ông đã ra nhiều chỉ dụ yêu cầu triều thần phải trung thực và thẳng thắn khi trình bày quan điểm với hoàng đế, không được nói nước đôi (hai nước). Ông còn đặt phép tắc về việc bàn luận của quan viên: Khi có thánh chỉ xuống, thì theo thứ tự, Lục khoa và Ngự sử đài bàn bạc trước, sau đó đến Lục bộ, Lục tự rồi tới lượt công, hầu, bá, đô đốc năm phủ. Các quan đều phải trình bày rõ ý kiến của mình, không được giữ im lặng, trốn tránh hoặc a dua theo người khác. Quan nào vi phạm luật lệ này, sẽ bị ngự sử trách hỏi rồi tâu lên vua.

Vua Lê Thánh Tông còn đặc biệt quan tâm các chính sách nhằm phát triển kinh tế như: Sửa đổi luật thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, mở đồn điền, kêu gọi người phiêu tán về quê, đặt ra luật quân điền chia đều ruộng đất cho mọi người. Về thuế má, vua Lê Thánh Tông quy định người già từ 60 tuổi trở lên và hoàng đinh (thanh thiếu niên) dưới 18 tuổi, cùng những người tàn tật và những người thuộc về tráng (hạng tòng quân) đều được miễn thuế đinh; còn lại mỗi nhân đinh phải nộp thuế đồng niên là 8 tiền. Vua Lê Thánh Tông còn định lệ thuế đất, thuế ruộng và thuế đất bãi trồng dâu. Cả ba thứ đất này đều được chia làm 3 hạng, dựa theo số mẫu mà đóng thuế.

Đễ nắm bắt số lượng nhân khẩu, vua Lê Thánh Tông quy định 6 năm 1 lần, các quan phủ huyện phải dẫn các xã trưởng tới Kinh sư để khai báo số hộ khẩu xã mình.

Vua Lê Thánh Tông rất chú trọng phát triển nông nghiệp. Ngay từ khi mới lên ngôi, tháng 3 (âm lịch) năm 1461, ông đã ra sắc chỉ cho các quan, huyện, lộ, trấn, xã nhằm tối đa hóa sản xuất: “Từ nay về sau, trong việc làm ruộng, phải khuyến khích quân dân đều chăm nghề nghiệp sinh nhai, để đủ ăn mặc, không được bỏ gốc theo ngọn, hoặc kiếm chuyện buôn bán, làm trò du thủ du thực. Người nào có ruộng đất mà không chăm cày cấy, thì quan bắt trình trị tội”. 

Ngoài ra, ông còn lập các chức quan Hà đê, Khuyến nông để dễ chăm lo việc nông trang. Ông còn ra lệnh cho Hộ bộ và các quan địa phương báo cho ông biết nơi nào có đất hoang, rồi ông dụ phủ huyện đôn đốc dân đi khai hoang, mở ruộng. Năm 1466, theo lời tâu của Tuyên chính sứ Tây đạo Trần Phong, vua Lê Thánh Tông tuyên bố các văn tự cầm bán ruộng đất từ thời Trần, Hồ và thời thuộc Minh hết hiệu lực và không được chuộc lại, nhưng nếu từ sau năm 1428 thì cho phép chuộc lại. Ông cũng đặt ra những quy định về quyền tư hữu ruộng đất, nghiêm trị những người cưỡng đoạt, lấn chiếm ruộng của người khác, hoặc chặt cây và tre trong ruộng của người khác. Theo sử gia Mỹ K. W. Taylor: “Triều đình Lê Thánh Tông quan tâm đến đời sống làng xã hơn bất kỳ một triều vua nào trước đó. Điều này xuất phát từ sự gia tăng số lượng quan chức ở làng, xã và từ cách cai trị sâu sát của hoàng đế”.

Dưới thời vua Lê Thánh Tông, dân số Đại Việt tăng trưởng mạnh mẽ. Như lời nhà vua khẳng định trong một lệnh chỉ năm 1477: “Sinh dân các huyện, châu, xã ở các xứ trong nước mỗi ngày một đông...”. Năm 1417 ước tính Đại Việt có 1.861.750 người, nhưng đến năm 1490 con số đã tăng lên 4.372.500 người. Để đáp ứng nhu cầu lương thực của một lượng dân số lớn như thế, triều đình phải đẩy mạnh khai khẩn những vùng đất hoang. Do vậy, năm 1481, vua Lê Thánh Tông cho lập 42 sở đồn điền trong cả nước, chia thành 3 bậc thượng, trung, hạ, với nguyện vọng “dùng hết tiềm lực của nghề nông, mở rộng nguồn trích trữ cho nhà nước”.

Bên cạnh đó, thời vua Lê Thánh Tông trị vì có một số lần hạn hán, đói kém xảy ra vào các năm: 1467, 1468, 1473, 1476, 1489, 1490, 1492 ông đều giải quyết mạnh mẽ. Chẳng hạn như năm 1467 có sâu cắn lúa, nhà vua cử Lễ bộ Thượng thư, Lại bộ Thượng thư và các đạo sĩ đi tế thần linh để diệt trừ sâu lúa. Ông còn giảm tô ruộng và thuế nhân đinh sau khi nghe Hộ bộ tâu là mùa màng kém. Tháng 9 âm lịch (năm 1467), một cơn bão hoành hành ở phủ ven biển là Nam Sách, Giáp Sơn, Thái Bình, Kiến Xương, làm nước biển dâng cao, đê điều tan vỡ, ruộng lúa bị ngập và nhiều người chết đói. Vua Lê Thánh Tông lập tức ban lệnh nghừng xây dựng cung thất, cho quân sỹ vùng ven biển hoãn thao luyện để dồn sức khôi phục các đê ven biển và giảm thiểu thiệt hại của bão. Đồng thời, ông sai Giám sát Đinh Nhân Phủ, Thiều Duy Tinh chia nhau đi đôn đốc việc xây dựng lại đê điều. 

Theo lời sử gia Đào Duy Anh: “Các ngành nghề thủ công nghiệp và xây dựng ngay từ đầu thời gian trị vì của vua Lê Thánh Tông đã phát triển mạnh mẽ và “đã vượt lên trên mức độ của thời Trần Mạt”. Nghề in và làm giấy của Đại Việt đạt một trình độ cao của thế giới thời bấy giờ. Số lượng sách in thời này khá đồ sộ. Đặc biệt nhất thời kỳ này là thành tựu trong công nghệ chế tạo vũ khí và đồ sắt chiếm ưu thế. Đồ gốm, sứ thời Lê sơ phát triển đạt được độ tinh xảo và hoa văn đẹp. Trong bộ Việt sử tiêu án, danh sĩ đời Lê Trung Hưng Ngô Thì Sỹ có ca ngợi vua quan thời Hồng Đức vì ưu tiên dùng hàng quốc nội, không lệ thuộc vào đồ dùng Trung Hoa.

Các nghề thủ công như: Dệt lụa, ươm tơ, dệt vải, nghề mộc, nghề chạm, nghề đúc đồng cũng phát triển. Đế đô Đông Kinh 36 phố phường sầm uất, nhộn nhịp tồn tại phát triển đến tận ngày nay, trong đó: Phường Yên Thái làm giấy, phường Nghi Tàm dệt vải lụa, phường Hà Tân nung vôi, phường Hà Đào nhuộm điều, phường Ngũ Xá đúc đồng, phường Gạch và gốm sứ Bát Tràng và nhiều phường khác nữa.

Đối với kinh tế, vua Lê Thánh Tông hết mực chăm lo và khuyến khích dân mở chợ để đẩy mạnh trao đổi hàng hóa trong nước. Hoạt động nội thương thời vua Lê Thánh Tông chủ yếu là hình thức trao đổi sản phẩm giữa các địa phương. Nhờ hệ thống đường sá được xây dựng và đường sông được khơi đào, việc lưu thông hàng hoá giữa các địa phương khá thuận lợi. Đông Kinh (Thăng Long cũ, nhưng được đổi tên Đông Quan thành Đông Kinh) là trung tâm buôn bán lớn nhất và sầm uất nhất. Do có ưu thế về vị trí, những người buôn bán muốn đến Đông Kinh bằng đường bộ hay đường sông đều thuận tiện. Ngoài Đông Kinh và một vài thị trấn là trung tâm buôn bán, hầu hết là các chợ nằm ở các địa phương. Mỗi xã có một chợ hoặc một vài xã lân cận có một chợ chung. Chợ họp hàng ngày hoặc theo những ngày nhất định trong tháng gọi là ngày phiên chợ. Họp chợ là dịp để những người trong địa phương và các lái buôn từ xa tới buôn bán trao đổi sản phẩm - chủ yếu là trao đổi nông phẩm và sản phẩm thủ công. Để tạo thuận tiện cho việc mua bán vua Lê Thánh Tông đã từng khuyến dụ các quan rằng: “Trong dân gian hễ có dân là có chợ để lưu thông hàng hóa, mở đường giao dịch cho dân. Các xã chưa có chợ có thể lập thêm chợ mới. Những ngày họp chợ mới không được trùng hay trước ngày họp chợ cũ để tránh tình trạng tranh giành khách hàng của nhau”.

Do dân cư ngày càng đông đúc và nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng lớn, năm 1477, vua Lê Thánh Tông ra quy định về việc chia chợ. Theo đó, các quan phủ, huyện, châu phải xem xét thực trạng, nếu việc chia chợ là thuận tiện cho việc buôn bán của dân thì làm bản tâu lên xin phép triều đình.

Năm 1483, vua Lê Thánh Tông sai các đình thần sửa đổi, biên soạn lại các điều luật cũ, làm thành bộ Quốc triều Hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức). Bộ luật gồm 6 quyển, 722 điều, và được sử dụng suốt từ thời Hồng Đức đến hết thế kỷ XVIII. Trong việc biên soạn bộ luật này, triều đình có tham khảo các bộ luật Nhà Đường, nhà Minh (Trung Quốc). Tuy nhiên, bộ luật của vua Lê Thánh Tông chứa đựng những sáng tạo đáng kể khiến nó gần gũi hơn với các đặc điểm xã hội, tôn giáo của Đại Việt. Trong số 722 điều của Quốc triều Hình luật, có đến 342 điều hoàn toàn không tương ứng với các điều luật của Trung Quốc. Trong Luật Hồng Đức có quy định cấm những hành động sách nhiễu và thu thuế quá cao đối với các chợ.

Vua Lê Thánh Tông với cuộc đời và sự nghiệp có rất nhiều điều vĩ đại mà ông đã làm được cho đất nước Đại Việt. Trong đó, sự ra đời của Bộ Luật Hồng Đức được xem là sự kiện đánh dấu trình độ văn minh cao của xã hội Đại Việt thế kỷ XV. Ông là người khởi xướng Luật Hồng Đức, cũng là người thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đã ban hành. Với bộ luật này, Đại Việt  đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới.

Giữ vững chủ quyền và mở mang lãnh thổ quốc gia Đại Việt xuống phía Nam gắn liền với xứ Quảng

Trong lịch sử Việt Nam, việc mở rộng lãnh thổ đất nước mất thời gian dài và được bắt đầu từ triều nhà Lý đến triều đại hậu Lê có được nhiều lãnh thổ nhất. Kết quả là Việt Nam có lãnh thổ gồm phần phía Nam ngày nay. Việc mở rộng lãnh thổ của triều đại hậu Lê được thực hiện chủ yếu trong thời gian 100 năm hưng thịnh. Trong đó, việc mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam của triều đại hậu Lê, thời kỳ mà công cuộc mở mang lãnh thổ được tiến hành sâu rộng và mạnh mẽ nhất trong lịch sử Việt Nam với đỉnh điểm là những năm vua Lê Thánh Tông ngự trị trên ngôi hoàng đế.

Trong suốt những năm vua Lê Thánh Tông ngự trị, ông đã dành nhiều công sức cho việc cải tổ, huấn luyện quân đội và trực tiếp chỉ huy các cuộc hành quân mở rộng lãnh thổ Đại Việt xuống phía Nam và Tây. Do đó, các cuộc chinh phạt đều giành thắng lợi.

Năm 1470, vua Lê Thánh Tông đem 26 vạn đại quân chiếm Chiêm Thành và năm 1471 đã lấy lại 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa bị mất trong thời gian cai trị của nhà Minh đặt tên gọi là Quảng Nam thừa tuyên. Ngoài ra, qua cuộc viễn chinh này, vua Lê Thánh Tông đã lấy được vùng đất từ Hoài Nhân đến đèo Cù Mông. Do đó, Việt Nam đã mở rộng lãnh thổ đến Bình Định ngày nay, và năm 1490 đưa Quảng Nam và Thăng Hoa nhập vào lãnh thổ Đại Việt.

Cuộc viễn chinh lớn vào năm 1470 đã giúp cho Việt Nam sau này có bàn đạp để có thể dễ dàng hợp nhất Chiêm Thành. Ngoài lãnh thổ được mở rộng, Việt Nam chia Chiêm Thành thành 3 khu vực Nam Bàn, Hoa Anh, Phiên Lung vốn đã chịu nhiều thất bại nặng nề để có thể dễ dàng hợp nhất khu vực này vào bất cứ lúc nào. Cụ thể là Việt Nam cho Nam Bàn nhập vào Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc; Hòa Anh vào Phú Yên, Khánh Hòa; Phiên Luân vào Ninh Thuận thuộc Phan Rang. Việt Nam đã phân ly Chiêm Thành thành 3 vùng ban sắc phong cho 3 vua và đặt nền móng cho việc hợp nhất Chiêm Thành. Ngoài ra, trong thời kỳ hưng thịnh triều đại hậu Lê cũng đã mở rộng lãnh thổ về phía Tây. Khác với cách mở rộng và hợp nhất như khi mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam, ở đây có tính chất lệ thuộc và hợp nhất nhiều hơn.

Đây là một cột mốc lớn trong quá trình Nam tiến của người Việt xưa, vua Lê Thánh Tông đã giữ vững vùng đất mới thu nạp bất chấp những áp lực từ nước mạnh ở phương Bắc là Đại Minh đòi ông trả đất cho Chiêm Thành. Ông cũng cứng rắn ngăn chặn các cuộc lấn chiếm biên giới của thổ quan và người dân tộc thiểu số miền núi, nơi miền biên ải phía Bắc với Đại Minh.

Việc mở mang bờ cõi Đại Việt xuống phía Nam chính là nền tảng định hình nên dải đất hình chữ S của Việt Nam ngày nay, cũng như khẳng định mốc giới đánh dấu chủ quyền, khẳng định tinh thần hướng biển, tư duy hướng biển là một trong những vấn đề cốt lõi của tinh thần “Biển Đông vạn dặm dang tay giữ - Nước Việt muôn năm vững trị bình” của vua Lê Thánh Tông.

Ông Lê Phúc Nguyên - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng họ Lê (HĐHL) Việt Nam, chia sẻ “Hơn bao giờ hết, mỗi người dân dân đất Việt cũng như con cháu hậu duệ Lê tộc Việt Nam đều nhất tâm hướng về Người (Đức Minh quân Vua Lê Thánh Tông), một bậc vĩ nhân của đất nước, trong 38 năm trị vì đã lãnh đạo quân và dân Đại Việt đã biến đổi vương quốc từ đại hung sang đại cát, từ cực suy sang cực thịnh, vững vàng thoát khỏi hiểm nguy, trở thành vương quốc phát triển rực rỡ nhất so với các triều đại phong kiến Việt Nam trước và sau đó”.

“Sẽ còn rất nhiều thế hệ nữa, người Việt Nam và đặc biệt là các hậu duệ dòng họ Lê tiếp tục ca tụng công đức của vua Lê Thánh Tông như một vị vua anh minh và nhà cách tân triệt để trên tất cả các lĩnh vực như hành chính, kinh tế, pháp luật, quốc phòng, văn hóa…Nhờ cách tân về quốc phòng nên quân đội dưới sự thông lĩnh của ông đã đánh đâu thắng đó, mảnh đất thôn Vạn Tường, xã Bỉnh Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi là địa điểm từng ghi dấu về một võ công mà nhà Vua đã thể hiện là một vị tướng chiến trường kiệt xuất”, ông Lê Phúc Nguyên, nhấn mạnh.

Vì sao lê thánh tông được lên làm vua
Ông Lê Phúc Nguyên - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng họ Lê (HĐHL) Việt Nam phát biểu tại Lễ đặt bia tưởng niệm và Lễ huý kỵ lần thứ 525 (1497-2022) vua Lê Thánh Tông tại xóm Hải Chánh, thôn Vạn Tường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi diễn ra ngày 18/2/2022 (nhằm ngày 18 tháng Giêng âm lịch năm Nhâm Dần).
Vì sao lê thánh tông được lên làm vua
Ông Lê Anh Dũng - Phó Chủ tịch Hội đồng họ Lê (HĐHL) Việt Nam; Chủ tịch HĐHL Quảng Nam - Đà Nẵng phát biểu tại Lễ đặt bia tưởng niệm và Lễ huý kỵ lần thứ 525 (1497-2022) vua Lê Thánh Tông tại xóm Hải Chánh, thôn Vạn Tường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi diễn ra ngày 18/2/2022 (nhằm ngày 18 tháng Giêng âm lịch năm Nhâm Dần).
Vì sao lê thánh tông được lên làm vua
Ông Lê Thanh Bình - Phó Chủ tịch Hội đồng họ Lê (HĐHL) Việt Nam phụ trách các tỉnh Tây Nguyên; Chủ tịch HĐHL tỉnh Lâm Đồng (mặc áo dài màu xanh) thắp hương tri ân công đức vua Lê Thánh Tông tại Lễ đặt bia tưởng niệm và Lễ huý kỵ lần thứ 525 (1497-2022) vua Lê Thánh Tông tại xóm Hải Chánh, thôn Vạn Tường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi diễn ra ngày 18/2/2022 (nhằm ngày 18 tháng Giêng âm lịch năm Nhâm Dần).
Vì sao lê thánh tông được lên làm vua
Bà Lê Thị Tuấn Bình - Phó Chủ tịch HĐHL tỉnh Bình Định phát biểu tại Lễ đặt bia tưởng niệm và Lễ huý kỵ lần thứ 525 (1497-2022) vua Lê Thánh Tông tại xóm Hải Chánh, thôn Vạn Tường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi diễn ra ngày 18/2/2022 (nhằm ngày 18 tháng Giêng âm lịch năm Nhâm Dần).
Vì sao lê thánh tông được lên làm vua
Ông Lê Quang Đạm - Trưởng Ban liên lạc họ Lê Việt Nam khu vực phía Nam; ông Lê Bá Chiến - Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Doanh nhân họ Lê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thành kính tham dự Lễ đặt bia tưởng niệm và Lễ huý kỵ lần thứ 525 (1497-2022) vua Lê Thánh Tông tại xóm Hải Chánh, thôn Vạn Tường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi diễn ra ngày 18/2/2022 (nhằm ngày 18 tháng Giêng âm lịch năm Nhâm Dần).
Vì sao lê thánh tông được lên làm vua
Tiếp nối mạch nguồn đạo lý “Tri ân công đức tiền nhân, tiên tổ Lê tộc Việt Nam” con cháu hậu duệ Lê tộc Việt Nam thành kính tham dự và tri ân công đức vua Lê Thánh Tông tại Lễ đặt bia tưởng niệm và Lễ huý kỵ lần thứ 525 (1497-2022) vua Lê Thánh Tông tại xóm Hải Chánh, thôn Vạn Tường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi diễn ra ngày 18/2/2022 (nhằm ngày 18 tháng Giêng âm lịch năm Nhâm Dần).

Hiện nay, trên cả nước ở nhiều địa phương, vùng miền đã xây dựng Đền thờ các vị vua nhà tiền Lê, hậu Lê, trong đó có vua Lê Thánh Tông. Việc thờ phụng cung kính các bậc tiền nhân, những người có công với nước khiến cho xã tắc ngày càng vững bền, mãi mãi trường tồn. Thời gian tới khi Khu di tích lịch sử văn hóa Đền thờ Vua Lê Thánh Tông được xây dựng và khánh thành tại xóm Hải Chánh, thôn Vạn Tường, xã Bỉnh Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để chúng ta luôn nhớ đến vua Lê Thánh Tông, cũng như khắc ghi trong tim công ơn của Người cũng như hàng vạn chiến binh đã cùng Vua ra trận với quyết tâm: “Công một buổi sẽ hoàn thành, hận trăm đời sẽ rửa sạch. Lại vì dân trừ loài sâu độc, chẳng để giặc cho con cháu đời sau”.

Vì sao lê thánh tông được lên làm vua
Vì sao lê thánh tông được lên làm vua
Đền thờ Vua Lê Thánh Tông được xây dựng ngay cạnh Bảo tàng chiến thắng Vạn Tường và Nghĩa trang liệt sỹ Vạn Tường (tỉnh Quảng Ngãi) sẽ tạo nên quần thể các công trình văn hoá, nơi đây sẽ trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc đối với con cháu hậu duệ Lê tộc Việt Nam nói riêng và đối với mọi người dân Việt Nam nói chung

Ông Lê Văn Tam - Chủ tịch Hội đồng họ Lê (HĐHL) Việt Nam, cho biết: “Với việc lập Đạo thừa tuyên Quảng Nam (năm 1471) của hoàng đế Lê Thánh Tông (một vị Vua anh minh) được xếp vào hàng bậc nhất trong các triều đại vua chúa Việt Nam đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ Đại Việt xuống phía Nam. Vua Lê Thánh Tông đã có một sự lựa chọn, một định hướng mang tính chiến lược về tầm nhìn xa, xu thế phát triển mang ý nghĩa quyết định vận mệnh quốc gia Đại Việt. Không phải ngẫu nhiên mà vị Vua hiền nổi tiếng “uyên thâm” đã chọn 2 chữ đầy ý nghĩa để đặt tên cho vùng đất mới “Quảng” là mở rộng, “Nam” là về phía Nam”.

“Ngày nay, chúng ta càng thấy rõ hơn bao giờ hết tầm nhìn xa của vua Lê Thánh Tông, với sự mở rộng xứ Thừa Tuyên Quảng Nam, Ngài đã đặt một cây cầu đến những vùng đất xa hơn về phương Nam, mở đầu cho việc tiếp tục khai khẩn sau này tại vùng đất Nam Bộ của các Chúa Nguyễn và Vua Nguyễn”, ông Lê Văn Tam, nhấn mạnh.

Tiếp nối mạch nguồn đạo lý “Tri ân công đức tiền nhân, tiên tổ Lê tộc Việt Nam”, ngày 18/2/2022 (nhằm ngày 18 tháng Giêng âm lịch năm Nhâm Dần) là ngày đặc biệt, một dấu mốc quan trọng đối với Hội đồng họ Lê (HĐHL) tỉnh Quảng Ngãi trong việc xây dựng Đền thờ vua Lê Thánh Tông. Trong đó, việc đặt bia tưởng niệm vua Lê Thánh Tông do ông bác Lê Văn Tam - Chủ tịch HĐHL Việt Nam công đức và Lễ huý kỵ lần thứ 525 của Ngài đã được Hội đồng họ Lê (HĐHL) tỉnh Quảng Ngão tổ chức tại xóm Hải Chánh, thôn Vạn Tường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có ý nghĩa rất lớn đối với con cháu hậu duệ Lê tộc Việt Nam.

Với sự công đức và chung tay đóng góp của con cháu hậu duệ Lê tộc Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc, trong thời gian tới với nhiều hạng mục các công trình được xây dựng sẽ hình thành nên Đền thờ vua Lê Thánh Tông tại tỉnh Quảng Ngãi. Đặc biệt, Đền thờ Vua Lê Thánh Tông được xây dựng ngay cạnh Bảo tàng chiến thắng Vạn Tường và Nghĩa trang liệt sỹ Vạn Tường sẽ tạo nên quần thể các công trình văn hoá, nơi đây sẽ trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc đối với mọi người dân Việt Nam.

Vì sao lê thánh tông được lên làm vua
Vì sao lê thánh tông được lên làm vua
Vì sao lê thánh tông được lên làm vua
Vì sao lê thánh tông được lên làm vua
Vì sao lê thánh tông được lên làm vua
Vì sao lê thánh tông được lên làm vua
Con cháu hậu duệ Lê tộc Việt Nam trên mọi miền đất nước chung tay đóng góp kinh phí xây dựng Đền thờ vua Lê Thánh Tông tại xóm Hải Chánh, thôn Vạn Tường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi nhằm tưởng nhớ, tri ân công đức của Người.

Có thể khẳng định, vua Lê Thánh Tông là một trong những vị Hoàng đế dưới các triều đại phong kiến nước Việt xưa luôn quan tâm đến việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới, cũng như biển đảo rất sâu sắc. Do đó, mọi thế hệ người Việt Nam hôm nay và muôn đời sau vẫn luôn ngưỡng mộ, tỏ lòng thành kính, biết ơn công lao của các vị tiền bối đã giữ yên xã tắc sơn hà cho dân tộc; trong đó, vua Lê Thánh Tông, một đấng vua minh quân toàn tài, mưu lược và đầy khí phách của thế kỷ XV đã khắc danh tên tuổi của mình vào dòng chảy của lịch sử dân tộc Việt Nam./.