Chứng chỉ an toàn ni bóc là gì

Thẻ an toàn lao động là giấy tờ cấp cho người lao động chứng nhận người lao động đã đủ yêu cầu huấn luyện. Khi người lao động tham gia lớp huấn luyện do cơ quan, doanh nghiệp tổ chức mà đạt yêu cầu huấn luyện sẽ được cấp thẻ an toàn lao động. Hãy cùng Vinacontrol CE Hồ Chí Minh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Nội Dung Bài Viết

Thẻ an toàn lao động (Thẻ ATLĐ) là một loại giấy chứng nhận được cấp cho người lao động đạt yêu cầu sau khi tham gia lớp huấn luyện an toàn lao động. Thẻ ATLĐ có tác dụng chứng nhận người lao động đã được huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Đây là một mẫu biểu mới mà Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội quy định tại Mẫu 06 – phụ lục II của Nghị Định 44/2016/NĐ-CP, Thẻ an toàn lao động được thay thế cho mẫu chứng nhận an toàn lao động cũ bắt đầu từ ngày 1/7/2016.

Chứng chỉ an toàn ni bóc là gì
Thẻ an toàn lao động Vinacontrol CE Hồ Chí Minh cấp cho người lao động

\>>> ĐỌC THÊM: An toàn lao động là gì? Những quy định chung về luật lao động

2. Những đối tượng cần có thẻ an toàn lao động?

Theo quy định tại Điều 14 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức huấn luyện cho người lao động (kể cả người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động) làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn sau khi kiểm tra đạt yêu cầu.

Cụ thể hơn, đây là những lao động thuộc nhóm 3 làm các công việc:

– Chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;

– Trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại;

– Thử nghiệm, sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại thuốc nổ và phương tiện nổ (kíp, dây nổ, dây cháy chậm…);

– Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, giám sát hoạt động máy, thiết bị sử dụng trong thi công xây dựng;

– Lắp ráp, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh các loại máy mài, máy phay, máy bào, máy tiện, uốn, xẻ, cắt…

– Làm khuôn đúc, luyện, cán, tẩy rửa, mạ, đánh bóng kim loại, luyện quặng, luyện cốc, vận hành, sửa chữa, kiểm tra, giám sát, cấp liệu, ra sản phẩm, phế thải các lò thiêu, lò nung, lò luyện;

– Các công việc làm việc trên cao cách mặt bằng làm việc từ 02 mét trở lên, trên sàn công tác di động, nơi cheo leo nguy hiểm;

– Các công việc trên sông, trên biển, lặn dưới nước;

– Chế tạo, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra máy, thiết bị trong hang hầm, hầm tàu, phương tiện thủy;

– Các công việc làm việc có tiếp xúc bức xạ ion hóa;

– Các công việc có tiếp xúc điện từ trường tần số cao ở dải tần số từ 30 – 300 GHz;

– Các công việc làm việc ở các nơi thiếu dưỡng khí hoặc có khả năng phát sinh các khí độc như hầm, đường hầm, bể, giếng, đường cống và các công trình ngầm;

– Các công việc làm vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại;

– Khảo sát địa chất, địa hình, khai thác khoáng sản, dầu khí;

– Các công việc trực tiếp thi công xây dựng công trình, phá dỡ, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng;

– Thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện, hệ thống điện;

– Hàn, cắt kim loại.

Chứng chỉ an toàn ni bóc là gì
Người lao động làm những công việc nguy hiểm bắt buộc cần được huấn luyện ATLĐ

\>>> ĐỌC TIẾP: Thông tin khóa học huấn luyện an toàn nhóm 3

3. Điều kiện để doanh nghiệp tự cấp thẻ an toàn lao động

Theo quy định tại khoản 11, 14 Điều 1 Nghị định 140/2018 NĐ-CP, doanh nghiệp được tự đào tạo và cấp thẻ khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có hoặc thuê, liên kết để có máy, thiết bị, hóa chất, xưởng, khu thực hành đảm bảo yêu cầu an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện;
  • Có hoặc thuê, liên kết để có ít nhất 01 phòng học có diện tích ít nhất từ 30m2 trở lên;
  • Máy, thiết bị, vật tư, hóa chất, nơi huấn luyện thực hành phải đảm bảo yêu cầu an toàn, vệ sinh lao động; khu huấn luyện thực hành bảo đảm diện tích ít nhất 300 m2;
  • Có ít nhất 04 người cơ hữu huấn luyện nội dung pháp luật, nội dung nghiệp vụ, trong đó 01 người huấn luyện nội dung chuyên ngành, thực hành phù hợp với chuyên ngành đăng ký huấn luyện, 01 người huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động;
  • Có tài liệu huấn luyện phù hợp với đối tượng và được xây dựng theo đúng chương trình khung huấn luyện;
  • Lập 01 bộ hồ sơ chứng minh đủ điều kiện nêu trên gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trong 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ xem xét, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện tự huấn luyện cho doanh nghiệp;

Các điều kiện và thủ tục được quy định là khá khó khăn để doanh nghiệp được tự cấp thẻ. Sẽ dễ dàng hơn cho doanh nghiệp nếu hợp tác với các tổ chức đào tạo uy tín để tiến hành đào tạo, cấp thẻ an toàn với chi phí thấp trong khoảng thời gian ngắn.

Chứng chỉ an toàn ni bóc là gì
Đào tạo an toàn lao động là trách nhiệm của doanh nghiệp

\>>> XEM NGAY: Cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn nhóm 2 chi phí hợp lý trên toàn quốc

4. Có bắt buộc phải có thẻ an toàn vệ sinh lao động?

Theo luật quy định thì bắt buộc người lao động thuộc nhóm 3 khi tham gia lao động bắt buộc phải có thẻ an toàn lao động. Nếu người lao động không có thẻ an toàn lao động mà bị phát hiện thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt. Luật quy định như sau:

Phạt tiền người sử dụng lao động không tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề đúng theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

  • Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
  • Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người;
  • Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người;
  • Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người;
  • Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người trở lên.

\>>> XEM THÊM: Quan trắc môi trường lao động theo NĐ 44/2016/NĐ-CP

5. Thời hạn của thẻ an toàn lao động

Thẻ an toàn lao động cũng như giấy chứng nhận an toàn lao động có giá trị lưu hành là 2 năm. Tuy nhiên nếu như trong thời hạn lưu hành này mà người lao động bị luân chuyển sang công việc khác cũng thuộc lao động nhóm 3 hoặc nơi làm việc thay đổi các loại máy móc đang sử dụng thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn lại cho người lao động. Giấy phép sẽ được cấp mới.

\>>> XEM THÊM: HSE là gì? Hướng dẫn cách quản lý HSE trong Doanh nghiệp

6. Mẫu thẻ an toàn lao động

Mẫu thẻ an toàn lao động được mô tả chi tiết tại mẫu số 06 Phụ lục II của Nghị định số 44/2016/NĐ-CP như sau:

Kích thước thẻ: 60mm x 90mm

– (1) Tên cơ quan chủ quản cơ sở cấp thẻ (chữ in hoa, cỡ 10).

– (2) Tên cơ sở cấp thẻ (chữ in hoa đậm, cỡ 10).

– (3) Năm cấp thẻ an toàn.

Chứng chỉ an toàn ni bóc là gì
Mẫu thẻ an toàn lao động quy định bởi Nhà nước

7. Trung tâm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động Vinacontrol CE HCM

– Vinacontrol CE HCM tự hào là Trung tâm đào tạo an toàn vệ sinh lao động hàng đầu Việt Nam. Vinacontrol CE HCM là đơn vị có đầy đủ năng lực huấn luyện, đào tạo an toàn lao động, được chỉ định thực hiện đào tạo an toàn lao động cho cả 6 nhóm đối tượng Theo Quyết định số 1977/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

– Nội dung bài giảng xây dựng theo khung chương trình tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP, xen lẫn lý thuyết và thực tế nhằm giúp học viên nắm rõ kiến thức nhất;

– Giảng viên dày dặn kinh nghiệm về huấn luyện an toàn lao động, và có chứng chỉ giảng viên do Cực An toàn lao động cấp;