Cách viết chữ hỷ

Trong lễ cưới, không ít gia đình chọn chữ Hỷ hoặc song Hỷ để dán lên các vật dụng và cửa ra vào. Vậy ý nghĩa của chữ Hỷ và chữ Song Hỷ là gì? Nguồn gốc của hai dòng chữ này thế nào? Đồng thời, những hướng dẫn cách dán chữ hỷ và chữ song hỷ tại gia trong đám cưới tốt nhất, cũng sẽ có ngay trong bài viết dưới đây của Áo cưới Lucky Anh & Em. Đừng bỏ lỡ nhé!

Cách dán chữ hỷ đám cưới đúng cách sẽ được hướng dẫn dưới đây!

Chữ Hỷ không còn xa lạ gì ở các đám cưới ở nước ta

Không chỉ vậy, từ Hỷ cũng rất thường được dùng để đặt tên cho các thương hiệu, tên công ty hay tên con cái trong gia đình. Nếu bạn ở quận 5 của Sài Gòn thì chắc chắn cũng từng một lần nghe đến Hỷ Lâm Môn - một cửa tiệm bánh vô cùng nổi tiếng ở đây. Còn nếu bạn là người thích xem phim Hồng Kông thì chắc cũng biết đến Vương Hỷ, diễn viên nổi tiếng hay đóng những vai cảnh sát.

Ở nước ta, không có để bạn bắt gặp hoặc nghe những từ đại loại như “nhà có hỷ sự”, “Cung Hỷ Cung Hỷ” hay “Cung Hỷ Phát Tài” vào nhiều dịp tết. Hỷ - 喜, được phát âm là Xi. Trong tiếng Quảng thì từ này vẫn được phát âm là Hỷ.

2 Song Hỷ là chữ gì? - Ý nghĩa của từ Song Hỷ?

Song Hỷ - 2 chữ Hỷ, được viết là 囍. Trong tiếng Quang Thoại, Song Hỷ phát âm là Shuang xi, còn tiếng Quảng Đông là Shuang Hỷ. Song Hỷ có nghĩa là có 2 chuyện vui cùng đến với gia đình cùng một lúc.

Song Hỷ với nghĩa đơn giản là 2 chuyện vui

Thông thường, các gia đình có dán chữ Song Hỷ ở cửa ra vào, là để báo hiệu rằng, nhà đang có chuyện vui. Trên thực tế, phong tục dán từ Song Hỷ được bắt nguồn từ Trung Quốc, sau đó dần ảnh hưởng đến lối sống của người Việt.

Tham khảo ngay gói chụp hình cưới cưới cao cấp tại Lucky Anh & Em để đừng bỏ lỡ các ưu đãi hấp dẫn nhé!

3 Nguồn gốc của chữ Song Hỷ

Tương truyền rằng, tục lệ dán chữ Song Hỷ bắt đầu từ thời nhà Tống, bởi Vương An Thạch - một nhà chính trị lớn lúc bấy giờ. Chuyện kể lại rằng lúc Vương An Thạch còn trẻ, trên đường đi lên kinh thành để thi, ông có đi ngang qua một trấn tên là Mã Gia Trấn. Tại đây, có một gia đình họ Mã, trước cửa nhà người này có treo một cây đèn kéo quân. Bên trên còn viết mấy chữ “Tẩu Mã Đăng, Đăng Mã Tẩu, Đăng Tức Mã Đình Bộ”. 

Cây đèn kéo quân này vô cùng bắt mắt, và nó cũng thành công làm Vương An Thạch ghi nhớ. Vài ngày sau, tại trường thi, ông cũng là người hoàn thành bài thi đầu tiên và nộp bài sớm nhất. Quan coi thi vì thấy ông làm bài nhanh như vậy nên muốn thử tài nghệ. Bèn lấy hình ảnh cờ thêu hình con hổ treo trước cửa để ra câu đố “Phi hổ kỳ, kỳ hổ phi, kì quyền hổ tàng thân”. 

Vương An Thạch bèn nhớ lại câu được khắc trên đèn kéo quân và dùng nó để đối lại với quan “Tẩu Mã Đăng, Đăng Mã Tẩu, Đăng Tức Mã Đình Bộ”.  Quan trông thi thấy ông có thể thần tốc mà đối thơ lại với mình thì càng thêm hài lòng và hết sức khen ngợi. 

Song Hỷ là từ bắt nguồn từ Trung Quốc 

Sau khi thi xong, Vương An Thạch cũng đi ngang qua trấn Mã Gia Trấn. Hỏi ra thì mới biết là gia đình này có một cô con gái xinh đẹp, chưa chồng. Nên gia chủ dùng câu đố này để ra bài thi đối với những trai muốn làm rể. 

Lúc này, Vương An Thạch lại dùng chính câu đối của quan coi thi để đối lại với câu đối được khắc trên cây đèn. Ông dùng bút viết câu đối của mình lên giấy, rồi để gia nhân đem vào cho ông chủ họ Mã. Gia chủ sau khi thấy câu đối của ông vô cùng mừng rỡ, và lập tức gả con gái của mình. 

Không lâu sau, Vương An Thạch cũng làm lễ thành hôn với con gái của ông chủ họ Mã. Đúng lúc này, quan lính vào nhà và thông báo “Vương đại nhân thi đỗ rồi”. Bản thân Vương An Thạch tin rằng nhờ vào câu đối mà mình lấy được vợ đã là chuyện vui. Nay lại được đỗ trạng thì lại thêm một chuyện vui mừng nữa.

Vì vậy ông nhanh chóng viết hai chữ Hỷ gần nhau, và gọi rằng đây là từ Song Hỷ - 囍. Nghĩa là có 2 chuyện vui được đến cùng một lúc.

4 Vai trò của chữ Song Hỷ trong đám cưới tại Việt Nam

Vì không có từ nào có thể diễn tả hết niềm vui và không khí rộn ràng của đám cưới như Song Hỷ. Vì vậy cho nên, không ít gia đình chọn dán chữ Song Hỷ lên các vật dụng trong nhà như cửa, xe, hay thậm chí là lễ vật, trong ngày quan trọng này.

Chữ Song Hỷ có vai trò quan trọng trong đám cưới ở nước ta

Người Việt Nam dán chữ Song Hỷ và chữ Hỷ trong đám cưới, với mong muốn rằng ngoài chuyện vui là ngày thành đôi của con trẻ, thì hai bên gia đình có thể tiếp đón thêm một niềm vui khác nữa. Nghĩa là có 2 niềm vui sẽ đến cùng một lúc. Ví dụ như cô dâu, chú rể sẽ sớm sinh quý tử hay cặp đôi mới được làm ăn phát đạt, sung túc.

5. Dán chữ Song hỷ ở đâu?

Trước khi tìm hiểu cách dán chữ song hỷ, thì bạn nên biết những vị trí có thể dán 2 từ này ở trong nhà, để có thể dán chữ hỷ đúng cách nhất. Trên thực tế, không có một quy định rõ ràng nào là nên dán chữ Hỷ ở đâu mới là đúng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể thoải mái dán chúng ở khắp mọi nơi trong nhà, miễn sao thấy đẹp mắt nhất.

Chữ song hỷ có thể dán ở khắp nơi trong nhà

Trong các lễ cưới, dường như chữ Hỷ được dán khắp mọi nơi, trên cửa, trên tường, trên xe, trong phòng cô dâu, chú rể hay thậm chí là trên các lễ vật cưới. 

6 Cách dán chữ hỷ khi tổ chức lễ cưới

Như đã nói ở trên, chữ Hỷ có thể được dán ở mọi nơi trong gia đình. Thậm chí, nếu hàng xóm của nhà bạn vừa mới tổ chức đám cưới xong, thì bạn vẫn có thể dán chữ hỷ ở ngay bên cạnh mà không cần tháo chữ cũ xuống. Để giúp mang ý nghĩa “hỷ lại thêm hỷ”. Bạn có thể dán chữ Hỷ ở cửa nhà, trên cửa sổ, ở những nơi bắt mắt nhất, để mọi người dễ dàng nhìn thấy.

Cách dán chữ hỷ trên xe, hay cách dán chữ hỷ trên tường cũng sẽ tương tự nhau, bạn chỉ cần dán đúng chiều của từ là được. Hoặc nếu là chữ song hỷ có họa tiết thì cách dán chữ song hỷ đám cưới sẽ có hơi phức tạp một chút. Với những chữ song hỷ có hình long phượng thì cần dán lên kiếng, còn những chữ song hỷ có hình 2 con phượng bay thì phải dán lên đồ trang sức của cô dâu.

Cách dán chữ hỷ đám cưới đúng tương đối đơn giản

Những chữ hỷ trái tim phải dán lên đèn cây, đèn điện. Chữ hỷ có viền hỷ thước thì tivi, đài… sẽ là vị trí hợp lý. Chữ Hỷ có hình em bé sẽ dán ở đầu giường. Và chữ hỷ có hình đuôi cá thì nên chọn lò vi sóng hay tủ lạnh để dán.

Qua bài viết dưới đây bạn đã biết cách dán chữ hỷ đúng hay chưa? Hy vọng rằng, sau những hướng dẫn cách dán chữ hỷ của Áo cưới Lucky Anh & Em, bạn đã biết ý nghĩa và nguồn gốc của từ Hoa này. Đồng thời, cũng biết được nên dán chữ Song hỷ ở đâu ở nhà là đúng nhất. Chúc bạn sẽ có một hôn lễ trọn vẹn và hạnh phúc cùng gia đình của mình.

Cảm ơn bạn đã gửi đánh giá cho sản phẩm này! Đánh giá của bạn sẽ giúp chúng tôi cải thiện dịch vụ của mình hơn nữa.

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Từ điển trích dẫn

1. [Danh] “Song hỉ” 雙喜. § Thường dùng trong hôn lễ hỉ khánh.

Từ điển phổ thông

hai niềm vui [chữ thường dùng chúc mừng trong dịp lễ cưới]

© 2001-2022

Màu giao diện

Luôn sáng Luôn tối Tự động: theo trình duyệt Tự động: theo thời gian ngày/đêm

Từ điển trích dẫn

1. [Danh] Việc tốt lành, việc vui mừng. ◎Như: “báo hỉ” 報喜 báo tin mừng [cưới hỏi, sanh con]. 2. [Danh] Bệnh đậu mùa. § Ghi chú: Ngày xưa, bệnh đậu mùa coi là nguy hiểm, gọi là “hỉ” là cách nói kiêng húy, ý cầu mong việc tốt lành để được bình an. ◇Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: “Tả nhi phát nhiệt thị kiến hỉ liễu, tịnh phi biệt chứng” 姐兒發熱是見喜了, 並非別症 [Đệ nhị thập nhất hồi] Cháu lớn phát nóng là bị lên đậu, chứ không có bệnh nào khác cả. 3. [Danh] Chỉ sự phụ nữ có mang, có tin mừng. ◇Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: “Kinh kì hữu lưỡng cá đa nguyệt một lai. Khiếu đại phu tiều liễu, hựu thuyết tịnh bất thị hỉ” 經期有兩個多月沒來. 叫大夫瞧了, 又說並不是喜 [Đệ thập hồi] Kinh kì đã hai tháng nay không thấy gì cả. Mời ông lang đến xem, lại bảo không phải là có tin mừng [tức là có mang]. 4. [Danh] “Hi Mã Lạp Sơn” 喜馬拉山 tên núi. 5. [Danh] Họ “Hỉ”. 6. [Tính] Vui, mừng. ◎Như: “hoan hỉ” 歡喜 vui mừng, “hỉ sự” 喜事 việc vui mừng. ◇Phạm Trọng Yêm 范仲淹: “Bất dĩ vật hỉ, bất dĩ kỉ bi” 不以物喜, 不以己悲 [Nhạc Dương Lâu kí 岳陽樓記] Không vì ngoại vật mà vui, không vì bản thân mà buồn. 7. [Tính] Có liên quan tới việc kết hôn. ◎Như: “hỉ thiếp” 喜帖, “hỉ yến” 喜宴, “hỉ tửu” 喜酒, “hỉ bính” 喜餅. 8. [Tính] Dễ. ◇Bách dụ kinh 百喻經: “Nhân mệnh nan tri, kế toán hỉ thác” 人命難知, 計算喜錯 [Bà la môn sát tử dụ 婆羅門殺子喻] Số mạng người ta khó biết, tính toán dễ lầm. 9. Một âm là “hí”. [Động] Ưa, thích. ◇Sử Kí 史記: “Khổng Tử vãn nhi hí Dịch” 孔子晚而喜易 [Khổng Tử thế gia 孔子世家] Khổng Tử lúc tuổi già thích đọc Kinh Dịch.

10. [Động] Cảm thấy vui mừng. ◇Thi Kinh 詩經: “Kí kiến quân tử, Ngã tâm tắc hí” 既見君子, 我心則喜 [Tiểu nhã 小雅, Tinh tinh 菁菁] Đã gặp quân tử, Lòng ta vui mừng.

Tự hình 5

Dị thể 9

𠶮𠺇𡔯𢐭𢝫

Không hiện chữ?

Từ ghép 27

Một số bài thơ có sử dụng

Từ điển trích dẫn

1. [Danh] “Song hỉ” 雙喜. § Thường dùng trong hôn lễ hỉ khánh.

Tự hình 1

Từ điển phổ thông

con nhện

Từ điển Thiều Chửu

① Hỉ tử 蟢子, một tên là tiêu sao 蠨蛸. Xem chữ 蛸.
② Bích hỉ 壁蟢 con nhện càng, nó ôm một cái trứng ở bụng như hình đồng tiền, nên cũng gọi là bích tiền 壁錢.

Từ điển Trần Văn Chánh

【蟢子】 hỉ tử [xêzi] [Một loại] nhện nhỏ cao cẳng [có bụng và ổ trứng dài].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Con nhện. Cũng gọi là Hỉ tử 蟢子.

Tự hình 1

Chữ gần giống 3

Một số bài thơ có sử dụng

• Ngọc đài thể kỳ 11 - 玉臺體其十一 [Quyền Đức Dư]

© 2001-2022

Màu giao diện

Luôn sáng Luôn tối Tự động: theo trình duyệt Tự động: theo thời gian ngày/đêm

Video liên quan

Chủ Đề