Ý nghĩa của việc nghiên cứu tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận bình quân là tổng lợi nhuận chia cho sản lượng hoặc tổng lợi nhuận trong mỗi thời kỳ chia cho số thời kỳ. Đây là cách giúp doanh nghiệp xác định được tỷ suất lợi nhuận đạt được trên mỗi đơn vị sản phẩm được sản xuất hay bán ra thị trường. Vậy “Ý nghĩa của việc nghiên cứu lợi nhuận bình quân là gì?”. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Câu hỏi: Ý nghĩa của việc nghiên cứu lợi nhuận bình quân là gì?

Trả lời:

- Việc hình thành lợi nhuận bình quân chỉ rõ sự tranh giành nhau về mặt quyền lợi giữa các nhà tư bản. Vạch rõ toàn bộgiai cấptư sản tham gia bóc lột toàn bộ giai cấp công nhân, giai cấp công nhân phải đấu tranh với tư cách là một giai cấp, đấu tranh kinh tế kết hợp chính trị.

- Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất che giấu nguồn gốc giá trị thặng dư, làm cho người ta nhầm tưởng, cứ đầu tư một lượng tư bản như nhau thì thu được lợi nhuận như nhau, dẫn đến quan điểm tư bản sinh lợi nhuận.

- Sự hình thành lợi nhuận bình quân cho thấy cạnh tranh gay gắt có tác dụng ngăn cản độc quyền, mặt khác, cạnh tranh thôi thúc các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

- Cạnh tranh dẫn đến đa dạng hóa chủng loại hàng hóa, giá cả hàng hóa rẽ hơn, ngành nghề được mở rộng, sản phẩm mới ngày càng tăng.

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Sự hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân

a. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường

- Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hoá, nhằm giành những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch.

- Cạnh tranh trong nội bộ ngành thông qua các biện pháp: Cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao NSLĐ, chất lượng hàng hoá... làm giảm giá trị cá biệt của hàng hoá so với giá trị xã hội để thu được lợi nhuận siêu ngạch.

- Kết quả của cạnh tranh nội bộ ngành là hình thành nên giá trị xã hội [giá trị thị trường] của từng loại hàng hoá. Chúng ta biết rằng, trong các đơn vị sản xuất khác nhau, do điều kiện sản xuất [điều kiện kỹ thuật, tổ chức sản xuất, trình độ tay nghề công nhân…] khác nhau, cho nên hàng hoá có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường các hàng hoá phải bán theo giá trị xã hội – giá trị thị trường.

- Giá trị thị trường không chỉ chịu sự tác động của giá trị xã hội, mà còn chịu tác động của giá trị cá biệt của nhà sản xuất cung ứng đại bộ phận một loại hàng hoá cho thị trường. Theo C.Mac: “một mặt phải coi giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hoá được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó, mặt khác phải coi giá trị thị trường là giá trị cá biệt của những hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện trung bình của khu vực đó và chiếm một khối lượng lớn trong tổng số những sản phẩm của khu vực này”.

- Như vậy, giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hoá được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó. Hay là giá trị cá biệt của những hàng hoá được sản xuất và chiếm đại bộ phận hàng hoá đó trên thị trường.

b. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân

- Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp tư bản kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn.

- Do điều kiện sản xuất không giống nhau giữa các ngành sản xuất trong xã hội, vì thế lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của họ thu được cũng không giống nhau nên các nhà tư bản phải chọn ngành nào có tỷ suất lợi nhuận cao nhất để đầu tư.

- Giả sử có ba ngành sản xuất khác nhau, tư bản của mỗi ngành đều bằng 100, tỷ suất giá trị thặng dư đều bằng 100% tốc độ chu chuyển của tư bản ở các ngành đều như nhau. Nhưng do cấu tạo hữu cơ của tư bản ở từng ngành khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau.

Ví dụ:

Ngành sản xuất

Chí phí

sản xuất

m’

[%]

Khối lượng

[m]

p’

[%]

Cơ khí

80 c + 20 v

100

20

20

Dệt

70 c + 30 v

100

30

30

Da

60 c + 40 v

100

40

40

- Như vậy, cùng một lượng tư bản đầu tư, nhưng do cấu tạo" hữu cơ khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Nhà tư bản ở ngành có tỷ suất, lợi nhuận thấp không thể bằng lòng, đứng yên trong khi những ngành khác có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Trong ví dụ trên, ngành da là ngành cỏ cấu tạo hữu cơ của tư bản thấp nhất nhưng tỷ suất lợi nhuận lại là cao nhất, ngược lại, ngành cơ khí, ngành có cấu tạo hữu cơ của tư bản cao nhất nhưng tỷ suất lợi nhuận lại thấp nhất. Vì vậy, tư bản ở ngành cơ khí, ngành dệt sẽ tự phát di chuyển sang ngành da, làm cho sản phảm củangành da nhiều lên [cung lớn hơn cầu], do đo giá cả hàng hóa ở ngành da sẽ hạ xuống thấp hơn giá trị của nó, và tỷ suất lợi nhuận ngành này giảm xuống. Ngược lại, ngành cơ khí là ngành mà cả xã hội đều muốn né tránh vì tỷ suất lợi nhuận thấp nhất nên sản phẩm của ngành cơ khí sẽ giảm đi [cung thấp hơn cầu], nên giá cả sẽ cao hơn giá trị, và do đó tỷ suất lợi nhuận ở ngành cơ khí sẽ tăng lên. Như vậy, do hiện tượng di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, làm cho ngành có cung [hàng hóa] lớn hơn cầu [hàng hóa] thì giá cả giảm xuống, còn ngành có cầu [hàng hóa] lớn hơn cung [ hàng hóa] thì giá cả tăng lên. Sự tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác làm thay đổi cả tỷ suất lợi nhuậncá biệt vốn có của các ngành. Sự tự do di chuyển tư bản này chỉ tạm dừng lại khi tỷ suất lợi nhuận ở tất cả các ngành đều xấp xỉ bằng nhau. Kết quả là hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân.

- Tỉ suất lợi nhuận bình quân là con số trung bình của tất cả các tỉ suất lợi nhuận khác nhau hay tỉ suất lợi nhuận bình quân là tỉ số theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng tư bản xã hội.

- Khi hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân có thể tính được lợi nhuận bình quân từng ngành:

- Trong đó K là tư bản ứng trước của từng ngành. Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận bằng nhau của tư bản bằng nhau đầu tư vào các ngành khác nhau. Nó chính là lợi nhuận mà các nhà tư bản thu được căn cứ vào tổng tư bản đầu tư lợi nhuận với tỉ suất lợi nhuận bình quân, không kể cấu thành hữu cơ của nó như thế nào.

>>> Xem thêm: Các chiến lược cạnh tranh tổng quát

2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

Ý nghĩa của việc nghiên cứu lợi nhuận bình quân là:

- Việc hình thành lợi nhuận bình quân chỉ rõ sự tranh giành nhau về mặt quyền lợi giữa các nhà tư bản.

- Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất che giấu nguồn gốc giá trị thặng dư.

- Cạnh tranh gay gắt có tác dụng ngăn cản độc quyền.

- Thúc các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

- Cạnh tranh dẫn đến đa dạng hóa chủng loại hàng hóa.

Lợi nhuận chính là mục tiêu sống còn của mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ trừ những tổ chức phi chính phủ. Do vậy muốn muốn đánh giá được khả năng sinh lời cũng như biết được hoạt động kinh doanh có hiệu quả không thì người ta hay căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận. Vậy tỷ suất lợi nhuận là gì? Công thức xác định ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé.

Tỷ suất lợi nhuận là gì?

Tỷ suất lợi nhuận chính là một thước đo quan trọng để đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên để hiểu được tỷ suất lợi nhuận là gì, trước tiên chúng ta cần phải hiểu khái niệm lợi nhuận:

Lợi nhuận là khoản được phân phối cho chủ sở hữu của một tổ chức kinh tế nào đó, sử dụng làm thước đo độ hữu dụng mà chủ sở hữu được hưởng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tỷ suất lợi nhuận chính là tỷ số tài chính được sử dụng để theo dõi khả năng sinh lời của một doanh nghiệp hoặc một tổ chức kinh doanh nào đó, nhất là công ty cổ phần. Thêm vào đó thì nó cũng thể hiện được mối quan hệ chặt chẽ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông cũng như phần doanh thu của công ty đó.

Do vậy tỷ suất lợi nhuận sẽ được tính dựa trên doanh thu và chúng còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như tỷ suất sinh lời trên doanh thu, hệ số lãi ròng hay suất sinh lời của doanh thu...


Khái niệm tỷ suất lợi nhuận là gì?

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản là gì?

Khái niệm

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản [Return on assets – ROA] là một chỉ số đánh giá mức độ sinh lợi của một doanh nghiệp so với tổng tài sản của doanh nghiệp đó. ROA cung cấp cho nhà quản lý, nhà đầu tư hoặc nhà phân tích cái nhìn chính xác về mức độ hiệu quả của ban quản lý doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản của mình để tạo thu nhập. Hay nói cách khác, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản đo lường mức độ hiệu quả của nhà quản trị doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập từ các nguồn lực kinh tế hoặc tài sản trên bảng cân đối kế toán của họ.

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản được tính bằng công thức:

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản [ROA] = [Lợi nhuận ròng / tổng giá trị tài sản] * 100%

ROA được biểu thị dưới dạng tỷ lệ phần trăm. Nếu tỷ số này dương [> 0] tức doanh nghiệp làm ăn có lãi. Ngược lại, tỷ số âm [> 0] tức doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Đồng thời, tỷ số này càng cao thể hiện hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập càng tốt.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 

Khái niệm

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu [Return on Equity – ROE] là chỉ số đo lường đo lường mức độ lợi nhuận của một doanh nghiệp trong mối quan hệ với vốn chủ sở hữu. Chỉ số ROE thể hiện tổng lợi nhuận trên vốn cổ phần và cho thấy khả năng của doanh nghiệp trong việc biến các khoản đầu tư cổ phần thành lợi nhuận.

Bằng cách so sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp với mức trung bình của ngành, ta có thể xác định được khả năng và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó trên thị trường. Bên cạnh đó, chỉ số ROE cũng cung cấp thông tin chi tiết về cách thức nhà quản trị doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn từ vốn chủ sở hữu để phát triển doanh nghiệp của mình.

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Ta có thể tính lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu theo công thức sau:

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu [ROE] = [Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu] * 100%

Chỉ số ROE bền vững và tăng dần theo thời gian có thể có nghĩa là doanh nghiệp đó có khả năng tốt trong việc tạo ra giá trị cho cổ đông vì nó biết cách tái đầu tư thu nhập của mình một cách khôn ngoan, để tăng năng suất và lợi nhuận. Ngược lại, ROE giảm có thể có nghĩa là nhà quản trị doanh nghiệp đang đưa ra các quyết định kém hiệu quả trong việc tái đầu tư vốn vào các tài sản không sinh lời.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là gì?

Khái niệm

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu [Return on sales – ROS] là một tỷ số được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Nó đo lường hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp bằng cách phân tích phần trăm tổng doanh thu được chuyển thành lợi nhuận hoạt động.

Các nhà đầu tư, chủ nợ và những chủ nợ khác dựa vào tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu để ra các quyết định cho vay, đầu tư bởi vì chỉ số này cho biết chính xác tỷ lệ tiền mặt hoạt động mà một doanh nghiệp kiếm được trên doanh thu của nó và cung cấp thông tin chi tiết về cổ tức tiềm năng, tiềm năng tái đầu tư và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Ngoài ra, ROS cho phép một doanh nghiệp tiến hành phân tích xu hướng và so sánh hiệu suất hiệu quả nội bộ theo thời gian. Đồng thời nó cũng hữu ích trong việc so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. 


Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu [Return on sales – ROS]

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được tính bằng công thức:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu [ROS] = [Lợi nhuận sau thuế / doanh thu] x 100%

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ngày càng tăng cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang phát triển hiệu quả trong khi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm báo hiệu những rắc rối tài chính có thể sắp xảy ra. 

Tầm quan trọng của tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuậncó một tầm quan trọng khá lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng là căn cứ để mỗi doanh nghiệp đánh giá tình hình và đưa ra giải pháp kinh doanh hiệu quả nhất. Cụ thể:

Đánh giá mức độ sinh lời của một cá nhân hay tổ chức kinh tế

Như đã đề cập tỷ suất lợi nhuận chính là công cụ để đánh giá mức độ sinh lời của một tổ chức kinh tế hoặc cá nhân hiện đang kinh doanh của nhiều lĩnh vực ngành nghề. Tuy nhiên nó sẽ được đo lường và đánh giá dựa trên tổng doanh thu của doanh nghiệp để xét xem lợi nhuận sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu. Qua đó đánh giá được mức độ sinh lời cũng như hiệu quả kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp.

Thêm vào đó thì đấy chính là công cụ sử dụng trong các môi trường kinh doanh hiện nay để giúp cho doanh nghiệp có căn cứ xác định mình đang sinh lời hay rơi vào tình trạng lỗ. Qua đó có các chiến lược thay đổi hình thức kinh doanh, chuyển nhượng hay tuyên bố phá sản.

Tiền đề tạo ra các chiến lược, phương án kinh doanh hiệu quả

Đấy chính là nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị trong việc dẫn dắt và định hướng kinh doanh cho doanh nghiệp. Vậy phải làm như thế nào? Đó là sử dụng công cụ tỷ suất lợi nhuận để xác định trong một giai đoạn xét theo quý hoặc năm đang có lãi hay lỗ. Từ đó tìm kiếm ra nguyên nhân, đưa ra giải pháp ngắn hạn và dài hạn phù hợp nhất. Có thể nói tỷ suất lợi nhuận chính là một phương tiện cần thiết để doanh nghiệp đi đúng hướng.

Khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong ngành

Nếu như doanh nghiệp tính tỷ suất lợi nhuận thì cần dựa vào đặc điểm của lĩnh vực và chuyên ngành mà mình đang hoạt động kinh doanh. Có như thế thì mới đảm bảo được mặt bằng chung vì các yếu tố khách quan thường đến một cách ngẫu nhiên, không thể lường trước được.

Việc này sẽ giúp tính được lợi nhuận của doanh nghiệp trên bình quân lợi nhuận của toàn ngành nên chúng sẽ giúp cho doanh nghiệp ngầm khẳng định được vị thế trên thị trường ở lĩnh vực đó. Nếu tỷ suất lợi nhuận cao thì bạn sẽ chiếm thị phần lớn, thế lực mạnh trên thị trường. Đây là điều mong muốn của tất cả các doanh nghiệp.


Tầm quan trọng của tỷ suất lợi nhuận trong doanh nghiệp

Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận có thể được sử dụng khá ít trong một số lĩnh vực. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp kinh doanh thì đây lại là một công cụ đo lường khả năng sinh lời hiệu quả để từ đó đề xuất ra những chiến lược kinh doanh phù hợp nhất. Đặc biệt tỷ suất lợi nhuận còn cho bạn biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu.

  • Khi tỷ suất lợi nhuận có giá trị dương thì có nghĩa là doanh nghiệp đang làm ăn kinh doanh có lãi.
  • Khi tỷ suất lợi nhuận có giá trị ấm thì điều này có nghĩa là doanh nghiệp đó đang kinh doanh thua lỗ, cần điều chỉnh chiến lược kinh doanh gấp.

Qua đó bạn có thể đánh giá và phân tích được rằng tỷ suất lợi nhuận càng lớn thì có nghĩa là lợi nhuận chiếm càng nhiều trong tổng doanh thu, lãi thu được càng lớn. Tuy nhiên việc phân tích tỷ suất còn phụ thuộc nhiều vào cả đặc điểm kinh doanh của từng ngành nghề cụ thể. Khi các nhà quản trị muốn theo dõi tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp, muốn đưa ra bảng số liệu chính xác nhất thì cần phải so sánh tỷ suất lợi nhuận với tỷ số bình quân trong toàn ngành mà doanh nghiệp hiện đang tham gia. Có như vậy mới đưa ra các chiến lược kinh doanh dài hạn hiệu quả nhất.

Trên đây là một số chia sẻ về tỷ suất lợi nhuận là gì cùng công thức xác định chính xác nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Mong rằng bài viết đã giúp cho bạn hiểu rõ hơn cũng như biết cách định hướng phát triển cho doanh nghiệp, gặt hái được nhiều thành công. Và với các bạn sinh viên thì giúp họ hiểu rõ hơn về khái niệm này và cách tính chính xác nhất. Xin trân trọng cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề