Ngộ độc thức ăn là gì

Herpes sinh dục ở nam giới hay còn gọi là mụn rộp là một trong những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục phổ

Xem thêm

TRIỆU CHỨNG ĐAU VÚ CÓ PHẢI BIỂU HIỆN CỦA BỆNH KHÔNG?

Tháng Mười Một 24, 2022

Triệu chứng đau vú có thể làm bạn lo lắng, nhưng nó thường không phải là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm. Hormone đóng

Xem thêm

HẸP LỖ SÁO LÀ GÌ?

Tháng Mười Một 24, 2022

Hẹp lỗ sáo là gì? Hẹp lỗ sáo còn được gọi là hẹp niệu đạo, đây là tình trạng phổ biến ở nam giới. Lỗ

Xem thêm

CÁCH ĐÁNH GIÁ SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG TINH TRÙNG

Tháng Mười Một 24, 2022

Chất lượng tinh trùng liên quan đến tỷ lệ thụ thai thành công. Khi chất lượng tinh trùng tốt, nó mới có thể trải qua chặng

Xem thêm

5 NGUYÊN NHÂN ĐAU TINH HOÀN THƯỜNG GẶP

Tháng Mười Một 24, 2022

Đau tinh hoàn là dấu hiệu cần được lưu ý ở nam giới vì có thể để lại hậu quả nguy hiểm. Đa phần nam

Xem thêm

VIÊM TINH HOÀN DO QUAI BỊ: DẤU HIỆU VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Tháng Mười Một 24, 2022

Tại sao bị viêm tinh hoàn sau quai bị Viêm tinh hoàn do quai bị là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi

Ngộ độc thực phẩm [ngộ độc thức ăn] là hiện tượng mà hầu như ai cũng đã từng gặp phải, thậm chí bị nhiều lần. Tình trạng này xảy ra khi bạn ăn phải thức ăn nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh… Đối với những ca bệnh nhẹ, người bệnh có thể hồi phục sau vài ngày, nhưng nếu nặng hơn cần phải nhập viện điều trị. Chắc hẳn không ít người cảm thấy lúng túng, không biết xử trí thế nào khi gặp phải tình trạng này. Cùng theo dõi những thông tin sau đây để có kiến thức xử trí đúng khi bị ngộ độc thực phẩm nhé.

Mục lục

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm [ngộ độc thức ăn, trúng thực] là hiện tượng khá phổ biến, nguyên nhân do ăn phải các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh hay có độc tố mạnh hay thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc…

Trường hợp có triệu chứng nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, với các bệnh nhân ngộ độc nặng với triệu chứng dữ dội cần phải được nhập viện để theo dõi, điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu ngộ độc thực phẩm để nhận biết và có cách xử trí:

Đau bụng tiêu chảy là dấu hiệu phổ biến mà người ngộ độc thực phẩm dễ gặp phải.

Bạn có thể nhận biết dấu hiệu cụ thể khi bị ngộ độc thực phẩm tùy thuộc vào từng nguyên nhân:

Nguyên nhân do vi sinh vật [virus, vi khuẩn] hoặc độc tố từ vi sinh vật [độc tố do vi khuẩn tiết ra]: Có các biểu hiện ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn, tiêu chảy. Có thể kèm theo dấu hiệu mất nước [như khát nước, khô môi], nhiễm trùng [thường là sốt, vã mồ hôi].

Nguyên nhân do thực phẩm nhiễm hóa chất, không có chất độc tự nhiên: Người bệnh có các dấu hiệu phức tạp, không chỉ ở đường tiêu hóa mà còn ở các cơ quan khác như hệ thần kinh [gây chóng mặt, đau đầu], tim mạch [nhịp tim nhanh, trụy mạch].

Nguyên nhân do chính các loại thực phẩm này vốn đã có độc tố: Xuất hiện ngay sau khi ăn các thực phẩm cố định mà trong tự nhiên được biết là có thể chứa độc tố như sắn, cá nóc, cóc,…

Với những trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng, người bệnh có thể khó thở, da tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng thở, hôn mê. Những trường hợp này cần tiến hành sơ cứu ngay.

☛ Tham khảo thêm tại: Bị tiêu chảy kéo dài là bệnh gì? Phải làm sao?

Người bị ngộ độc thức ăn nên làm gì?

Đối với những trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ, bệnh nhân có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu không thể tự phục hồi, tùy thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ ngộ độc thực phẩm mà bác sĩ đề xuất các trị ngộ độc thực phẩm sao cho phù hợp. Cần bình tĩnh thực hiện tuần tự theo các bước sơ cứu sau đây:

Gây nôn

Nếu người bệnh không có biểu hiện nôn, cần gây nôn. Khi ngộ độc thực phẩm xảy ra trong vòng 6 giờ thì lúc đó thức ăn vẫn còn trong dạ dày của người bệnh. Nếu người bệnh tỉnh táo, cần kích thích để bệnh nhân nôn càng nhiều càng tốt nhằm tống thức ăn ngộ độc ra ngoài. Kích thích bằng cách ngoáy nhẹ họng hay cho uống nước muối loãng.

Cần rửa sạch tay rồi đặt vào lưỡi người bệnh để gây nôn. Trong lúc tiến hành gây nôn, cần đặt người bệnh nằm nghiêng, phần đầu kê hơi cao để chất thải khi nôn ra không bị trào ngược vào phổi, không kích thích quá có thể gây sặc cho người bệnh. Không gây nôn khi người bệnh đã hôn mê, có thể gây sặc, ngạt thở.

Đối với trẻ em, khi sơ cứu bằng cách gây nôn cho trẻ cần chú ý móc họng trẻ khéo, tránh gây xây xát họng của trẻ. Để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra ngoài. Không nên để trẻ nằm ngửa, có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và dễ dẫn tới tử vong. Trong quá trình gây nôn, cần luôn dùng khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm sạch lau cho trẻ.

☛ Thông tin chi tiết: Sơ cứu khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Uống nhiều nước và nghỉ ngơi

Sau khi người bệnh nôn và đi ngoài, cơ thể sẽ bị mất nước. Do đó, cần tiến hành bù nước cho người bệnh bằng cách uống nhiều nước lọc, nước oresol, nước gạo rang… để bù nước cho người bệnh. Cho người bệnh uống từng ngụm nước nhỏ, không dùng thức uống có chứa cồn hay caffein. Nghỉ ngơi nhiều hơn do cơ thể mất nước khiến bạn mệt mỏi và yếu đi.

Lưu ý, cần ngưng sử dụng thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc. Không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy bởi có thể làm chậm việc đào thải các chất độc tố ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ việc dùng thuốc cầm tiêu chảy hay xảy ra hội chứng lồng ruột hay liệt ruột rất nguy hiểm.

Gọi cấp cứu hoặc ra cơ sở y tế gần nhất

Dù đã tiến hành sơ cứu ban đầu nhưng người bệnh vẫn có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Hãy đưa người bệnh tới trung tâm y tế gần nhất để được chăm sóc y tế.

☛ Đọc thêm thông tin: Điều trị nhanh khi bị ngộ độc thức ăn

Người bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Kiêng gì?

Nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm thường có dấu hiệu buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Do đó, cơ thể yếu do mất nước, mất cân bằng điện giải. Nguyên tắc bù nước và điện giải để bù lại chất lỏng đã mất đi rất quan trọng. Người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý để cơ thể nhanh hồi phục. Sau đây là những lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bệnh:

Nên ăn gì?

Nên kiêng gì?

Cơ thể sau ngộ độc còn yếu nên người bệnh cần kiêng một số thực phẩm sau để tránh làm nặng thêm các triệu chứng như:

Người bệnh ngộ độc thực phẩm cần tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng trên để cơ thể sau khi ngộ độc sớm hồi phục trở lại.

Trên đây là các dấu hiệu nhận biết và cách sơ cứu khi bạn hoặc người thân bị ngộ độc thực phẩm. Hi vọng những thông tin trên giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để xử trí khi gặp phải tình trạng này. Thường xuyên ghé thăm webiste “Trangphuclinh.vn” để cập nhật thêm nhiều thông tin về sức khỏe nhé.

Ngộ độc ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm, còn gọi là ngộ độc thức ăn hay trúng thực, tình trạng gây ra do ăn, uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay những loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, chất phụ gia...

Bệnh ngộ độc thức ăn thuốc loại bệnh gì?

Tình trạng ngộ độc thực phẩm [hay ngộ độc thức ăn, trúng thực] xảy ra khi bạn ăn phải các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh hay có độc tố mạnh hoặc do ăn phải thức ăn ôi thiu, có chứa nấm mốc.

Làm sao để biết mình bị ngộ độc thực phẩm?

Mệt mỏi và chán ăn: Đây cũng biểu hiện thường thấy khi bị ngộ độc thực phẩm. Người bệnh thấy mệt mỏi và chán ăn có thể do bị mất nước hay các dấu hiệu như sốt, đau bụng, tiêu chảy khiến cho người bệnh không muốn ăn uống. Các dấu hiệu của bệnh thường diễn ra ở nhiều người nếu cùng sử dụng chung thức ăn gây ngộ độc.

Ngộ độc có nghĩa là gì?

Ngộ độc là tiếp xúc với một chất có độc tính. Các triệu chứng khác nhau, nhưng các triệu chứng thông thường có thể gợi ý nhóm chất độc cụ thể. Chẩn đoán chủ yếu lâm sàng, nhưng đối với một số trường hợp ngộ độc, xét nghiệm máu và nước tiểu có thể giúp ích.

Chủ Đề