Vì sao mọi công dân phải chấp hành pháp luật

09/11/2021 06:01

Mọi tổ chức, cá nhân phải tuân thủ, cùng hướng tới xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống.

Ngày 9/11/1946, Hiến pháp đầu tiên của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Đây là bản Hiến pháp của nền dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta, thể hiện triệt để tinh thần, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Và cũng từ đó, ngày 9/11 hàng năm được lấy làm Ngày Pháp luật Việt Nam nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người dân trong cuộc sống, làm việc phải tuân thủ pháp luật.

Để mọi tổ chức, cá nhân thấm nhuần sâu sắc giá trị của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, có thái độ, hành vi tích cực xử sự pháp luật đúng đắn, các cơ quan tư pháp phối hợp với chính quyền các địa phương, các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị-xã hội có liên quan tăng cường và không ngừng đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật, nhằm nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi tổ chức, cá nhân. Qua đó, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi người trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật.

Nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật cũng có nghĩa là mọi công dân đã chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Quang cảnh một phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án chống người thi hành công vụ ở thành phố Kon Tum. Ảnh: D.Đ.N

Hiểu rõ sâu sắc giá trị ấy, hằng năm, các cơ quan tư pháp ở tỉnh ta đã phối hợp với chính quyền các địa phương, các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh và tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến từng người dân với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, dễ hiểu, để mọi người dân có thể nắm bắt kịp thời và chấp hành nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đây cũng chính là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và là nhiệm vụ thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị các cấp, các ngành với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức biết sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và của xã hội.

Mặc dù vậy, vẫn còn đâu đó một bộ phận nhỏ người dân vẫn chưa tuân thủ nghiêm các quy tắc ứng xử trong xã hội cũng như các quy định của pháp luật, nên dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật, để lại hệ lụy xấu trong gia đình và cộng đồng, xã hội.

Ngược dòng thời gian 1-2 năm trở lại đây, Tòa án nhân dân hai cấp trong tỉnh đã đưa ra xét xử công khai nhiều vụ án hình sự liên quan đến các hành vi vi phạm về lâm luật; vận chuyển, mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy; trật tự xã hội…Điều đó cho thấy, mặc dù những cá nhân bị đưa ra xét xử tuy ý thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, vì nhiều động cơ khác nhau nên vẫn cố tình vi phạm pháp luật. Đây cũng chính là hành vi coi thường kỷ cương, phép nước, thiếu tôn trọng pháp luật, cần phải được xử lý nghiêm bằng pháp luật để giáo dục và răn đe xã hội.

Xin được trở lại câu chuyện gần đây nhất, những hành vi thiếu ý thức thượng tôn pháp luật trong thời gian đại dịch Covid-19 đang hoành hành, cả nước đang gồng mình chống dịch, vậy mà vẫn có những cá nhân bất chấp các quy định của pháp luật về triển khai các biện pháp chống dịch, vi phạm pháp luật và để lại hệ lụy không tốt cho xã hội.

Trong khoảng thời gian kể từ ngày bùng phát dịch Covid-19 cho đến nay, trên các trang mạng xã hội luôn xuất hiện các thông tin sai sự thật của các tổ chức, cá nhân về số liệu, tình hình diễn biến của dịch; xuyên tạc về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19…gây hoang mang trong dư luận, làm lệch lạc định hướng nhân dân trong ý thức về phòng, chống dịch…và đã bị các cơ quan chức năng ở tỉnh ta xử lý, giáo dục.

Nghiêm trọng hơn, nhiều người dân thiếu ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid- 19  về thực hiện nguyên tắc 5K; không chấp hành tự theo dõi sức khỏe tại nhà sau khi đã được cách ly hoặc trốn cách ly; trốn về từ vùng dịch không khai báo…mà hậu quả tất yếu là sẽ gây nguy cơ cao cho dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng, gây hao tổn kinh phí Nhà nước cũng như công sức của những người đang thực hiện nhiệm vụ chống dịch.

Ngày Pháp luật Việt Nam cũng là dịp chúng ta nói về ý thức thượng tôn pháp luật. Ngoài quyền được học tập và tìm hiểu pháp luật, mọi tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật. Mỗi tổ chức, cá nhân ngoài việc sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật cũng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật; các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật hoặc lệch chuẩn xã hội…

Pháp luật phải được thực hiện nghiêm trên mọi lĩnh vực. Không ai có thể nằm ngoài “vùng cấm” của pháp luật. Mọi người phải tuân thủ, cùng hướng tới xây dựng một xã hội thượng tôn pháp luật.

Dương Đức Nhuận

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account


Câu 1

Bình là học sinh chậm tiến, Bình thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học, đôi lần còn đánh nhau với các bạn trong trường. Theo em, ai có quyền xử lí những vi phạm của Bình ? Căn cứ để xử lí các vi phạm đó ? Trong các hành vi trên của Bình, hành vi nào là vi phạm pháp luật ?

Giải chi tiết:

- Hành vi vi phạm kỉ luật của Bình như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong lớp. Những hành vi đó do ban giám hiệu nhà trường xử lý.

Bạn đang xem: Vì sao mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật

- Hành vi đánh nhau với các bạn trong trường là hành vi vi phạm pháp luật, căn cứ vào mức độ vi phạm và độ tuổi của Bình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt thích đáng.


Câu 2

Em hãy cho biết tại sao nhà trường phải có nội quy. Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện ? Nếu không có nội quy thì trường học sẽ ra sao ? Hãy hình dung nhà trường như một xã hội thu nhỏ và thử tưởng tượng một xã hội không có pháp luật thì sẽ như thế nào. Giải thích vì sao mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

Giải chi tiết:

- Nhà trường phải có nội quy để đảm bảo nền nếp, kỉ cương, kỉ luật trong nhà trường.

- Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện:

+ Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, răn đe học sinh.

+ Phối kết hợp giữa các tổ chức trong trường [Đoàn Đội...] phụ huynh học sinh.

- Nhà trường như một xã hội thu nhỏ, nếu nhà trường không có nội quy, thì kỉ luật trật tự không được đảm bảo, môi trường học tập không thể tốt được. Một xã hội không có pháp luật sẽ bất ổn, sẽ không phát triển được.

- Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vì đó là trách nhiệm, là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Mọi người phải “sống, lao động và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”


Câu 3

Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em như sau : "Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau ; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con".

Câu hỏi :

a] Hãy tìm một câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em.

b] Việc thực hiện bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở nào ? Nếu không thực hiện có bị xử phạt không ? Hình thức phạt là gì ?

c] Nếu vi phạm Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình thì có bị xử phạt không ? Vì sao ?

Giải chi tiết:

- Ca dao, tục ngữ về quan hệ anh, chị, em:

+ “Khôn ngoan đối đáp người ngoài,

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”

+ "Anh em như chân với tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"

+ “Em thuận, anh hòa là nhà có phúc”

+ Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em.

Xem thêm: " Profit And Loss Statement Là Gì ? [Income Statement Income Statement Là Gì

+ Chị ngã em nâng.

- Việc thực hiện các bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở đạo đức xã hội. Nếu không thực hiện sẽ không bị cơ quan Nhà nước xử phạt nhưng sẽ bị dư luận xã hội lên án, người đời cười chê.

- Nếu vi phạm Điều 105 Luật Hôn nhân và Gia đình thì sẽ bị xử phạt vì đây là quy định của pháp luật và mọi công dân phải có trách nhiệm thực hiện trách nhiệm của mình với gia đình như chăm sóc, giáo dục, trông nom...


Câu 4

Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành ; tính chất, hình thức thể hiện và các phương thức bảo đảm thực hiện.

Giải chi tiết:

* Giống nhau:

- Đều hướng con người đến việc làm những điều tốt đẹp.

- Đều giáo dục con người đến bổn phận, trách nhiệm, những điều được làm và không nên làm...

*Khác nhau:

Đao đức

Pháp luật

Cơ sở hình thành

Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ

Do Nhà nước ban hành

Tính chất

Tự nguyện, không ép buộc

Bắt buộc chung, áp dụng cho mọi đối tượng

Hình thức thể hiện

Các câu ca dao, tục ngữ các câu châm ngôn...

Các văn bản pháp luật như bộ luật, luật... trong đó quy định các quyền, nghĩa vụ của công dân, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, cán bộ, công chức Nhà nước.

Biện pháp bảo đảm thực hiện

Tự giác, thông qua tác động của dư luận xã hội lên án, khuyến khích, khen, chê.

Bằng sự tác động của Nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục hoặc răn đe, cưỡng chế và xử lý các hành vi vi phạm.

Video liên quan

Chủ Đề