Cấy ốc tai điện tử là gì

27/07/2021

Cấy Ốc tai điện tử là phẫu thuật đưa một thiết bị điện tử vào trong vịnh Nhĩ của Ốc tai, [1 bộ phận của tai trong].

Thiết bị này có tác dụng dẫn truyền âm thanh từ môi trường bên ngoài vào Ốc tai để kích thích các đầu mút dây thần kinh thính giác và chuyển các tín hiệu điện của âm thanh qua dây thần kinh thính giác để dân truyền vào trung tâm nghe ở vỏ não.

Các điện cực ở ốc tai sẽ thay thế các tế bào lông ngoài [đã bị phá hủy] để dẫn truyền âm thanh vào võ não giúp cho bệnh nhân nghe được, từ đó có thể nói được và hòa nhập xã hội.

1. Dịch vụ chuyên khoa

Cấy Ốc tai điện tử là phẫu thuật khó nhưng đã được các bác sỹ tại bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện từ năm 2010. Đến nay, khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Nhi Trung ương đã cấy thành công hơn 300 ca. Tất cả bệnh nhân đều đã nói và đi học hòa nhập rất tốt.

2. Kỹ thuật điều trị

Bệnh nhân có chỉ định cấy Ốc tai điện tử khi:

– Trẻ bị nghe kém [Điếc ] ở mức độ nặng hoặc sâu

– Có kết quả chụp CT và MRI bình thường

– Có dây thần kinh số VIII bình thường

– Có kết quả OAE Refer [âm tính]

– Đeo máy trợ thính không đáp ứng được khả năng phát triển ngôn ngữ

– Bệnh nhân được tiêm phòng viêm não trước phẫu thuật

– Bệnh nhân có IQ, EQ trong giới hạn bình thường

– Các xét nghiệm khác phục vụ cho phẫu thuật trong giới hạn bình thường

– Bệnh nhân cam kết học trị liệu ngôn ngữ sau phẫu thuật

– Thời gian phẫu thuật khoảng 2 giờ

– Thời gian nằm viện khoảng 3 ngày.

3. Trang thiết bị/ Cơ sở vật chất

– Bệnh viện có phòng mổ chuyên dụng để cấy ốc tai điện tử

– Có kính hiển vi phẫu thuật

– Có máy NIM [thăm dò dây thần kinh khi phẫu thuật]

– Có máy khoan chuyên dụng phục vụ mổ ốc tai điện tử

– Có đội ngũ gây mê trẻ em nhiều kinh nghiệm

– Có đội ngũ phẫu thuật viên tâm huyết, nhiều kinh nghiệm trong cấy ốc tai điện tử.

4. Thành tựu

– Từ năm 2010 đến 2020, Khoa Tai Mũi Họng đã cấy thành công hơn 300 ca Ốc tai điện tử.

– Khoa có đội ngũ giáo viên trị liệu ngôn ngữ chuyên dạy trẻ nghe kém sau đeo máy trợ thính và sau cấy ốc tai điện tử.

Hình ảnh phẫu thuật cấy ốc tai điện tử

Đầu tiên, hệ thống ốc tai điện tử tiếp nhận âm thanh xung quanh thông qua các microphone. [Các sản phẩm của ốc tai điện tử AB có các microphone đặt ở phía trước, phía sau bộ xử lý âm thanh, và trên đầu truyền tín hiệu. Công nghệ microphone độc quyền của AB cho phép bạn dùng tai nghe và điện thoại như mọi người, có thể nghe cả trong nước và nghe tốt hơn trong môi trường ồn.]

Ngoài ra, cấy ốc tai điện tử còn có các nhược điểm như:

  • Người dùng phải tháo bỏ các bộ phận bên ngoài khi tắm và bơi lội
  • Người dùng phải thường xuyên sạc pin hoặc thay pin mới
  • Tình trạng mất thính giác tự nhiên vẫn tiếp tục tồn tại
  • Ốc tai điện tử có thể bị hư hỏng do va đập khi chơi thể thao hoặc tai nạn
  • Người dùng cần học cách để phục hồi chức năng và sử dụng ốc tai được cấy ghép

Những điều cần biết khi phẫu thuật cấy ốc tai điện tử

Trước khi cấy ốc tai điện tử, bác sĩ sẽ giải thích cho bạn về những vấn đề quan trọng trong và sau khi phẫu thuật.

Quá trình phẫu thuật thường được tiến hành như sau:

  • Trước khi phẫu thuật, bạn sẽ được gây mê toàn thân
  • Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường sau tai và tạo một vết lõm trong xương chũm
  • Bác sĩ tiếp tục tạo ra một lỗ nhỏ trong ốc tai và chèn các điện cực qua lỗ
  • Bác sĩ chèn bộ phận thu nhận bên trong vào phía sau tai, bên dưới lớp da. Bộ phận này sẽ được gắn chặt vào phía sau đầu trước khi vết mổ được khâu kín lại.

Sau khi phẫu thuật hoàn tất, bạn sẽ được chuyển đến phòng phục hồi hậu phẫu. Bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi để kiểm soát các tác dụng phụ [nếu có] từ ca phẫu thuật. Thông thường, bạn sẽ được xuất viện sau một vài giờ hoặc một ngày sau phẫu thuật. Trước khi xuất viện, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc vết mổ tại nhà.

Sau một tuần, bạn cần đi tái khám để bác sĩ kiểm tra vết mổ. Sau khi vết mổ hồi phục, thiết bị sẽ được kích hoạt.

Khoảng 1 tháng sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ gắn thêm các bộ phận bên ngoài của ốc tai điện tử. Các thành phần bên trong cũng được kích hoạt ngay sau đó.

Trong vòng vài tháng, bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng của bạn. Đồng thời, bạn cũng cần tham gia trị liệu phục hồi thính lực. Việc này sẽ giúp bạn cải thiện được chức năng nghe và nói. Chương trình trị liệu này thường được đảm nhận bởi một nhà thính học hoặc một bác sĩ ngôn ngữ.

Ốc tai điện tử sẽ là lựa chọn tối ưu trong trường hợp máy trợ thính không hiệu quả. Tuy nhiên, việc cấy ốc tai điện tử có thể gây ra một số biến chứng tiềm ẩn. Vì thế, đây không phải là phương pháp cải thiện thính lực phù hợp cho mọi đối tượng. Bên cạnh đó, việc cấy ốc tai điện tử cũng đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của bác sĩ phẫu thuật.

Dung Nguyễn / HELLO BACSI

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Thái - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Khiếm thính là một trong những khiếm khuyết giác quan gây ảnh hưởng nặng nề cho bệnh nhân. Trẻ bị điếc bẩm sinh thường thiếu tự tin, mặc cảm, khó hòa nhập với cộng đồng. Với sự phát triển của khoa học y học thì việc hồi phục tổn thương nghe này bằng phương pháp cấy điện cực ốc tai là một bước tiến rất quan trọng.

Trẻ bị điếc bẩm sinh thường được áp dụng nhiều biện pháp chữa trị như tập luyện, đeo máy trợ thính....Tuy nhiên với những trẻ khiếm thính nặng thì những cách trên sẽ không hiệu quả. Cấy điện cực ốc tai sẽ là biện pháp cuối cùng giúp trẻ nghe được âm thanh và cải thiện khả năng giao tiếp.

1.1 Cấy điện cực ốc tai là gì?

Đây là phương pháp dùng 1 thiết bị điện tử là điện cực cấy ghép vào trong tai để thay thế các tế bào thần kinh thính giác bị hỏng và tạo ra các xung động thần kinh truyền lên não, giúp cho bệnh nhân điếc sâu có thể nghe được..

1.2 Cơ chế hoạt động của cấy ốc tai điện tử

Sóng âm thanh truyền vào tai qua ống tai vào màng nhĩ, tiếp tục vào tai giữa dưới tác động cơ học và khuếch đại âm thanh.

Ốc tai nằm ở vị trí giữa, có 3 kênh. Kênh giữa nghe hữu cơ, có tế bào lông để cảm thụ. Tế bào được kích hoạt sóng điện từ và theo dây thần kinh thính giác truyền về não bộ.

Khi cấy điện cực ốc tai, âm thanh truyền vào trung tâm xử lý âm thanh và được số hóa, lan truyền tiếp đến bộ phận đã được cấy bên trong qua một ăng ten. Bộ phận đã được cấy đó chuyển âm thanh số thành sóng tín hiệu tác động lên điện cực ốc tai. Điện cực kích thích dây thần kinh thính giác và tín hiệu âm thanh đã được giải mã đi về não bộ.

Sau khi cấy xong, theo sự phát triển tuổi nghe của người bệnh, các bộ phận sẽ được điều chỉnh qua phần mềm đo thính lực để giúp người bệnh nghe được rõ và nét hơn.

Hình ảnh mô tả ốc tai điện tử

Trường hợp chỉ định

  • Người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
  • Người bị điếc nặng và sâu hai bên [>80dB], việc dùng máy trợ thính không hiệu quả.
  • Người chỉ tổn thương ốc tai, các chức năng thần kinh thính giác còn bình thường.
  • Người không bị viêm nhiễm ở tai và xương chũm.
  • Hiện trạng sức khỏe tâm sinh lý bình thường, sẵn sàng hợp tác để tập luyện và phục hồi khả năng giao tiếp trong thời gian dài.
  • Ảnh chụp CT Scan và MRI ốc tai không có cốt hóa mê nhĩ.

Trường hợp chống chỉ định

  • Người bị viêm tai giữa đang tiến triển.
  • Hình ảnh chụp giải phẫu tai có bất thường sẽ cản trở phẫu thuật cấy điện cực ốc tai.
  • Người chậm phát triển tâm thần [tùy theo mức độ nặng nhẹ để cân nhắc phẫu thuật].
  • Người có bệnh nội khoa nặng đi kèm [tim bẩm sinh, thiếu máu, các bệnh di truyền, viêm phổi,...].

Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng được đào tạo về phẫu thuật cấy điện cực ốc tai.

Người thực hiện phẫu thuật là bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng giàu kinh nghiệm

Phương tiện

  • Dụng cụ vi phẫu tai, khoan điện nhiều tốc độ, kích cỡ.
  • Dụng cụ nội soi tai.
  • Màn hình vô tuyến.
  • Máy cảnh giới thần kinh VII.
  • Kính hiển vi phẫu thuật có độ phóng đại cao, điều chỉnh được theo nhiều góc độ.
  • Camera gắn vào kính hiển vi.

Bệnh nhân chuẩn bị

Người bệnh chuẩn bị cấy điện cực ốc tai cần có nguyện vọng được thực hiện phẫu thuật. Đối với trẻ em trên 1 tuổi thì bố mẹ cần có nguyện vọng cấy điện cực ốc tai cho con.

  • Để chuẩn bị cho phẫu thuật người bệnh được kiểm tra thính giác, chụp CT, cộng hưởng từ để phát hiện các tổn thương ở não và bất thường của ốc tai. Từ đó đưa ra kết luận về tình trạng điếc ốc tai.
  • Bản thân người bệnh hoặc gia đình cũng được giải thích rõ về những biến chứng có thể xảy ra trong phẫu thuật và sau phẫu thuật.
  • Trước phẫu thuật người bệnh sẽ được cắt tóc cao và rộng về phía sau, trên vành tai để tiện cho việc tác động vào khu vực này.

Bước 1: Vô cảm

  • Thực hiện gây mê toàn thân cho người bệnh.
  • Tiêm Lidocain nồng độ 2% [có thể pha adrenalin 0,1%] hoặc Epinephrin vào đường sẽ rạch sau tai hoặc ống tai.

Người bệnh được gây mê toàn thân trước khi tiến hành phẫu thuật

Bước 2: Thực hiện kỹ thuật mở ốc tai

  • Rạch da sau tai theo hình chữ C ngược, U hay chữ S.
  • Để hiển lộ cơ thái dương, bóc tách chân cơ thái dương để tạo vạt che phủ thiết bị trong của ốc tai điện cực.
  • Để hiển lộ mặt ngoài xương chũm, đường gờ thái dương, gai Henle, mỏm chũm, vùng sàng Chipault.
  • Mở thành sau ống tai ngoài, bóc tách da ống tai đến ngang rãnh nhĩ.
  • Dùng khoan mở vào sào bào ở vùng sàng Chipault, khoan hết các nhóm tế bào xương chũm cho đến khi thấy rõ khớp búa đe, thành trước thượng nhĩ, phía dưới thấy gờ xương của ống Fallop.
  • Mở hòm nhĩ phía sau: mài mỏng tường dây thần kinh VII từ trên xuống dưới, giúp mở 1 cửa sổ thông từ hố chũm phía sau đến hòm nhĩ mà không cần bóc tách màng nhĩ.
  • Dùng khoan nhỏ khoan phía trên của gờ xương ống Fallop, hướng mũi khoan về phía hòm nhĩ cho đến khi thấy rõ cửa sổ tròn.
  • Mở ốc tai bằng cách dùng khoan kim cương mở 1 lỗ nhỏ 0,6-1mm ở phía trước cách cửa sổ tròn khoảng 1mm.

Bước 3: Thực hiện kỹ thuật cấy điện cực ốc tai

  • Dùng xanh methylen để vẽ trước khuôn điện cực. Ở mặt ngoài xương chũm mở khuyết xương để chuẩn bị đặt thân điện cực. Khi khuyết xương vừa vặn với thân điện cực thì khoan các lỗ xương nhỏ ở các góc khuyết xương, dùng chỉ phẫu thuật để cố định điện cực.
  • Điện cực đặt vào xương chũm thường bao gồm 1 thân điện cực, 2 dây điện cực là dây đất và dây hoạt động. Thông qua 1 dụng cụ đặc biệt, dây hoạt động sẽ được đưa vào trong ốc tai qua cửa sổ tròn giúp đặt điện cực sâu vào trong ốc tai. Cố định điện cực bằng keo sinh học hoặc mô cơ nhét vào lỗ mở ốc tai. Dây đất thì được cố định vào phía dưới cơ thái dương.

Bước 4: Kết thúc phẫu thuật

  • Dùng vạt cơ thái dương phủ lên thân điện cực, hút và rửa sạch hố xương chũm. Khâu lại vết mổ bằng khâu da 2 lớp, lấy băng ép lại.
  • Tiếp tục theo dõi bằng chụp CT [xác định vị trí điện cực ống tai đã đúng vị trí hay chưa]. Hướng dẫn bệnh nhân dùng kháng sinh Cephalosporin trong 7 ngày kết hợp các thuốc giảm đau, chống phù nề.
  • Yêu cầu tái khám thường xuyên để kiểm tra kết quả phẫu thuật.
  • Sau 4 - 6 tuần khi vết khâu da đầu phục hồi gần như bình thường, tiến hành đặt thiết bị ngoài.

Hình ảnh vị trí đặt điện cực ốc tai

Sau phẫu thuật cấy điện cực ốc tai bệnh nhân có thể gặp các biến chứng nhẹ như ù tai chóng mặt, nhiễm trùng vết mổ... hoặc năng hơn như liệt mặt ngoại biên, viêm màng não, tụt điện cực ra ngoài ốc tai...

Ngoài ra còn một số biến chứng phổ biến khác như:

  • Tụ máu dưới da: do cầm máu không kỹ hoặc chảy máu thứ phát. Nếu tụ máu ít thì xử lý băng ép, nếu tụ máu nhiều thì cần phẫu thuật lại vết mổ để cầm máu.
  • Liệt dây thần kinh VII: do phù nề. Sau khi xử lý chống phù nề thì tiên lượng hồi phục sau 3-6 tháng.
  • Tiền đình: do khoan vào vịnh tiền đình của ốc tai. Xử lý theo hướng chỉ định thuốc tăng cường tuần hoàn tai trong.
  • Nhiễm trùng vết mổ: do tác nhân bên ngoài ảnh hưởng hoặc từ bệnh hố mổ chũm. Cần chỉ định kháng sinh liều cao, phòng ngừa nguy cơ viêm màng não.
  • Rò dịch não tủy: do bất thường của giải phẫu ốc tai. Xử lý theo hướng dùng keo sinh học hoặc mô cơ để bít đường rò.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề