Bị chuột cắn thì phải làm sao

Động tác nặn máu sẽ làm dập mô tế bào khiến vết thương bị tổn thương nhiều hơn, nếu chuột có mang vi-rút dại sẽ phát tán nhanh hơn vào hệ thần kinh vì vậy không nặn máu mà phải rửa sạch điểm bị chuột cắn bằng nước và xà phòng.


Chuột có thể lây truyền sang người 35 loại bệnh khác nhau, ở Việt Nam chuột phát tán các bệnh vàng da xuất huyết, sốt do chuột cắn, sốt xuất huyết với hội chứng suy thận, dịch hạch, nhiễm khuẩn Salmonella và Hantavirut. Ở một số nơi trên thế giới, chuột còn mang vi rút gây bệnh dại cho người.

Bệnh do chuột lây truyền qua vết cắn, qua phân, nước tiểu, nước bọt của chuột nhiễm bệnh hoặc người hít phải những giọt dịch của chuột có mang mầm bệnh. Mèo nhà, chó nhà, hoặc thú nuôi khác có thể bị bọ chét hoặc ăn động vật gặm nhấm lây bệnh từ đó truyền sang người.

Theo Th.S BS Lê Hồng Nga, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm, TT Y tế Dự phòng TPHCM, các bệnh do chuột lây truyền hầu hết chưa có vắc xin phòng ngừa, do đó để phòng ngừa sự lây truyền bệnh cho người, cần phải kiểm soát sự phát triển của chuột, hạn chế tiếp xúc với chuột cũng như chăm sóc y tế đúng cách khi bị chuột cắn.

Một số cách phòng ngừa các bệnh liên quan đến chuột:

- Rửa tay bằng nước và xà phòng sau khi tiếp xúc với chó, mèo, thú cưng hoặc chuột và dịch tiết của chuột. Phương pháp này vô cùng đơn giản nhưng phòng nhiều bệnh truyền nhiễm rất hiệu nghiệm.

- Sử dụng các biện pháp dân gian an toàn và hiệu quả như nuôi mèo bắt chuột, dùng thuốc đánh bả.

- Nếu phát hiện xác chuột trong khuôn viên nhà phải mang găng tay cao su cho xác chuột vào bao nylon nhiều lớp, gói kín lại và bỏ vào thùng rác.

- Bảo quản, che đậy kín và hạn chế thức ăn rơi vãi.

- Giữ gìn nhà của gọn gàng, không chất đống đồ đạc không dùng đến sẽ hạn chế sự tồn tại của chuột trong nhà. Các cánh cửa nhà, cửa tủ đóng kín cũng sẽ ngăn cản chuột xâm nhập từ bên ngoài.

- Nếu phát hiện có phân hoặc nước tiểu của chuột thì dùng nước tẩy Javel pha theo hướng dẫn để lau bề mặt ô nhiễm, sau đó lau lại bằng nước sạch và lau khô.

- Không nên quét khô ở những bề mặt nhiễm phân và nước tiểu của chuột vì có thể hít phải bụi hoặc giọt nước nhỏ mang mầm bệnh

Có nhiều người chủ quan khi bị chuột cắn vì nghĩ nó vô hại. Nhưng thực tế thì tiềm ẩn trong đó là rất nhiều nguy cơ mắc bệnh khác nhau. Chính vì vậy bài viết dưới đây nhà trường sẽ giải đáp thắc mắc của nhiều người: Bị chuột cắn có sao không? Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!

Chuột là nguồn lưu trữ khá nhiều mầm bệnh. Trong máu của loài động vật này có chứa 10 – 20% mang xoắn khuẩn, khi bị chuột cắn các xoắn khuẩn đó sẽ theo nước bọt xâm nhập vào cơ thể người thông qua vết cắn.

1. Dấu hiệu nhận biết khi bị chuột cắn

Cách xử lý vết thương khi bị chuột cắn

Ngay khi phát hiện ra đúng là bị chuột cắn bạn nên thực hiện một số bước để xử lý như:

  • Nhanh chóng rửa sạch vị trí bị cắn bằng xà phòng và nước ấm. Chú ý làm sạch sâu vào bên trong vết thương và hãy rửa sạch xà phòng để hạn chế trường hợp bị kích ứng xà phòng.
  • Lau khô vết thương và băng lại bằng gạc sạch để kiểm soát tình trạng chảy máu.  Các vết cắn của chuột có thể nguy cơ cao gây ra nhiễm trùng nên  bạn có  thể bôi thuốc mỡ có chứa kháng sinh vào vị trí vết thương trước khi bị cắn.
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng vết thương đề phòng có các triệu chứng nhiễm trùng  như đỏ, sưng, tấy, nóng, chảy mủ…
  • Tham khảo  ý  kiến bác sĩ, nếu cần thì tiêm phòng uốn ván hoặc khâu nếu vết  cắn rộng và sâu.
  • Trường hợp có thể bắt lại được  con chuột cắn bạn thì nên theo dõi xem nó có bị nhiễm bệnh hay không.

Xem thêm các bài viết liên quan

Bị chuột cắn thì phải làm sao
Nên tiến hành xử lý vết chuột cắn đúng cách để không gây ra các biến chứng nguy hiểm

2. Bị chuột cắn có sao không?

Khi bị chuột cắn thì bạn có nguy cơ mắc một số bệnh lý như:

Bệnh Sodoku

Đây là một loại bệnh nhiễm độc do chuột cắn do nguyên nhân nhiễm xoắn khuẩn mang tên Spirillum minus từ vết cắn của chuột. Sau khi bị chuột cắn khoảng 5 ngày – 1 tháng.

Dấu hiệu ban đầu của bệnh là sốt cao thành từng cơn. Đặc biệt ở vị trí cắn bị phát ban hoặc xuất huyết hoại tử tại chỗ và có các phản ứng của hạch khu vực. Các triệu chứng khác của bệnh như đau cơ, đau khớp, viêm khớp, nghiêm trọng hơn bệnh nhân sẽ có các ảo giác, đau đầu, mê sảng…

Nếu bệnh nhân không được điều trị, bệnh kéo dài thường 1 đến 2 tháng và gây ra tỷ lệ tử vong khoảng 6 đến 10%.

Bệnh dịch tễ

Bệnh này có thể lây truyền sang người trực tiếp thông qua vết cắn hoặc vết cào của chuột bị bệnh. Có cách lây nhiễm bệnh khác gián tiếp thông qua việc tiếp xúc giữa bàn tay không được bảo vệ với các con chuột bị ốm, chết trong phòng thí nghiệm.

Bệnh sốt Haverhill

Bệnh sốt chuột cắn do Streptobacillus moniliformis lây qua đường tiêu hóa, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng của đường tiêu hóa như: buồn nôn, nôn. Triệu chứng trên da với biểu hiện các ban xuất huyết ở gan bàn chân, gan bàn tay.

Các biến chứng mà bạn có thể gặp phải nếu không được điều trị tận gốc đó như viêm nội tâm mạc, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm phổi, viêm màng não, hội chứng thiếu máu…

Nhiễm Virus Hanta

Virus Hanta có thể gây bệnh cho mọi người nguyên nhân là do hít phải những vật thể trong không khí hình thành từ chất thải hoặc vết cắn của động vật gặm nhấm có nhiễm virus.

Đa phần thời gian phát bệnh là từ 2 – 3 tuần. Dấu hiệu nhận biết là cơ thể xuất hiện các cơn sốt đột ngột,  ớn lạnh, nhức đầu, chán ăn, ăn không ngon miệng, khát nước liên tục, buồn nôn, đau họng, phù mặt, bị xuất hiện với nhiều mức độ khác nhau.

Chuột cắn có thể sẽ gây ra nhiều căn bệnh khác, nên tốt nhất để đảm bảo cho sức khỏe người bệnh nên tiêm phòng uốn ván và cần hết sức chú ý khi ăn uống để hạn chế các nguyên nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng con người.

Bị chuột cắn thì phải làm sao
Bà bầu bị chuột cắn có sao không?

Có nhiều bạn đọc thắc mắc “bà bầu bị chuột cắn có sao không?” thì các giảng viên đang trực tiếp giảng dạy tại  Cao Đẳng Y Tế Hà Nội chia sẻ thì dù có nằm trong trường hợp nào bạn cũng cần đặc biệt lưu ý những bệnh lý trên để có cách xử lý khi bị chuột cắn. Khi mang thai, thai phụ không được tùy ý sử dụng các loại thuốc sát trùng, mà phải hỏi ý kiến bác sĩ thật cụ thể. Sau khi sát trùng vết thương, cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám bệnh, chích ngừa và cấp toa thuốc phù hợp. Đặc biệt mang thai nên hạn chế sử dụng thuốc, vậy nên tốt nhất là đề phòng chuột.

3. Cách phòng tránh mắc các bệnh do bị chuột cắn

Một số cách để giúp hạn chế trường hợp mắc các bệnh lý từ chuột như:

  • Giữ gìn nhà cửa gọn gàng sạch thoáng, không chất đống các đồ đạc không dùng đến nhằm hạn chế sự tồn tại của chuột ở trong nhà. Đóng kín cửa nhà, cửa tủ để chuột không thể xâm nhập từ bên ngoài vào.
  • Bảo quản thức ăn thừa đúng cách để không thu hút thêm chuột vào trong nhà.
  • Sử dụng găng tay cao su lúc dọn dẹp nhà cửa khi nghi ngờ có chuột để tránh sự tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu và phân chuột.
  • Dùng nước Javel pha theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn chai để lau sạch bề mặt ô nhiễm ngay khi bạn phát hiện có các phân chuột hoặc nước tiểu chuột sau đó lau lại bằng nước sạch và lau khô.
  • Không nên quét khô ở những bề mặt nhiễm phân và nước tiểu của chuột vì có thể hít phải bụi hoặc những giọt nước nhỏ mang mầm bệnh.

Những thông tin trên đây nhằm giúp các bạn trả lời câu hỏi bị chuột cắn có sao không? Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có cách xử lý kịp thời. Mọi thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì thì liên hệ trực tiếp với  các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác.

Bị chuột cắn có bị gì không?

Các biểu hiện bất thường có thể gặp sau khi bị chuột cắn: Có thể gặp các vấn đề sau: Chảy máu, nhiễm trùng vết cắn, uốn ván, nhiễm khuẩn máu gây hội chứng gan thận do Leptospira,... và các bệnh truyền nhiễm khác, gây ra do lây nhiễm từ các loài gặm nhấm. Tốt nhất, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Vết chuột cắn như thế nào?

Cách xử lý vết thương khi bị chuột cắn.
Nhanh chóng rửa sạch vị trí bị cắn bằng xà phòng và nước ấm. ... .
Lau khô vết thương và băng lại bằng gạc sạch để kiểm soát tình trạng chảy máu. ... .
Thường xuyên theo dõi tình trạng vết thương đề phòng có các triệu chứng nhiễm trùng như đỏ, sưng, tấy, nóng, chảy mủ….

Chuột Cần báo lâu thì phát bệnh?

Khi nhiễm bệnh, chỗ bị chuột cắn sẽ sưng đỏ, sốt, sưng hạch… Thời kỳ ủ bệnh của bệnh Sodoku thường từ 5 ngày đến 4 tuần, khởi phát đột ngột với triệu chứng sốt cao (39-40 độ C), rét run và sốt gián đoạn từng cơn. Những cơn sốt riêng rẽ tái đi tái lại và có thể xuất hiện vài lần qua 1-3 tháng.

Bị chuột cắn nên đi khám ở đâu?

Theo bác sĩ, khi bị chuột cắn cần phải xử trí như sau:.
Đầu tiên, cần rửa sạch bằng nước lạnh và xà phòng. ... .
Sau đó phải đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và đánh giá cẩn thận..
Chuột rất hiếm khi gây bệnh dại nên người bị chuột cắn không nhất thiết phải tiêm phòng vắc xin dại..