Xe lead đến bao nhiêu tiền? new south wales, úc

Bậc Trung học ở Úc kéo dài 6 năm, trong đó lớp 7 đến lớp 10 là trung học cơ sở và lớp 11 – 12 là trung học phổ thông. Kỳ nhập học chính là vào cuối tháng 1 hàng năm, tuy nhiên học sinh cũng có thể nhập học vào các kỳ tháng 4,7 và 10.
  • Học sinh tốt nghiệp lớp 12 tại bang New South Wales sẽ được cấp bằng tốt nghiệp phổ thông Higher School Certificate [HSC]. Khu vực này có hệ thống trường đa dạng với gần 2,200 trường phổ thông và hơn 150 trường quốc tế, cho phép học sinh lựa chọn theo ý thích.
  • II. HỌC PHÍ.

    Học phí:

    Từ lớp 7 đến lớp 10: 14,800 AUD/năm
    Từ lớp 11 – lớp 12: 16,600 AUD/năm
    Chương trình tiếng Anh: 8,900 AUD/2 kì

     

    Một số chi phí khác:

    Phí nộp hồ sơ: 290 AUD
    Chi phí nhà ở: 350 AUD/tuần
    Đưa đón sân bay: 180 AUD

     Yêu cầu đầu vào: IELTS 5.0 [lớp 10] – IELTS 5.5 [lớp 11]

    III. TẠI SAO NÊN CHỌN HỌC TRUNG HỌC TẠI BANG NEW SOUTH WALES.

    • Bậc trung học tại Úc là bậc học được ưu tiên trong quá trình xét duyệt visa.
    • Bằng Tốt nghiệp phổ thông [HSC] tại bang New South Wales có giá trị quốc tế: đây là một trong những chứng chỉ có nhiều học sinh tham gia thi nhất nước Úc và được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu. Học sinh tốt nghiệp có thể được xét vào các trường Đại học lớn toàn nước Úc và các trường khác trên thế giới.
      • Bang New South Wales luôn đi đầu trong đầu tư giáo dục cả về chất lượng và cơ sở vật chất:quy mô các lớp học của các trường nhỏ, với tối đa 30 học sinh một lớp nhằm đảm bảo tương tác và hỗ trợ từ giáo viên. Đặc biệt, mỗi học sinh được cấp máy tính cá nhân riêng phục vụ cho việc học.

       

       

      • Chương trình học được thiết kế đặc biệt, với những môn học đã được phân ngành như Economics, Business Studies hay Legal Studies .. giúp các em không bị bỡ ngỡ khi chọn ngành Đại học và xác định được định hướng tương lai cho bản thân.
      • Bang New South Wales có tỷ lệ dân cư cao, tốc độ phát triển nhanh với nền văn hóa đa dạng. Các em sẽ hòa nhập dễ dàng hơn với cuộc sống mới và không có chuyện phân biệt đối xử.

        “Học gì để định cư Úc?” có lẽ là câu hỏi phổ biến nhất mà các bạn sinh viên cũng như các quý phụ huynh thường đặt ra khi định hướng ngành học. Ở góc nhìn giáo dục, đây có lẽ là một trong những tiêu chí mà S&W Consulting Group đặt ra sau cùng khi định hướng du học. Lý do duy nhất là vì luật di trú Úc thay đổi rất nhiều và liên tục với tần suất 6 tháng một lần. Việc đặt cược tương lai của một sinh viên vào một bộ luật được thay đổi liên tục rõ ràng là quá rủi ro.

        Tuy nhiên, đây vẫn là một câu hỏi rất thực tế và rất ít ai có thể đưa ra được câu trả lời một cách chính xác và thấu đáo. S&W Consulting Group hy vọng qua phân tích dưới đây, các bạn sinh viên và quý phụ huynh có thể cân bằng giữa việc “học gì để định cư” và khả năng cũng như sở thích của con em mình.

         

        NGUYÊN TẮC VÀNG ĐỊNH CƯ

        Bằng Cử nhân có thời gian học tối thiểu là 3 năm và với bằng Thạc sĩ là 2 năm, trong khi luật di trú thay đổi mỗi 6 tháng. Do đó việc tư vấn một ngành chính xác để được định cư Úc gần như là không thể.

        Tuy nhiên, qua nhiều năm kinh nghiệm tư vấn và đánh giá các thay đổi ở luật di trú, S&W Consulting Group đã phát triển một nguyên lý cho việc định hướng chọn ngành học. Lưu ý rằng nguyên lý này chỉ đơn thuần đánh giá khả năng định cư, các bạn sinh viên và quý phụ huynh nên cân nhắc khả năng học & sở thích của con em mình khi lựa chọn ngành/địa điểm học.

        Ngoài ra, nguyên lý được xây dựng dựa trên tiêu chí định cư hiện tại, bao gồm yêu cầu về điểm định cư và giám định nghề nghiệp.

        KHẢ NĂNG ĐỊNH CƯ TẠI ÚC

        NHÓM NGÀNH/ NƠI HỌC   MELBOURNE-SYDNEY   BRISBANE-ADELAIDE-PERTH  TASMANIA- CANBERRA-DARWINNHÓM 1 [ HỌC KHÓ]CAOCAO   RẤT CAONHÓM 2 [ TRUNG LẬP]THẤPTRUNG BÌNH   RẤT CAONHÓM 3 [ HỌC DỄ]RẤT THẤPTRUNG BÌNH [ADELAIDE]   CAOTHẤP [BRISBANE/ PERTH]

        NGÀNH HỌC ĐỂ ĐỊNH CƯ

        Với nguyên tắc cung-cầu, các ngành học “khó” sẽ có ít cạnh tranh và giúp việc định cư dễ dàng hơn.

        “Khó” ở đây bao gồm: đầu vào khó, học khó, khó làm giám định nghề nghiệp [skill assessment]. Ngược lại, các ngành “dễ” sẽ được lựa chọn bởi đa số sinh viên, dẫn đến tỷ lệ cạnh tranh cao. “Dễ” ở đây được hiểu là: dễ học [có thể cố học mặc dù không thích], không yêu cầu kinh nghiệm, yêu cầu điểm tiếng Anh thấp.

        NHÓM NGÀNH 1 [NGÀNH KHÓ HỌC]

          • Sư phạm [Early Childhood / Secondary Teaching]: Yêu cầu tiếng Anh đầu vào cao, trong thời gian học phải đi thực tập nhiều. Yêu cầu tiếng Anh đầu ra cao, và cần biết cách yêu trẻ con [Early Childhood Teaching]
          • Kiến trúc [Architecture]: Yêu cầu tốt nghiệp Thạc sĩ [3 năm đại học + 2 năm thạc sĩ]. Đối với Kiến trúc sư Việt Nam [đã tốt nghiệp 5 năm đại học], vẫn yêu cầu bằng Thạc sĩ Úc
          • Công tác xã hội [Social Work]: 4 năm Đại học hoặc 3 năm Thạc sĩ [nếu bằng Đại học trong lĩnh vực không liên quan], yêu cầu thời gian thực tập nhiều [900+ giờ]
          • Phân tích thống kê [Actuary]: Yêu cầu một năm kinh nghiệm làm việc
          • Thiết kế đồ họa [Multimedia Specialist]: Yêu cầu khả năng thiết kế chuyên sâu
          • Điều dưỡng [Nurse]: Yêu cầu tiếng Anh cao, thời gian thực tập nhiều, khó học
          • Thẩm định xây dựng [Quantity Surveyor]: Ít trường dạy
          • Kỹ sư cơ khí [Mechanical Engineer]: Cần có kiến thức về toán – khoa học thật vững và chuyên sâu

        Hầu như tất cả các ngành trên đều thuộc nhóm ngành Non Pro-rata, nghĩa là có yêu cầu điểm định cư thấp nhất [70-75 điểm – 03/2019]

        NHÓM NGÀNH 2 [NGÀNH TRUNG LẬP]

          • Phát triển phần mềm [Software engineer]
          • An ninh công nghệ [ICT security specialist]
          • Phân tích quản lý [ICT Business Analyst]
          • Kỹ sư điện tử [Electronic Engineer]
          • Kỹ sư cầu đường/điện [Civil/Electrical Engineer]
          • Kỹ sư khác [Other engineering professional]

        Các ngành trong nhóm này đều là Pro-rata với yêu cầu điểm từ 75-80 [3/2019]. Trước đây các ngành Công nghệ Thông tin [CNTT] thường định cư khá dễ, tuy nhiên trong thời gian gần đây gặp phải cạnh tranh rất lớn từ các nước như Ấn Độ & Sri Lanka, nơi mà khả năng Anh văn thường tốt hơn người Việt.

        Các ngành CNTT thường có thời gian học là 3 năm cho bậc đại học & 2 năm cho thạc sĩ. Sau đó sinh viên phải học thêm một khóa bồi dưỡng chuyên môn 1 năm [Professional Year] hoặc đi làm 1 năm để có được giám định nghề nghiệp.

        Các ngành kỹ sư có thể xin giám định nghề nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp.

        NHÓM NGÀNH 3 [NGÀNH DỄ HỌC]

          • Kế toán [Accountant]: Chi phí thấp, có thể tự học [CPA program], khóa Thạc sĩ 1.5 năm

        Với ngành kế toán, có rất nhiều người học và hiện tại để nộp định cư Visa 189 [nếu học ở Melbourne / Sydney] số điểm yêu cầu là 80 – 85 điểm, cao nhất trong tất cả các ngành nghề. Lưu ý rằng một bạn sinh viên trong độ tuổi vàng từ 25-32 tuổi, tốt nghiệp đại học/thạc sĩ tại Úc, điểm Anh văn rất cao [IELTS 8.0/PTE 79] cũng chỉ mới được 70 điểm.

          • Quản lý khách sạn [Hotel & Motel Manager] & Quản lý nhà hàng [Cafe & Restaurant Manager]: Chi phí thấp

        Ngành nhà hàng khách sạn thậm chí còn không ở trong danh sách định cư dài hạn [MLTSSL]. Điều đó đồng nghĩa với việc gần như không có cơ hội định cư nếu học tại các thành phố lớn như Melbourne / Sydney. Ngoài ra việc xin giám định nghề nghiệp cho ngành nghề này không hề đơn giản, với yêu cầu là người nộp đơn phải có một năm kinh nghiệm trong vị trí quản lý.

          • Truyền thông – Marketing [Communication]: Khóa học thông dụng

        Ngành Truyền thông – Marketing hầu như không thể định cư tại Melbourne / Sydney vì ngành nghề không thuộc danh sách dài hạn [MLTSSL]. Điều này có thể bắt buộc phải học hoặc có việc làm tại các vùng ít dân cư mới có hy vọng được Chính phủ Bang hỗ trợ. Ngoài ra nhóm ngành nghề này có yêu cầu một năm kinh nghiệm để làm giám định nghề nghiệp.

          • Các ngành nghề thợ chuyên môn [Trade occupation]: Đầu bếp [Chef], Thợ hàn [Welder], Thợ sửa xe [Car/Motor mechanic], v.v

        Với chi phí thấp, dễ học, ngắn hạn [khóa học trung cấp 2 năm], nhiều lựa chọn trường, các ngành thợ chuyên môn [Trade occupation] luôn hấp dẫn các bạn sinh viên & bậc phụ huynh với chi phí học thấp và thời gian học ngắn. Tuy nhiên từ khi luật visa doanh nghiệp bảo lãnh [482] được thay đổi, cơ hội định cư của nhóm ngành này gần như rất thấp. Với xu hướng hiện tại, những ngành này phải cạnh tranh trực tiếp với các ngành ở nhóm 1. Bất lợi của các ngành thợ nằm ở việc được ít điểm hơn khi tính bằng cấp [Trung cấp – Đại học] và khả năng ngôn ngữ [ngành Sư phạm thường sẽ giỏi Anh văn hơn ngành Đầu bếp]. Chưa kể đến là yêu cầu giám định nghề nghiệp của các ngành này bao gồm một năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian tại Úc.

        Những ngành này thường được tư vấn là có nhiều cơ hội định cư, khóa học lại ít tiền và ngắn hạn. Điều này khá đúng trên lý thuyết, tuy nhiên trên thực tế con đường định cư của những ngành nghề trên không hề dễ, đặc biệt là sau những thay đổi về luật di trú trong thời gian gần đây.

        ĐỊA ĐIỂM HỌC

        Giống như ngành học, địa điểm học cũng được đánh giá dựa trên nguyên tắc cung-cầu. Nơi nào ít dân cư & cơ hội việc làm, thường sẽ được Chính phú Úc ưu tiên về chính sách định cư.

        Melbourne [Victoria] & Sydney [New South Wales]: dân số trên 4 triệu

        Đây là điểm đến của hơn 80% người nhập cư tại Úc. Với vai trò đầu tàu kinh tế, không có gì ngạc nhiên khi đây là lựa chọn hàng đầu. Điều này đồng nghĩa với việc những ai muốn định cư tại 2 bang này sẽ gặp phải sự canh tranh rất cao. Chính sách hỗ trợ gần như không có và người định cư thậm chí phải canh tranh trực tiếp với những người đang làm việc và sinh sống tại các nước khác.

         

        Brisbane [Queensland], Adelaide [South Australia], Perth [Western Australia]: dân số 1 – 2 triệu

        Đây là các thành phố đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Cơ hội việc làm trung bình. Môi trường sống ổn định và cũng đã có các khu dân cư người Việt phát triển. Các bang này đều có chính sách hỗ trợ dành cho sinh viên tốt nghiệp tại bang của mình. Cơ hội định cư cao nếu có được việc làm đúng chuyên ngành. Riêng thành phố Adelaide tại thời điểm hiện tại vẫn được xem là vùng ít dân cư, qua đó sinh viên tốt nghiệp được hỗ trợ thêm điểm định cư.

        Hobart [Tasmania], Canberra [Australian Capital Territory], Darwin [Northern Territory]: dân số

    Chủ Đề