5 công ty thanh toán y tế hàng đầu ở Ấn Độ năm 2022

Mở đầu

Với việc sử dụng internet, kết nối không dây đã xuất hiện và thay đổi cách thức kinh doanh đang được tiến hành trong những năm gần đây. Xu hướng này cho phép người dùng trao đổi tiền tệ bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào. Việc trao đổi hàng hóa bắt đầu với hệ thống thanh toán có thể kể đến là giao dịch thông qua tiền mặt, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và mới nhất là thông qua hệ thống thanh toán số. Hệ thống thanh toán số là hệ thống mà việc thanh toán sử dụng phương thức kỹ thuật số cho phép cả bên thanh toán và bên nhận tiền đều sử dụng nền tảng số để gửi và nhận tiền.

Giữa những lo ngại liên quan đến tác động của đại dịch Coronavirus, nhiều quốc gia bị ảnh hưởng đã thực hiện nhiều biện pháp để chống lại tác động của sự lây lan của đại dịch. Có thể kể đến các biện pháp như hạn chế di chuyển của người dân, đóng cửa các thành phố, duy trì khoảng cách xã hội, đóng cửa các địa điểm công cộng như trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, các địa điểm du lịch để thúc đẩy người dân ở trong nhà.

Việc thúc đẩy người dân ở nhà ở nhiều quốc gia gặp khó khăn khi mà tự do cá nhân luôn bị đề cao hơn lợi ích chung của quốc gia và toàn cầu, hoặc đơn giản tín ngưỡng của họ đã được thần thánh hóa hơn cả sự lây lan khủng khiếp của đại dịch. Chính vì vậy, các chính phủ cần những yếu tố, biện pháp có thể giữ chân người dân ở nhà. Hệ thống thanh toán số là một trong những biện pháp hiệu quả và dần trở nên phổ biến trên toàn cầu.

Bài viết này giới thiệu tổng quan sự phát triển và lợi ích của hệ thống thanh toán số trong thời kì đại dịch tại Ấn Độ dựa theo báo cáo từ Đại học Chandigarh, Mohali, Ấn Độ. Nghiên cứu này được thực hiện vào đầu năm 2021, tức là khi thế giới và Ấn Độ đã trải qua một năm dịch bệnh thực sự tồi tệ. Tại Ấn Độ, để giảm tiếp xúc xã hội và chống lại mối lo ngại về loại coronavirus mới lây lan qua các loại tiền tệ và máy ATM, Ngân hàng Ấn Độ đã yêu cầu khách hàng của mình sử dụng Dịch vụ Ngân hàng số (DBS - Digital Bank Service).

Khái niệm thanh toán số tại Ấn Độ

Thanh toán số là một cơ chế được các cá nhân và tổ chức sử dụng như một phương thức giao dịch thuận tiện và an toàn trên internet, tuy nhiên sự phân bổ về internet ở Ấn Độ vẫn còn hạn chế. Nếu các khu trung tâm, các thành phố lớn luôn nằm trong nhóm dẫn đầu thế giới phát triển về tốc độ internet thì nhiều khu vực nông thôn, khu vực tôn giáo gần như không phổ cập internet. Trên thực tế tại Ấn Độ, 90% giao dịch vẫn dựa trên tiền mặt. Còn rất nhiều việc phải làm để phát triển và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử, đó là điều mà các nhà nghiên cứu, các học giả đã nhận ra khi nghiên cứu về thanh toán số tại Ấn Độ. Trong một bài báo nghiên cứu có tiêu đề “Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng ngân hàng trực tuyến của người tiêu dùng ở Ấn Độ” của Rakesh HM & Ramya TJ năm 2014, họ đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng trực tuyến và nhận thấy rằng ngân hàng trực tuyến sẽ dễ dang tiếp cận bởi tính dễ sử dụng của nó. Năm 2016, Pathania đã nghiên cứu về lợi ích của giao dịch không dùng tiền mặt đối với các quốc gia trong việc tăng GDP của họ, Pathania đã viết rằng tính hữu ích và độ tin cậy sẽ được người dân cảm nhận. Đến giai đoạn 2018-2020, Ấn Độ cũng hòa nhịp theo xu thế chuyển đổi số toàn cầu, phát triển theo xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0, đây lại là một yếu tố khác thúc đẩy thanh toán số tại quốc gia Tây Á này.

Đến giai đoạn đại dịch, chính phủ Ấn Độ hiểu rằng việc thúc đẩy thanh toán số là một trong những biện pháp để chống lại đại dịch. Tính đến năm 2021, thanh toán số đã trở thành một phương thức hữu dụng và hiệu quả được sử dụng trong trao đổi tiền tệ tại Ấn Độ.

Điểm qua một số phương pháp thanh toán kỹ thuật số tại Ấn Độ

A. Ví điện tử

Đối với ví điện tử, trước hết tiền được nạp vào ví bằng cách sử dụng các ứng dụng ví số trên điện thoại di động của người dùng thông qua các phương thức thanh toán trực tuyến khác nhau như thẻ, ngân hàng trực tuyến, UPI, v.v. Một số ví số có sẵn là Freecharge, Paypal, Buddy, Payzapp, Mobikwik, v.v.

B. Hệ thống thanh toán bằng mã USSD

Dữ liệu dịch vụ bổ sung không có cấu trúc (USSD - Unstructured Supplementary Service Data) có thể được sử dụng từ điện thoại cơ bản sử dụng công nghệ dựa trên hệ thống toàn cầu cho thông tin di động (GSM - Global System for Mobile Communications). Nó đóng vai trò là mối liên kết giữa các dịch vụ tài chính ngân hàng và viễn thông. Đối với mỗi ngân hàng có một mã quay số khác nhau mà người dùng phải sử dụng khi thực hiện chuyển khoản thanh toán.

C. Ngân hàng trực tuyến (Internet Banking)

Nó còn được gọi là ngân hàng ảo. Kiểu ngân hàng này dành cho các dịch vụ liên quan đến ngân hàng như chuyển tiền, mở tiền gửi. Tên người dùng đăng nhập, mật khẩu và mật khẩu giao dịch được ngân hàng cấp cho chủ tài khoản để truy cập tài khoản của họ trực tuyến và cho phép thực hiện các hoạt động tài chính và phi tài chính.

D. Ngân hàng di động (Mobile Banking)

Để thực hiện các giao dịch liên quan đến tài chính ngân hàng, mỗi ngân hàng cung cấp ứng dụng di động của mình cho khách hàng. Tên người dùng và mật khẩu do ngân hàng cung cấp để thực hiện các hoạt động liên quan đến ngân hàng với sự trợ giúp của ứng dụng ngân hàng di động.

E. UPI

Trong nền tảng này, một Địa chỉ thanh toán ảo (VPA - Virtual payment address) được sử dụng. Đây là một hệ thống thanh toán trong đó khách hàng có tài khoản ngân hàng có thể giao dịch tiền thông qua ứng dụng dựa trên ứng dụng sử dụng giao diện thanh toán hợp nhất (UPI - Unified payment interface).

F. Ứng dụng (BHIM)

Ứng dụng BHIM - Bharat Interface for Money là một nền tảng sử dụng ứng dụng UPI để thực hiện chuyển khoản. Trong này nhiều tài khoản ngân hàng có thể được liên kết và có thể được sử dụng với số điện thoại di động, số tài khoản ngân hàng.

Nghiên cứu của Ấn Độ về thanh toán số

Đối mặt với tình trạng lân lan diện rộng và nhanh chóng của đại dịch Covid-19, các chuyên gia vào cuộc để tìm kiếm giải pháp phù hợp. Trong nghiên cứu y học, các nhà nghiên cứu cho thấy cách Covid-19 lây lan từ tiếp xúc con người và cách con người có thể ngăn chặn lây lan Covid-19 từ nhau. Thanh toán bằng tiền mặt là một trong những cách gián tiếp phát tán virus thông qua tờ tiền được trao đổi. Nếu người thanh toán bị nhiễm Covid-19 thì nó có thể được chuyển sang người nhận khi người đó chạm vào tiền mặt bị nhiễm virus.

5 công ty thanh toán y tế hàng đầu ở Ấn Độ năm 2022

Hình 1: Nghiên cứu của Ấn Độ về thanh toán tiền mặt và thanh toán số

Các chuyên gia kỹ thuật thì đã chỉ ra một trường hợp khác khi người gửi và người nhận tiền có thể không tiếp xúc xã hội. Phương thức thanh toán số là cách rất an toàn để thanh toán cho mặt hàng đã mua. Trong quá trình này, không có sự trao đổi vật chất bằng tiền mặt cứng và cũng dễ duy trì sự xa cách xã hội. Phương pháp này có đầy đủ bằng chứng an toàn và bảo vệ khỏi sự lây lan của vi rút corona truyền nhiễm. Khuôn khổ này sẽ giúp cả người mua và người bán ngăn chặn lẫn nhau khỏi Covid-19. Nó cũng có thể thực hiện được vì chúng ta đang ở trong kỷ nguyên kỹ thuật số, nơi mỗi người trong chúng ta đều có điện thoại thông minh được kết nối với internet tốc độ cao.

Một số báo tại Ấn Độ cũng đưa tin về các khuyến nghị trong việc giảm bớt việc thanh toán tiền mặt. Theo David Jones (24/03/2020) Các ngân hàng đã khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng di động để tránh tiếp xúc với đám đông lớn trong các máy ATM vì sử dụng ATM cũng có thể lây nhiễm dịch bệnh cho mọi người. Theo Financial Express, thay vì tiền mặt, việc sử dụng các giao dịch số đang được chứng minh ​​là một trong nhiều biện pháp để giảm thiểu sự lây lan của COVID-19. Theo tổ chức điều hành hệ thống thanh toán và thanh toán bán lẻ ở Ấn Độ (NPCI - National Payment Corporation of India), các giao dịch số có thể được thực hiện bằng điện thoại thông minh và giúp làm giảm tiếp xúc xã hội.

Tại trường đại học, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về việc tổng các trường hợp xảy ra để tạo một bảng đối lập giữa hai kiểu phương thức thanh toán là thanh toán tiền mặt và thanh toán trực tuyến. Nghiên cứu tại Mohali với 80.000 người được hỏi đã chỉ ra rằng, có 4 % thì vẫn chỉ muốn thanh toán tiền mặt và ngại tiếp xúc công nghệ, 9% chỉ muốn thanh toán số và không dùng tiền mặt, 33% muốn rằng sẽ sử dụng thanh toán trực tuyến nhiều hơn và chính phủ giảm thiểu thanh toán tiền mặt, 53% thì muốn mọi thứ trở lại bình thường như trước khi có Covid-19, 1% thì không tham gia đánh giá này. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mới chỉ có 47% thực sự nắm được hiệu quả của thanh toán số và muốn ứng dụng lâu dài. Nhưng điều quan trọng là 100% số người sử dụng thanh toán số tại thời điểm khảo sát đều không bị lây nhiễm Covid-19 và họ đều cảm thấy an toàn với phương thức thanh toán này.

Nhiều chuyên gia trên khắp thế giới cũng đồng quan điểm về biện pháp phòng ngừa chống lại COVID-19 là sử dụng thanh toán số. Ngân hàng trung ương Ấn Độ (RBI - Reserve Bank of India) đã kêu gọi mọi người sử dụng các chế độ kỹ thuật số như NEFT, IMPS, UPI và Bharat Bill Pay. Paytm và Mobikwik cũng đã yêu cầu mọi người giữ an toàn bằng cách sử dụng các ứng dụng này cho các giao dịch để tránh lây nhiễm virus.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ có thể không tốt và mang nhiều vi khuẩn hơn cả tiền xu và tiền mặt. Nhà nghiên cứu nhận định thẻ nhựa dùng để thanh toán như trong nhà hàng có thể được lấy từ người có virus và virus bán dễ trên bề mặt này hơn, điều này sẽ dẫn đến việc lây lan virus đó lên bề mặt khi chúng ta quẹt thẻ vào máy và sau đó lây sang người khác. Một nghiên cứu cũng cho thấy rằng tiền xu ít có nguy cơ mang bất kỳ vi trùng hoặc virus nào nhưng chúng vẫn có khả năng bị Covid-19 bám vào và lây lan thông qua việc tiếp xúc.

Vì vậy, thanh toán số là giải pháp hữu hiệu số một mà các nhà chức trách nước này khuyến khích sử dụng để giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh, giảm áp lực lên nền y tế, kinh tế nước nhà.

Sự thúc đẩy thanh toán số tại Ấn Độ

Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi, gần đây đã ra mắt e-RUPI, một chứng từ điện tử thúc đẩy các giải pháp thanh toán số. Theo một tuyên bố chính thức từ chính quyền, đó là một mã QR hoặc phiếu thưởng điện tử dựa trên chuỗi SMS, được gửi đến điện thoại di động của người thụ hưởng. Người dùng của cơ chế thanh toán một lần liền mạch này có thể đổi phiếu thưởng mà không cần thẻ, ứng dụng thanh toán số hoặc truy cập ngân hàng Internet tại nhà cung cấp dịch vụ. Bất kỳ cơ quan chính phủ và công ty nào cũng có thể tạo chứng từ e-RUPI thông qua các ngân hàng đối tác của họ.

Sáng kiến ​​e-RUPI sẽ là một trong những chương trình được khởi động trong vài năm sắp tới nhằm hạn chế các mối quan hệ giữa chính phủ, người thụ hưởng và “đảm bảo rằng các lợi ích đến được với những người thụ hưởng dự kiến ​​của nó một cách có mục tiêu và không bị rò rỉ”.

Hệ thống được phát triển bởi Tổ chức thanh toán quốc gia của Ấn Độ (NPCI- National Payments Corporation of India) trên nền tảng UPI, phối hợp với Bộ Dịch vụ Tài chính, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình và Cơ quan Y tế Quốc gia. e-RUPI kết nối các nhà tài trợ của dịch vụ với những người thụ hưởng và nhà cung cấp dịch vụ theo cách thức kỹ thuật số mà không có bất kỳ giao diện vật lý nào.

Gần đây, OpenGov Asia đã báo cáo rằng chỉ số thanh toán số của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI-DPI) đã ghi nhận mức tăng trưởng 30,2% trong giai đoạn 2020-21. Chỉ số này đã tăng lên 270,59 vào cuối tháng 3 năm 2021, tăng từ mức 207,84 một năm trước. Dữ liệu thể hiện sự chấp nhận nhanh chóng và ngày càng sâu rộng của thanh toán số trên toàn quốc. Sự gia tăng có thể là do đại dịch COVID-19, khi người dùng được khuyến khích sử dụng các phương thức thanh toán không tiếp xúc.

Kết luận

Qua việc giới thiệu nghiên cứu điển hình với thanh toán số tại Ấn Độ, chúng ta cũng có một bài học rõ ràng về hiệu quả của thanh toán số, thanh toán trực tuyến trong việc phòng chống lây lan Covid-19. Bài viết chia sẻ cho bạn đọc góc nhìn về giải pháp an toàn cho người dân trong thời kì đại dịch đồng thời chia sẻ xu hướng thanh toán đang được sử dụng phổ biến tại Ấn Độ.

Mặt khác, đây là bài học giá trị về việc thúc đẩy phát triển thanh toán số trong chính phủ điện tử Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã trải qua gần 2 năm đại dịch và thanh toán số đã góp phần to lớn trong việc duy trì kinh tế trong nước, đồng thời cũng giống như Ấn Độ là gia tăng sự giãn cách xã hội giảm sự lây lan. Không chỉ vậy, thanh toán số trở thành mũi nhọn tăng trưởng kinh tế của nước ta và trong tương lai việc ứng dụng thanh toán số trong các dịch vụ công của chính phủ Việt Nam sẽ là sự thích ứng phù hợp với xu thế sống của người dân.

Vũ Cao Minh Đức

Tài liệu tham khảo

Báo cáo của KPMG về ảnh hưởng của Covid 19 đến thanh toán trực tuyến số của Ấn Độ (https://assets.kpmg/content/dam/kpmg/in/pdf/2020/08/impacting-digital-payments-in-india.pdf)