Chuyển phát nhanh EMS bao lâu thì tối

Skip to content

Chuyển phát nhanh bưu điện mất bao lâu? Thời gian chuyển phát nhanh qua bưu điện? Là những câu hỏi của nhiều người, hãy cùng Linksky tham khảo qua bài viết sau đây:

Chuyển phát nhanh là một dịch vụ quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống, không chỉ giúp con người liên lạc với nhau như trước, mà với dịch vụ chuyển phát nhanh các dịch vụ buôn bán, trao đổi hàng hóa cũng được thực hiện dễ dàng.

Các dịch vụ chuyển phát có nhiều hình thức, chuyển phát nhanh, chuyển phát thường, chuyển phát nhanh hỏa tốc, chuyển phát nhanh quốc tế giá rẻ,…. Mỗi hình thức có thời gian vận chuyển, chi phí cũng như các hỗ trợ khác nhau.

Chuyển phát nhanh bưu điện mất bao lâu

Để giải đáp thắc mắc của khách hàng dành về việc dịch vụ chuyển phát nhanh mất bao lâu, Tổng Công ty Chuyển phát nhanh Bưu điện – CTCP [EMS Việt Nam] đã cung cấp nền tảng tra cứu cước vận chuyển thông minh qua website www.ems.com.vn

Chuyển phát nhanh bưu điện mất bao lâu? Rõ ràng là dịch vụ chuyển phát nhanh qua bưu điện được rất nhiều người sử dụng, thời gian của dịch vụ chuyển phát nhanh qua bưu điện khá nhanh, ở các trung tâm lớn thời gian phát hàng không quá 2 ngày, một số vùng xa hay hải đảo thời gian chuyển phát nhanh có thể sẽ mất thêm 1 – 2 ngày vận chuyển.

Dịch vụ vận chuyển hàng đi nước ngoài Linksky kết hợp vối dịch vụ chuyển phát nhanh bưu điện, thực hiện việc phân phát hàng hóa tới khách hàng nhanh chóng nhất và an toàn nhất.

Dịch vụ chuyển phát nhanh bưu điện cần ưu tiên đảm bảo về thời gian vận chuyển, tuy nhiên người gửi hàng sẽ phải chịu những khoản chi phí cao hơn, cùng với đó là các thủ tục cần thiết vẫn cần được thực hiện giống như chuyển phát thường.

Chuyển phát thường bưu điện mất bao lâu?
Phương tiện sử dụng khi chuyển phát nhanh là ô tô, máy bay [đường hàng không], còn với dịch vụ chuyển phát thường phường tiện chủ yếu là đường bộ, thời gian chuyển phát thường từ 5 – 7 ngày, các địa chỉ xa hơn, cách xa trung tâm có thể mất thêm 1 – 2 ngày vận chuyển.

Hướng dẫn cách chuyển phát nhanh qua bưu điện

Để thực hiện gửi đồ qua bưu điện, bạn cần tiến hành theo những bước hướng dẫn sau đây:

  1. Bước 1: Đóng gói bưu phẩm và hàng hóa Sau khi đã chuẩn bị được hàng hóa muốn gửi & biết được thời gian chuyển phát nhanh bưu điện mất bao lâu, thì bạn nên tiến hành đóng gói cẩn thận sản phẩm hàng hóa.

    Đối với các loại hàng hóa dễ vỡ, thì bạn cần chú ý đóng gói kỹ càng hơn, chèn xốp hay những vật liệu chống va đập, dán nhãn trên thùng.

  2. Bước 2: Thực hiện những thủ tục gửi hàng theo hướng dẫn Hàng hóa đã được đóng gói, bạn đem đến địa chỉ bưu điện gần nhất để gửi hàng. Bạn cần chuẩn bị 1 số thông tin sau để việc gửi hàng được thuận tiện và nhanh nhất:

    Thông tin về loại hàng hóa cần gửi: Tên, số điện thoại và địa chỉ người gửi, Tên, số điện thoại và địa chỉ người nhận

  3. Bước 3: Tiến hành thanh toán cước phí
    Căn cứ vào khối lượng bưu gửi & loại hình chuyển phát nhanh hay chậm mà sẽ có mức cước phí dịch vụ vận chuyển khác nhau, nhân viên bưu điện sẽ gửi thông báo cụ thể cho bạn. Đồng thời căn cứ vào loại hình dịch vụ sử dụng, bạn cũng biết được cụ thể về thời gian giao hàng.

Chuyển phát nhanh qua bưu điện thường mất bao lâu? Chuyển phát nhanh liên tỉnh sẽ dao động trong khoảng từ 1.5 – 2 ngày
Chuyển phát nhanh trong ngày: Áp dụng cho việc chuyển phát nhanh hàng hóa và bưu phẩm trong nội tỉnh hoặc nội thành.

Quy định khối lượng và kích thước

Về khối lượng: – Khối lượng bưu gửi EMS thông thường: Tối đa 31,5kg/bưu gửi. – Đối với bưu gửi là hàng nguyên khối không thể tách rời, vận chuyển bằng đường bộ được nhận gửi tối đa đến 50kg, nhưng phải đảm bảo giới hạn về kích thước theo quy định. – Đối với bưu gửi là hàng nhẹ [hàng có khối lượng thực tế nhỏ hơn khối lượng qui đổi], khối lượng tính cước không căn cứ vào khối lượng thực tế mà căn cứ vào khối lượng qui đổi theo cách tính như sau: Khối lượng qui đổi [kg] = Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao [cm] / 6000

– Đối với bưu gửi quốc tế: Thực hiện theo thông báo của Công ty Cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện đối với từng nước.

Kích thước: – Kích thước tối thiểu: + Ít nhất một mặt bưu gửi có kích thước không nhỏ hơn 90mm x 140mm với sai số 2 mm. + Nếu cuộn tròn: Chiều dài bưu gửi cộng hai lần đường kính tối thiểu 170 mm và kích thước chiều lớn nhất không nhỏ hơn 100mm. – Kích thước tối đa: Bất kỳ chiều nào của bưu gửi không vượt quá 1500mm và tổng chiều dài cộng với chu vi lớn nhất [không đo theo chiều dài đã đo] không vượt quá 3000mm. – Bưu gửi có kích thước lớn hơn so với kích thước thông thường được gọi là bưu gửi cồng kềnh và có quy định riêng phụ thuộc vào từng nơi nhận, nơi phát và điều kiện phương tiện vận chuyển.

– Đối với bưu gửi quốc tế: Kích thước thông thường đối với bưu gửi EMS là bất kỳ chiều nào của bưu gửi cũng không vượt quá 1,5m và tổng chiều dài cộng với chu vi lớn nhất [không đo theo chiều dài đã đo] không vượt quá 3m.

Chuyển phát nhanh bưu điện mất bao lâu

Giờ làm việc của bưu điện

Bình thường, thời gian làm việc của bưu điện [VNPost] tại khu vực Hà Nội, TpHCM, Đà Nẵng sẽ là:

  • Giờ mở cửa: 7h hoặc7h30p
  • Giờ đóng cửa: 17h hoặc 17h30p

Tuy nhiên với một số điểm giao dịch lớn có lượng khách gửi nhiều thì thời gian có thể linh hoạt để mang lại dịch vụ tối ưu nhất cho khách hàng:

  • Giờ mở cửa: 6h30
  • Giờ đóng cửa:19h – 20h

Thường thì bưu điện sẽ làm việc từ thứ 2 tới hết sáng thứ 7. Tuy nhiên một số điểm giao dịch có lượng khách hàng lớn có thể hỗ trợ khách hàng cả ngày thứ 7 và chủ nhật. Thời gian làm việc vào cuối tuần sẽ là:

  • Giờ mở cửa: 7h30 – 8h
  • Giờ đóng cửa: 17h – 18h.

Tổng kết:

Bài viết trên đây đã giúp các bạn biết đường chuyển phát thường bưu điện mất bao lâu. Nếu các bạn đang mong muốn tìm tới đơn vị chuyển phát uy tín, chất lượng, giá cả ưu đãi hãy liên hệ ngay với công ty chuyển hàng nước ngoài Linksky. Với sứ mệnh giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc sử dụng dịch vụ chuyển phát, Linksky tự tin mang tới trải nghiệm tuyệt vời cho bạn.

Tìm kiếm có liên quan chuyển phát nhanh bưu điện mất bao lâu

Chuyển phát nhanh bưu điện mất bao lâu Thời gian chuyển phát nhanh qua bưu điện Chuyển phát nhanh qua Bưu điện tốn bao nhiêu thời gian Thời gian gửi hàng qua bưu điện mất bao lâu Dịch vụ chuyển phát nhanh mất bao lâu Gửi chuyển phát nhanh bưu điện mất bao lâu Chuyển phát nhanh EMS Chuyển phát nhanh Bưu điện Bảng giá gửi hàng qua bưu điện Tra cứu vận đơn bưu điện Kiểm tra đơn hàng bưu điện bằng số điện thoại VNPost Tra cứu bưu phẩm EMS Chuyển phát thường bưu điện mất bao lâu Thời gian gửi hàng qua bưu điện mất bao lâu Thời gian chuyển phát chậm mất bao lâu nhận được hàng

Sự khác biệt của chuyển phát nhanh và chuyển phát thường

Bưu kiện là dịch vụ chuyển phát vật phẩm, hàng hóa đến địa chỉ nhận. Bưu gửi được gắn số hiệu để theo dõi, định vị trong quá trình chuyển phát.

Mô tả dịch vụ

Đặc điểm của bưu kiện như sau:
1. Khối lượng, kích thước
a. Bưu kiện trong nước
- Khối lượng tối đa: 30kg/bưu gửi.
- Kích thước tối đa: chiều dài cộng với chu vi lớn nhất [không đo theo chiều dài đã đo] không vượt quá 3m, chiều dài nhất của bưu gửi không vượt quá 1,5m.
b. Bưu kiện quốc tế
- Khối lượng tối đa: 30kg/bưu gửi [trừ một số nước có quy định riêng].
- Kích thước tối đa: chiều dài cộng với chu vi lớn nhất [không đo theo chiều dài đã đo] không vượt quá 3m, chiều dài nhất của bưu gửi không vượt quá 1,5m [trừ một số nước có quy định riêng].
2. Phương thức vận chuyển
Tùy theo yêu cầu của người gửi, bưu kiện được vận chuyển bằng đường thủy bộ hoặc đường bay..

Khối lượng, kích thước, phân loại hàng hóa

Khối lượng, kích thước:
- Khối lượng tối đa: 30kg/bưu gửi.
- Kích thước tối đa: chiều dài cộng với chu vi lớn nhất [không đo theo chiều dài đã đo] không vượt quá 3m, chiều dài nhất của bưu gửi không vượt quá 1,5m.
Phân loại hàng hóa:
1. Hàng cồng kềnh:
Hàng hóa có cấu trúc đặc biệt, không thể xếp chung với các bưu gửi khác hoặc cần có sự lưu ý đặc biệt trong quá trình vận chuyển và khai thác
2. Hàng nặng:
Hàng hóa có khối lượng đơn chiếc trên 30kg
3. Hàng dễ vỡ
Hàng hóa làm bằng các vật liệu dễ vỡ và cần xử lý đặc biệt, bao gồm các loại cơ bản sau:
- Đồ sành sứ, đồ gốm.
- Đồ thủy tinh, kính, pha lê.
- Đồ điện tử, linh kiện điện tử.
- Thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin.
4. Hàng nhẹ
Hàng hóa có thể tích trên 6.000 cm3/kg.
5. Hàng dễ lây nhiễm
Hàng có chứa các tác nhân virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm,… có khả năng lây bệnh cho người và động vật.
6. Hàng thông thường
Hàng hóa không thuộc các loại nêu trên.

Chỉ tiêu thời gian

1. Nội vùng đường bộ: 6 ngày.
2. Cận vùng đường bộ: 8 ngày; cận vùng đường bay: 7 ngày.
3. Cách vùng đường bộ: 9 ngày; cách vùng đường bay: 7 ngày.

Phạm vi cung cấp dịch vụ

Toàn quốc, 232 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Dịch vụ giá trị gia tăng

a. Chấp nhận tại địa chỉ: Bưu điện đến địa chỉ khách hàng để nhận bưu gửi theo yêu cầu hoặc theo hợp đồng đã kí kết.
b. Đóng gói: Bưu điện cung cấp bao bì, đóng gói bưu gửi theo yêu cầu của khách hàng.
c. Phát hàng thu tiền [COD]: Khi phát bưu gửi, Bưu điện thu hộ một khoản tiền từ người nhận và thanh toán khoản tiền đó cho người gửi bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
d. Khai giá [V]: Bưu điện bồi thường cho khách hàng theo trị giá bưu gửi kê khai vào thời điểm chấp nhận bưu gửi trong trường hợp bưu gửi bị mất, hỏng do lỗi của Bưu điện Việt Nam.
đ. Rút lại bưu gửi: Bưu điện dừng việc chuyển phát bưu gửi để chuyển lại cho người gửi. Dịch vụ này chỉ áp dụng cho bưu kiện chưa hết thời gian toàn trình và không bị tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
e. Thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận bưu gửi: Bưu điện chuyển phát bưu gửi đến người nhận và/hoặc địa chỉ nhận khác với người nhận/địa chỉ nhận trên bưu gửi. Dịch vụ này chỉ áp dụng cho bưu kiện chưa hết thời gian toàn trình và không bị tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
g. Thu cước nơi người nhận [C]: Bưu điện thực hiện chuyển phát bưu gửi và thu ở người nhận các khoản cước phát sinh theo hợp đồng đã ký kết với người nhận/người gửi.
h. Phát tận tay [PTT]: Bưu điện phát bưu gửi đến đúng người nhận. Dịch vụ Phát tận tay không được áp dụng khi người nhận là lãnh đạo các cơ quan Đảng, chính quyền trung ương và địa phương.
i. Báo phát [AR]: Bưu điện lấy kí nhận của người nhận bưu gửi trên Phiếu báo phát hoặc trên mẫu biên nhận của khách hàng để chuyển lại cho người gửi.
j. Báo phát SMS/Email [AR SMS/AR Email]: Bưu điện gửi tin nhắn SMS/Email đến số điện thoại/địa chỉ email mà người gửi cung cấp khi gửi bưu gửi để thông báo kết quả phát.
k. Phát đồng kiểm [PĐK]: Bưu điện kiểm đếm số lượng bưu gửi hoặc kiểm đếm chi tiết nội dung bưu gửi khi chấp nhận và phát bưu gửi; lấy dấu xác nhận của cơ quan, tổ chức nhận lên Biên bản giao nhận hoặc mẫu chứng từ giao nhận của khách hàng rồi chuyển lại cho người gửi.
l. Phát theo yêu cầu người nhận: Bưu điện thay đổi địa điểm, phương thức, thời gian phát bưu gửi theo yêu cầu của người nhận. Dịch vụ chỉ được áp dụng đối với các bưu gửi có địa chỉ nhận trong nước.
m. Lưu ký: Bưu điện giữ bưu kiện tại điểm phục vụ bưu chính và thông báo để người nhận trực tiếp đến nhận.
n. Hộp thư thuê bao: Bưu điện cho khách hàng thuê hộp thư tại điểm phục vụ bưu chính để nhận bưu phẩm. Mỗi hộp thư được đánh số riêng và chỉ dành cho một khách hàng.
o. Chuyển hoàn: Bưu điện chuyển lại bưu kiện không phát được theo yêu cầu của người gửi trên Vận đơn

Khiếu nại, bồi thường

1. Thời hiệu khiếu nại
a. Sáu [06] tháng kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình của bưu gửi đối với khiếu nại về việc mất bưu gửi, chuyển phát bưu gửi chậm so với thời gian toàn trình đã công bố; trường hợp thời gian toàn trình của dịch vụ chưa được công bố thì thời hiệu này được tính từ ngày bưu gửi được chấp nhận.
b. Một [01] tháng kể từ ngày bưu gửi được phát cho người nhận đối với khiếu nại về việc bưu gửi bị suy suyển, hư hỏng, về giá cước và các nội dung khác có liên quan trực tiếp đến bưu gửi.
2. Thời hạn giải quyết khiếu nại
a. Thời hạn giải quyết khiếu nại tối đa đối với dịch vụ trong nước là hai [02] tháng kể từ ngày khiếu nại được tiếp nhận.
b. Thời hạn giải quyết khiếu nại tối đa đối với dịch vụ quốc tế là ba [03] tháng kể từ ngày khiếu nại được tiếp nhận.
3. Nguyên tắc bồi thường
- Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp bưu gửi bị mất, hư hỏng hoặc bị tráo đổi toàn bộ được xác định theo mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại toàn bộ đối với dịch vụ mà khách hàng sử dụng.
- Việc bồi thường trong trường hợp bưu gửi bị mất, hư hỏng hoặc tráo đổi một phần được xác định trên cơ sở thiệt hại thực tế, nhưng không cao hơn mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại toàn bộ đối với dịch vụ mà khách hàng sử dụng, trừ trường hợp Bưu điện và khách hàng có thỏa thuận khác.
- Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường do Bưu điện Việt Nam ban hành trên cơ sở mức bồi thường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Tiền bồi thường được thanh toán bằng đồng Việt Nam, việc chi trả được thực hiện một lần trừ trường hợp Bưu điện Việt Nam và khách hàng có thỏa thuận khác.
- Tiền bồi thường được trả cho người gửi, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; trường hợp bưu gửi bị hư hỏng, mất một phần mà người nhận đồng ý nhận phần còn lại thì tiền bồi thường được trả cho người nhận.
- Việc bồi thường thiệt hại trực tiếp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính. Không bồi thường thiệt hại gián tiếp ngoài hợp đồng hoặc các nguồn lợi không thu được do việc cung ứng dịch vụ bưu chính không bảo đảm chất lượng mà hai bên đã thỏa thuận.
4. Mức bồi thường
- Trường hợp kiện hàng/lô hàng bị mất hoặc hư hại hoàn toàn: Mức bồi thường bằng bốn [04] lần cước dịch vụ khách hàng đã thanh toán [có bao gồm thuế GTGT].
- Trường hợp kiện hàng bị mất hoặc hư hại một phần: Mức bồi thường tối đa như sau:
Số tiền bồi thường = [tỷ lệ % khối lượng kiện hàng bị mất hoặc hư hại] x [mức bồi thường trong trường hợp bị mất hoặc hư hại hoàn toàn].
Ghi chú: Tỷ lệ % khối lượng bưu gửi bị mất hoặc hư hại được xác định căn cứ vào biên bản lập có xác nhận của người gửi.
- Trường hợp kiện hàng bị chuyển hoàn sai do lỗi của Bưu điện: Miễn cước chuyển hoàn và bồi thường bằng cước dịch vụ khách hàng đã thanh toán [có bao gồm thuế GTGT].

Video liên quan

Chủ Đề