Bột bạch đậu khấu mua ở đâu

Tên khoa học: 

  • Amonium cardamonium auct.non L. Zingiberaceaea.

Mô tả: 

  • Đậu khấu là một loại cỏ mọc lâu năm, thân rễ có vảy. Từ thân rễ những trục mang lá, mang hoa và quả nhô lên mặt đất. Thân mang lá có thể cao 2 - 3m, lá mọc so le không cuống, phiến lá hình mác dài 23cm, rộng 7,5cm. Quả sắc tro trắng, hình cầu hơi có hình tam giác, bóp dễ vỡ. Trong quả có 3 buồng, chứa 9 - 12 hạt sắc vàng nhạt có mùi thơm cay, tê, ngậm vào miệng thấy có khí ấm rất sảng khoái.
  • Đậu khấu mọc hoang, được trồng ở nước ta và nhiều nước khác. Thường hái ở những cây đã 3 năm, khi quả từ màu xanh chuyển sang màu vàng thì hái về

Thu hái, chế biến: 

  • Vào mùa thu, ở những cây trên 3 năm. Hái quả còn giai đoạn xanh chuyển sang vàng. Phơi hay sấy khô, loại bỏ cuống, xông diêm sinh cho vỏ trắng ra là được. Khi dùng bóc vỏ lấy hạt. Hái quả khi có màu lục thì bỏ cuống, phơi khô. Khi dùng bỏ vỏ quả lấy hạt, giã nát.

Mô tả dược liệu: 

  • Quả nang khô, hình cầu hoặc hình cầu dẹt, không đều, đường kính khoảng 4-5 phân, vỏ quả màu vàng trắng, rãnh trơn có 3 rãnh dọc sâu, rõ ràng và nhiều vân rãnh cạn, một đầu có vết quả lồi lên hình tròn. Vỏ quả chất dòn thường nứt ra, lộ ra bên trong có hạt màu nâu tụ thành hình khối, trong có 3 buồng mỗi buồng 9-12 hạt, hạt hình đa giác màu xám trắng. Vỏ quả bóc ra gọi là Đậu khấu xác [Vỏ đậu khấu], mùi thơm rất nhẹ.

Tính vị:

Quy kinh:

Thành phần hoá học:

  • Tinh dầu trong đó thành phần chủ yếu là borneol và camphor.

Công năng:

  • Hoá thấp, hành khí, tiêu bĩ, khai vị, tiêu thực, ôn trung

Công dụng:

  • Chữa đau bụng lạnh, đầy hơi, nôn oẹ, ăn không tiêu, ỉa chảy, trúng độc rượu.

Cách dùng, liều lượng: 

  • Ngày 4-8g, dạng thuốc sắc hoặc bột.

Kiêng kỵ:

  • Âm suy, thiếu máu không dùng. Trường vị thực nhiệt, táo bón không dùng.

TRỢ GIÚP 024.36686111 024.38643360

Bạch đậu khấu là cái tên lạ lẫm với đa số người trong chúng ta. Chắc hẳn ít ai biết được công dụng, cách dùng, nơi bán của vị thuốc này như thế nào? Vậy thực sự bạch đậu khấu là gì? Mời độc giả khám phá ngay bây giờ!

Bạch đậu khấu là gì?

Theo đông y cho biết, ở nhiều vùng chúng có những tên gọi khác nhau như Bạch khấu xác, Đa khấu, khấu nhân, Tử đậu khấu, Xác khấu,… Tại Trung Quốc, bạch đậu khấu thường được gọi là thảo quả trắng.

Chúng không phổ biến trong đời sống hàng ngày nhưng lại rất có ích trong y học. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bạch đậu khấu nhé!

Đặc điểm hình ảnh cây bạch đậu khấu

Bạch đậu khấu là loại thân leo, thuộc họ gừng, gần như thân giả. Thân cây cao 2 đến 3 mét. Phiến lá dài tới 40-50 cm, rộng 5 cm, đỉnh chóp hẹp, 2 mặt nhẵn.

Hoa màu trắng hơi tím, cụm hoa xuất hiện trực tiếp từ thân rễ, tách biệt với thân giả, đôi khi được ngâm một phần trong đất. Thời kỳ ra hoa vào tháng 5, thời gian ra hoa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8.

Quả bạch đậu khấu có hình nang trứng, đường kính khoảng 3 - 5 phân. Vỏ quả ban đầu màu xanh, sau đổi thành vàng xanh. Vỏ quả khô thường nứt ra, bên trong hạt màu nâu có mùi thơm nhẹ.

Các quả được thu thập từ tháng 10 đến tháng 12. Quả được hái giai đoạn xanh chuyển sang vàng xanh, các cuống quả được loại bỏ và sấy khô.

Bạch đậu khấu sinh sống dưới khí hậu ấm áp, ẩm ướt, giàu mùn, nhiệt độ ấm. Được trồng ở vùng nhiệt đới. Phân phối ở Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Guatemala và Nam Mỹ.

Bạch đậu khấu có tác dụng gì?

Bach dau khau nổi tiếng và được sử dụng cho y học, ngoài ra hạt chứa 40-70% chất béo và được sử dụng công nghiệp. Nó đem lại rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe chúng ta, cụ thể như sau:

Bạch đậu khấu có tác dụng tốt cho dạ dày

Chiết xuất ethanol của hạt bạch đậu khấu chứa thành phần anthraquinone, tác dụng kháng nấm và kháng khuẩn. Dầu hạt bạch đậu khấu có tác dụng kích thích cục bộ trên đường tiêu hóa, một lượng nhỏ có thể thúc đẩy bài tiết dạ dày.

Bạch đậu khấu có tác dụng giúp chữa ọc sữa ở trẻ nhỏ

Dùng 15 hạt bạch đậu khấu + súc sa nhân, sinh cam thảo, chích cam thảo 8g tán nhuyễn thành bột hòa với mật ong bôi vào miệng trẻ. Làm đều đặn ngày 3 lần tình trạng trẻ ọc sữa sẽ chấm dứt.

Xem thêm: Bạch cập, mô tả và tác dụng trong y học

Bạch đậu khấu có tác dụng giúp trị nôn mửa do cảm lạnh

Dùng 3 trái bạch đậu khấu, tán nhuyễn thành bột, pha với một chén rượu nóng, dùng liên tiếp trong vài ngày. Bạch đậu khấu có tính ấm, tốt cho tiêu hóa, giúp cải thiện tình trạng nôn mửa hiệu quả.

Hạt bạch đậu khấu có tác dụng giúp chữa ăn vào nôn ra

Triệu chứng ăn vào nôn ra thường gặp ở những người có hệ tiêu hóa hấp thu kém khiến trào ngược dạ dày. Tình trạng này có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Cách khắc phục như sau: 

Dùng 80g bạch đậu khấu, 80g sa nhân, 40g đinh hương, 100g gạo tẻ lâu năm. Sao gạo với đất sét đến cháy, bỏ đất sét. Tán nhỏ hỗn hợp rồi uống từ 8 – 10g nước gừng.

Xem thêm: Thực phẩm bổ dưỡng

Tác dụng của bạch đậu khấu giúp giải độc rượu

Lấy 5g bạch đậu khấu + 5g cam thảo sắc lấy nước uống, người bị ngộ độc sẽ tỉnh táo sau khi uống. Hoặc mua bột bạch đậu khấu và bột cam thảo để sẵn trong nhà, phòng khi có người ngộ độc rượu thì pha nước ấm uống giải độc.

Người say rượu bình thường cũng có thể dùng, sẽ giúp tỉnh rượu rất nhanh.

Tác dụng của bạch đậu khấu giúp gây mê y học

Dầu bạch đậu khấu là một chất ức chế monoamin oxydase mạnh với đặc tính gây mê đáng kể, tuy nhiên nếu dùng quá liều sẽ gây ảo giác đối với người bình thường.

Tác dụng phụ của bạch đậu khấu

Các thành phần hoạt tính được phân lập từ dầu hạt bạch đậu khấu là myristyl ether, elemene có tác dụng gây mê nên không được dùng quá liều.

Uống nước hạt bạch đậu khấu quá mức có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc: hàm lượng aromatic có thể gây ra các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, và tiêu chảy.

Rối loạn tiêu hóa: hạt kích thích dịch và gây rối loạn tiêu hóa cho những người có bệnh tiền sử viêm ruột.

Viêm da, sưng tấy, ngứa rát: thành phần terpenes có trong hạt làm viêm da, ngứa ngáy. Đặc biệt những người da nhạy cảm.

Xem tác dụng của cây tầm gửi tại link sau: //caythuoc.vn/cay-tam-gui

Cách dùng và liều dùng bạch đậu khấu

Bạch đậu khấu có thể kết hợp tốt với mật ong, nước gừng, bạch truật, cam thảo, quất bì, đinh hương, nhân sâm, phục linh,... Liều dùng không quá 100g/ngày.

Trước khi tiến hành bào chế bạch đậu khấu với các dược liệu khác, tốt nhất nên tham khảo tư vấn của bác sĩ Đông y.

Những ai nên dùng bạch đậu khấu?

- Tiêu hóa kém, đầy bụng, ăn vào nôn ra.

- Hay nôn do cảm lạnh, trào ngược dạ dày.

- Trẻ nhỏ hay bị ọc sữa.

- Người say rượu, bị ngộ độc rượu.

- Người rối loạn tiêu hóa.

Lưu ý: không dùng bạch đậu khấu cho phụ nữa mang thai và trẻ nhỏ. Người bị đau bụng, ói mửa do nhiệt không dùng.

Bạch đậu khấu mua ở đâu TP HCM?

Lời khuyên cho bạn:

Nên chọn mua bạch đậu khấu tại các nhà thuốc có uy tín, chất lượng. Tham khảo kỹ ý kiến của thầy thuốc. Luôn theo dõi các triệu chứng bệnh trong quá trình sử dụng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bạch đậu khấu mua ở đâu tốt?

Bạn có thể mua bạch đầu khấu tại những hiệu thuốc Đông y uy tín như Thảo dược An Quốc Thái - Đây là địa chỉ bán bạch đậu khấu có thương hiệu và uy tín hơn 30 năm qua. 

Thông tin liên hệ:

Thảo dược An Quốc Thái

Hotline đặt hàng: 0926 456 456.

Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Q. Tân Bình, TP. HCM.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết của chúng tôi, hy vọng chúng đã giúp cho bạn hiểu hơn bạch đậu khấu là gì, cũng như tác dụng, nơi mua sản phẩm uy tín!

Video liên quan

Chủ Đề