Xâm phạm thương hiệu là gì

  • Hành vi nào được coi là xâm phạm thương hiệu?
  • Ví dụ về xâm phạm thương hiệu
  • Nội dung đơn yêu cầu xử lý xâm phạm thương hiệu
  • Tài liệu, chứng cứ được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm thương hiệu

Ngày nay, để tạo được uy tín và ấn tượng với khách hàng trên thị trường, mỗi doanh nhân hay doanh nghiệp đều xây dựng cho mình một thương hiệu riêng. Mỗi thương hiệu sẽ được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và sẽ được pháp luật bảo hộ với thương hiệu đó. Tuy nhiên, việc xâm phạm thương hiệu hiện nay diễn ra khá phổ biến trên thị trường mà người dân vẫn chưa biết đó có phải là xâm phạm thương hiệu hay không. Ví dụ về xâm phạm thương hiệu sẽ giúp Quý bạn đọc hiểu một cách dễ dàng hơn về xâm phạm thương hiệu.

Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến xâm phạm thương hiệu.

Hành vi nào được coi là xâm phạm thương hiệu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 sửa đổi, bổ sung năm 2019 thì các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

– Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

– Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Ví dụ về xâm phạm thương hiệu

Ví dụ 1: Công ty A kinh doanh gỗ công nghiệp với nhãn hiệu có ký hiệu dòng chữ “GCN” đã đăng ký nhãn hiệu và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ. Công ty B cũng kinh doanh gỗ công nghiệp và sử dụng nhãn hiệu với dòng chữ “GCN” dán trên sản phẩm của công ty mình giống với sản phẩm gỗ của công A. Trong trường hợp này công ty B đã xâm phạm thương hiệu của công ty A.

Ví dụ 2: Công ty ABC được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu “CF” cho sản phẩm café. Công ty XYZ dùng nhãn hiệu “CF” dán trên sản phẩm là cacao do công ty mình sản xuất. Trong trường hợp này Công ty XYZ đã xâm phạm nhãn hiệu của công ty ABC.

Ví dụ 3: Công ty MLQ sử dụng nhãn hiệu “Samsung” cho dòng máy in của mình cũng coi là xâm phạm thương hiệu.

Nội dung đơn yêu cầu xử lý xâm phạm thương hiệu

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, đơn yêu cầu xử lý xâm phạm gồm các nội dung sau:

Xem thêm:

– Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;

– Tên, địa chỉ của người yêu cầu xử lý xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thực hiện thông qua người đại diện;

– Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu;

– Tên, địa chỉ của người xâm phạm; tên, địa chỉ của người bị nghi ngờ là người xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm;

– Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan [nếu có];

-Tên, địa chỉ của người làm chứng [nếu có];

– Thông tin tóm tắt về quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm: loại quyền, căn cứ phát sinh quyền, tóm tắt về đối tượng quyền;

– Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm: ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm, mô tả vắn tắt về sản phẩm xâm phạm, hành vi xâm phạm và các thông tin khác [nếu có].

Đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm thì cần có thêm thông tin về cách thức xuất khẩu, nhập khẩu, nước xuất khẩu, cách thức đóng gói, người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp, đặc điểm phân biệt hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp với hàng hoá xâm phạm; nguy cơ xảy ra các tình huống cần áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt và các thông tin khác [nếu có];

– Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm;

– Danh mục các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn;

– Chữ ký của người làm đơn và đóng dấu [nếu có].

Xem thêm:

Tài liệu, chứng cứ được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm thương hiệu

Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, tài liệu, hiện vật có chữ ký xác nhận của người yêu cầu xử lý xâm phạm được coi là chứng cứ chứng minh gồm:

– Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng được bảo hộ;

– Vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị xem xét;

– Bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ;

– Biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến ví dụ về xâm phạm thương hiệu. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Chủ Đề