Vì sao phải bãi nhiệm miễn nhiệm

Các trường hợp bãi nhiệm các chức vụ do HĐND bầu. Pháp luật đã quy định các chức vụ do HĐND bầu bị bãi nhiệm trong các trường hợp như (1) Căn cứ vào kết quả giám sát, HĐND có quyền bãi nhiệm Chủ tịch HĐND cùng cấp theo quy định của pháp luật (khoản 3, Điều 64 Luật Tổ chức HĐND và UBND); (2) Khi HĐND bỏ phiếu tín nhiệm mà Chủ tịch HĐND không được quá nửa tổng số đại biểu HĐND tín nhiệm (khoản 2, Điều 65 Luật Tổ chức HĐND và UBND); (3) Đại biểu HĐND bị bãi nhiệm hoặc bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi các chức vụ mà theo quy định của pháp luật phải là đại biểu HĐND mới được làm (Điều 90 Quy chế hoạt động của HĐND).

Về tỷ lệ bãi nhiệm: có ý kiến cho rằng, việc bãi nhiệm đại biểu HĐND và các chức danh Thường trực HĐND là giống nhau. Tuy nhiên, đại biểu HĐND do cử tri bầu ra, Chủ tịch HĐND do HĐND bầu ra trong số các đại biểu HĐND nên cách thức bãi nhiệm không giống nhau.

Trước hết, về bãi nhiệm đại biểu HĐND. Điều 46 Luật Tổ chức HĐND và UBND quy định hai hình thức bãi nhiệm là thông qua HĐND hoặc cử tri bãi nhiệm. Trong trường hợp đưa ra HĐND bãi nhiệm thì cần ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành.

Đối với bãi nhiệm các chức vụ do HĐND bầu, Điều 48 Luật Tổ chức HĐND và UBND quy định: Hội đồng nhân dân thảo luận và ra nghị quyết về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải được quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành, trừ trường hợp bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 46 của Luật này... Như vậy, trong việc HĐND thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương, việc bãi nhiệm các chức vụ do HĐND bầu chỉ cần quá nửa tổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành.

Việc bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND có tiếp tục là đại biểu HĐND hay không? Điều 51 Luật Tổ chức HĐND và UBND quy định HĐND bầu Chủ tịch HĐND trong số các đại biểu HĐND. Vì vậy, nếu một người chỉ bị bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND mà không bị bãi nhiệm đại biểu HĐND thì người đó vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đại biểu HĐND.

Đại biểu HĐND có thể đưa ra cử tri bãi nhiệm. Tuy nhiên, quy trình bãi nhiệm thông qua cử tri rất chặt chẽ với nhiều thủ tục pháp lý, tốn kém thời gian, kinh phí của Nhà nước và nhân dân. Trên thực tế, khi có trường hợp đại biểu HĐND vi phạm nghiêm trọng thì các địa phương thường đưa ra HĐND bãi nhiệm, cách thức này là thuận lợi hơn.

Cũng có ý kiến cho rằng, có thể vận dụng Luật Cán bộ công chức để xử lý kỷ luật đối với Chủ tịch HĐND khi họ vi phạm pháp luật, vì chức danh Chủ tịch HĐND xã là cán bộ. Tại Điều 78 của luật này có quy định về các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, như: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm. Tuy nhiên, chức danh Chủ tịch HĐND xã dù là cán bộ, nhưng đại biểu HĐND do nhân dân bầu, Chủ tịch HĐND xã do HĐND xã bầu trong số đại biểu HĐND, việc xử lý kỷ luật đối với những người này phải áp dụng theo Luật Tổ chức HĐND và UBND, không thể áp dụng theo Điều 78 Luật Cán bộ công chức.

Thiết nghĩ, xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan cần có quy định và hướng dẫn cụ thể hơn về việc bãi nhiệm đại biểu và chủ tịch HĐND xã.
Phan Trung Tú


Nguồn: http://daibieunhandan.vn


* Minh bạch điều kiện biên soạn, thẩm định sách giáo khoa

QĐND - Cho rằng, "miễn nhiệm” và “bãi nhiệm” là hoàn toàn khác nhau, khi thảo luận về dự thảo Nghị quyết Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức danh do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, chiều 20-11, một số đại biểu đề nghị phải phân tách rõ ràng những khái niệm này để tránh hiểu sai và áp dụng không thống nhất.

Lấy phiếu tín nhiệm một hay hai lần mỗi nhiệm kỳ?

Đại biểu Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên-Huế) nhấn mạnh, “miễn nhiệm” là chuyện bình thường. Ví dụ, một người khi được bầu hoặc bổ nhiệm vào vị trí khác, có thể cao hơn chức vụ đang giữ, thì sẽ nhận được quyết định “miễn nhiệm” chức vụ đang giữ để nhận nhiệm vụ mới. Tuy nhiên, “bãi nhiệm” lại thường xuất phát từ lý do có sai phạm, nên “bãi nhiệm” cũng giống như một hình thức kỷ luật. Theo Điều 15 của dự thảo nghị quyết, “người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá “không tín nhiệm” thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, có trách nhiệm trình Quốc hội, HĐND xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức đối với người đó". Đại biểu cho rằng, quy định như vậy là chưa rõ ràng, có thể dẫn tới sự áp dụng không thống nhất, với người này thì “bãi nhiệm”, với người khác lại “miễn nhiệm”. Do vậy, đại biểu đề nghị cần quy định rõ, khi nào thì “miễn nhiệm”, khi nào thì “bãi nhiệm”, khi nào thì “cách chức” sau quy trình lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm.

Vì sao phải bãi nhiệm miễn nhiệm

Ảnh minh họa.

Ý kiến của đại biểu Đồng Hữu Mạo cũng nhận được sự đồng tình của một số đại biểu khác. Có đại biểu kiến nghị, với những người bị quá nửa số phiếu đánh giá tín nhiệm thấp thì cần phải đưa ra xem xét việc bãi nhiệm, miễn nhiệm ngay, không nên chờ đợi người đó “thực hiện văn hóa từ chức”. Đại biểu Phạm Trường Dân (Quảng Nam) cũng đề xuất bổ sung quy định từ chức với người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá “không tín nhiệm”, nếu họ không từ chức thì mới thực hiện quy trình bãi nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức.

Thời hạn và thời điểm lấy phiếu tín nhiệm cũng là vấn đề còn có hai luồng ý kiến khác nhau trong Quốc hội. Đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm qua hai kỳ họp đã được cử tri ghi nhận, đánh giá tốt. Đại biểu khẳng định, không đồng tình với giải thích của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho đề xuất mỗi nhiệm kỳ chỉ lấy phiếu tín nhiệm một lần. Cụ thể, theo cách giải thích ấy, nếu chỉ hai năm đã lại lấy phiếu tín nhiệm thì chưa đủ thời gian để đánh giá về một cán bộ. Đại biểu nói, thực tế cho thấy, sau hai lần lấy phiếu tín nhiệm vừa rồi đã thấy có chuyển biến rất rõ nét trong hoạt động của các vị được lấy phiếu tín nhiệm. Bên cạnh đó, đại biểu nói, rất đông cử tri đề nghị lấy phiếu tín nhiệm hai lần trong một nhiệm kỳ, năm thứ 2 và năm thứ 4. Đại biểu cũng đánh giá, việc lấy phiếu tín nhiệm lần thứ hai như là lần tái giám sát, xem các vị nằm trong đối tượng lấy phiếu tín nhiệm đã chuyển biến và đã đáp ứng được yêu cầu của Quốc hội đến đâu. Từ đó, đại biểu đề xuất quy định mỗi nhiệm kỳ lấy phiếu tín nhiệm hai lần.

Cũng như đại biểu Chu Sơn Hà, đại biểu Võ Thị Dung (TP Hồ Chí Minh) dẫn thực tiễn qua hai lần lấy phiếu tín nhiệm vừa rồi để phủ nhận ý kiến cho rằng, chỉ sau một hoặc hai năm đã lấy phiếu tín nhiệm thì chưa đủ thời gian để đánh giá về năng lực và phẩm chất của cán bộ. Đại biểu bày tỏ mong muốn sẽ lấy phiếu tín nhiệm mỗi nhiệm kỳ hai lần.

Tuy nhiên, cũng có đại biểu đồng tình với đề xuất của UBTVQH, mỗi nhiệm kỳ chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm một lần, như đại biểu Danh Út (Kiên Giang).

Theo kế hoạch, dự thảo Nghị quyết sẽ được trình Quốc hội thông qua vào chiều 28-11, ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIII.

Làm sách theo cách tiếp cận phát triển năng lực

Theo Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mà Chính phủ trình Quốc hội lần này, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa phổ thông sẽ do các tổ chức, cá nhân cùng tham gia biên soạn và việc lựa chọn sách giáo khoa nào sẽ do một hội đồng do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập quyết định.

Đại biểu Ngô Đức Mạnh (Bình Thuận) đặt vấn đề, đề án mà Bộ Giáo dục và Đào tạo trình ra Quốc hội lần này dành ra 321,6 tỷ đồng để biên soạn một bộ sách giáo khoa. Trong khi đó, sẽ có đến 4 bộ sách giáo khoa được đưa ra thẩm định. “Vậy 3 bộ sách giáo khoa ấy sẽ do cá nhân và tổ chức nào biên soạn? Kinh phí dành cho các tổ chức, cá nhân ấy là như thế nào? Cụ thể ra sao? Nói cách khác, chúng tôi nghĩ rằng, điều kiện tham gia của các tổ chức, cá nhân khác mà được bộ mời để tham gia biên soạn cũng phải tương tự như những điều kiện mà bộ dành cho các cơ quan và tổ chức khác”, đại biểu nêu rõ vấn đề khúc mắc cần giải đáp.

Đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP Hồ Chí Minh) nói “chưa thấy thuyết phục” vì “tuy có chủ trương mở về biên soạn sách giáo khoa nhưng trong cách thể hiện của đề án, có cảm tưởng như chỉ có một bộ sách và do một chủ thể duy nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện”. “Trong bối cảnh đã cho phép xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa thì Bộ Giáo dục và Đào tạo không nên tổ chức biên soạn riêng một bộ sách và nên dành kinh phí đó để đầu tư đào tạo đội ngũ giáo viên, đầu tư trang thiết bị dạy học”, đại biểu nói.

Ủng hộ chủ trương xã hội hóa việc làm sách giáo khoa, tuy nhiên, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) đề nghị, cần xác lập ngay trong đề án các điều kiện để thực hiện việc khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn sách giáo khoa, quy định cụ thể các quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân khi tham gia biên soạn sách giáo khoa một cách minh bạch, thuyết phục.

Đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) cũng đồng tình với đề xuất để Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa. Tuy nhiên, việc thẩm định sách giáo khoa cần được công khai, khách quan, độc lập. Việc lựa chọn sách giáo khoa để giảng dạy ở các cơ sở giáo dục cần được bàn bạc dân chủ, có sự thống nhất của giáo viên, học sinh và phụ huynh, tránh sự độc quyền trong thẩm định và sử dụng sách giáo khoa.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, thực tiễn những lần làm sách trước đây cho thấy, lực lượng tham gia vào việc biên soạn chương trình, sách giáo khoa không nhiều, do yêu cầu rất cao về mặt khoa học; thời gian tập trung cho việc viết sách rất dài; đãi ngộ cho những người tham gia viết sách giáo khoa và chương trình cũng chưa thỏa đáng. “Lần này, theo dự báo của chúng tôi, lực lượng làm sách giáo khoa còn ít hơn, vì lần này chúng ta làm sách theo cách mới là tiếp cận phát triển năng lực chứ không làm như những lần trước đây là truyền thụ kiến thức cho học sinh”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói.

Theo dự báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sẽ có hai khả năng xảy ra. Khả năng thứ nhất, với cơ chế xã hội hóa, sức sản xuất của xã hội sẽ được giải phóng, nhiều nhóm tập thể sẽ biên soạn, sách biên soạn sẽ tốt, đa dạng, giúp cơ sở giáo dục lựa chọn được sách phù hợp nhất để sử dụng. Khả năng thứ hai, chưa có nhiều người sẵn sàng tham gia viết sách, sách viết ra không đáp ứng được yêu cầu và không kịp về thời gian, có thể có những mảng sách không có ai tham gia viết. “Chúng tôi rất mong muốn khả năng thứ nhất xảy ra, nhưng kinh nghiệm lịch sử của những lần làm sách vừa rồi đã cảnh báo là khả năng thứ hai rất dễ xảy ra. Phương án Chính phủ đề xuất giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động biên soạn một bộ sách, đồng thời khuyến khích việc biên soạn các bộ sách khác là để Chính phủ chủ động ứng phó với bất cứ tình huống nào xảy ra”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận giải thích.

Về con số kinh phí làm sách giáo khoa được Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu ra, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận giải thích: "Đó là kinh phí để viết một bộ sách giáo khoa, chứ không phải kinh phí để cấp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn sách”.

Nếu không có gì thay đổi, Đề án Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa giáo dục phổ thông sẽ được trình Quốc hội biểu quyết thông qua ngày 28-11, trước khi Quốc hội khóa XIII bế mạc Kỳ họp thứ tám.

Cũng trong ngày 20-11, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 4 luật, bao gồm: Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Căn cước công dân và Luật Hộ tịch.

CHIẾN THẮNG