Các loại bè trong âm nhạc

Hợp xướng là một hình thức diễn xướng âm nhạc nhiều bè, là đỉnh cao của nghệ thuật hát bè, trong đó mỗi bè do một loại giọng trình diễn. 

Hiện nay vai trò của nghệ thuật hát hợp xướng trong đời sống được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Nhưng chắc rằng nhiều người chưa hiểu rõ hết về hình thức của thể loại âm nhạc này. Hát hợp xướng là gì, đặc điểm, hình thức, phương tiện thực hiện, đội hình của buổi diễn xướng như thế nào. Đây là một số thông tin sẽ được đề cập đến trong bài viết này. 

Các loại bè trong âm nhạc

Hát hợp xướng là gì?

Hợp xướng là một danh từ ghép, có nghĩa là cùng hát, cùng xướng lên một ca khúc, tuy nhiên đây không phải là hình thức hát tập thể hay hát đồng ca. 

Hát tập thể là một số đông quần chúng cùng hát một baì hát. Đồng ca là một đội hát những bài hát có cùng một bè, có tổ chức, có sự tập luyện nhất định. Hợp xướng là đội hát gồm nhiều giọng, nhiều bè, có tổ chức, có chương trình luyện tập, có chỉ huy, có hoặc không có dàn nhạc đệm. 

Chúng ta cần hiểu muốn được gọi là hợp xướng thì phải có những tiêu chuẩn, những yêu cầu nhất định về tổ chức, số lượng người, số lượng giọng hát cùng một số yêu cầu về chuyên môn âm nhạc. Như vậy hợp xướng là đỉnh cao của nghệ thuật hát bè.

Đây là một loại hình nghệ thuật được trình diễn bằng giọng hát gồm nhiều bè, nhiều giọng. Là một loại hình diễn tấu tập thể, một môn nghệ thuật có khả năng liên kết thống nhất, tình cảm, ý chí và tư tưởng của con người qua một tác phẩm âm nhạc. 

Với đặc điểm dùng giọng hát và lời ca, khác với loại hình khí nhạc, hợp xướng có điều kiện để phổ cập và gần gũi với quần chúng. 

Nội dung tư tưởng của tác phẩm âm nhạc được diễn tả bằng âm thanh của giọng người – thứ nhạc cụ bẩm sinh tiềm tàng trong cơ thể con người có nhiều thuận lợi, dễ sử dụng – dễ truyền cảm. 

Các loại bè trong âm nhạc

Những bè giọng cần có trong hợp xướng

Để có thể được gọi là hợp xướng nhất thiết phải có những bè hát khác nhau, ít nhất phải có 4 bè: 

Bè nam cao chia ra làm hai loại ( Nam cao 1, Nam cao 2)

Bè nữ cao cũng chia làm hai loại (nữ cao 1 và nữ cao 2) .Sau đó đến bè Nam trung và Nam trầm, Nữ trung và nữ trầm v.v….

Trong hát hợp xướng, giọng nam cao và nữ cao thường đảm nhận phần giai điệu chính, các bè khác đảm nhiệm các bè còn lại, đệm và làm tôn bè giai điệu lên. Nếu tác phẩm hợp xướng ít bè thì nam cao và nữ cao hát giống nhau, nam trầm và nữ trầm hát giống nhau; nếu tác phẩm nhiều bè thì mỗi bè đảm nhiệm từng bè của mình.

 Khi vào hát thì các bè hòa lại thành một tổng thể nhiều tầng, nhiều lớp giọng, khi kết hợp 4 bè thì âm vực của hợp xướng được mở rộng, mỗi bè đều phát huy được đặc điểm của giọng hát trong âm vực của mình, khi đó hiệu quả của hòa thanh cũng được tăng lên rõ rệt.

Giọng hát trong hợp xướng được chia như thế nào?

Dựa trên âm sắc và tầm cữ giọng, người ta chia giọng hát thành những loại giọng khác nhau.

Giọng thiếu nhi: Là loại giọng đang phát triển, chưa ổn định không phân biệt giới tính (trai hay gái ).

Giọng nam: (Nam cao, nam trung, nam trầm)

Nam cao (tenor): là giọng có nhiều khả năng diễn tả, tính chất linh hoạt sáng sủa, khỏe mạnh làm phong phú màu sắc hòa âm (giọng nam cao cũng chia làm ba loại: Nam cao trữ tình, nam cao hài hước và nam cao kịch tính)

Nam trung (Bryton): màu sắc ấm áp khỏe mạnh, đầy đặn.

Nam Trầm (Basse): tính chất trầm hùng, vững chắc làm nền cho hợp xướng. Ngoài ra có giọng Nam cực trầm ( actavist) rất hiếm.

Giọng nữ: (Nữ cao, nữ trung, nữ trầm).

Nữ cao ( Soprano): tính chất trong sáng, đẹp đẽ, là âm cao nhất trong dàn hợp xướng, là bè chính thường đảm nhiệm bè giai điệu.

Nữ trung ( Mezzo soprano): mang màu sắc êm dịu và hơi tối.

Nữ trầm ( Alto): vang khỏe, trầm hùng, âm sắc ấm áp, duyên dáng, thường đi kèm với bè nữ cao.

Ngoài ra còn có giọng nữ cực trầm (Contralto) rất hiếm gặp.

Các loại bè trong âm nhạc

Căn cứ trên giọng hát của con người, từ giọng hát ở lứa tuổi thiếu nhi đến giọng hát của người lớn (giọng nam và giọng nữ). Nghệ thuật hợp xướng, hình thành các hình thức:

Hợp xướng thiếu nhi: Đặc điểm của giọng trẻ em ở lứa tuổi chưa có giọng chỉ có 2 loại giọng (cao và thấp).

Cả hai loại giọng này mang màu sắc của giọng nữ. Giọng nữ cao trẻ em giống giọng nữ cao (Soprano), giọng trầm của trẻ em giống giọng nữ trầm (Alto) (kể cả giọng con trai và con gái).

Hợp xướng nữ: (toàn giọng nữ) cách phân bè như sau: Nữ cao bè 1 và bè 2; Nữ trung bè 3; Nữ trầm bè 4.

Hợp xướng nam: (toàn giọng nam), cách phân bè như sau: Nam cao bè 1 và bè 2; Nam trung bè 3; Nam trầm bè 4.

Hợp xướng nam, nữ: (gồm cả nam và nữ), cách phân bè như sau: Nữ cao bè 1; Nữ trầm bè 2; Nam cao bè 3; Nam trầm bè 4.

Các hình thức hợp xướng phổ biến

Hợp xướng không có dàn nhạc đệm: là một hình thức hợp xướng khó. Vì vậy, tất cả những diễn viên trong hợp xướng phải được rèn luyện để có trình độ cao mới có thể hát tốt được. Các thành viên trong dàn hợp xướng phải có tai nghe tốt để không hát sai, không hát chênh phô, cao lên hay thấp xuống, mặc dù không có một nhạc cụ hay dàn nhạc nào làm chỗ dựa. Hợp xướng không có dàn nhạc đệm ấy gọi là hợp xướng Acapella.

Hợp xướng có dàn nhạc đệm: (đây là hợp xướng có dàn nhạc hoặc một nhạc cụ đệm (Piano). Trong hợp xướng thì hát là chính còn dàn nhạc và nhạc cụ đệm chỉ là phần đóng góp để tăng thêm phần hiệu quả của phần hợp xướng mà thôi.

Các loại bè trong âm nhạc

Yêu cầu của một dàn hợp xướng đúng chuẩn

Một dàn hợp xướng đúng chuẩn, đẹp, khỏe mạnh cần đạt được 3 yếu tố cơ bản là đồng diễn, chuẩn xác và cao độ, sắc thái. Để đáp ứng được ba yếu tố này cần phải đạt những yêu cầu sau:

Yêu cầu thứ nhất: Hợp xướng phải có nhiều bè (đủ 4 bè)

Ví dụ một dàn hợp xướng hỗn hợp gồm có (nam cao bè 1, nữ trầm bè 2, nam cao bè 3, nữ trầm bè 4)

Yêu cầu thứ hai: Phải hát chuẩn xác về cao độ và âm thanh

Một hợp âm mỗi khi vang lên phải chuẩn xác về cao độ và âm thanh, cân bằng về âm lượng và đồng nhất về âm sắc, các âm thanh và nốt nhạc giữa các giọng phải hòa quyện với nhau, sự đồng đều và chuẩn xác về cao độ là yếu tố đầu tiên tạo nên âm thanh hợp xướng. 

Trong mỗi bè, dù số lượng lên đến vài chục người nhưng âm thanh phải hòa quyện với nhau như một người, khi hát làm sao trong một bè không có tiếng to quá, bé quá, để người khác nghe không thể phân biệt được tiếng của anh A hay chị B…. Hơn nữa, âm thanh giữa các bè phải cân bằng không được bè nọ át bè kia, tất cả hợp xướng phải tạo thành một âm thanh thống nhất, hài hòa cho dù hát rất khẽ cũng có thể vang lên rất rõ và bay rất xa, hơn hẳn một hợp âm có âm sắc rất to mà không chuẩn xác về cao độ cũng như không có sự đồng nhất về âm sắc.

Các loại bè trong âm nhạc

Yêu cầu thứ ba: Sắc thái chính là sự sống của âm nhạc

Một âm thanh không có màu sắc và sắc thái thì sẽ mất sức truyền cảm, nó chỉ là một âm thanh chết. Hợp xướng mà thiếu mất sắc thái cũng như người máy có khả năng làm việc nhưng rất nhạt nhẽo và vô vị. Trong hát hợp xướng, màu sắc của giọng hát nhẹ nhàng hay mạnh mẽ, ngọt nẩy hay mềm mại, du dương, rõ ràng mạch lạc…Tất cả những biến đổi tế nhị về cường độ và màu sắc của âm thanh chính là sắc thái trong âm nhạc.

Ba sắc thái này luôn bổ sung cho nhau, liên hệ chặt chẽ tạo thành âm thanh của hợp xướng. Thiếu một trong ba yếu tố trên thì âm thanh sẽ không còn là âm thanh mẫu mực của hợp xướng nữa. 

Và một nhân tố trong dàn hợp xướng phải biết hát có sắc thái, tuân theo những quy định của tác phẩm, hát đúng các yêu cầu về sắc thái to dần, nhỏ dần theo các ký hiệu… 

Để đạt được những yêu cầu trên thì những người hát trong hợp xướng cần có những hiểu biết tối thiểu về kỹ thuật thanh nhạc thì mới hát được những âm thanh đẹp đẽ và đều đặn (tròn vành, rõ chữ), có sắc thái to nhỏ, có lúc hát liền giọng (legarto), có lúc lại hát nẩy từng tiếng một (stacato) muốn thế các thành viên trong hợp xướng phải có thời gian luyện tập cùng nhau thì mới trở thành một tập thể thống nhất, hòa hợp thành một dàn hợp xướng.

Lớp hợp xướng của Việt Thương Music School khai giảng từ ngày 21/11/2020 được dẫn dắt bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm, mang đến cách xử lý và những kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao cho các học viên theo học.