100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022

Premier League

100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Thành lập20 tháng 2 năm 1992; 30 năm trước
Quốc giaAnh
Liên đoànUEFA
Số đội20
Cấp độ trong
hệ thống
1
Xuống hạng đếnEFL Championship
Cúp trong nước

  • Cúp FA
  • FA Community Shield

Show
Cúp liên đoànCúp EFL
Cúp quốc tế

  • UEFA Champions League
  • UEFA Europa League
  • UEFA Europa Conference League

Đội vô địch hiện tạiManchester City (lần thứ 6)
(2021–22)
Vô địch nhiều nhấtManchester United
(13 lần)
Thi đấu nhiều nhấtGareth Barry (653)
Vua phá lướiAlan Shearer (260)
Đối tác truyền hình

  • Sky Sports, BT Sport, Amazon Prime Video, BBC Sport (trực tiếp các trận đấu)
  • Sky Sports, BBC Sport (tóm tắt)
  • Quốc tế:
  • Các đài truyền hình

Trang webpremierleague.com
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Giải bóng đá Ngoại hạng Anh 2022-23

Giải bóng đá Ngoại hạng Anh (tiếng Anh: Premier League), thường được biết đến với tên gọi English Premier League hoặc EPL, là hạng đấu cao nhất của hệ thống các giải bóng đá ở Anh. Gồm 20 câu lạc bộ, giải đấu sử dụng hệ thống thăng hạng và xuống hạng với English Football League (EFL). Mùa giải kéo dài từ tháng 8 đến tháng 5 với mỗi đội chơi 38 trận đấu (đấu với 19 đội khác trên sân nhà và sân khách).[1] Đa số các trận đấu được diễn ra vào chiều Thứ Bảy và Chủ Nhật.

Giải đấu được thành lập vào ngày 20 tháng 2 năm 1992 với tên gọi FA Premier League sau quyết định của các câu lạc bộ tham dự Football League First Division tách khỏi Football League, một giải đấu khởi nguồn từ năm 1888, nhằm tận dụng lợi thế về các thỏa thuận bản quyền truyền hình.[2] Thỏa thuận trong nước trị giá 1 tỉ bảng/năm được ký cho mùa 2013–14, với việc BSkyB và BT Group giành quyền phát sóng lần lượt 116 và 38 trận đấu.[3] Giải đấu thu về 2,2 tỉ euro/năm tiền bản quyền truyền hình trong nước và quốc tế.[4] Tính đến mùa 2014–15, các câu lạc bộ được chia khoản lợi nhuận 1,6 tỉ bảng,[5] và 2,4 tỉ bảng vào mùa 2016–17.[6]

Hiện tại, Premier League là giải đấu bóng đá được xem nhiều nhất trên thế giới, phát sóng trên 212 vùng lãnh thổ tới 643 triệu hộ gia đình và khoảng 4,7 tỉ khán giả truyền hình.[7][8] Trong mùa giải 2014–15, trung bình 1 trận đấu tại Premier League thu hút khoảng 36,000 khán giả tới sân,[9] cao thứ 2 trong các giải bóng đá chuyên nghiệp sau Bundesliga với 43.500 khán giả.[10] Phần lớn các sân bóng đều được lấp đầy khán giả.[11] Premier League xếp thứ 1 trong Hệ số UEFA dành cho các giải đấu dựa theo thành tích của các câu lạc bộ tại các giải đấu châu Âu trong 5 mùa giải, tính đến năm 2021.[12]

Đã có tất cả 50 câu lạc bộ tham dự kể từ mùa giải đầu tiên của Premier League năm 1992, nhưng mới chỉ có 7 trong số đó giành được chức vô địch: Manchester United (13), Manchester City (6), Chelsea (5), Arsenal (3), Blackburn Rovers, Leicester City và Liverpool (1).[13]

Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Sau thành công tại châu Âu những năm 1970 và đầu 1980, đến cuối những năm 80 đánh dấu những bước lùi của bóng đá Anh. Các sân vận động xuống cấp, những cổ động viên phải sử dụng cơ sở vật chất nghèo nàn, hooligan đầy rẫy, và các câu lạc bộ Anh bị cấm thi đấu tại các giải châu Âu trong 5 năm sau thảm họa Heysel năm 1985.[14] Football League First Division, giải đấu cao nhất của nước Anh ra đời năm 1888, xếp sau Serie A của Italia và La Liga của Tây Ban Nha về số lượng khán giả cũng như doanh thu, một vài cầu thủ Anh nổi bật chuyển ra nước ngoài thi đấu.[15]

Đầu thập niên 1990, xu hướng dần đảo ngược: tại World Cup 1990, Anh lọt tới vòng bán kết; UEFA, cơ quan quản lý bóng đá châu Âu, dỡ bỏ lệnh cấm các câu lạc bộ Anh thi đấu tại các giải đấu châu Âu cũng trong năm đó, kết quả là Manchester United giành chức vô địch UEFA Cup Winners' Cup một năm sau đó, cùng với đó Lord Justice Taylor đưa ra bản báo cáo vào tháng 1 năm đó sau thảm họa Hillsborough, đề nghị các sân vận động phải nâng cấp trở thành những sân vận động gồm tất cả các khán đài ngồi.[16]

Vào thập niên 1980, những câu lạc bộ lớn ở Anh bắt đầu chuyển dịch thành những dự án kinh doanh khi áp dụng các cơ chế thị trường vào quản lý câu lạc bộ để tối đa hóa lợi nhuận. Martin Edwards của Manchester United, Irving Scholar của Tottenham Hotspur và David Dein của Arsenal là những người dẫn đầu trong sự chuyển dịch này. Điều này đem lại cho các câu lạc bộ lớn nhiều quyền lực hơn. Bằng cách đe dọa sẽ ly khai, các câu lạc bộ ở Division One đã cố gắng làm tăng quyền chi phối biểu quyết của họ. Họ còn chiếm 50% cổ phần từ thu nhập truyền hình và tài trợ vào năm 1986.[17] Doanh thu về truyền hình cũng dần trở nên quan trọng hơn: Football League nhận được 6,3 triệu bảng trong một thỏa thuận hai năm năm 1986, nhưng khi gia hạn hợp đồng mới năm 1988, giá trị đã tăng lên 44 triệu bảng cho bốn năm, với các đội bóng lớn chiếm 75% số tiền.[18][19] Theo Scholar, người trực tiếp tham gia những cuộc đàm phán về thỏa thuận truyền hình, các đội bóng ở giải Hạng Nhất chỉ nhận được khoảng 25.000 bảng từ tiền bản quyền truyền hình, nhưng con số đó đã tăng lên vào khoảng 50.000 bảng trong đàm phán năm 1986 và 600.000 bảng vào năm 1988.[20] Những cuộc đàm phán năm 1988 là những dấu hiệu đầu tiên của một giải đấu ly khai: 10 câu lạc bộ dọa rời khỏi và thành lập một "siêu giải đấu", nhưng cuối cùng đã được thuyết phục để ở lại, khi các đội bóng lớn chiếm phần lớn nhất của thỏa thuận.[18][21][22] Khi mà các sân vận động được tu bổ, lượng khán giả và doanh thu tăng lên, các câu lạc bộ hàng đầu lại một lần nữa cân nhắc việc rời khỏi Football League để tận dụng dòng tiền chảy vào các môn thể thao.[22]

Thành lập[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1990, giám đốc điều hành của London Weekend Television (LWT), Greg Dyke, đã gặp mặt đại diện của những đội bóng "big five" ở Anh (Manchester United, Liverpool, Tottenham, Everton và Arsenal) trong một bữa tối.[23] Mục đích của cuộc gặp là sự mở đường cho cuộc ly khai khỏi Football League.[24] Dyke tin rằng việc này sẽ đem lại lợi ích cho LWT nếu chỉ có những đội bóng lớn hơn trong nước xuất hiện trên truyền hình quốc gia, đồng thời muốn xác minh liệu các câu lạc bộ có quan tâm đến cổ phần tiền bản quyền truyền hình lớn hơn hay không.[25] Tuy nhiên giải đấu sẽ không có uy tín nếu như không có sự ủng hộ của Liên đoàn bóng đá Anh (FA), vì thế David Dein của Arsenal đã đàm phán với FA để tiếp nhận ý tưởng. FA vốn đang không có mối quan hệ tốt với Football League vào thời điểm đó nên coi đó như là một cách làm suy yếu đi vị thế của Football League.[26]

Kết thúc mùa bóng 1991, một lời đề nghị đã được đưa ra về việc tạo ra giải đấu mới sẽ mang về nhiều tiền hơn. Bản hiệp định các thành viên sáng lập do các câu lạc bộ của giải đấu cấp cao nhất lúc đó ký ngày 17 tháng 7 năm 1991, nhằm lập ra các nguyên tắc cơ bản về việc thành lập FA Premier League.[27]> Giải đấu cấp cao nhất mới được thành lập này sẽ độc lập tài chính với Hiệp hội bóng đá Anh và Football League, giúp cho FA Premier League tự chủ về việc thỏa thuận các hợp đồng tài trợ và bản quyền truyền hình. Lý lẽ được đưa ra khi đó là việc tăng thu nhập sẽ giúp các câu lạc bộ Anh tăng khả năng cạnh tranh với các đội bóng khác ở châu Âu.[15] Mặc dù Dyke đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập giải bóng đá Ngoại hạng Anh, Dyke và ITV lại thất bại trong cuộc đấu thầu bản quyền phát sóng khi BSkyB là đơn vị giành gói thầu với trị giá 304 triệu bảng trong 5 năm, còn BBC nhận gói phát sóng các chương trình tổng hợp vòng đấu trên Match of the Day.[23][25]

Năm 1992, các câu lạc bộ Hạng Nhất đồng loạt từ bỏ Football League và tới ngày 27 tháng 5 năm 1992, FA Premier League thành lập 1 công ty trách nhiệm hữu hạn làm việc tại văn phòng của Hiệp hội bóng đá Anh sau đó đặt trụ sở chính ở Lancaster Gate.[15] Điều đó có nghĩa Football League chấm dứt 104 năm hoạt động với bốn giải đấu; Premier League sẽ hoạt động như một hạng đấu riêng còn Football League chỉ còn ba hạng. Không có sự thay đổi nào về thể thức; vẫn giữ nguyên số đội ở hạng đấu cao nhất, việc lên xuống hạng giữa Premier League và Hạng Nhất mới vẫn giữ nguyên như giữa Hạng Nhất và Nhì cũ với 3 đội lên hạng và 3 đội xuống hạng.[22]

Mùa giải đầu tiên diễn ra vào 1992–93 và có 22 câu lạc bộ tham dự. Bàn thắng đầu tiên tại Premier League được ghi bởi Brian Deane của Sheffield United trong trận thắng 2–1 trước Manchester United.[28] 22 thành viên ban đầu của Premier League mới là Arsenal, Aston Villa, Blackburn Rovers, Chelsea, Coventry City, Crystal Palace, Everton, Ipswich Town, Leeds United, Liverpool, Manchester City, Manchester United, Middlesbrough, Norwich City, Nottingham Forest, Oldham Athletic, Queens Park Rangers, Sheffield United, Sheffield Wednesday, Southampton, Tottenham Hotspur, và Wimbledon.[29] Luton Town, Notts County và West Ham United là 3 đội bị xuống hạng ở giải hạng nhất cũ mùa 1991–92, nên không được tham dự mùa giải đầu tiên của Premier League.[30]

"Top Four" thống trị (thập niên 2000)[sửa | sửa mã nguồn]

Kết quả thi đấu của 'Top Four' trong thập niên 2000
Mùa giảiARSCHELIVMUN
2000–01 2 6 3 1
2001–02 1 6 2 3
2002–03 2 4 5 1
2003–04 1 2 4 3
2004–05 2 1 5 3
2005–06 4 1 3 2
2006–07 4 2 3 1
2007–08 3 2 4 1
2008–09 4 3 2 1
2009–10 3 1 7 2
Tốp bốn 10 8 7 10
Trên 10
     vô địch Ngoại hạng
     vòng bảng Champions League
     vòng play-off / vòng loại thứ ba của Champions League
     vòng loại đầu tiên của Champions League
     UEFA Cup / Europa League

Một dấu hiệu nổi bật của Ngoại hạng Anh vào giữa thập niên 2000 là sự thống trị của nhóm "Top Four" gồm bốn câu lạc bộ: Arsenal, Chelsea, Liverpool và Manchester United.[31][32] Trong thập kỷ đó, cá biệt là từ 2002 tới 2009, họ thống trị 4 vị trí đầu, nơi có suất tham dự UEFA Champions League. Họ góp mặt cả trong 4 vị trí này 5 trong 6 mùa giải từ 2003–04 tới 2008–09, cùng với đó là việc Arsenal giành chức vô địch mà không thua trận nào mùa 2003–04, lần duy nhất diễn ra tại Premier League.[33]

Trong thập niên 2000 có bốn đội bóng ngoài "Big Four" đã giành được một suất trong top 4 Ngoại hạng Anh và giành vé tới đấu trường UEFA Champions League. Đó là Leeds United (1999–2000), Newcastle United (2001–02 và 2002–03), Everton (2004–05) và Tottenham Hotspur (2009–10) – mỗi đội đều đứng ở vị trí thứ 4 và giành suất cuối cùng dự Champions League, riêng Newcastle ở mùa bóng 2002–03, họ kết thúc ở vị trí thứ ba.

Tháng 5 năm 2008, Kevin Keegan phát biểu rằng việc thống trị của "Top Four" đe dọa đến giải đấu: "Giải đấu này có nguy cơ trở thành một trong những giải đấu lớn nhưng nhàm chán nhất thế giới."[34] Giám đốc điều hành Premier League, Richard Scudamore phản biện lại rằng: "Có nhiều sự cạnh tranh khác nhau ở Premier League tại các vị trí đầu bảng, giữa bảng hay cuối bảng xếp hạng. Điều đó làm nên sự thú vị của giải đấu."[35]

Trên đấu trường châu Âu, từ năm 2005 đến năm 2012, các đội bóng trong Big Four xuất hiện ở chung kết Champions League đến 7 trong tổng số 8 lần (ngoại trừ năm 2010). Liverpool (2005), Manchester United (2008) và Chelsea (2012) đã giành được chức vô địch, với Arsenal (2006), Liverpool (2007), Chelsea (2008) và Manchester United (2009 và 2011) đều để thua chung kết Champions League.[36] Arsenal là đội bóng duy nhất trong "Big Four" chưa giành được chức vô địch Champions League nào trong lịch sử.[37] Leeds United là đội bóng duy nhất ngoài Big Four tiến tới bán kết Champions League (2000–01).

Ở các cúp châu Âu khác (UEFA Cup và Europa League sau này), bốn đội bóng Anh đã tiến đến các trận chung kết của UEFA Cup (hay Europa League sau này), trong đó chỉ Liverpool đoạt cúp vào năm 2001. Arsenal (2000), Middlesbrough (2006) và Fulham (2010) đều thua trận chung kết.[38]

Từ Top 4 tới "Top 6"[sửa | sửa mã nguồn]

Từ sau năm 2009, đánh dấu sự thay đổi cấu trúc của "Top 4" với việc Tottenham Hotspur và Manchester City cùng lọt vào top 4.[39] Trong mùa giải 2009–10, Tottenham kết thúc ở vị trí thứ tư, qua đó trở thành đội bóng đầu tiên lọt vào top bốn kể từ sau Everton năm 2005.[40] Tuy nhiên, những chỉ trích về khoảng cách giữa nhóm các "siêu câu lạc bộ" và phần còn lại của Premier League thì vẫn tiếp diễn, do họ chi tiêu nhiều hơn so với các câu lạc bộ khác ở Premier League.[41] Kể từ khi liên tục có sự hiện diện của Manchester City và Tottenham Hotspur ở các vị trí đầu bảng xếp hạng, không có đội bóng nào bảo vệ thành công chức vô địch Ngoại hạng Anh.[42] Ngoài ra, Premier League là giải vô địch quốc gia duy nhất tại các quốc gia thuộc UEFA mà không có câu lạc bộ nào bảo vệ thành công chức vô địch.[43] Manchester City vô địch mùa 2011–12, trở thành câu lạc bộ đầu tiên ngoài "Top Four" vô địch kể từ mùa 1994–95. Đó cũng là mùa đầu tiên 2 trong 4 đội Top Four (Chelsea và Liverpool) kết thúc ngoài top 4 kể từ 1994–95.[39]

Kết quả và thứ hạng của 'Big Six' trong thập niên 2010
Mùa bóngARSCHELIVMCIMUNTOT
2010–11 4 2 6 3 1 5
2011–12 3 6 8 1 2 4
2012–13 4 3 7 2 1 5
2013–14 4 3 2 1 7 6
2014–15 3 1 6 2 4 5
2015–16 2 10 8 4 5 3
2016–17 5 1 4 3 6 2
2017–18 6 5 4 1 2 3
2018-19 5 3 2 1 6 4
2019-20 8 4 1 2 3 6
Top 4 6 7 5 10 6 5
Top 6 9 9 7 10 9 10
Tính đến hết mùa 2019/2020
     Vô địch
     Vòng bảng Champions League
     Vòng play-off champions League
     Europa League

Chỉ với 4 vị trí đầu tiên của giải đấu có được suất dự UEFA Champions League mà hiện nay có sự cạnh tranh lớn hơn 4 suất đó, mặc dù chỉ mới mở ra đến 6 đội bóng. Nếu các đội bằng điểm và hiệu số bàn thắng, một trận đấu phân định suất dự cúp Châu Âu sẽ được chơi ở sân trung lập. Trong năm mùa giải tiếp theo sau mùa bóng 2011–12, Manchester United và Liverpool đều đứng ngoài top bốn 3 lần trong khi Chelsea kết thúc ở vị trí 10 trong mùa giải 2015–16. Arsenal khép lại giải đấu ở vị trí thứ 5 vào mùa bóng 2016–17, kết thúc kỷ lục của họ với 20 lần liên tiếp kết thúc trong top bốn.[44]

Mùa bóng 2015–16, top bốn đã bị phá vỡ bởi một đội bóng nằm ngoài nhóm Big Six lần đầu tiên kể từ sau Everton năm 2005. Leicester City viết thành công câu chuyện cổ tích khi giành được chức vô địch Premier League và được tham dự vòng bảng Champions League.[45]

Ngoài sân cỏ, "Top 6" nắm giữ sức mạnh và tầm ảnh hưởng về tài chính, các đội bóng này cho rằng họ nên được hưởng phần doanh thu lớn hơn do tầm vóc của câu lạc bộ của họ trên toàn cầu và thứ bóng đá hấp dẫn mà họ nhắm đến.[46] Những người phản đối điều đó cho rằng cơ cấu doanh thu bình đẳng ở Premier League giúp duy trì tính cạnh tranh của giải đấu, điều đó rất quan trọng cho sự thành công trong tương lai.[47]

Quá trình phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Do yêu cầu của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), cơ quan quản lý bóng đá quốc tế, rằng các giải đấu trong nước phải giảm số trận đấu, số câu lạc bộ giảm xuống còn 20 năm 1995, với việc 4 đội xuống hạng và chỉ có 2 lên hạng.[48][49] Và cao nhất chỉ có 22 đội vào năm đầu tiên của mùa giải.[49]

Ngày 8 tháng 6 năm 2006, FIFA yêu cầu tất cả các giải đấu lớn của châu Âu, gồm cả Serie A của Italia và La Liga của Tây Ban Nha giảm xuống còn 18 đội bắt đầu từ mùa 2007–08. Premier League phản ứng bằng cách đưa ra các ý định của họ để phản đối việc cắt giảm.[50] Cuối cùng, mùa 2007–08 vẫn khởi tranh với 20 đội.[51]

Giải đấu được đổi tên FA Premier League đơn giản hơn thành Premier League năm 2007.[52]

Cơ cấu tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Football Association Premier League Ltd (FAPL)[53][54][55] được tổ chức như 1 công ty và được sở hữu bởi 20 thành viên câu lạc bộ. Mỗi câu lạc bộ là 1 cổ đông, với 1 phiếu mỗi khi biểu quyết về các vấn đề như thay đổi quy tắc và hợp đồng. Các câu lạc bộ lựa chọn ra 1 chủ tịch, giám đốc điều hành, và các thành viên ban giám đốc để giám sát các hoạt động của giải đấu.[56]

Chủ tịch hiện tại là Sir Dave Richards, được bổ nhiệm vào tháng 4 năm 1999, và giám đốc điều hành là Richard Scudamore, được bổ nhiệm tháng 11 năm 1999.[57] Cựu chủ tịch và giám đốc điều hành, John Quinton và Peter Leaver, bị buộc từ chức vào tháng 3 năm 1999 sau khi trao hợp đồng tư vấn cho cựu giám đốc Sky Sam Chisholm và David Chance.[58] Liên đoàn bóng đá Anh không trực tiếp tham gia vào việc điều hành Premier League, nhưng có quyền phủ quyết với tư cách cổ đông đặc biệt trong việc lựa chọn chủ tịch và giám đốc điều hành và khi các luật mới được đưa ra áp dụng cho giải đấu.[59]

Premier League có đại diện tại Hiệp hội các Câu lạc bộ châu Âu của UEFA, số câu lạc bộ và những câu lạc bộ được lựa chọn theo hệ số UEFA. Mùa giải 2012–13, Premier League có 10 đại diện trong Hiệp hội: Arsenal, Aston Villa, Chelsea, Everton, Fulham, Liverpool, Manchester City, Manchester United, Newcastle United và Tottenham Hotspur.[60] Hiệp hội các Câu lạc bộ châu Âu có trách nhiệm lựa chọn ra 3 thành viên tham gia Ủy ban các giải đấu cấp câu lạc bộ của UEFA, nơi tham gia điều hành các giải đấu của UEFA như Champions League và UEFA Europa League.[61]

Thể thức giải đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Giải đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Có 20 câu lạc bộ tại Premier League. Trong một mùa giải (từ tháng 8 tới tháng 5) mỗi câu lạc bộ sẽ thi đấu với các đối thủ khác 2 lần (vòng tròn 2 lượt), 1 trận sân nhà và 1 trận sân khách, tính ra có 38 trận đấu. Các đội sẽ giành được 3 điểm/trận thắng và 1 điểm/trận hòa. Không có điểm khi thua trận. Các đội sẽ được xếp hạng theo tổng số điểm giành được, rồi sau đó mới xét tới hiệu số bàn thắng, và số bàn ghi được. Nếu vẫn bằng điểm nhau, các đội sẽ được tính là xếp cùng vị trí. Nếu việc bằng nhau đó quyết định tới chức vô địch, xuống hạng hay giành quyền tham dự 1 giải đấu khác, 1 trận play-off sẽ được diễn ra trên sân trung lập để xác định thứ hạng.[62] 3 vị trí thấp nhất sẽ xuống chơi tại Football League Championship, còn 2 đội đứng đầu Championship, cùng với đội thắng vòng play-off dành cho các đội xếp từ thứ 3 tới thứ 6 Championship, sẽ giành quyền lên hạng.[63]

Năm 2008 đã từng có đề xuất thêm vòng đấu 39 nhưng ý tưởng này đã bị hủy bỏ.

Tư cách tham dự các giải đấu châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]

100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022

Mùa giải 2009–10, suất tham dự UEFA Champions League thay đổi, 4 đội đứng đầu Premier League giành quyền tham dự UEFA Champions League, với việc 3 đội dẫn đầu lọt trực tiếp vào vòng bảng. Trước đó chỉ có 2 đội dẫn đầu lọt trực tiếp. Đội xếp thứ 4 tham dự Champions League ở vòng play-off dành cho các đội không vô địch và phải thắng sau 2 lượt trận mới được vào vòng bảng.[64]

Đội xếp thứ 5 Premier League sẽ trực tiếp tham dự UEFA Europa League, đội thứ 6 và thứ 7 được tham dự hay không, phụ thuộc vào đội vô địch 2 cúp quốc nội là FA Cup và League Cup. Hai suất Europa League sẽ được dành cho đội vô địch của giải đấu đó; nếu đội vô địch FA Cup hoặc League Cup đã giành quyền tham dự Champions League, thì suất đó sẽ dành cho đội có vị trí kết thúc ở vị trí cao hơn tại Premier League.[65][66] Một suất tham dự UEFA Europa League khác cũng có thể giành được nhờ giải Fair Play. Nếu Premier League là một trong ba giải đứng bảng xếp hạng Fair Play của châu Âu, đội xếp cao nhất trong bảng xếp hạng Fair Play Premier League nếu chưa giành quyền tham dự cúp châu Âu sẽ được tham dự từ vòng loại thứ nhất UEFA Europa League.[67]

Một ngoại lệ xảy ra năm 2005, khi Liverpool vô địch Champions League năm trước đó, nhưng họ không giành được quyền tham dự Champions League tại Premier League mùa giải đó. UEFA dành cho Liverpool quyền đặc biệt tham dự Champions League, giúp Anh có 5 đội tham dự.[68] UEFA sau đó đưa ra quy định đội đương kim vô địch mặc nhiên được tham dự vào mùa sau bất chấp kết quả của họ tại giải quốc nội. Tuy nhiên, đối với những quốc gia có 4 suất tham dự Champions League, nếu nhà vô địch Champions League kết thúc ở vị trí ngoài đội đứng đầu ở giải quốc nội, đội đó sẽ lấy suất tham dự của đội xếp thứ 4. Tại thời điểm đó, không có một liên đoàn nào có hơn 4 đại diện tham dự Champions League.[69] Điều này diễn ra vào năm 2012, khi Chelsea – đội vô địch Champions League năm trước đó nhưng xếp thứ 6 tại giải trong nước – giành suất tham dự Champions League của Tottenham Hotspur, đội phải tham dự Europa League.[70]

Bắt đầu từ mùa 2015–16, đội vô địch Europa League sẽ được tham dự Champions League mùa giải tiếp theo, suất tối đa tham dự Champions League cho mỗi quốc gia được nâng lên 5. Một quốc gia có 4 suất Champions League, như Anh, sẽ chỉ kiếm được suất thứ 5 nếu một câu lạc bộ không giành được quyền tham dự Champions League thông qua giải quốc nội mà vô địch Champions League hoặc Europa League.[71]

Năm 2007, Premier League trở thành giải đấu đứng đầu bảng xếp hạng Các giải đấu châu Âu dựa theo thành tích của các câu lạc bộ Anh tại cúp châu Âu trong giai đoạn 5 năm. Điều này đã phá vỡ sự thống trị 8 năm của giải vô địch quốc gia Tây Ban Nha, La Liga.[72]

Các câu lạc bộ Premier League tại các giải quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Từ mùa 1992–93 tới 2015–16, các câu lạc bộ Premier League đã 4 lần giành chức vô địch UEFA Champions League (và 5 lần giành á quân), xếp sau La Liga của Tây Ban Nha với 9 lần và Serie A của Italia với 5 lần, còn lại xếp trên các nước khác, xếp ngay trên Bundesliga của Đức với 3 lần vô địch.[73] (xem bảng tại đây) FIFA Club World Cup (hay FIFA Club World Championship, theo tên gọi ban đầu) từng 1 lần được các câu lạc bộ Premier League giành được (Manchester United năm 2008),[74] họ cũng 2 lần giành chức á quân (Liverpool vào 2005, Chelsea vào 2012),[75][76] xếp sau Brasileirão của Brazil[75][76][77][78] và La Liga của Tây Ban Nha với bốn lần,[79][80] và Serie A của Italia với hai lần.[81][82] (xem bảng tại đây)

Lên, xuống hạng[sửa | sửa mã nguồn]

Các câu lạc bộ của Giải Ngoại hạng và Giải bóng đá hạng nhất Anh có sự chuyển đổi hạng thi đấu sau mỗi mùa giải. Cụ thể, ba đội bóng đứng cuối bảng xếp hạng của giải Ngoại hạng Anh sẽ trực tiếp xuống chơi tại Giải bóng đá hạng nhất Anh.[83] Còn 2 đội đứng đầu bảng của giải hạng nhất Anh sẽ trực tiếp thăng hạng lên Ngoại hạng Anh, một cầu lạc bộ còn lại sẽ lên hạng sau chiến thắng trong trận play-off giữa các đội đứng thứ 3, thứ 4, thứ 5 và thứ 6 giải hạng nhất Anh.[84] Số lượng các câu lạc bộ có sự chuyển đổi hạng thi đấu được thể hiện như sau:

 
  • 1992–1995: 22 câu lạc bộ
  • 1995–nay: 20 câu lạc bộ[49]

Câu lạc bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Có tổng cộng 50 câu lạc bộ từng tham dự Premier League từ khi thành lập năm 1992, tính đến mùa 2021–22.[85]

Các đội vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

STT Mùa giải Đội vô địch
11992–93 Manchester United
21993–94
31994–95 Blackburn Rovers
4 1995–96 Manchester United
5 1996–97
6 1997–98 Arsenal
7 1998–99 Manchester United
8 1999–2000
9 2000–01
10 2001–02 Arsenal
STT Mùa giải Đội vô địch
112002–03 Manchester United
122003–04 Arsenal
132004–05 Chelsea
142005–06
152006–07 Manchester United
162007–08
172008–09
182009–10 Chelsea
192010–11 Manchester United
202011–12 Manchester City
STT Mùa giải Đội vô địch
212012–13 Manchester United
222013–14 Manchester City
232014–15 Chelsea
242015–16 Leicester City
252016–17 Chelsea
262017–18 Manchester City
272018–19
282019–20 Liverpool
292020–21 Manchester City
302021–22

Số lần vô địch theo câu lạc bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ Số lần
vô địch
Năm vô địch
Manchester United 13 1992–93, 1993–94, 1995–96, 1996–97, 1998–99, 1999–2000, 2000–01, 2002–03, 2006–07, 2007–08, 2008–09, 2010–11, 2012–13
Manchester City 6 2011–12, 2013–14, 2017–18, 2018–19, 2020–21, 2021–22
Chelsea 5 2004–05, 2005–06, 2009–10, 2014–15, 2016–17
Arsenal 3 1997–98, 2001–02, 2003–04
Blackburn Rovers 1 1994–95
Leicester City 1 2015–16
Liverpool 1 2019–20

Các câu lạc bộ theo giai đoạn[sửa | sửa mã nguồn]

Do việc lên xuống hạng, chỉ có 6 thành viên sáng lập Premier League chưa từng xuống hạng, trong khi đó 6 đội sáng lập khác chưa thể trở lại sau khi xuống hạng. Có 25 câu lạc bộ giành được quyền thăng hạng, chỉ có 3 đội không xuống hạng trong mùa tiếp theo, trong khi đó có 7 đội xuống hạng ngay sau 1 giai đoạn. Số còn lại 15 câu lạc bộ lên xuống nhiều lần, như trường hợp của thành viên sáng lập Crystal Palace là 5 giai đoạn khác nhau.

Thành viên sáng lập Các câu lạc bộ lên hạng
Đang thi đấu tại giải Không thi đấu tại giải Đang thi đấu tại giải Không thi đấu tại giải
Chưa xuống hạng Arsenal, Chelsea, Everton, Liverpool, Manchester United, Tottenham Hotspur Brighton & Hove Albion, Brentford
Xuống hạng 1 lần Southampton, Aston Villa ,Leeds United Coventry City, Oldham Athletic, Sheffield Wednesday A.F.C Bournemouth, Barnsley, Blackpool, Bradford City, Portsmouth, Swindon Town, Wigan Athletic, Stoke City, Swansea City, Huddersfield Town
Xuống hạng 2 lần Manchester City Blackburn Rovers, Ipswich Town, Sheffield United Burnley, Watford, West Ham United, Newcastle United, Wolverhampton Wanderers Charlton Athletic, Derby County, Reading, Cardiff City, Fulham
Xuống hạng 3 lần Nottingham Forest Queens Park Rangers Leicester City Birmingham City, Bolton Wanderers, Hull City
Xuống hạng 4 lần Crystal Palace Middlesbrough Sunderland, West Bromwich Albion
Xuống hạng 5 lần Norwich City

Mùa 2021–22[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là 20 câu lạc bộ tham dự Premier League mùa 2021–22:

Câu lạc bộ Vị trí
mùa 2020–21
Mùa đầu tiên
tại
giải VĐQG
Số mùa
tại
giải VĐQG
Số mùa
tại Premier
League
Mùa đầu tiên
trong giai đoạn hiện tại
ở giải VĐQG
Số
danh hiệu
VĐQG
Chức VĐQG
gần nhất
Arsenala, b 8 1904–05 105 30 1919–20 13 2003–04
Aston Villaa 11 1888–89 108 27 2019–20 7 1980–81
Brentford 3 tại Championship 1935–36 6 1 2021–22 0
Brighton & Hove Albion F.C. 16 1979–80 9 5 2017–18 0
Burnleyc 17 1888–89 59 8 2016–17 2 1959–60
Chelseaa, b 4 1907–08 87 30 1989–90 6 2016–17
Crystal Palacea 14 1969–70 22 13 2013–14 0
Evertona, b, c 10 1888–89 119 30 1954–55 9 1986–87
Leeds United 9 1924–25 52 14 2020–21 3 1991–92
Leicester City 5 1908–09 53 16 2014–15 1 2015–16
Liverpoola, b 3 1894–95 107 30 1962–63 19 2019–20
Manchester Citya 1 1899–1900 93 25 2002–03 7 2020–21
Manchester Uniteda, b 2 1892–93 97 30 1975–76 20 2012–13
Newcastle United F.C. 12 1898–99 90 27 2017–18 4 1926–27
Norwich Citya 1 tại Championship 1972–73 28 10 2021–22 0
Southamptona 15 1966–67 45 23 2012–13 0
Tottenham Hotspura, b 7 1909–10 87 30 1978–79 2 1960–61
Watford 2 tại Championship 1982–83 14 8 2021–22 0
West Ham United 6 1923–24 64 26 2012–13 0
Wolverhampton Wanderersc 13 1888–89 67 8 2018–19 3 1958–59
  • Fulham, West Bromwich Albion và Sheffield United xuống chơi tại Championship mùa giải 2021–22, trong khi đó Norwich City, Watford và Brentford, lần lượt là đội vô địch, á quân và đội thắng trong trận chung kết playoff, lên thi đấu từ Championship mùa giải 2020–21.
  • Brighton & Hove Albion là câu lạc bộ vẫn tiếp tục tại Premier League sau lần lên hạng đầu tiên với mùa giải thứ 5 (trong tổng cộng 30 mùa).

a: Thành viên sáng lập Premier League

b: Chưa từng xuống hạng từ Premier League

c: Một trong 12 đội Football League ban đầu

Vị trí của các câu lạc bộ tham dự Premier League mùa 2019–20

Các câu lạc bộ bóng đá ở khu vực Luân Đôn

Các câu lạc bộ ngoài Anh[sửa | sửa mã nguồn]

Wales

Năm 2011, câu lạc bộ của Wales tham dự Premier League lần đầu tiên, khi Swansea City giành suất lên hạng.[86][87] Trận đấu đầu tiên của Premier League diễn ra bên ngoài nước Anh là trận đấu sân nhà của Swansea City ở Sân vận động Liberty gặp Wigan Athletic ngày 20 tháng 8 năm 2011.[88] Mùa 2012–13, Swansea giành quyền tham dự Europa League khi vô địch League Cup.[89] Số câu lạc bộ của Wales tại Premier League được tăng lên 2 lần đầu tiên mùa 2013–14, khi Cardiff City giành quyền thăng hạng,[90] nhưng Cardiff City đã xuống hạng ngay mùa đó.[91] Cardiff được quay lại vào 2017-18 nhưng số lượng đội của Xứ Wales vẫn tương tự.[92]

Vì họ là thành viên của Hiệp hội bóng đá Wales (FAW), vấn đề là những câu lạc bộ như Swansea nên đại diện cho Anh hay Wales ở các giải đấu châu Âu đã đặt ra những cuộc thảo luận kéo dài tại UEFA. Swansea giành một trong ba suất của Anh tham dự Europa League mùa 2013–14 sau khi vô địch League Cup 2012–13. Quyền của các câu lạc bộ Wales thi đấu dưới danh nghĩa đại diện của Anh được tranh cãi cho tới khi Welsh UEFA làm rõ vấn đề tháng 3 năm 2012.[93]

Scotland và Ireland

Việc tham dự Premier League của một vài câu lạc bộ Scotland hay Ireland được đưa ra thảo luận vài lần nhưng không có kết quả. Ý tưởng khả thi nhất là vào năm 1998, khi Wimbledon được Premier League chấp thuận di chuyển tới Dublin, Ireland, nhưng cuối cùng bị chặn lại bởi Hiệp hội bóng đá Cộng hòa Ireland.[94][95][96][97] Thêm vào đó, giới truyền thông thi thoảng lại đưa ra ý tưởng về việc hai đội bóng lớn nhất Scotland, Celtic và Rangers, nên hoặc sẽ gia nhập Premier League, nhưng không có gì ngoài các cuộc thảo luận.[98][99]

Các nhà tài trợ[sửa | sửa mã nguồn]

Từ 1993 tới 2016, Premier League đã bán quyền tài trợ giải đấu cho hai công ty; Barclays là nhà tài trợ gần nhất, họ tài trợ cho Premier League từ năm 2001 tới 2016 (trước 2004, tài trợ thông qua thương hiệu Barclaycard trước khi trở lại với nhãn hiệu ngân hàng chính năm 2004).[100]

Giai đoạn Nhà tài trợ Tên
1992–1993 Không nhà tài trợ FA Premier League
1993–2001 Carling FA Carling Premiership[15]
2001–2004 Barclaycard FA Barclaycard Premiership[15]
2004–2007 Barclays FA Barclays Premiership
2007–2016 Barclays Premier League[15][101]
2016– Không nhà tài trợ Premier League

Hợp đồng của Barclays với Premier League kết thúc vào cuối mùa giải 2015–16. FA thông báo vào ngày 4 tháng 6 năm 2016, rằng sẽ không còn bất cứ nhà tài trợ nào gắn tên với Premier League nữa, họ muốn xây dựng một thương hiệu "sạch" cho giải đấu giống như các giải đấu thể thao nhà nghề Mỹ.

Ngoài nhà tài trợ chính của giải đấu, Premier League còn có một số đối tác chính thức và các nhà cung cấp.[103] Bóng chính thức được cung cấp bởi Nike có hợp đồng từ mùa 2000–01 khi họ giành được quyền từ tay Mitre.[104]

Tài chính[sửa | sửa mã nguồn]

Premier League là giải đấu bóng đá có doanh thu cao nhất thế giới, với tổng doanh thu các câu lạc bộ là 2.48 tỉ Euro mùa 2009–10.[105][106] Mùa 2013–14, do doanh thu truyền hình được cải thiện và kiểm soát chi phí, Premier League đã có lợi nhuận ròng vượt trên 78 triệu bảng Anh, vượt qua tất cả các giải bóng đá khác.[107] Năm 2010 Premier League giành Giải thưởng Nữ hoàng dành cho doanh nghiệp trong hạng mục Thương mại quốc tế tôn vinh những đóng góp xuất sắc của họ đối với thương mại quốc tế và giá trị mà nó mang lại cho bóng đá Anh và ngành công nghiệp truyền hình của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.[108]

Premier League có một vài câu lạc bộ giàu nhất thế giới. Bảng xếp hạng "Football Money League" của Deloitte có bảy câu lạc bộ Premier League nằm trong top 20 trong mùa giải 2009–10,[109] và cả 20 câu lạc bộ nằm trong top 40 toàn cầu tới cuối mùa 2013–14, phần lớn là kết quả của việc tăng doanh thu bản quyền truyền hình.[110] Từ năm 2013, giải đấu thu về 2.2 tỉ Euro một năm tiền bản quyền truyền hình nội địa và quốc tế.[4]

Các câu lạc bộ tại Premier League đã đồng ý về nguyên tắc trong tháng 12 năm 2012, để kiểm soát chi phí mới một cách triệt để. Hai đề xuất bao gồm quy tắc hòa vốn và một mức trần mà các câu lạc bộ có thể tăng quỹ lương của họ theo từng mùa.[111]

Bản quyền truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Vương quốc Anh và Ireland[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1992, sau khi 20 CLB hàng đầu nước Anh rời hệ thống Football League, Ngoại hạng Anh ra đời và hoạt động như một tập đoàn. Nó được điều hành bởi chính các đội bóng tham dự, độc lập với Liên đoàn bóng đá Anh. Sky là kênh phát sóng chủ yếu giải đấu này tại Vương quốc Anh và Ireland, sau này có thêm các kệnh khác cùng phát như ESPN, Setanta Sports, hiện nay là BT Sport, BT Sport bắt đầu nhảy vào tranh chấp miếng bánh ngon này với Sky, kênh truyền hình từ trước đến nay vốn độc quyền giải đấu trên lãnh thổ Anh từ năm 2013. Khi ấy, nhờ luật "đấu thầu mù" của Ngoại hạng Anh, hãng này bất ngờ lần đầu tiên giành quyền phát sóng 38 trận mỗi mùa. Từ khi BT Sport nhảy vào, giá bản quyền truyền hình trong lãnh thổ Anh tăng đột biến, từ 1,5 tỷ đôla mỗi mùa trong khoảng thời gian 2013–2016 lên 2,6 tỷ đôla trong giai đoạn 2016–2019. Tính ra, mỗi trận đấu từ năm 2016 sẽ có giá 15 triệu đôla chỉ riêng trên đất Anh.

Số trận phát tại Vương quốc Anh và Ireland
Mùa Sky Đài khác Tổng
1992–1993 60 60
1993–1997 66 66
1997–2001 66 66
2001–2004 110* 110
2004–2007 138* 138
2007–2009 96 Setanta 42 138
2009–2010 96 ESPN 42 138
2010–2013 115 23 138
2013–2016 116 BT Sport 38 154
2016–2019 126 42 168
2019–2020 153 64 Amazon Prime Video 24 BBC 4 245
2020–2021 162 85 28 8 281
2021–2022 128 52 20 200[112]

Toàn thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Premier League là giải đấu bóng đá được xem nhiều nhất trên thế giới, phát sóng trên 212 vùng lãnh thổ tới 643 triệu hộ gia đình và khoảng 4,7 tỉ khán giả truyền hình. Tại Việt Nam, từ hơn 20 năm trước, người hâm mộ vẫn được thưởng thức miễn phí EPL trên truyền hình khi giải phát trên sóng VTV3. Nhưng sau đó, một số đài truyền hình trả tiền tại Việt Nam muốn tăng thị phần nên đã sẵn sàng bỏ ra hàng núi tiền để mua độc quyền bản quyền phát sóng EPL. Cuộc đua giữa các nhà đài luôn diễn ra rất căng thẳng khiến giá bản quyền EPL tăng với tốc độ phi mã. Kể từ năm 2010 đến nay, công ty truyền hình số vệ tinh VSTV (K+ - liên doanh giữa VTV và Canal Plus) đã đánh bật các đối thủ khác trong nước và trở thành đơn vị duy nhất sở hữu tất cả các trận đấu của mỗi mùa giải[113].

Khoảng cách với các giải đấu thấp hơn[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng cách giữa Premier League và Football League ngày càng tăng. Kể từ khi tách khỏi Football League, nhiều câu lạc bộ sáng lập Premier League vẫn đang vật lộn ở các giải thi đấu thấp hơn. Do một phần lớn là sự chênh lệch về doanh thu bản quyền truyền hình giữa các giải đấu,[114] nhiều câu lạc bộ mới lên hạng rất khó khăn để trụ lại sau mùa giải đầu tiên của họ tại Premier League. Ở mọi mùa bóng trừ 2001–02, 2011–12 và 2017–18 có ít nhất một đội bóng mới lên Premier League phải quay trở lại với Football League. Mùa 1997–98, cả ba đội mới lên hạng đều phải xuống hạng vào cuối mùa bóng.[115]

Premier League vẫn phân chia một phần doanh thu bản quyền truyền hình cho các câu lạc bộ phải xuống hạng. Bắt đầu từ mùa 2013–14, khoản này đã vượt quá 60 triệu bảng cho bốn mùa bóng.[116] Mặc dù đã có kế hoạch để giúp các đội bóng điều chỉnh sự không cân đối về doanh thu truyền hình (trung bình các đội Premier League nhận 55 triệu bảng[117] trong khi đó các câu lạc bộ Football League Championship chỉ là 2 triệu),[118] người ta cho rằng chính các khoản được chia này đã làm sâu thêm khoảng cách giữa các đội từng được tham dự Premier League với các câu lạc bộ khác,[119] dẫn đến việc các câu lạc bộ thường trở lại sau khi xuống hạng. Một vài câu lạc bộ không thể quay trở lại ngay với Premier League, các vấn đề về tài chính, bao gồm một vài trường hợp bị chính quyền tiếp quản hoặc thậm chí là phá sản.[120][121]

Các sân vận động[sửa | sửa mã nguồn]

Tính tới mùa 2017–18, Premier League đã được diễn ra trên 58 sân vận động kể từ mùa giải đầu tiên của Premier League.[122] Sau thảm họa Hillsborough năm 1989 và kết quả của Báo cáo Taylor đề nghị loại bỏ khán đài đứng; kết quả là các sân vận động tại Premier League đều là khán đài ngồi.[123][124] Từ khi thành lập Premier League, các sân bóng ở Anh đã được nâng cấp sức chứa và cơ sở vật chất, một số câu lạc bộ còn chuyển tới những sân vận động xây mới.[125] 9 sân vận động từng diễn ra Premier League đã bị phá hủy. Các sân đấu của mùa 2010–11 sân có sức chứa lớn nhất là: Old Trafford, sân nhà của Manchester United với sức chứa 75,957[126] còn nhỏ nhất là Vitality stadium, sân nhà của Bournemouth A.F.C., với sức chứa 11464.[127] Tổng sức chứa của các sân vận động Premier League mùa 2017–18 là 806,033 trung bình là 40,302 một sân.[128]

Khán giả tới sân là một nguồn thu đáng kể của các câu lạc bộ Premier League.[129] Mùa 2016–17, trung bình có 35,838 khán giả tới xem một trận đấu tại Premier League trong tổng số 13,618,596.[128] Con số này tăng 13,089 so với số 21,126 khán giả ghi nhận trong mùa giải đầu tiên (1992–93).[130] Tuy nhiên, sau mùa bóng 1992–93, sức chứa của các sân giảm xuống do phải loại bỏ khán đài đứng và đến hạn chót là mùa 1994–95 các sân phải bao gồm toàn bộ khán đài ngồi.[131][132] Kỉ lục trung bình khán giả tới sân tại Premier League là 36,144 được thiết lập vào mùa giải 2007–08.[133] Kỉ lục đó sau đó bị phá mùa 2013–14 với 36,695 khán giả, cao nhất kể từ năm 1950.[134]

Huấn luyện viên[sửa | sửa mã nguồn]

Huấn luyện viên tại Premier League phụ trách đội bóng ngày qua ngày bao gồm tập luyện, lựa chọn đội hình và mua bán cầu thủ. Tầm ảnh hưởng của họ thay đổi từ cầu lạc bộ này đến câu lạc bộ khác và có liên quan tới chủ sở hữu đội bóng và mối quan hệ với các cổ động viên.[135] Các huấn luyện viên phải đạt chứng chỉ UEFA Pro Licence bằng cấp cao nhất, sau khi hoàn thành cả UEFA 'B' và 'A' Licences.[136] UEFA Pro Licence là yêu cầu cần thiết đối với những người muốn huấn luyện lâu dài tại Premier League (nghĩa là dưới 12 tuần là thời gian huấn luyện viên tạm quyền được cho phép huấn luyện đội bóng).[137] Vị trí tạm quyền sẽ được bổ nhiệm trong khoảng thời gian trống chờ đợi huấn luyện viên chính thức mới. Một vài huấn luyện viên đã được bổ nhiệm làm huấn luyện viên chính thức sau thời gian tạm quyền; ví dụ như trường hợp của Paul Hart ở Portsmouth hay David Pleat ở Tottenham Hotspur.

Huấn luyện viên có thời gian làm việc dài nhất là Alex Ferguson, người nắm quyền Manchester United từ tháng 11 năm 1986 tới khi nghỉ hưu mùa 2012–13, nghĩa là ông huấn luyện cả 21 mùa đầu tiên của Premier League. Arsène Wenger hiện là huấn luyện viên có thời gian làm việc dài nhất, khi dẫn dắt Arsenal tại Premier League từ 1996.[138]. Hiện tại ông đã không còn dẫn dắt Arsenal F.C

Các huấn luyện viên giành chức vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022

Huấn luyện viên Câu lạc bộ Vô địch Năm vô địch
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Alex Ferguson
Manchester United 13 1992–93, 1993–94, 1995–96, 1996–97, 1998–99,
1999–2000,2000–01, 2002–03, 2006–07,
2007–08, 2008–09, 2010–11, 2012–13
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Pep Guardiola
Manchester City 4 2017–18, 2018–19, 2020–21, 2021–22
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Arsene Wenger
Arsenal 3 1997–98, 2001–02, 2003–04
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
José Mourinho
Chelsea 3 2004–05, 2005–06, 2014–15
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Kenny Dalglish
Blackburn Rovers 1 1994–95
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Carlo Ancelotti
Chelsea 1 2009–10
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Roberto Mancini
Manchester City 1 2011–12
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Manuel Pellegrini
Manchester City 1 2013–14
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Claudio Ranieri
Leicester City 1 2015–16
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Antonio Conte
Chelsea 1 2016–17
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Jürgen Klopp
Liverpool 1 2019–20

Các HLV hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Q.tịch Tên Câu lạc bộ Bổ nhiệm Thời gian nắm quyền
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Klopp, JurgenJürgen Klopp Liverpool 8 tháng 10 năm 2015 7 năm, 5 ngày
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Guardiola, PepPep Guardiola Manchester City 1 tháng 7 năm 2016 6 năm, 104 ngày
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Marsch , Jesse Jesse Marsch Leeds United 28 tháng 2 năm 2022 227 ngày
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Gerrard, StevenSteven Gerrard Aston Villa 10 tháng 10 năm 2021 1 năm, 3 ngày
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Frank, ThomasThomas Frank Brentford 16 tháng 10 năm 2018 3 năm, 362 ngày
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Hasenhuttl, RalphRalph Hasenhüttl Southampton 5 tháng 12 năm 2018 3 năm, 312 ngày
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Erik ten HagErik ten Hag Manchester United 1 tháng 6 năm 2022 134 ngày
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Rodgers, BrendanBrendan Rodgers Leicester City 26 tháng 2 năm 2019 3 năm, 229 ngày
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Potter, GrahamGraham Potter Brighton & Hove Albion 20 tháng 5 năm 2019 3 năm, 146 ngày
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Howe, EddieEddie Howe Newcastle United 17 tháng 7 năm 2019 3 năm, 88 ngày
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Cooper, SteveSteve Cooper Nottingham Forest 21 tháng 9 năm 2021 1 năm, 22 ngày
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
O'Neil, GaryGary O'Neil AFC Bournemouth 30 tháng 8 năm 2022 44 ngày
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Silva, MarcoMarco Silva Fulham 1 tháng 7 năm 2021 1 năm, 104 ngày
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Arteta, MikelMikel Arteta Arsenal 20 tháng 12 năm 2019 2 năm, 297 ngày
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Moyes, DavidDavid Moyes West Ham United 29 tháng 12 năm 2019 2 năm, 288 ngày
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Tuchel, ThomasThomas Tuchel Chelsea 26 tháng 1 năm 2021 1 năm, 260 ngày
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Lage, BrunoBruno Lage Wolverhampton Wanderers 9 tháng 6 năm 2021 1 năm, 126 ngày
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Lampard, FrankFrank Lampard Everton 31 tháng 1 năm 2022 1 năm, 105 ngày
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Conte, AntonioAntonio Conte Tottenham Hotspur 13 tháng 7 năm 2021 1 năm, 92 ngày
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Vieira, PatrickPatrick Vieira Crystal Palace 4 tháng 7 năm 2021 1 năm, 101 ngày

Cầu thủ[sửa | sửa mã nguồn]

Ra sân nhiều nhất
Thứ hạngCầu thủTrận
1
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Gareth Barry
653
2
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Ryan Giggs
632
3
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Frank Lampard
609
4
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
David James
572
5
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Gary Speed
535
6
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Emile Heskey
516
7
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Mark Schwarzer
514
8
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Jamie Carragher
508
9
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Phil Neville
505
10
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Steven Gerrard
504
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Rio Ferdinand
Tính đến ngày 22 tháng 1 năm 2020[139]
In nghiêng: Cầu thủ đang thi đấu chuyên nghiệp
In đậm: Cầu thủ đang thi đấu tại Premier League.

Số lần ra sân[sửa | sửa mã nguồn]

Gareth Barry đang giữ kỉ lục số lần ra sân tại Premier League, nhiều hơn bất cứ cầu thủ nào.[140]

Cầu thủ nước ngoài và quy định chuyển nhượng[sửa | sửa mã nguồn]

Trong mùa giải Premier League đầu tiên 1992–93, ở vòng đấu mở màn chỉ có 11 cầu thủ ra sân trong đội hình xuất phát đến từ bên ngoài của Vương quốc Anh hoặc Ireland.[141] Tới mùa 2000–01, số cầu thủ nước ngoài tham dự Premier League là 36%. Mùa 2004–05 con số tăng lên 45%. Ngày 26 tháng 12 năm 1999, Chelsea trở thành đội bóng đầu tiên tại Premier League ra sân với toàn cầu thủ nước ngoài,[142] còn ngày 14 tháng 2 năm 2005, Arsenal trở thành đội bóng đầu tiên đăng ký cả 16 cầu thủ cho 1 trận đấu là người nước ngoài.[143] Tới năm 2009, chỉ còn dưới 40% cầu thủ tham dự Premier League là người Anh.[144]

Để đối phó với những lo ngại rằng các câu lạc bộ ngày càng bỏ qua các cầu thủ trẻ Anh để sử dụng các cầu thủ nước ngoài, năm 1999, Cục Xuất nhập cảnh Vương quốc Anh thắt chặt quy định của cấp giấy phép lao động cho cầu thủ đến từ ngoài Liên minh châu Âu.[145] Một cầu thủ ngoài EU chỉ được cấp giấy phép lao động khi thi đấu 75% số trận đấu hạng 'A' mà cầu thủ đó được lựa chọn trong vòng 2 năm, và quốc gia của cầu thủ đó trung bình phải xếp ít nhất là thứ 70 trong bảng xếp hạng FIFA trong vòng 2 năm. Nếu 1 cầu thủ không đạt được những tiêu chí đó, câu lạc bộ muốn ký hợp đồng với cầu thủ đó có thể đưa ra lời yêu cầu.[146]

Các cầu thủ sẽ chỉ được chuyển nhượng khi thị trường chuyển nhượng mở cửa bởi Hiệp hội bóng đá. Sẽ có 2 kỳ chuyển nhượng bắt đầu từ ngày cuối cùng của mùa giải tới 31 tháng 8 và từ 31 tháng 12 tới 31 tháng Giêng. Cầu thủ đã được đăng ký sẽ không được thay đổi trong kì chuyển nhượng đó trừ khi có giấy phép đặc biệt từ FA, thường là trong trường hợp khẩn.[147] Tới mùa 2010–11, Premier League đưa ra luật mới về việc các câu lạc bộ chỉ được phép đăng ký tối đa 25 cầu thủ trên 21 tuổi, cùng với đó là danh sách đội hình chỉ được phép thay đổi trong kì chuyển nhượng hoặc trong trường hợp đặc biệt. Cùng với đó là khái niệm 'home grown' cũng được áp dụng, theo đó cũng từ năm 2010 ít nhất là 8 trong số 25 cầu thủ đăng ký phải là 'cầu thủ home-grown'.[148][149]

Lương cầu thủ và phí chuyển nhượng[sửa | sửa mã nguồn]

Không có mức lương trần dành cho một cá nhân hay một đội bóng nào tại Premier League. Đây là kết quả của những bản hợp đồng bản quyền truyền hình ngày càng hấp dẫn, lương các cầu thủ tăng mạnh kể từ khi Premier League ra đời khi mà mức lương trung bình của cầu thủ chỉ là 75.000 bảng Anh một năm.[150] Mức lương trung bình vào mùa 2008–09 là 1,1 triệu bảng.[151] Tới năm 2015, trung bình lương của Premier League cao nhất trong các giải bóng đá trên thế giới.[152]

Kỷ lục chuyển nhượng dành cho một cầu thủ Premier League tăng đều đặn qua từng năm. Trước khi bắt đầu mùa giải Premier League đầu tiên Alan Shearer mới trở thành cầu Anh có mức chuyển nhượng trên 3 triệu bảng.[153] Các kỷ lục tăng đều đặn trong vài mùa giải đầu tiên ở Premier League, cho đến khi Alan Shearer đã phá vỡ kỷ lục 15 triệu bảng khi chuyển tới Newcastle United vào năm 1996.[153] Ba kỉ lục chuyển nhượng cao nhất lịch sử thể thao thì đều là các câu lạc bộ Premier League bán đi, khi Tottenham Hotspur bán Gareth Bale cho Real Madrid với giá 85 triệu bảng năm 2013,[154] Manchester United bán Cristiano Ronaldo cho Real Madrid với mức giá 80 triệu bảng năm 2009,[155] và Liverpool bán Luis Suárez cho Barcelona thu về 75 triệu năm 2014.[156]

Giá trị chuyển nhượng[sửa | sửa mã nguồn]

Phí chuyển nhượng cao nhất ở ngoại hạng Anh
STT Cầu Thủ Giá Trị Năm Chuyển từ Chú thích(s)
1
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Jack Grealish
£100m 2021
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Aston Villa
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Manchester City
[157]
2
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Romelu Lukaku
£97.5m 2021
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Inter Milan
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Chelsea
[158][159]
3
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Paul Pogba
£89m[a] 2016
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Juventus
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Manchester United
[160][161][162]
4
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Antony
£81.3m 2022
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Ajax
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Manchester United
[163]
5
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Harry Maguire
£80m 2019
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Leicester City
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Manchester United
[164][165]
6
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Romelu Lukaku
£75m[b] 2017
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Everton
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Manchester United
[166][167][168]
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Virgil van Dijk
£75m 2018
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Southampton
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Liverpool
[169]
8
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Jadon Sancho
£73m 2021
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Borussia Dortmund
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Manchester United
[170]
9
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Nicolas Pépé
£72m 2019
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Lille
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Arsenal
[171]
10
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Kepa Arrizabalaga
£71.6m 2018
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Athletic Bilbao
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Chelsea
[172]

  1. ^ plus another €5 million in additional bonuses
  2. ^ plus £15 million in bonuses

Phí chuyển nhượng các cầu thủ ở ngoại hạng Anh
STT Cầu Thủ Giá trị Năm Chuyển từ Chú thích(s)
1
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Philippe Coutinho
£106m[a] 2018
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Liverpool
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Barcelona
[173]
2
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Jack Grealish
£100m 2021
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Aston Villa
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Manchester City
[157]
3
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Eden Hazard
£89m 2019
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Chelsea
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Real Madrid
[174]
4
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Gareth Bale
£86m 2013
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Tottenham Hotspur
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Real Madrid
[175][176]
5
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Cristiano Ronaldo
£80m 2009
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Manchester United
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Real Madrid
[177][178]
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Harry Maguire
£80m 2019
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Leicester City
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Manchester United
[164][165]
7
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Romelu Lukaku
£75m 2017
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Everton
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Manchester United
[166][167][168]
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Luis Suárez
£75m 2014
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Liverpool
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Barcelona
[179][180]
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Virgil van Dijk
£75m 2018
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Southampton
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Liverpool
[169]
10
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Romelu Lukaku
£74m 2019
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Manchester United
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Inter Milan
[181]

  1. ^ plus reported €40 million bonuses

Cầu thủ ghi bàn hàng đầu[sửa | sửa mã nguồn]

100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022

Alan Shearer là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử Premier League.

Tính đến 4 tháng 11 năm 2018.
Thứ hạng Tên Năm Bàn thắng Trận Tỉ lệ
1
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Alan Shearer
1992–2006 260 441 0.59
2
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Wayne Rooney
2002–2018 208 491 0.42
3
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Andrew Cole
1992–2008 187 414 0.45
4
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Sergio Agüero
2011–2021 184 275 0.69
5
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Harry Kane
2009– 183 282 0.65
6
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Frank Lampard
1995–2015 177 609 0.29
7
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Thierry Henry
1999–2007, 2012 175 258 0.68
8
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Robbie Fowler
1993–2009 163 379 0.43
9
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Jermain Defoe
2001–2003, 2004–2014, 2015–2020 162 492 0.33
10
100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Michael Owen
1996–2004, 2005–13 150 326 0.46

Nghiêng cầu thủ vẫn đang thi đấu chuyên nghiệp.
Đậm hiện đang thi đấu tại Premier League.[139]

Chiếc giày vàng được trao cho cầu thủ ghi nhiều bàn thắng tại Premier League vào cuối mỗi mùa bóng. Cựu tiền đạo Blackburn Rovers và Newcastle United Alan Shearer đang giữ kỉ lục ghi nhiều bàn thắng nhất tại Premier League với 260.[182] Hai mươi tư cầu thủ đã đạt cột mốc 100 bàn thắng.[183] Kể từ mùa giải Premier League đầu tiên 1992–93, 14 cầu thủ đến từ 10 câu lạc bộ khác nhau đã giành hoặc chia sẻ danh hiệu vua phá lưới giải đấu.[184] Thierry Henry giành danh hiệu vua phá lưới thứ tư với 27 bàn vào mùa 2005–06. Andrew Cole và Alan Shearer cùng nhau giữ kỉ lục ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải (34) – cho lần lượt Newcastle và Blackburn.[185] Ryan Giggs của Manchester United giữ kỉ lục ghi bàn trong nhiều mùa liên tiếp nhất, với việc ghi bàn trong cả 21 mùa giải đầu tiên.[186]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Cúp[sửa | sửa mã nguồn]

100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022

Premier League có 2 chiếc cúp – một chiếc cúp thật (được giữ bởi nhà đương kim vô địch) và một bản sao dự trữ. Hai chiếc cúp sẽ được sử dụng trong trường hợp hai câu lạc bộ có thể có cơ hội vô địch ở ngày thi đấu cuối cùng của mùa giải.[187] Trong trường hợp có nhiều hơn hai đội cùng cạnh tranh nhau chức vô địch trong ngày thi đấu cuối cùng của mùa giải – thì một bản sao từng được giành bởi một câu lạc bộ trước đó sẽ được sử dụng.[188]

Chiếc cúp Premier League hiện tại được tạo ra bởi Royal Jewellers Asprey of London. Chiếc cúp bao gồm thân cúp với chiếc vương miện bằng vàng và chiếc đế bằng malachit. Chiếc đế nặng 33 pound (15 kg) còn thân cúp nặng 22 pound (10,0 kg).[189] Cả thân và đế cao 76 cm (30 in), rộng 43 cm (17 in) và sâu 25 cm (9,8 in).[190]

Thân chính được làm từ bạc đặc thật và bạc mạ vàng, trong khi đó đế được làm từ malachit, một loại đá quý. Đế có một dải bạc xung quanh chu vi của nó, nơi ghi tên các nhà vô địch giải đấu. Malachit màu xanh cũng là tượng trưng cho màu xanh của cỏ trên sân.[190] Chiếc cúp được thiết kế dựa trên huy hiệu của Tam Sư kết hợp với bóng đá Anh. Hai con sư tử được đặt ở hai bên chiếc cúp phía trên tay nắm– con thứ ba được biểu tượng chính là người đội trưởng của đội vô địch người nâng cao chiếc cúp, và khi ấy chiếc vương miện vàng sẽ ở trên đầu của anh ta.[191] Các ruy băng treo lên tay nắm được thể hiện bằng màu của đội vô địch giải đấu năm đó.

Năm 2004, một phiên bản vàng đặc biệt được trao cho Arsenal khi họ giành chức vô địch mà không để thua một trận đấu nào.[192]

Các giải thưởng cho cầu thủ và huấn luyện viên[sửa | sửa mã nguồn]

Bên cạnh việc cúp dành cho đội vô địch và huy chương dành cho các cá nhân cầu thủ, Premier League cũng trao các giải Huấn luyện viên xuất sắc nhất tháng và Cầu thủ xuất sắc nhất hàng tháng.[193] Có cả các giải Huấn luyện viên xuất sắc nhất mùa giải,[194] Cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải.[195]

Hàng năm có giải Chiếc giày vàng và Găng tay vàng hàng năm.[196]

Giải thưởng 20 năm[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2012, Premier League kỉ niệm thập niên thứ hai bằng lễ trao Giải thưởng 20 năm:[197]

  • Đội hình tiêu biểu
    • Chuyên gia bình chọn: Peter Schmeichel, Gary Neville, Tony Adams, Rio Ferdinand, Ashley Cole, Cristiano Ronaldo, Roy Keane, Paul Scholes, Ryan Giggs, Thierry Henry, Alan Shearer
    • Khán giả bình chọn: Peter Schmeichel, Gary Neville, Tony Adams, Nemanja Vidić, Ashley Cole, Cristiano Ronaldo, Steven Gerrard, Paul Scholes, Ryan Giggs, Thierry Henry, Alan Shearer

  • Huấn luyện viên xuất sắc nhất: Sir Alex Ferguson
  • Cầu thủ xuất sắc nhất: Ryan Giggs
  • Ra sân nhiều lần nhất: Ryan Giggs (598)
  • Ghi được nhiều bàn thắng nhất: Alan Shearer (260)
  • Giữ sạch lưới nhiều nhất: David James (173)
  • Câu lạc bộ 500: Ryan Giggs, David James, Gary Speed, Frank Lampard, Emile Heskey, và Sol Campbell.
  • Bàn thắng đẹp nhất: Wayne Rooney, 12 tháng 2 năm 2011, Man. United vs Man. City
  • Cứu thua xuất sắc nhất: Craig Gordon, 18 tháng 12 năm 2010, Sunderland vs Bolton
  • Bàn thắng đẹp nhất: Arsenal 2003–04

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ When will goal-line technology be introduced? Lưu trữ 2013-07-09 tại Wayback Machine Tổng số trận đấu có thể được tính sử dụng công thức n*(n-1) trong đó n là tổng số đội.
  2. ^ “United (versus Liverpool) Nations”. The Observer. 6 tháng 1 năm 2002. Truy cập 8 tháng 8 năm 2016.
  3. ^ Gibson, Owen (13 tháng 6 năm 2012). “Premier League lands £bn deal”. The Guardian. Truy cập 14 tháng 6 năm 2012.
  4. ^ a b 11 tháng 11 năm 2013/top-soccer-leagues-get-25-rise-in-tv-rights-sales-report-says.html “Top Soccer Leagues Get 25% Rise in TV Rights Sales, Report Says”. Bloomberg. Truy cập 4 tháng 8 năm 2014.
  5. ^ “Premier League Payments to Clubs”. Premier League. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2016. Truy cập 30 tháng 1 năm 2016.
  6. ^ “Premier League value of central payments to Clubs”. Premier League. 1 tháng 6 năm 2017. Truy cập 6 tháng 6 năm 2017.
  7. ^ “History and time are key to power of football, says Premier League chief”. The Times. 3 tháng 7 năm 2013. Truy cập 3 tháng 7 năm 2013.
  8. ^ “Playing the game: The soft power of sport”. British Council. Truy cập 9 tháng 10 năm 2018.
  9. ^ “Premier League 2014/2015 » Attendance » Home matches”. worldfootball.net. Truy cập 30 tháng 1 năm 2016.
  10. ^ “German Bundesliga Scoring Stats - 2018-19”. Espnfc.com. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2018.
  11. ^ Henry Chard. “Your ground's too big for you! Which stadiums were closest to capacity in England last season?”. Sky Sports. Truy cập 30 tháng 1 năm 2016.
  12. ^ uefa.com (6 tháng 5 năm 2021). “Member associations – Country coefficients – UEFA.com”.
  13. ^ “Liverpool win Premier League: Reds' 30-year wait for top-flight title ends”. BBC Sport. 25 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2020.
  14. ^ “1985: English teams banned after Heysel”. BBC Archive. BBC. 31 tháng 5 năm 1985. Truy cập 8 tháng 8 năm 2016.
  15. ^ a b c d e f “A History of The Premier League”. Premier League. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2007.
  16. ^ “The Taylor Report”. Football Network. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2006. Truy cập 22 tháng 11 năm 2017.
  17. ^ Taylor, Matthew (18 tháng 10 năm 2013). The Association Game: A History of British Football. Routledge. tr. 342. ISBN 9781317870081.
  18. ^ a b Taylor, Matthew (18 tháng 10 năm 2013). The Association Game: A History of British Football. Routledge. tr. 343. ISBN 9781317870081.
  19. ^ Crawford, Gerry. “Fact Sheet 8: British Football on Television”. Centre for the Sociology of Sport, University of Leicester. Bản gốc lưu trữ 6 tháng 6 năm 2011. Truy cập 10 tháng 8 năm 2016.
  20. ^ Lipton, Martin (5 tháng 10 năm 2017). “Chapter 15: Mr Chairman”. White Hart Lane: The Spurs Glory Years 1899–2017. Weidenfeld & Nicolson. ISBN 9781409169284.
  21. ^ “Super Ten Losing Ground”. New Straits Times. 14 tháng 7 năm 1988. Truy cập 9 tháng 9 năm 2013.
  22. ^ a b c “The History of the Football League”. Football League. Bản gốc lưu trữ 11 tháng 4 năm 2008. Truy cập 12 tháng 9 năm 2014.
  23. ^ a b Conn, David (4 tháng 9 năm 2013). “Greg Dyke seems to forget his role in the Premier League's formation”. The Guardian. Truy cập 18 tháng 1 năm 2018.
  24. ^ “The Men who Changed Football”. BBC. 20 tháng 2 năm 2001. Truy cập 20 tháng 9 năm 2018.
  25. ^ a b Rodrigues, Jason (ngày 2 tháng 2 năm 2012). “Premier League football at 20: 1992, the start of a whole new ball game”. The Guardian. Truy cập 18 tháng 1 năm 2018.
  26. ^ MacInnes, Paul (23 tháng 7 năm 2017). “Deceit, determination and Murdoch's millions: how Premier League was born”. The Guardian. Truy cập 18 tháng 1 năm 2018.
  27. ^ “In the matter of an agreement between the Football Association Premier League Limited and the Football Association Limited and the Football League Limited and their respective member clubs”. HM Courts Service. HM Government. 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập 8 tháng 8 năm 2016.
  28. ^ Shaw, Phil (ngày 17 tháng 8 năm 1992). “The Premier Kick-Off: Ferguson's false start”. The Independent. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2010.
  29. ^ “Final 1992/1993 English Premier Table”. Soccerbase. Racing Post. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2010.
  30. ^ Lovejoy, Joe (2011). “3. The Big Kick-Off”. Glory, Goals and Greed: Twenty Years of the Premier League. Random House. ISBN 978-1-78057-144-7.
  31. ^ Northcroft, Jonathan (ngày 11 tháng 5 năm 2008). “Breaking up the Premier League's Big Four”. The Sunday Times. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2011.
  32. ^ “The best of the rest”. Soccernet. ESPN. ngày 29 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2007.
  33. ^ “Arsenal make history”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 15 tháng 5 năm 2004. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2015.
  34. ^ “Power of top four concerns Keegan”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 6 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2008.
  35. ^ “Scudamore defends 'boring' League”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 7 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2008.
  36. ^ “UEFA Champions League – History: Finals by season”. UEFA. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2018.
  37. ^ Góc nhìn: Vì sao Arsenal không thể vô địch Champions League? | TTVH Online
  38. ^ “UEFA Europa League – History: Finals by season”. UEFA. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2018.
  39. ^ a b Jolly, Richard (ngày 11 tháng 8 năm 2011). “Changing dynamics of the 'Big Six' in Premier League title race”. The National. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  40. ^ "Champions League defeat could ruin Tottenham's season says Vedran Corluka". The Telegraph. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2014
  41. ^ “Alex McLeish says Aston Villa struggle to compete with top clubs”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 8 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2011.
  42. ^ "Premier League: Why has it become so hard to defend the title?". BBC. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2018
  43. ^ Cox, Michael (ngày 7 tháng 8 năm 2018). “Why can't defending Premier League champions retain the title?”. ESPN.com. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2018.
  44. ^ De Menezes, Jack (ngày 11 tháng 5 năm 2016). “Arsenal secure top-four finish for 20th straight season to reach Champions League after Manchester United defeat”. Independent. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2016.
  45. ^ “Leicester City win Premier League title after Tottenham draw at Chelsea”. BBC Sport. ngày 2 tháng 5 năm 2016.
  46. ^ “Premier League clubs aim to block rich six's bid for a bigger share of TV cash”. The Guardian. ngày 27 tháng 9 năm 2017.
  47. ^ “The changing shape of the Premier League: how the 'big six' are pulling away”. The Telegraph. ngày 2 tháng 10 năm 2017.
  48. ^ Barclay, Patrick (ngày 14 tháng 8 năm 1994). “F.A. Premiership: Free spirits set to roam”. The Guardian. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2018.
  49. ^ a b c Miller, Nick (ngày 15 tháng 8 năm 2017). “How the Premier League has evolved in 25 years to become what it is today”. ESPN. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2018.
  50. ^ “Fifa wants 18-team Premier League”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 8 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2006.
  51. ^ “English Premier League Table – 2007–08”. ESPN. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2018.
  52. ^ “Premier League and Barclays Announce Competition Name Change” (PDF). Premier League. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2006.
  53. ^ curia.europa.eu C-403/08 – Football Association Premier League and Others
  54. ^ premierleague.com Privacy Policy / CONTACT
  55. ^ premierleague.com Terms & Conditions
  56. ^ “Our relationship with the clubs”. Premier League. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2006.
  57. ^ Nakrani, Sachin (ngày 10 tháng 6 năm 2008). “Premier League v England time-line”. The Guardian. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2010.
  58. ^ “Timeline: a history of TV football rights”. The Guardian. ngày 25 tháng 2 năm 2003. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2010.
  59. ^ “The Premier League and Other Football Bodies”. Premier League. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2010.
  60. ^ “ECA Members”. European Club Association. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.
  61. ^ “European Club Association: General Presentation”. European Club Association. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2010.
  62. ^ “Barclays Premier League”. Sporting Life. 365 Media Group. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2007.
  63. ^ “Huge Stakes For Championship Play-Off Contenders”. Goal. MSNBC. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2007.
  64. ^ “UEFA Executive Committee approves changes to UEFA club competitions” (PDF). UEFA. ngày 30 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2008.
  65. ^ “Regulations of the UEFA Europa League” (PDF). UEFA. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2012.
  66. ^ “Who qualifies to play in Europe?”. Premier League. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2012.
  67. ^ “Norway lead Respect Fair Play league”. UEFA. ngày 26 tháng 1 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2010.
  68. ^ “Liverpool get in Champions League”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 10 tháng 6 năm 2005. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2007.
  69. ^ “EXCO approves new coefficient system”. UEFA. ngày 20 tháng 5 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2010.
  70. ^ “Jubilant Chelsea parade Champions League trophy”. CNN International. ngày 21 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.
  71. ^ “How the Europa League winners will enter the Champions League” (Thông cáo báo chí). UEFA. ngày 6 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2016.
  72. ^ Kassies, Bert (2010). “UEFA European Cup Coefficients Database”. Bert Kassies. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2010.
  73. ^ “UEFA Champions League – History: Finals by season”. UEFA. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2018.
  74. ^ “Red Devils rule in Japan”. Fédération Internationale de Football Association. ngày 21 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  75. ^ a b “Sao Paulo FC – Liverpool FC”. Fédération Internationale de Football Association. ngày 18 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  76. ^ a b “Guerrero the hero as Corinthians crowned”. Fédération Internationale de Football Association. ngày 16 tháng 12 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  77. ^ “Corinthians – Vasco da Gama”. Fédération Internationale de Football Association. ngày 14 tháng 1 năm 2000. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  78. ^ “Sport Clube Internacional – FC Barcelona”. Fédération Internationale de Football Association. ngày 17 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  79. ^ “Club Estudiates de la Plata – FC Barcelona”. Fédération Internationale de Football Association. ngày 19 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  80. ^ “Santos humbled by brilliant Barcelona”. 'Fédération Internationale de Football Association. ngày 18 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  81. ^ “Boca Juniors – AC Milan”. Fédération Internationale de Football Association. ngày 16 tháng 12 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  82. ^ “Internazionale on top of the world”. Fédération Internationale de Football Association. ngày 18 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  83. ^ Baxter, Kevin (ngày 14 tháng 5 năm 2016). “There are millions of reasons to want a promotion and avoid relegation in the English Premier League”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2018.[liên kết hỏng]
  84. ^ Fisher, Ben (ngày 9 tháng 5 năm 2018). “Fulham lead march of heavyweights in £200m Championship play-offs”. The Guardian. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2018.
  85. ^ “Clubs”. Premier League. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2018.
  86. ^ Wathan, Chris (ngày 12 tháng 5 năm 2011). “Rodgers looking for his Swans to peak in play-offs and reach Premier League summit”. Western Mail. tr. 50.
  87. ^ “Swansea wins promotion to EPL”. ESPN. Associated Press. ngày 30 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2013.
  88. ^ Herbert, Ian (ngày 21 tháng 8 năm 2011). “Vorm is man in form to save Swans”. The Independent. Independent Print. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2011.
  89. ^ “Swans end Bantams fairytale”. ESPN FC. ngày 24 tháng 2 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2013.
  90. ^ “Cardiff Becomes Second Welsh Team in English Premier League”. The Sports Network. Associated Press. ngày 16 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2013.
  91. ^ “Cardiff City relegation: Fans left singing the blues”. BBC News. ngày 3 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2018.
  92. ^ Liverpool Finish Fourth as Swansea are Relegated
  93. ^ “Uefa give Swansea and Cardiff European assurance”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 21 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2013.
  94. ^ Hammam 2000, tr. 3
  95. ^ Bose, Mihir (ngày 16 tháng 8 năm 2001). “Hammam cast in villain's role as Dons seek happy ending”. The Daily Telegraph. London: Telegraph Media Group. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2009.
  96. ^ “Hammam meets grass-roots on whistle-stop tour”. Irish Independent. ngày 23 tháng 1 năm 1998. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2013.
  97. ^ Quinn, Philip (ngày 10 tháng 6 năm 1998). “`Dublin Dons on way' Hammam”. Irish Independent. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2013.
  98. ^ McLeman, Neil (ngày 24 tháng 3 năm 2013). “Ger'd your loins! Glasgow Rangers will be playing in England within FIVE YEARS says Ibrox chief”. Daily Mirror. London: Trinity Mirror. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2013.
  99. ^ Ziegler, Martyn; Esplin, Ronnie (ngày 10 tháng 4 năm 2013). “Celtic and Rangers will join European super league, says Scotland manager Gordon Strachan”. The Daily Telegraph. London: Telegraph Media Group. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2013.
  100. ^ “Barclays nets Premier League deal”. BBC News. BBC. ngày 27 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2010.
  101. ^ “Barclays renews Premier sponsorship”. premierleague.com. Premier League. ngày 23 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2009.
  102. ^ “Partners”. premierleague.com. Premier League. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2010.
  103. ^ Northcroft, Jonathan (ngày 4 tháng 10 năm 2009). “The Premier League's goal rush”. The Sunday Times. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2010.
  104. ^ “Premier League wages keep on rising, Deloitte says”. BBC News. British Broadcasting Corporation. ngày 9 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2012.
  105. ^ “English Premier League generates highest revenue, German Bundesliga most profitable”. The Observer. Guardian News and Media. ngày 10 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2010.
  106. ^ Jakeman, Mike (ngày 25 tháng 3 năm 2015). “Unbelievably, the Premier League is becoming profitable”. Quartz (publication). Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2015.
  107. ^ “Prestigious Award for Premier League”. Premier League. ngày 21 tháng 4 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2010.
  108. ^ “Top 20 clubs Deloitte Football Money League 2011”. Deloitte. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2013.
  109. ^ “Deloitte Football Money League 18th Edition” (pdf). tháng 1 năm 2015. tr. 3. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2015.
  110. ^ Austin, Simon (ngày 18 tháng 12 năm 2012). “Premier League clubs agree new cost controls”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2013.
  111. ^ “Sales of UK and Ireland live TV rights decided”. Premier League (Thông cáo báo chí). Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2018.
  112. ^ “K+ TRỞ THÀNH ĐƠN VỊ PHÁT SÓNG ĐỘC QUYỀN TOÀN BỘ GIẢI NGOẠI HẠNG ANH TẠI VIỆT NAM TRONG 3 MÙA GIẢI (2019 – 2022)”. www.kplus.vn. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021.
  113. ^ Conn, David (ngày 10 tháng 5 năm 2006). “Rich clubs forced to give up a sliver of the TV pie”. The Guardian. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2006.
  114. ^ Brewin, John (ngày 4 tháng 7 năm 2005). “1997/98 – Season Review”. Soccernet. ESPN. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2007.
  115. ^ “Premier League's relegated clubs to receive £60m boost”.
  116. ^ Collins, Paul (ngày 26 tháng 4 năm 2013). “Hull set for £120m cash windfall if they win promotion to Premier League”. Daily Mail.
  117. ^ “Richard Scudamore takes big stick to Championship over parachute money”.
  118. ^ James, Stuart (ngày 5 tháng 8 năm 2006). “Why clubs may risk millions for riches at the end of the rainbow”. The Guardian. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2006.
  119. ^ Bailey, Ben; Whyte, Patrick (ngày 19 tháng 3 năm 2009). “Premier League casualties – clubs that have struggled since relegation”. Evening Standard. Daily Mail & General Trust. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2009.
  120. ^ “Down again: Leicester's relegation horror”. The Daily Telegraph. ngày 5 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2009.
  121. ^ “What's new this season: Stadiums”. Premier League. ngày 4 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2017.
  122. ^ Fox, Norman (ngày 18 tháng 4 năm 1999). “Football: Fayed's race against time”. The Independent. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2010.
  123. ^ Slater, Matt (ngày 14 tháng 3 năm 2007). “Call grows for return of terraces”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2009.
  124. ^ Whyatt, Chris (ngày 3 tháng 1 năm 2008). “Match-going mood killers?”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2010.
  125. ^ Morgan, Steve (tháng 3 năm 2010). McLeish, Ian (biên tập). “Design for life”. Inside United. Haymarket Network (212): 44–48. ISSN 1749-6497.
  126. ^ “SCHEDULE OF ACCOMMODATION (General Condition 5.1.1)”. General Safety Certificate 2010/11. Blackpool: Blackpool Council: 21.
  127. ^ a b “Premier League Handbook: Season 2010/11” (PDF). Premier League. 2010. tr. 454. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2010.
  128. ^ Buraimo, Babatunde; Simmons, Rob (2006). “Market size and attendance in English Premier League football” (PDF). Lancaster University Management School Working Paper. Lancaster University Management School. 2006/003. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2010.[liên kết hỏng]
  129. ^ “Football Stats Results for 1992–1993 Premiership”. football.co.uk. DigitalSportsGroup. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2006.
  130. ^ “Fact Sheet 2: Football Stadia After Taylor”. University of Leicester. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2006.
  131. ^ “Shifting stands”. Soccernet. ESPN. ngày 27 tháng 7 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2006.
  132. ^ “United Kingdom: Deloitte Annual Review Of Football Finance Highlights”. Deloitte Sports Business Group. Mondaq. ngày 4 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2010.
  133. ^ “Premier League records highest average attendance”. Daily Mail. Daily Mail. ngày 2 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2015.
  134. ^ Kelly, Seamus; Harris, John (2010). “Managers, directors and trust in professional football”. Sport in Society: Cultures, Commerce, Media, Politics. 13 (3): 489–502. doi:10.1080/17430431003588150.
  135. ^ White, Duncan (ngày 5 tháng 12 năm 2005). “The Knowledge”. The Daily Telegraph. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2010.[liên kết hỏng]
  136. ^ Hughes, Matt; Samuel, Martin (ngày 22 tháng 9 năm 2007). “Avram Grant's job under threat from lack of Uefa licence”. The Times. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2010.
  137. ^ “Longest serving managers”. League Managers Association. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2010.
  138. ^ a b “Barclays Premier League Statistics”. Premier League. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2018.
  139. ^ “Player Profile – Ryan Giggs – Career History”. Premier League. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2013.
  140. ^ Atkinson, Ron (ngày 23 tháng 8 năm 2002). “England need to stem the foreign tide”. The Guardian. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2006.
  141. ^ Ingle, Sean (ngày 12 tháng 6 năm 2001). “Phil Neal: King of Europe?”. The Guardian. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2006.
  142. ^ “Wenger backs non-English line-up”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 14 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2006.
  143. ^ Williams, Ollie (ngày 17 tháng 8 năm 2009). “Where the Premier League's players come from”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2010.
  144. ^ “New Work Permit Criteria for Football Players Announced”. Department for Education and Employment. HM Government. ngày 2 tháng 7 năm 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2007.
  145. ^ “Work permit arrangements for football players”. Home Office. HM Government. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2007.
  146. ^ “Premier League rules” (PDF). Premier League. 2010. tr. 150. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2010.
  147. ^ “Home Grown Player rules”. Premier League. ngày 16 tháng 7 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010.
  148. ^ “New Premier League squad rules explained”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 27 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010.
  149. ^ “Forty factors fuelling football inflation”. The Guardian. ngày 31 tháng 7 năm 2003. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2006.
  150. ^ Williamson, Laura (ngày 8 tháng 6 năm 2010). “Premier League falls behind German Bundesliga as Europe most profitable football league”. Daily Mail. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2010.
  151. ^ “Premier League wages: Where does YOUR club rank in sport's salary table?”. Daily Mirror. ngày 15 tháng 8 năm 2015.
  152. ^ a b “From £250,000 to £29.1m”. The Observer. ngày 5 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2007.
  153. ^ “Gareth Bale joins Real Madrid from Spurs in £85m world record deal”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. ngày 1 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2013.
  154. ^ “Ronaldo completes £80m Real move”. BBC. ngày 1 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2014.
  155. ^ Orr, James (ngày 11 tháng 7 năm 2014). “Luis Suarez joins Barcelona: Liverpool and Barca confirm the striker has been sold in £75m, five-year transfer”. The Independent. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2014.
  156. ^ a b “Jack Grealish: Man City sign England midfielder from Aston Villa for £100m”. BBC Sport. 5 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2021.
  157. ^ "Chelsea re-sign Lukaku for club record £97.5m"”. BBC Sport. 12 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2021.
  158. ^ “Chelsea confirm Romelu Lukaku signing from Inter in €115m deal”. The Guardian. 12 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2021.
  159. ^ “Official: Pogba signs for Man Utd for €105m”. Football Italia. 8 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  160. ^ “Paul Pogba: Manchester United re-sign France midfielder for world-record £89m”. BBC Sport. 8 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  161. ^ Rej, Arindam (8 tháng 8 năm 2016). “Paul Pogba completes record transfer to Manchester United from Juventus”. ESPN. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  162. ^ “Antony: Manchester United agree to sign Ajax winger for £81.3m”. BBC Sport. 30 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2022.
  163. ^ a b “Harry Maguire: Man Utd sign Leicester defender for world record £80m”. BBC Sport. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2019.
  164. ^ a b “Transferts : Harry Maguire, le défenseur le plus cher de l'histoire, à Manchester United pour six ans” (bằng tiếng Pháp). L'Equipe. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2019.
  165. ^ a b “Romelu Lukaku: Man Utd sign Everton striker for initial £75m on five year deal”. BBC Sport. 10 tháng 7 năm 2017.
  166. ^ a b “Romelu Lukaku signs for Man United to complete switch from Everton”. ESPN. 10 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2017.
  167. ^ a b Ducker, James (10 tháng 7 năm 2017). “Romelu Lukaku completes Manchester United move in deal that could reach world record £90m”. The Daily Telegraph. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2017.
  168. ^ a b “Virgil van Dijk: Liverpool to sign Southampton defender for world record £75m”. BBC Sport. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2017.
  169. ^ Jackson, Jamie (10 tháng 7 năm 2018). “Jadon Sancho, the 'generational' player who could be a bargain for Manchester United”.
  170. ^ “Nicolas Pepe: Arsenal sign Lille winger for club record fee”. BBC Sport. 1 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2019.
  171. ^ “Kepa arrives at Chelsea”. Chelsea F.C. 8 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2018.
  172. ^ “Philippe Coutinho: Liverpool agree £142m deal with Barcelona for Brazil midfielder”. BBC Sport. 6 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2018.
  173. ^ “Eden Hazars transfer deal agreed”. 7 tháng 6 năm 2019.
  174. ^ “Gareth Bale contract leak sparks panic at Real Madrid – and agent's fury”. The Telegraph (21 January 2016). 21 tháng 1 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2022.
  175. ^ “Spurs accept £85m Bale bid”. BBC Sport. 1 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2013.
  176. ^ “Man Utd accept £80m Ronaldo bid”. BBC Sport. 11 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2014.
  177. ^ Ogden, Mark (11 tháng 6 năm 2009). “Cristiano Ronaldo transfer: Real Madrid agree £80 million fee with Manchester United”. The Daily Telegraph. London. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2010.
  178. ^ “Luis Suarez: Liverpool & Barcelona agree £75m deal for striker”. BBC Sport. 11 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2014.
  179. ^ Whaling, James (28 tháng 3 năm 2016). “Luis Suarez's Barcelona transfer fee "revealed as £65m" – £10m LESS than his Liverpool release clause”. Daily Mirror. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2016.
  180. ^ “Lukaku: Inter Milan sign Belgium striker from Manchester United for £74m”. BBC Sport. 8 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2019.
  181. ^ Whooley, Declan (ngày 23 tháng 12 năm 2013). “Will Luis Suarez break the Premier League goal scoring record this season?”. Irish Independent. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2014.
  182. ^ “Players by Statistic”. Premier League. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2016. Truy cập tháng 8 năm 2013.
  183. ^ “Torres wins Barclays Golden Boot landmark”. Premier League. ngày 26 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2010.
  184. ^ “Premier League records”. football.co.uk. DigitalSportsGroup. ngày 24 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2010.
  185. ^ “Ryan Giggs goal makes him only person to score in all PL seasons trivia”. SportBusiness. SBG Companies Ltd. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2009.
  186. ^ “Is there more than one Premier League trophy?”. Premier League. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2014.
  187. ^ Rumsby, Ben (ngày 28 tháng 4 năm 2014). “Premier League consider borrowing a championship trophy as season heads for three-way climax”. The Telegraph. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2014.
  188. ^ “Size and weight of the Barclays Premier League trophy”. premierleague.com. Premier League. ngày 12 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2012.
  189. ^ a b “The Premier League Trophy”. Premier Skills. British Council. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2013.
  190. ^ “What makes the Barclays Premier League Trophy so special?”. Barclays. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2010.
  191. ^ “Arsenal v Middlesbrough”. Getty Images. ngày 22 tháng 8 năm 2004. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2010.
  192. ^ “Season review 2009/10”. Premier League. ngày 13 tháng 5 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2016.
  193. ^ Neale, Richard (ngày 7 tháng 5 năm 2010). “Tottenham Hotspur's Sir Harry Redknapp is Premier League manager of season”. The Times. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2010.
  194. ^ “Rooney named Barclays Player of the Season”. The Independent. ngày 10 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2011.
  195. ^ “Chelsea scoop hat-trick of Barclays awards”. Premier League. ngày 13 tháng 5 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2016.
  196. ^ “20 Seasons Awards: The Winners”. premierleague.com. Premier League. ngày 15 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2016.

Tài liệu tham khảo

  • Hammam, Sam (14 tháng 1 năm 2000). The Wimbledon We Have. London: Wimbledon FC.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trang web chính thức (tiếng Anh) (tiếng Indonesia) (tiếng Bồ Đào Nha) (tiếng Tây Ban Nha) (tiếng Thái) (tiếng Trung)
  • Giải bóng đá Ngoại hạng Anh trên DMOZ

  • Đội

    • Đội
    • Trang web của người hâm mộ
    • Diễn đàn

  • Trường đại học

    • Tin tức bóng đá đại học
    • Tin tức bóng rổ đại học
    • Kinh doanh đại học
    • Ivan Maisel

  • Tuyển dụng FB

    • Nguồn cấp dữ liệu tin tức
    • Cơ sở dữ liệu
    • Tìm kiếm
    • Bảng xếp hạng đội
    • Bảng xếp hạng người chơi
    • Bảng xếp hạng JUCO
    • So sánh ngành
    • Cam kết
    • Tuyển dụng máy dự đoán

  • BB tuyển dụng

    • Nguồn cấp dữ liệu tin tức
    • Tìm kiếm
    • Cơ sở dữ liệu
    • Bảng xếp hạng đội
    • Bảng xếp hạng người chơi
    • So sánh ngành
    • Cam kết
    • Tuyển dụng máy dự đoán

  • BB tuyển dụng

    • BB tuyển dụng
    • KHÔNG
    • Trình theo dõi Nil Deal
    • NIL giao dịch
    • NIL News Feed
    • Nil u
    • Bảng xếp hạng Nil
    • Không 100

  • Tập thể nil

    • Cổng thông tin chuyển nhượng
    • Tin tức cổng thông tin chuyển nhượng CFB
    • Tin tức cổng thông tin chuyển nhượng CBB
    • Chuyển dây cổng thông tin

  • Chuyển bảng xếp hạng cổng thông tin

    • Bản thảo
    • Dự thảo NFL
    • Tin tức dự thảo NFL
    • Bản nháp của các ngôi sao
    • Lịch sử dự thảo đại học
    • Tổng số bản nháp đại học
    • Dự thảo NBA
    • Tin tức dự thảo NBA

  • Ưu điểm

    • Ưu điểm
    • Về
    • Quảng cáo
    • Nhấn
    • Câu hỏi thường gặp
    • Tiếp xúc
    • Cứu giúp
    • SportsQuotes.com

Mua sắm ON3

  • đăng nhập

  • Thứ hạng

  • Người chơi

  • POS

  • Ht

  • WT

  • Xếp hạng

  • Giá trị nil

100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Cam kết trạng thái

Michael DyerLittle Rock, AR

RB5-92155-9215

Little Rock Christian Academylittle Rock, AR

100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Đăng ký

Matt ElamPalm Beach Gardens, FL

S5-102005-10200

Little Rock Christian Academylittle Rock, AR

100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Đăng ký

Matt ElamPalmdale, CA

CB6-12006-1200

Little Rock Christian Academylittle Rock, AR

100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Đăng ký

Matt ElamPort Saint Lucie, FL

LB6-12566-1256

Little Rock Christian Academylittle Rock, AR

100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Đăng ký

Matt ElamChatham, VA

DL6-23096-2309

Little Rock Christian Academylittle Rock, AR

100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022
Đăng ký

Matt ElamTampa, FL

IOL6-53006-5300

Little Rock Christian Academylittle Rock, AR

Ngày 3 tháng 3 năm 2011

Xếp hạng mọi tuyển dụng bóng đá đại học số 1 trong 10 năm qua

0 trên 11

    100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022

    Jonathan Ferrey/Getty Images

    Wow, thập kỷ này đã chứng kiến ​​một số tân binh tài năng và thổi phồng vào thế giới tuyển dụng bóng đá đại học. Một số phù hợp với sự cường điệu, những người khác bùng lên. Nhưng nhận được danh hiệu tuyển dụng tổng thể số 1 là một món quà và lời nguyền. Người chơi số 1 năm 2011, Jadeveon Clowney, cho biết vinh dự khiến anh làm việc khó khăn hơn nhiều.

    Những người chơi khác né tránh áp lực và sự giám sát và lối chơi của họ bị ảnh hưởng. Không có vấn đề gì, tiêu đề của tuyển dụng tổng thể số 1 đã tạo ra rất nhiều cuộc tranh luận và ký ức. Với danh sách này, tôi đã đi trước và xếp hạng các tân binh tổng thể số 1 năm cuối cùng. Hype, tài năng năng suất trung học, năng suất đại học đều chỉ là một số yếu tố được sử dụng để hình thành bảng xếp hạng của tôi.

    Hãy xem một cái nhìn!

10. Brock Berlin, QB: Florida/Miami

1 trên 11

    100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022

    Berlin là Cầu thủ tấn công quốc gia năm 2000 và đây là thời điểm mà ngành công nghiệp tuyển dụng chỉ hình thành. Nhưng nếu bạn theo dõi bóng đá đại học, bạn đã nghe về truyền thuyết của Brock Berlin tại Evangel Christian ở Louisiana.

    6'1 ", 215 pounds, Berlin là một người qua đường cổ điển với trí thông minh và cảm giác tự nhiên cho trò chơi chuyền bóng. Anh ta chính xác và có thể thực hiện tất cả các cú ném.

    Berlin đã chọn ký hợp đồng với Florida và dường như là người tiếp theo để tiếp quản ở Gainesville, nhưng không bao giờ có thể ở lại sân và chuyển đến Miami. Anh ta chưa bao giờ là QB thống trị như mong đợi và bị trả lại xung quanh NFL như một đại lý miễn phí chưa được ghép.

9. Derrick Williams, WR: Penn State

2 trên 11

    100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022

    Hình ảnh Christian Petersen/Getty

    Williams đã & nbsp; 6'0 ", 190 pound Speedster năm 2000 & nbsp; được liệt kê là một số người nhưng nhiều người biết anh ấy là một người nhận ở trường đại học. Anh ấy là một cầu thủ tuyệt vời ở cấp trung học và có khả năng chơi trò chơi tuyệt vời .

    Anh ta đã chọn bang Pennsylvania hơn Florida sau khi Ron Zook bị Gators buông tay. Anh ấy đã thấy thời gian tại QB, RB và WR khi còn là sinh viên năm nhất nhưng đã phát triển thành một máy thu vững chắc. Anh ấy đã trở thành một người nhận toàn bộ Big Ten vào thời điểm anh ấy rời bang Pennsylvania và vòng thứ ba cho Lions trong dự thảo năm 2009.

    Williams hiện tại & nbsp; là người nhận cho Lions và giữa hợp đồng ba năm.

8. Ronald Powell, DE: Florida

3 trên 11

    100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022

    Powell là người tuyển dụng tổng thể hàng đầu vào năm 2010 và hiện đang ở năm thứ hai tại Florida. 6'4 ", 230 pounds, anh chọn đi đến Gainesville trên USC vì anh muốn trở thành một phần của tuyển dụng đặc biệt Urban Meyer đã tập hợp cho Florida.

    Long và thể thao Powell là một triển vọng cuối cùng phòng thủ cổ điển và thậm chí có thể chơi một số hậu vệ. Anh ta không lớn như Jadeveon Clowney nhưng có thể mạnh hơn vào thời điểm này. Anh ta có sự nhanh chóng nhanh chóng, tốc độ và bàn tay nhanh chóng.

7. Lorenzo Booker, RB: Bang Florida

4 trên 11

    100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022

    Hình ảnh Marc Serota/Getty

    Booker là tuyển dụng hàng đầu năm 2002 và việc tuyển dụng của Running Back là một câu chuyện cổ điển. Anh đến bang Florida, Notre Dame, USC và Washington. Trên NSD, Booker đã cam kết với Notre Dame trước khi công bố quyết định của mình với công chúng, sau đó khi anh ta lên bục, anh ta đã rơi nước mắt và tuyên bố anh ta sẽ đến bang Florida.

    Anh ấy đã bắn vào USC vài tháng sau khi nói rằng đã chọn không đến USC vì anh ấy muốn giành chức vô địch quốc gia. Chà, anh ta đã không giành chiến thắng tại bang Florida và hóa ra chỉ là một tình huống và thay đổi tốc độ trở lại.

    Booker trở thành A & NBSP; Vòng thứ ba chọn cho Cá heo và hiện đang ở với người Viking.

6. Terrelle Pryor, QB: Bang Ohio

5 trên 11

    100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022

    Matthew Stockman/Getty Images

    Pryor đã nghi ngờ như nhiều người cảm thấy anh ta đã thống trị sự cạnh tranh kém hơn ở Jeanette, Pennsylvania và không phù hợp để trở thành một QB.

    6'6 ", 230 pounds anh ấy là một người tuyệt vời về thể chất và có khả năng thể thao tuyệt vời. Anh ấy rất mạnh mẽ và có một bước tiến dài khiến tốc độ chơi của anh ấy tuyệt vời. Hôm nay Pryor là người khởi đầu cho bang Ohio và là một người chạy trước Heisman cho một Vài tuần trong mùa 2010.

    Anh ấy đã có một số quyết định nhân vật đáng ngờ khi anh ấy bị đình chỉ o bắt đầu mùa giải 2011 vì bán kỷ niệm đội của anh ấy. Tuy nhiên, Pryor được yêu thích ở Columbus và là một người chơi ổn định cho Jim Tressel.

5. Jimmy Clausen, QB: Notre Dame

6 trên 11

    100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022

    Ezra Shaw/Getty Images

    Clausen đã nhận được danh hiệu hàng đầu vào năm 2007, nhưng bạn biết về Clausen trong khoảng hai năm trước năm cuối cấp. Ngay cả ở Nam California với tư cách là một học sinh lớp tám Clausen cũng có một tiếng vang. 6'2 ", 210 pounds anh ấy đã có một bản phát hành siêu nhanh và đánh bóng tuyệt vời.

    Anh ấy đã được huấn luyện rất tốt và được gọi là LeBron James của bóng đá trường trung học. Anh ấy đã chọn Notre Dame qua USC để được Charlie Weis huấn luyện nhiều hơn. Clausen đã có một sự nghiệp vững chắc ở South Bend và rời đi sau mùa giải thiếu niên, trở thành lựa chọn thứ hai cho Panthers.

    Anh ấy đã trải qua một mùa giải tân binh khó khăn, nhưng đôi khi lóe lên.

4. Matt Barkley, QB: USC

7 trên 11

    100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022

    Hình ảnh Jeff Gross/Getty

    Với việc Clausen từ chối USC cho South Bend, nhiều người hâm mộ Trojan không bị tan vỡ, vì họ biết về một QB thứ hai từ Mater Dei có lẽ sẽ tốt hơn Clausen, được đặt tên là Matt Barkely.

    Barkley đã giành được danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất năm của Gatorade National khi còn là một học sinh trung học và cam kết với USC sớm trong quá trình này. Anh ấy được coi là một lựa chọn NFL vòng đầu tiên tiềm năng khi anh ấy ra ngoài và đã cải thiện mỗi năm anh ấy ở vị trí lãnh đạo tại USC.

    Pete Carroll ngay lập tức say mê MB7 và bắt đầu đứa trẻ vào ngày khai mạc với tư cách là một sinh viên năm nhất thực sự. 6'2 ", 225 Pounder là một nhà lãnh đạo tuyệt vời và có sức mạnh cánh tay tuyệt vời.

3. Andre Smith, OT: Alabama

8 trên 11

    100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022

    Chris Graythen/Getty Images

    Smith đã chọn ở nhà và chơi ở Alabama trên NSD và ngay lập tức trở thành người bắt đầu ở giải quyết trái trong năm thứ nhất thực sự của mình. 6'5 ", 330 pounds, anh ta thể hiện sự cân bằng tuyệt vời, trượt và khả năng gương để thống trị những người vượt qua trong SEC.

    Anh rời đi sau năm học cơ sở và trở thành top 10 cho Bengals. Smith đã tổ chức quá lâu và đến cắm trại và trong tình trạng tồi tệ, huấn luyện viên trưởng của Irking Marvin Lewis. Cuối cùng anh bắt đầu flash tiềm năng nhưng phá vỡ chân mình.

    Anh ta đã chiến đấu với những chấn thương khác nhau khác ở Cincinnati nhưng vẫn có tiềm năng trở thành một giải quyết phải tuyệt vời trong NFL.

2. Ernie Sims, LB: Bang Florida

9 trên 11

    100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022

    Doug Benc/Getty Images

    Sims nhận được danh hiệu hàng đầu vào năm 2003 và là cơn ác mộng hai chiều cho đối thủ. 6 '", 220 pounds, anh ấy thống trị cạnh tranh ở Florida với tư cách là người chạy bộ và hậu vệ cánh.

    Sims rất giỏi trong việc chạy lại các nhân viên huấn luyện Seminole nghiêm túc coi nghiêm túc đã biến anh ta thành một người chạy vĩnh viễn, nhưng kỹ năng của anh ta tại Will Linebacker quá tuyệt vời để vượt qua. Không có gì Sims không thể làm được và anh ấy đã bay quanh sân và chơi tất cả các trò chơi dài. Anh trở thành lựa chọn thứ chín trong dự thảo cho Lions và phù hợp với chương trình Tampa-2 của Huấn luyện viên Rod Marinelli.

    Anh ấy đã được giao dịch vào năm ngoái cho Philly và là một người biểu diễn ổn định cho Đại bàng.

1. Adrian Peterson, RB: Oklahoma

10 trên 11

    100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022

    Ronald Martinez/Getty Images

    Peterson là một người chơi hiếm hoi mà nhiều người đánh giá nghĩ thực sự có thể, có thể chơi ở NFL ngoài trường trung học. Cho dù bạn nghĩ về thể chất của nó là một cuộc tranh luận, nhưng nó đã được nói đến liên quan đến Peterson.

    6'2 ", 220 pounds, với 4,3 tốc độ anh ta là một người đàn ông. . Anh ấy tiếp tục trở thành lựa chọn tổng thể thứ bảy trong dự thảo năm 2007 và hầu hết là người giỏi nhất trong bóng đá.

    Anh ấy là một người chơi thực sự vượt quá sự cường điệu.

Danh dự & Đặc biệt đề cập: Joe Mauer, QB: Bang Florida

11/11

    100 tân binh bóng đá hàng đầu 2010 năm 2022

    Jed Jacobsohn/Getty Images

    Tôi không chắc bạn có nhận ra nhưng vào năm 2001, Joe Mauer không chỉ là cầu thủ bóng chày trung học hàng đầu trong cả nước, mà còn là cầu thủ bóng đá hàng đầu và một cầu thủ bóng rổ ưu tú. 6'5 ", 220 pounds, Mauer có một cánh tay đại bác và khả năng di chuyển tuyệt vời trong túi.

    Anh ta đã có & nbsp; độ chính xác và tầm nhìn tuyệt vời để xem lĩnh vực này và thắp sáng thứ hai. Anh ấy đã có lời đề nghị từ mọi trường tên tuổi và chọn bang Floria, nhưng nhiều người biết rằng anh ấy sẽ là người đầu tiên trong dự thảo MLB.

    Anh ấy là tất cả và nhiều hơn cho cặp song sinh bang Minnesota tại nhà và đã giành được một giải thưởng AL & NBSP; MVP và một vài danh hiệu đánh bóng.

    Tốt như Mauer và đã được & nbsp; đối với cặp song sinh, một số người nói rằng anh ta có thể là một QB thậm chí còn tốt hơn.

Tin tức thể thao ➡ Hộp thư đến của bạn

Mới nhất trong thế giới thể thao, được gửi qua email hàng ngày.