Bị bắt nồng độ cồn giam xe bao lâu

Bị bắt nồng độ cồn giam xe bao lâu

  • 24/04/2019
  • Hành chính

Xử phạt trong trường hợp lái xe có nồng độ cồn vượt mức quy định

Theo các chuyên gia về y tế, chỉ cần trong hơi thở có nồng độ cồn thì hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến các giác quan và tập trung khi lái xe. Và đó là một trong những lý do khi tham gia giao thông mà tài xế có nồng độ cồn vượt mức pháp luật quy định thì sẽ bị xử phạt, mức phạt tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể .

Uống rượu bia khi lái xe ô tô đã trở thành vấn nạn đối với an toàn giao thông. Và các tai nạn giao thông liên quan đến điều khiển xe ô tô xe máy khi tham gia giao thông chiếm phần lớn trong các vụ tai nạn giao thông theo thống kê. Theo quy định của pháp luật, có những vấn đề pháp lý liên quan đến nồng độ cồn cần lưu ý khi tham gia giao thông :

Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt vi phạm

Chỉ cần có nồng độ cồn trong hơi thở, là bạn hoàn toàn vi phạm luật giao thông và dĩ nhiên sẽ bị cảnh sát giao thông xử phạt. Mức phạt sẽ tăng dần tùy theo nồng độ cồn và phụ thuộc vào việc có gây ra tai nạn giao thông hay không. Nồng độ cồn càng cao, mức phạt càng lớn. Đặc biệt đối với gây tai nạn và không chấp hành mệnh lệnh kiểm tra nồng độ cồn của CSGT. Vậy nồng độ cồn trong máu bao nhiêu thì bị phạt, nồng độ cồn vượt quá 0.4 phạt bao nhiêu tiền?

Mức phạt nồng độ cồn xe máy theo quy định mới

  • Phạt nồng độ cồn được tính khi bạn điều khiển xe máy trên đường mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Mức xử phạt được áp dụng là Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đặc biệt khi gây tai nạn, người điều khiển phương tiện sẽ bị tạm giữ phương tiện 7 ngày và tước giấy phép lái xe 2 tháng.
  • Nặng hơn khi nồng độ cồn đo được vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Cùng với đó là bạn cũng sẽ bị tước giấy phép lái xe 02 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày, dù không gây ra tai nạn giao thông.

Phạt nồng độ cồn đối với ô tô theo quy định mới

Mức phạt nồng độ cồn đối với ô tô được cho là nặng hơn, mức phạt được dẫn chiếu theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:

  • Mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng được áp đối với tài xế ô tô có nồng độ cồn không vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Cùng với đó là bị tước bằng lái xe ô tô từ 01 đến 03 tháng.
  • Mức phạt tiền từ 7.000.000 đồng – 8.000.000 đồng được áp đối với tài xế lái xe ô tô trên có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Giấy phép lái xe sẽ bị giam từ 03 tháng đến 05 tháng trong trường hợp này.
  • Mức phạt tiền nặng nhất từ 16.000.000 đồng – 18.000.000 đồng được áp đối với tài xế ô tô có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Bằng lái xe ô tô sẽ bị “giam” từ 04 đến 06 tháng.

Đặc biệt, đối với trường hợp không chấp hành mệnh lệnh kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông cũng sẽ chịu mức phạt cao nhất kể trên. Vì vậy đừng “chống cự” khi có CSGT hỏi thăm về nồng độ cồn nhé. Vì có thể chưa biết có “men” hay không, bạn cũng sẽ như phạt nồng độ cồn ở mức cao nhất.

Để tránh bị phạt nồng độ cồn, sau khi uống rượu bia bao nhiêu lâu thì lái xe?

Theo các chuyên gia y tế thì rượu bia tồn tại trong máu và hơi thở khá lâu. Nhiều tài xế chủ quan và cho rằng uống rượu từ tối thì sáng hôm sau có thể lái xe mà không sợ bị phạt. Điều này hoàn toàn sai lầm. Cụ thể thì:

  • Chỉ cần uống 3 ly rượu hoặc 2 lon bia là bạn đã có đủ nồng độ cồn trong hơi thở vi phạm quy định về nồng độ cồn
  • Tùy vào mỗi người khác nhau mà khả năng hấp thụ rượu bia vào trong máu/ hơi thở khác nhau.
  • Tốt nhất từ 10-12 tiếng sau khi uống rượu/ bia thì mới nên lái xe và phải đảm bảo trạng thái tỉnh táo nhất.

Tất cả những kiến thức kể trên về mức phạt nồng độ cồnnồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt, xử phạt nồng độ cồn …. đều được học khi bạn học lái xe ô tô và bạn phải trải qua kỳ thi sát hạch lý thuyết lái xe ô tô mới được cấp bằng lái xe ô tô. Tuy nhiên đôi khi chúng ta đã quên đi những gì đã học hoặc trong một chút khoảnh khắc ham vui, đã lỡ trót uống vài chén hoặc vài chai. Mà hậu quả của lái xe khi có nồng độ cồn các bạn đã biết, tuyệt đối nguy hiểm. Vì vậy hãy nắm rõ những kiến thức về luật giao thông đường bộ và luôn tuân thủ luật giao thông, đặc biệt là nồng độ cồn và không bao giờ uống rượu bia khi lái xe ô tô.

Vi phạm nồng độ cồn xe máy giữ xe bảo lâu?

Điều 82 Nghị định 100 quy định: Khi điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong hơi thở thì người vi phạm có thể bị giữ xe đến 07 ngày. Điều khiển xe mà trong máu, hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Bị phạt nồng độ cồn giam bằng lái bảo lâu?

Cụ thể, tài xế vi phạm mức nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam /1 lít khí thở, sẽ bị phạt tiền từ 18 đến 20 triệu đồng, thay cho mức 7 đến 8 triệu đồng và tước bằng lái xe 14 đến 18 tháng, thay cho thời gian tước bằng lái từ 3 đến 5 tháng như quy định ...

Xe máy bị phạt nồng độ cồn bảo nhiêu?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hành vi điều khiển mô tô, xe máy (gồm cả xe máy điện) mà trong hơi thở hoặc máu có nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền từ 2-8 triệu đồng. Ngoài ra còn bị tước GPLX từ 10-24 tháng.

Hơi thở có nồng độ cồn bảo nhiêu thì bị phạt?

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Theo quy định trên thì bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể là phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.