Ai suite 3 là gì

AI Suite II là gói tiện ích tổng hợp dành cho các thiết bị của Asus, cung cấp cho người dùng thông tin mới nhất về bo mạch chủ ASUS và hỗ trợ tùy chỉnh một số thông số, chẳng hạn như nhiệt độ, tốc độ quạt và điện áp.

AI Suite II được thiết kế để cài trên máy tính sử dụng bo mạch chủ ASUS, có khả năng theo dõi nhiệt độ, tốc độ quạt và điện áp của các thành phần quan trọng trong hệ thống. Thông tin được thu thập từ bộ cảm biến trên bo mạch chủ và hiển thị trên giao diện AI Suite II trong thời gian thực.

Để tìm kiếm và cập nhật các phiên bản driver mới nhất cho thiết bị Asus, bạn có thể sử dụng công cụ ASUS Live Update để hệ thống luôn có những bản driver tốt nhất, lưu lý khi sử dụng ASUS Live Update là có thể ây lỗi đóng băng hệ thống hoặc không phản hồi.

AI Suite II bao gồm công cụ chỉnh sửa thông số cho các thành phần hệ thống nhất định, chẳng hạn như tốc độ quạt để tăng độ ổn định, điều chỉnh điện áp của bộ xử lý hoặc bộ nhớ, cho phép lưu tổ hợp thông số vào profile để sử dụng sau.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo chương trình ASUS PC Diagnostics dành cho thiết bị Asus với chức năng truy xuất thông tin hệ thống từ các thiết bị ASUS, kiểm tra tự động CMOS, CPU, RTC, USB và PCI[E] một cách nhanh chóng, ngoài ra ASUS PC Diagnostics còn thực hiện kiểm tra tương tác trên bộ nhớ, lưu trữ, mạng, âm thanh, bàn phím, chuột, màn hình, camera và video.

Bạn đã tậu cho mình bo mạch chủ ASUS ROG Crossblade cùng vi xử lý A10-7850K của AMD, và bạn không hoặc chưa biết cách ép xung? Bài viết hướng dẫn ép xung từ trang chủ ROG sẽ cho bạn cái nhìn rõ nét hơn về cách ép xung vi xử lý A10-7850K trên bo mạch chủ này.

Đầu tiên hãy nhớ rằng khả năng ép xung cao hay thấp phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng CPU hay nói cách khác, tùy vào độ hên của bạn khi chọn CPU. Vì sao như vậy? Đơn giản là vì CPU là linh kiện sản xuất hàng loạt và chất lượng của chúng chưa bao giờ giống nhau hoàn toàn, vẫn có con tốt [ép xung cao, tiêu thụ điện thấp] hoặc con dở [ép xung thấp, tiêu thụ điện cao]. Do đó, khi chọn mua CPU dòng ép xung, bạn chỉ có nước cầu nguyện cho số mình hên để có được con CPU tốt.

Chúng ta có 2 cách để ép xung CPU này:
  • Dùng BIOS để điều chỉnh thông số CPU và điện thế cấp
  • Dùng ứng dụng Ai Suite III trên Windows để chỉnh thông số trực tiếp
Trước khi bước vào ép xung, chúng ta cần phải cài đặt đầy đủ driver, BIOS và ứng dụng Ai Suite III lên phiên bản mới nhất để có thể ép xung tốt hơn thông qua trang chủ hỗ trợ của ASUS.

Với bo mạch chủ Crossblade Ranger có kích cỡ ATX và nhiều khe PCIe, chúng tôi khuyên bạn nên dùng card đồ họa rời khi ép xung để khả năng thành công cao hơn do card đồ họa tích hợp bên trong vi xử lý A10-7850K có thể gây bất ổn định khi ép xung. Còn về khả năng tản nhiệt khi ép xung, chúng tôi sử dụng bộ tản nhiệt nước Cooler Master Seidon 120M có hiệu năng tốt và giá cả vừa phải, tất nhiên nó chưa phải là bộ tản tốt nhất mà bạn có thể mua, nhưng chúng tôi muốn hệ thống có nhiệt độ khi ép xung tốt nên mới cần dùng tản nhiệt nước. Như chúng tôi đã nói ở trên thì khả năng ép xung của CPU phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của nó cũng như một số yếu tố khác như nhiệt độ môi trường, tốc độ quạt nữa.

Quảng cáo


Thiết lập BIOS

Chúng tôi sẽ ép xung CPU theo hướng thứ nhất là vào BIOS chỉnh sửa thông số.

  • Vào tab Advanced\CPU Features\ tắt công nghệ SVM [ảo hóa], APM Master và IOMMU.
Ngoài ra chúng tôi vẫn để mở công nghệ AMD PowerNow nhưng tắt C6 đi vì dù chúng tôi rất muôn vi xử lý tự hạ xung nhịp và điện thế xuống để tiết kiệm năng lượng khi ở trạng thái nghỉ [idle] nhưng chế độ C6 lại hạ mức năng lượng sử dụng xuống quá thấp sẽ gây tình trạng mất ổn định và ảnh hưởng đến khả năng ép xung. Tương tự là APM Master cũng phải tắt đi vì chúng tôi không muốn giới hạn mức năng lượng cao nhất mà CPU A10-7850K tải là 95W. Trong điều kiện bình thường, CPU này không bao giờ vượt mức 95W khi sử dụng, nhưng ở điện thế và xung nhịp cao cùng với các nhân GPU tích hợp [dùng tập lệnh OpenCL hay HSA] hoạt động thì CPU này có thể kéo mức điện thế tải lên hơn 100W [được nhận thấy thông qua ứng dụng Ai Suite III trên Windows khi nó giám sát mức điện thế theo thời gian thực]. Tùy theo nhu cầu của bạn hướng về mức tiêu thụ điện thế hay hiệu năng mà bạn có thể mở hoặc tắt C6 hay bật APM Master lên vì cả 2 đều là 2 công nghệ tiết kiệm năng lượng.


Mức xung nhắm tới: 4.5 GHz
  • Chính Ai Overclock Tuner sang Manual và điền số 43 làm hệ số nhân. 4.3 GHz là mức xung chắc chắn sẽ lên được đối với hầu hết các CPU A10-7850K. Chỉnh xung bộ nhớ cho phù hợp với thanh RAM mà bạn sử dụng. Trong trường hợp này chúng tôi sử dụng cặp RAM 2x4GB 2400MHz G.Skill Ripjaws Z.

  • Chỉnh offset voltage để CPU chạy ở mức điện 1.4V và chỉnh điện thế cho bộ nhớ RAM bạn sử dụng.

  • Trong mục DRAM Timing Control, điền vào các thông số timing cho phù hợp với RAM của bạn. Nếu bạn không chắc chắn lắm thì cứ để Auto.

  • Trong mục DIGI+ Power Control, chúng tôi khuyên bạn để CPU Load Line Cabliration ở chế độ High để chạy ép xung hàng ngày. Nến nhớ là Extreme có thể tốt hơn High vì nó có nâng điện thế lên trong vài tình huống nhưng cái này dành riêng cho bạn thử nghiệm.

  • Vào mục Tools\ASUS Overclocking Profile\ lưu lại tất cả các thông số bạn tinh chỉnh nãy giờ vào một Profile để có thể dễ dàng phục hồi khi bạn Clear CMOS. Đối với các bạn hay benchmark và ép xung, chúng tôi khuyên các bạn nên lưu 2 Profile khác nhau một dành riêng cho ép xung hàng ngày và còn lại là dành cho benchmark. Như các bạn thấy đấy, chúng tôi lưu khá nhiều profile với các miêu tả khác nhau.


  • Nhấn F10\Xem lại lần cuối những phần đã được tinh chỉnh\OK!


Thiết lập AI Suite III
Nếu như PC của bạn vào Windows ổn rồi thì trong ứng dụng Ai Suite III hãy ép xung hệ thống làm việc hơn nữa. Nếu như ép xung bị thất bại, restart máy, [nếu cần thì hãy phục hồi các thông số trong OC Profile] và thử lại! Khả năng thành công phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng CPU như chúng tôi nói ở trên.
  • Click vào icon TPU để mở các thông số ép xung.

  • Những lúc nâng điện và hệ số nhân, bạn nên ghi lại các thông số này khi mà hệ thống có bị crash thì sẽ có căn cứ để phân tích về sau. Để chạy ép xung hàng ngày, chúng tôi không khuyến khích chích điện quá 1.45V - điện càng thấp càng tốn ít điện năng, nhiệt độ và tuổi thọ của CPU - tuy nhiện nếu chỉ chích lố một chút xíu thì dùng trong một thời gian ngắn thì cũng không có sao.

Một khi đã đạt được mức xung nhịp cuối cùng, bạn hãy bắt đầu từ từ hạ điện xuống để kiểm tra xem tới khi nào sẽ bị crash. Điều này cho phép bạn tiết kiệm điện năng mà vẫn đảm bảo khả năng ép xung ổn định. Sau đó hãy chuyển sang phần test ổn định hay còn gọi là Stress Test.
Stress Testing
Hãy dùng ứng dụng Realbench để test ổn định - đầu tiên chạy benchmark standard. Realbench sẽ test toàn bộ hệ thống - đơn luồng/đa luồng/bộ nhớ và IO. Hãy để ý xem hệ thống có ổn định không nhé?


Ứng dụng Realbench 2.2 của chúng tôi cho thấy CPU A10-7850K chạy được mức xung 4.6 GHz với mức điện 1.4375V.​


Nếu đã vượt qua bài test này hãy tiếp tục click vào Stress Test và để nó chạy trong vòng 1h, và đây là lúc hệ thống của chúng ta sẽ được test nặng để đảm bảo khả năng làm việc ổn định khi ép xung. Nếu vượt qua được bài test này thì hệ thống của bạn sẽ ổn định gần như tất cả mọi trường hợp và nếu có xảy ra crash trong quá trình sử dụng hãy hạ hệ số nhân xuống 1 nấc và thử lại.

Quảng cáo



Kéo thử Base Clock

Với CPU A10-7850K của chúng tôi thì nó đã chạy được mức xung 4.6 GHz nhưng chúng tôi muốn thử tiếp các mức xung nhịp nằm giữa 4.6-4.7GHz, vì thế chúng tôi sẽ kéo xung Base Clock. Toàn bộ hệ thống sử dụng base clock để làm xung nhịp hoạt động, qua đó xung bộ nhớ RAM và khe PCIe cũng sẽ thay đổi theo. Để bù trừ, chúng ta sẽ hạ xung bộ nhớ RAM xuống hoặc thêm điện thế cho RAM. Chúng tôi sử dụng RAM 2400MHz vì thế chúng tôi hạ xung xuống còn 2133MHz trước khi kéo xung Base Clock lên. Dùng chương trình đọc thông số CPU-Z [có thể mở chương trình này thông qua ứng dụng Realbench mục About] để theo dõi xung nhịp RAM thay đổi.

  • Hãy nhớ là phiên bản CPU-Z 1.7 trở lên sẽ đọc được các thông số CPU và điện thế của dòng FM2+ chính xác.
Bắt đầu từ hệ số nhân 44, chúng tôi sử dụng ứng dụng Ai Suite III lần nữa để kéo Base Clock lên từ 100MHz tới 104 - 105 - 106 v.v...



Tìm mức giới hạn nào cho việc benchmark


Như đã nói, hệ thống được chỉnh ép xung để chạy máy hàng ngày phải mang tính ổn định lâu dài và không gây hư hại trong quá trình sử dụng. Còn về việc benchmark thì sao? Tương tự như việc ép xung nhưng chúng ta sẽ phải ép xung lên càng cao càng tốt và chỉ chạy trong khoảng thời gian ngắn. Nên nhớ là trong khoảng thời gian ngắn thì điện thế cao vẫn co thể giết chết CPU của bạn nhưng nếu bạn muốn thử trình độ tay nghề ép xung và thi đấu với những người khác, thì đây là cách làm. Để bắt đầu, chúng tôi đề nghị các bạn nên theo các hướng dẫn sau đây, tuy nhiên sẽ càng tốt hơn nữa nếu bạn học thêm một số kinh nghiệm từ những người đi trước trong diễn đàn liên quan đến ép xung CPU AMD!
  • Lắp càng nhiều quạt càng tốt và thổi vào khu vực VRM và CPU.
  • Kéo maximum tất cả các thông số trong mục DIGI+ Power control trong BIOS.
  • Tắt hết các công nghệ tiết kiệm điện trong mục CPU Features.
  • Tắt hết tất các chức năng của bo mạch chủ mà bạn không dùng đến như âm thanh và mạng Internet.
  • Dùng bộ nguồn tốt để đảm bảo dòng điện cấp ổn định.
  • Theo dõi nhiệt độ thật kỹ lưỡng vì điện thế cấp cho CPU sẽ rất cao. Đây là khoảng thời gian ngâm cứu rất quan trọng và nó sẽ rất thú vị, nhưng trước đó hãy tự hỏi chính mình rằng "liệu mình có gan chơi không?" nếu không thì đừng làm.
  • Nếu bạn đang sử dụng thanh RAM có xung nhịp cao hơn 2400MHz thì hãy tăng Base Clock lên để đạt mức xung đó.
  • Tăng xung nhịp cầu bắc của CPU sẽ giúp cải thiện kết quả benchmark nhưng nó cần phải được chích mức điện phù hợp [lên tới 1.35V]. Hãy theo dõi các kết quả trong thread này để tham khảo.
Theo hướng dẫn này, CPU của chúng tôi đã lên được mức xung 4.9 GHz nhưng chỉ chạy được SuperPi 1M với mức xung 4.71 GHz.

Nguồn: rog.asus.com​

Quảng cáo

Chủ Đề