Vì sao phải phẫu thuật đặt tinh hoàn là gì

Vừa qua, khoa Ngoại Tiết niệu – Nam khoa Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng tiếp nhận một bệnh nhân nam 17 tuổi đến khám vì đau nhiều ở bìu trái, gây ảnh hưởng đến đi lại, sinh hoạt hàng ngày. Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện một khối tròn căng nằm ở cực trên mào tinh hoàn trái kích thước nang 30 x 40mm, lớn tương đương với tinh hoàn của bệnh nhân. Siêu âm bìu ghi nhận hình ảnh nang mào tinh hoàn trái. Người bệnh được chỉ định phẫu thuật bóc nang mào tinh hoàn trái.         

Sau 30 phút phẫu thuật, với một đường rạch da nhỏ # 4cm ở bìu, khối nang mào tinh đã được bóc nguyên vẹn mà không ảnh hưởng đáng kể đến mào tinh, tinh hoàn, ống dẫn tinh của người bệnh. Do đó bảo tồn được chức năng sản xuất và vận chuyển tinh trùng của tinh hoàn - mào tinh bên phẫu thuật.

Vì sao phải phẫu thuật đặt tinh hoàn là gì

Sau phẫu thuật, người bệnh có thể đi lại bình thường, hết đau tức, bác sĩ chỉ định xuất viện sau hai ngày điều trị. 

Nang mào tinh hoàn là một khối nang nước lành tính ở mào tinh hoàn. Nguyên nhân chính xác không rõ ràng nhưng có thể do ứ đọng, tắc nghẽn một hay vài ống dẫn tinh ở mào tinh hoặc do viêm nhiễm, chấn thương tinh hoàn gây tiết dịch và hình thành nang.

Đối với các trường hợp nang nhỏ hầu như không gây ra triệu chứng gì thì theo dõi, không cần can thiệp. Tuy nhiên nếu nang đủ lớn có thể gây đau tức bìu, vướng ở cơ quan sinh dục và khi đi lại thì nên xem xét phẫu thuật bóc nang mào tinh.

Vì sao phải phẫu thuật đặt tinh hoàn là gì

Lời khuyên của bác sĩ: 

Nên tự sờ kiểm tra bìu – tinh hoàn thường xuyên tại nhà. Khi có các triệu chứng đau bìu hoặc sờ thấy u cục ở bìu – tinh hoàn, không nên bóp quá mạnh mà cần đến các cơ sở y tế có khoa Ngoại tiết niệu – Nam khoa để được khám, loại trừ các bệnh ác tính ở bìu – tinh hoàn hay là nang mào tinh hoàn để điều trị kịp thời.

Khoa Ngoại Tiết niệu – Nam Khoa Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng không ngừng phát triển chuyên sâu điều trị chuyên khoa các bệnh lý về Tiết niệu – Nam khoa. Với đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm và trang thiết bị hiện đại, là địa chỉ uy tín và tin tưởng cho bệnh nhân điều trị các bệnh lý về Tiết niệu – Nam khoa.  

Khoa Ngoại tiết niệu - Nam khoa – Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
 

Điều trị viêm mào tinh hoàn gồm có nghỉ ngơi tại giường, nâng cao bìu (ví dụ dùng quần lót đặc biệt hỗ trợ cơ quan sinh dục khi đứng thẳng) để giảm các cọ xát, làm nhẹ các va chạm, trườm lạnh bìu, dùng thuốc giảm đau chống viêm và kháng sinh phổ rộng như ciprofloxacin 500 mg uống 2 lần/ngày hoặc levofloxacin 500 mg uống một lần/ngày trong 21 đến 30 ngày. Điều trị thay thế,có thể dùng doxycycline 100 mg uống 2 lần mỗi ngày hoặc trimethoprim/sulfamethoxazole (160/800 mg) uống 2 lần mỗi ngày.

Nếu nghi ngờ nhiễm trùng huyết, kháng sinh nhóm aminoglycosid như tobramycin 1 mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ hoặc cephalosporin thế hệ 3 như ceftriaxone 1 đến 2 g tiêm tĩnh mạch 1 lần/ngày có thể hữu ích cho đến khi biết được vi khuẩn gây nhiễm và tính nhạy cảm của chúng.

Áp xe và tràn mủ màng tinh hoàn thường phải phẫu thuật để dẫn lưu.

Những bệnh nhân phải đặt lưu ống thông tiểu thường có xu hướng bị viêm mào tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn-tinh hoàn tái phát. Trong nhiều trường hợp như vậy, việc đặt ống thông bàng quang trên xương mu hoặc thiết lập việc tự đặt ống thông tiểu có thể hữu ích.

Điều trị viêm mào tinh hoàn không do vi khuẩn bao gồm các biện pháp chăm sóc nói chung, nhưng việc điều trị bằng các thuốc kháng vi sinh vật không được chắc chắn. Phong bế thần kinh của thừng tinh bằng cách gây tê tại chỗ có thể giảm các triệu chứng trong trường hợp nặng hoặc trường hợp bệnh dai dẳng.

Tinh hoàn ẩn hay còn gọi là tinh hoàn chưa xuống hoặc vắng tinh hoàn. Ðây là một hiện tượng không bình thường đối với các bé trai, đặc biệt là những bé vừa chào đời, tinh hoàn (1 bên hay cả 2 bên) đã không nằm trong bìu.

Thông thường, tinh hoàn nằm ở bìu. Khi tinh hoàn không nằm ở bìu mà nằm ở các vị trí khác như lỗ bẹn nông, lỗ bẹn sâu hoặc nằm trong ổ bụng thì gọi là tinh hoàn ẩn.

Đây là một bệnh lý gặp khá phổ biến ở trẻ trai. Bệnh mắc với tỷ lệ 3% ở trẻ sinh ra đủ tháng, 30% ở trẻ sinh thiếu tháng.

Bệnh lý này cần được phát hiện sớm ngay từ sau khi chào đời, được theo dõi sát và có chỉ định điều trị đúng thời gian cần thiết để tinh hoàn có chức năng sinh sản, nội tiết và tránh nguy cơ ung thư sau này.

Tinh hoàn lạc chỗ ngoài bìu có thể nằm bất cứ chỗ nào như ở mu, nếp bẹn, cung đùi, tầng sinh môn do trong khi di chuyển đã bị kéo lệch ra khỏi đường đi bình thường.

Tinh hoàn ẩn được xác định nằm trên đường di chuyển như trong thời kỳ phôi thai, có thể ở trong ổ bụng, ống bẹn, lỗ bẹn, trên bìu…

Điều cần lưu ý là người bị tinh hoàn ẩn có thể mắc các dị dạng khác, nhất là đối với thể ẩn cả 2 bên có thể gặp những rối loạn bệnh lý nhiễm sắc thể giới tính, tật ái nam ái nữ hoặc kèm theo dị dạng ở đường tiết niệu như tật lỗ đái thấp, suy tuyến sinh dục…

Vì sao phải phẫu thuật đặt tinh hoàn là gì

Minh họa một số vị trí tinh hoàn bị lạc

Tinh hoàn ẩn có thể là một bên hoặc hai bên.

Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện khi nhìn thấy túi bìu không cân đối:

  • Một bên trông bình thường và một bên nhỏ hoặc xẹp lép (ẩn tinh hoàn một bên) hoặc cả hai túi bìu nhỏ, xẹp;
  • Khi sờ vào bìu không thấy đủ hai tinh hoàn;
  • Nắn vào bìu sẽ không thấy tinh hoàn ở 1 hoặc cả 2 bên;
  • Có thể nắn thấy tinh hoàn ở ống bẹn.
  • Có trường hợp tinh hoàn lúc ở bìu, lúc bị co lên trên ống bẹn. Khi khám dùng ngón tay đẩy tinh hoàn xuống bìu được nhưng khi bỏ tay ra thì tinh hoàn lại bị kéo lên trên cao, ngoài túi bìu.

Với cách phát hiện như trên có thể xác định được bệnh. Bệnh có thể được phát hiện ngay sau đẻ và đặt ra kế hoạch theo dõi, điều trị.

Tuy nhiên, nếu còn nghi ngờ các bậc phụ huynh nên đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Tinh hoàn ẩn cần chữa ngay trước 1 tuổi

Những biến đổi chức năng sinh lý, bệnh lý của tinh hoàn

Những điều cần biết về xoắn tinh hoàn

Vì sao phải phẫu thuật đặt tinh hoàn là gì

Cha mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra nếu không chắc chắn về tình trạng của trẻ

Bình thường ở bìu có nhiệt độ thấp hơn so với cơ thể, khi bị ẩn nằm ở vùng bụng thì chịu nhiệt độ cao của cơ thể làm tinh hoàn không phát triển và giảm số lượng tế bào mầm trong tinh trùng. Nếu  bé trai bị 1 tinh hoàn ẩn  và vị trí tinh hoàn ẩn ở ống bẹn sẽ có số lượng tinh trùng bình thường.

Nếu bé trai bị 2 tinh hoàn ẩn và tinh hoàn ở ống bẹn thì cũng có thể gây vô sinh. Bệnh nhân sau 5 tuổi không được phẫu thuật thì tỷ lệ vô sinh cao tới 75%. Ngoài ra, tinh hoàn ẩn nguy hiểm khi không được phát hiện và điều trị sớm có thể xảy ra các biến chứng sau:

Xoắn tinh hoàn: Do không được cố định ở bìu tốt, tinh hoàn ẩn có nguy cơ bị xoắn là rất hay gặp. Triệu chứng là sưng đau vùng bẹn đột ngột bên tinh hoàn ẩn. Da ở bìu đỏ sẫm hoặc nhợt, mất nếp nhăn. Nếu không được khám và mổ cấp cứu trong vòng 3 giờ  thì tinh hoàn sẽ bị hoại tử.

U ác tính: Bên cạnh đó, nếu tinh hoàn ẩn trong ổ bụng phát hiện muộn, không được phẫu thuật có thể âm ỉ phát triển thành u ác tính. Tỷ lệ này cao từ 22 – 40 lần so với trẻ bình thường. Do vậy, cần phát hiện tinh hoàn ẩn  để được điều trị thích hợp.

Vì sao phải phẫu thuật đặt tinh hoàn là gì

Minh họa tinh hoàn xoắn

Ở lứa tuổi dưới 1 tuổi: Nếu tinh hoàn chưa xuống bìu nhưng sờ nắn thấy ở ống bẹn, thấp về phía túi bìu thì nên theo dõi thêm, một số trường hợp tinh hoàn sẽ xuống bìu khi trẻ đến 1 tuổi. Nếu sau 1 năm tuổi mà tinh hoàn vẫn chưa xuống bìu thì nên điều trị thuốc và chuẩn bị phẫu thuật sớm. Còn nếu không nắn thấy tinh hoàn ở ống bẹn, siêu âm có thể thấy tinh hoàn trong ổ bụng thì nên mổ sớm vào những tháng cuối của năm tuổi đầu tiên.

Ở lứa tuổi trên 1 tuổi: Hầu hết các bệnh nhân tới khám ở lứa tuổi trên 1 tuổi. Chỉ định mổ tốt nhất là từ 1 tới 2 tuổi. Tùy theo tường trường hợp mà các bác sĩ chỉ định điều trị. Ðiều trị bằng thuốc nội tiết trước, nếu không kết quả mới phẫu thuật hoặc phải phẫu thuật ngay để đưa tinh hoàn xuống bìu.

Trước thời gian được phẫu thuật: Hàng ngày, gia đình cần theo dõi chặt chẽ  những diễn biến của trẻ vì có rất nhiều biến chứng bất thường có thể xảy ra như tinh hoàn bị xoắn hoặc bị thoát vị bẹn nghẹt đi kèm. Nếu bé đột ngột quấy khóc, sưng, đau, đỏ vùng bẹn bên không có tinh hoàn, phải cho bé đến cơ sở y tế để được khám bệnh càng sớm càng tốt.

Sau khi phẫu thuật: Gia đình cần theo dõi kích thước tinh hoàn bên mổ đem xuống bìu teo nhỏ hay to lên dần. Cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và  cho bé đi tái khám để bác sĩ chuyên khoa đánh giá lại, để có hướng dẫn, theo dõi hoặc chẩn đoán và điều trị thích hợp./.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/