Bao nhiêu tuổi mới được chơi facebook

Không chỉ tập làm theo, nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục, bị kích động bạo lực, phim ảnh đồi trụy khi tham gia mạng xã hội… Vì vậy, đã đến lúc cần thiết phải có quy định pháp luật về độ tuổi tối thiểu tham gia mạng xã hội, thời gian sử dụng mạng.

Đừng chần chừ nữa!

Một điều không thể phủ nhận tính tích cực của mạng xã hội là đem lại nhiều kiến thức bổ ích, mới mẻ cho người dùng, trong đó có trẻ em. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có mặt trái, đó là trên môi trường mạng luôn ẩn chứa nhiều rủi ro khi thông tin xấu, độc luôn xuất hiện. Trẻ em với sự nhận thức chưa hoàn thiện và sự hình thành nhân cách chưa đầy đủ rất dễ bị đầu độc nếu không có biện pháp giám sát, ngăn chặn.

Hiện nay, Luật Trẻ em tại điều 1 quy định: "Trẻ em là người dưới 16 tuổi", là cơ sở pháp lý để xác định độ tuổi của trẻ em. Thế nhưng, Luật Trẻ em và các văn bản liên quan không có quy định nào về việc trẻ em ở độ tuổi nào thì mới được tham gia mạng xã hội. Vì vậy, trên thực tế, có những trẻ 7-8 tuổi đã tham gia mạng xã hội. Hiện nay, các trang mạng xã hội lớn như: Facebook, YouTube (Google) hay Twitter, Whatsapp… đều quy định rõ độ tuổi được phép của người dùng từ khi bắt đầu mở tài khoản là 13 tuổi. Tại Việt Nam việc tuân thủ quy định này trên thực tế phần lớn chỉ dựa vào sự trung thực khi khai báo của người sử dụng chứ không có gì để xác định tính chính xác của việc khai báo.

Bao nhiêu tuổi mới được chơi facebook

Đã đến lúc phải quy định độ tuổi trẻ em tham gia mạng xã hội để tránh những vụ việc đau lòng khi các em tập làm theo hướng dẫn trên mạng Ảnh: QUANG LIÊM

Trước thực tế trên, năm 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã từng có dự kiến xây dựng một văn bản pháp quy để quy định về độ tuổi được phép tham gia mạng xã hội của trẻ em. Rất tiếc là đến nay, sau gần 2 năm, văn bản pháp quy này vẫn chưa được ra đời.

Theo thống kê, hiện nay, Việt Nam có hơn 60 triệu người sử dụng internet, đứng thứ 18 thế giới và là một trong 10 nước có lượng người dùng Facebook và YouTube cao nhất thế giới, trong đó thanh thiếu niên chiếm tỉ lệ khá lớn. Vì vậy, đã đến lúc nên quy định độ tuổi tối thiểu cho người sử dụng mạng xã hội. Về độ tuổi có thể tham khảo các mạng xã hội lớn quy định là 13 hoặc có thể khởi điểm là tròn 14 tuổi. Đối với độ tuổi 14, các cơ quan có thẩm quyền có thể kiểm chứng độ tuổi người sử dụng mạng xã hội thông qua giấy tờ cá nhân là căn cước công dân.

"Săn" và xử nghiêm các thông tin xấu, độc

Điều 54 Luật Trẻ em quy định về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng nêu rõ các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức; cha, mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp luật.

Kế đến, Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 29-5-2017 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Trẻ em, tại điều 35 quy định về trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải có biện pháp sử dụng dịch vụ bảo vệ người sử dụng là trẻ em; phải cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.

Đặc biệt hiện nay, quy định về sử dụng, cung cấp, chia sẻ thông tin xấu, độc trên môi trường không gian mạng bị xử phạt tương đối nghiêm khắc. Theo điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3-2-2020 của Chính phủ quy định những hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin cổ xúy các hủ tục, mê tín dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn… sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Như vậy, về mặt quy định pháp luật đã có. Thế nhưng thực tế thời gian qua, những thông tin xấu, độc trên mạng xã hội bị xử phạt và buộc tháo gỡ khỏi môi trường mạng phần lớn được phát hiện từ phản ánh của các cơ quan báo chí, người dùng mạng xã hội. Vì vậy, vấn đề còn lại là các cơ quan có thẩm quyền cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý thật nghiêm những trường hợp cung cấp, chia sẻ thông tin độc hại trên mạng xã hội.

Một vấn đề cũng hết sức quan trọng là trách nhiệm của các bậc phụ huynh và nhà trường. Nếu cha mẹ, thầy cô giáo xem đây là việc quan trọng thì chắc chắn sẽ không để cho con trẻ tự do sử dụng mạng xã hội mà không có sự kiểm soát, giám sát và định hướng.

Ngay cả khi có sự giám sát của bố mẹ, việc để trẻ dưới 13 tuổi sử dụng mạng xã hội có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu xem có nên cho trẻ dưới 13 tuổi dùng mạng xã hội hay không trong bài viết này.

Môi trường mạng phức tạp chẳng kém đời thực

ThS Đào Ngọc Quỳnh Thanh, Học viện Cán bộ TP Hồ Chí Minh, cho hay theo các báo cáo, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 dẫn đến việc giãn cách xã hội kéo dài, năm 2021 chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của người dùng mạng xã hội tại Việt Nam với hơn 72 triệu người (chiếm 73,7% dân số), tăng 7 triệu người (11%) so với cùng kỳ năm ngoái. YouTube và Facebook tiếp tục trở thành mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam.

Số liệu thống kê của NapoleonCat (công cụ đo lường các chỉ số mạng xã hội) cho thấy tính tới tháng 6-2021, tổng số người dùng Facebook tại Việt Nam là gần 76 triệu, chiếm hơn 70% dân số toàn quốc, người dùng trong độ tuổi từ 13 đến 24 chiếm 34%.

Bao nhiêu tuổi mới được chơi facebook

Ảnh minh họa.

Đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết một thực tế đang diễn ra ở Việt Nam, theo thói quen chung, người lớn cũng như trẻ nhỏ sử dụng internet như nhu cầu giải trí. Đặc biệt, với việc sở hữu một chiếc máy tính bảng hay điện thoại thông minh quá dễ dàng, bố mẹ hay người chăm sóc trẻ thường có xu hướng giao toàn bộ thiết bị thông minh đó cho trẻ để mình rảnh tay làm những công việc khác mà không kiểm tra, giám sát các nội dung trẻ truy cập, đọc và xem.

Ngoài những tác động tích cực do internet mang lại, chúng ta đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực mà môi trường mạng mang lại, điều này ảnh hướng trực tiếp đến việc hình thành nhân cách, đạo đức và sự phát triển của trẻ.

Trẻ chia sẻ quá nhiều

Dù muốn hay không, nếu một đứa trẻ dưới 13 tuổi sử dụng trang mạng xã hội, chúng cũng sẽ bị cám dỗ để chia sẻ và chúng có thể chia sẻ những điều mà cả thế giới không thực sự thấy.

Ngoài ra, trẻ nhỏ có thể chụp ảnh ID hoặc thẻ tín dụng của bạn và chia sẻ chúng. Ngay cả khi trẻ chỉ chia sẻ vị trí của mình hoặc một hình ảnh dễ dàng hiển thị vị trí của chúng, điều đó có thể thu hút sự chú ý của những kẻ theo dõi và các nhân vật mờ ám, có thể khiến con bạn gặp nguy hiểm.

Trẻ trở thành nạn nhân của bắt nạt trực tuyến

Bắt nạt trên các trang mạng xã hội thậm chí còn tồi tệ hơn bắt nạt ngoài đời thực, bởi vì những người đó có thể hành động một cách tự do và thường là ẩn danh.

Mặc dù bắt nạt xảy ra bất kể bạn bao nhiêu tuổi, nhưng trẻ em dưới 13 tuổi là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi vì đó là lúc lòng tự trọng của trẻ bắt đầu hình thành. Vì vậy, bắt nạt sẽ khiến trẻ tìm kiếm sự chấp thuận ảo, có thể trở nên không kiểm soát được.

Lạm dụng ngôn ngữ và nói chuyện phiếm cũng có thể làm tăng sự lo lắng, dẫn đến các cơn hoảng sợ. Thậm chí có khả năng bắt nạt trên mạng có thể tự gây hại cho bản thân.

Trẻ dễ lo lắng

Tất cả các xu hướng, bắt nạt và thực tế sai lầm có thể khiến trẻ dễ lo lắng, thậm chí trầm cảm. Trẻ em vẫn chưa có lòng tự trọng và sự tự tin mạnh mẽ và đây là lý do chính tại sao trẻ em không nên được phép sử dụng các trang web xã hội.

Trong giai đoạn này, trẻ em nên được hướng dẫn để xây dựng các kỹ năng mà chúng giỏi, nếu điều này không xảy ra, cuộc sống của chúng có thể khó khăn hơn.

Bị đẩy vào việc tham gia các xu hướng nguy hiểm

Cho dù liên quan đến thời trang, khiêu vũ, hoặc một số loại trò chơi, trẻ em ngày càng trở nên bị ám ảnh bởi những thứ này. Điều tồi tệ là có những xu hướng có thể khiến cuộc sống của chúng gặp nguy hiểm. Một số xu hướng và thách thức là không thể đoán trước và rất nguy hiểm.

Trẻ dễ bị lừa, trở thành nạn nhân của hành vi trộm cắp danh tính

Trẻ em là một kho báu trong mắt của những kẻ lừa đảo và những kẻ trộm danh tính. Điều này là do trẻ không vay nợ, không có thẻ tín dụng hoặc thanh toán các hóa đơn.

Điểm tín dụng của chúng là trong sạch và kẻ trộm có thể khai thác. Những người này nhắm mục tiêu cụ thể đến trẻ em đang sử dụng các mạng xã hội và mọi thứ có thể trở nên thực sự tồi tệ vì những kẻ lừa đảo nhận thấy chúng là mục tiêu dễ dàng nhất.

Bao nhiêu tuổi mới đủ tuổi sử dụng Facebook?

Facebook yêu cầu mọi người phải đủ 13 tuổi trở lên thì mới được tạo tài khoản (một số khu vực như Hàn Quốc, Tây Ban Nha hoặc Quebec có thể có yêu cầu khác về độ tuổi). Việc tạo tài khoản bằng thông tin giả là hành vi vi phạm điều khoản của chúng tôi.

Độ tuổi trẻ được phép sử dụng mạng xã hội TikTok là bao nhiêu tuổi?

TikTok đã vi phạm các quy định về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng theo quy định hiện hành khi vẫn cho phép trẻ em dưới 13 tuổi mở tài khoản dù là nền tảng mạng xã hội chỉ dành cho người từ 13 tuổi trở lên.

Làm sao để thay đổi ngày sinh trên fb?

Bước 1: Bạn vào Trang cá nhân của mình..

Bước 2: Nhấp vào Giới thiệu >> Thông tin cơ bản và liên hệ..

Bước 3: Cuộn xuống và chọn mục Ngày sinh hoặc Năm sinh rồi nhấp vào Chỉnh sửa..

Bước 4: Sử dụng các menu thả xuống để thay đổi ngày sinh và năm sinh của bạn >> Chọn Lưu thay đổi..

Làm thế nào để xóa bỏ tài khoản Facebook?

Cách xóa vĩnh viễn tài khoản của bạn:.

Đăng nhập Facebook trên máy tính..

Nhấp vào ảnh đại diện của bạn ở trên cùng bên phải Facebook..

Chọn Cài đặt & quyền riêng tư, sau đó nhấp vào Cài đặt..

Nhấp vào Thông tin của bạn trên Facebook..

Nhấp vào Vô hiệu hóa và xóa..

Chọn Xóa tài khoản, rồi nhấp vào Tiếp tục xóa tài khoản..