Có nên dùng bỉm vải đa năng

Bỉm vải có tốt không, bỉm vải cho bé có tốt không, có nên dùng bỉm vải cho bé…là những câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Mời độc giả tham khảo bài viết sau của Vnshop để có câu trả lời chính xác nhất nhé!

  • Cấu tạo chung của bỉm vải
    • Vỏ tã vải
    • Miếng lót bỉm vải
  • Có nên dùng bỉm vải không, dùng bỉm vải có tốt không
    • Ưu điểm
    • Nhược điểm
  • Lưu ý khi giặt bỉm vải
  • Review bỉm vải cho bé
    • Bỉm vải Dorabe
    • Bỉm vải Bambimio
    • Bỉm vải Goodmama

Cấu tạo chung của bỉm vải

Song song với sự phát triển của xã hội, bỉm vải cũng có nhiều cải tiến để đáp ứng nhu cầu của mẹ và bé. Nếu như trước đây tã chéo được sử dụng rộng rãi. Thì nay dần được thay thế bằng bỉm vải với những đặc tính vượt trội. Có thể kể ví dụ như thoáng khí hơn, dễ dạng vệ sinh hơn,….

Cùng tìm hiểu cấu tạo chung của bỉm vải để biết chị tiết hơn nhé.

Vỏ tã vải

Là lớp ngoài cùng của bỉm vải. Lớp này được làm từ vải PUL, đây là loại vải rất phổ biến trong y khoa do có độ bền cao và thoáng khí. Đặc biệt, đa số các loại tã vải đều có 2 dãy cúc bấm với chức năng là để điều chỉnh độ rộng của size bụng cũng như chiều dài của bỉm. Chính vì vậy mà mẹ không cần mất thời gian tìm size phù hợp với bé. Mặt ngoài cũng là nơi để các nhà sản xuất thỏa sức sáng tạo trang trí cho bỉm vải, nhằm thu hút bé hơn, tăng tính mỹ quan cho tổng thể sản phẩm.

Có nên dùng bỉm vải đa năng

Mặt trong của vỏ tã vải được thiết kế gống như một cái máng. So với tã chéo truyền thống thì khả năng chống tràn của bỉm vải tốt hơn nhờ thiết kế này. Mặt trong của vỏ tã vài rất mềm mại, thấm hút tốt và nhanh và thường được làm từ vải Suede. Bên cạnh đó khả năng chống trào ngược của bỉm vải khá tốt, giữ cho bé luôn khô thoáng. Ở giữa có một khe thoáng để luồn miếng lót tã vải.

Miếng lót bỉm vải

Miếng lót thường được làm từ Microfiber, than tre hoạt tính hay xơ tre tự nhiên… Mỗi nhà sản xuất sẽ có triết lý sản xuất riêng của mình nhưng đều hướng tới một mục đích chung là đảm bảo khả năng thấm hút cho bé.

Hai đầu miếng lót có gắn 2 cúc để cố định trên vỏ tã vải. Thiết kế tách rời 2 phần này vừa đem đến sự tiện lợi khi vệ sinh. Vừa thuận tiện cho việc thay thế khi một trong hai bộ phận này bị hỏng. Trên thị trường có bán rời từng bộ phận và cũng không quá để tìm.

Để trả lời các câu hỏi này thì mời bạn đọc tham khảo ưu nhược điểm của bỉm vải nhé!

Ưu điểm

  • Tiết kiệm chi phí hơn.
  • Bỉm vải có thể giặt sạch và sử dụng thêm được nhiều lần nữa.
  • Tuổi thọ của bỉm vải có thể lên đến vài tháng hoặc vài năm phụ thuộc vào chất lượng vải của bỉm.
  • Hạn chế tình trạng hăm da rất tốt.
  • Thiết kế thông minh.
  • Bỉm vải không cần sử dụng hóa chất để kéo dài thời gian sử dụng.

Nhược điểm

  • Cần kết hợp thay bỉm vải nhiều lần để hạn chế tình trạng hăm da.
  • Trong quá trình giặt bỉm vải cần cẩn thận để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn, viêm nhiễm vì da bé rất nhạy cảm.

Có nên dùng bỉm vải đa năng

Bỉm vải dùng có tốt không hay bỉm vải cho bé có tốt không thì mẹ cần cân nhắc kỹ. Dựa vào thời gian có thể dành cho bé, thói quen và quan điểm chăm sóc bé, điều kiện tài chính mà mẹ quyết định chọn bỉm vải cho bé hay không. Hoặc mẹ cũng có thể sử dụng kết hợp nhiều loại vào từng thời điểm cũng là một cách.

Lưu ý khi giặt bỉm vải

Thông thường, sau khoảng 2 – 4 giờ thì nên thay tã vải cho bé. Ban đêm thì có thể sau khoảng 6 – 8 giờ. Sau đó, để đảm bảo tốt nhất cho bé, mẹ nên giặt cả vỏ ngoài và miếng lót.

Bỉm vải giặt được nhưng cũng cần chú ý để tránh bé không bị viêm nhiễm. Mẹ có thể tham khảo cách giặt sau:

  1. Đầu tiên cần xả qua với nước để loại bỏ các chất rắn.
  2. Sử dụng nước giặt hoặc bột giặt để làm sạch bỉm vải. Bước này mẹ cần quan sát kỹ, tránh bỏ xót các vết bẩn cứng đầu.
  3. Mẹ cũng có thể sử dụng thêm nước xả vải tuy nhiên bỉm vải hiện nay đa số đều được làm từ chất liệu cao cấp, không bị đổ lông và xơ cứng nên mẹ có thể bỏ qua bước này.
  4. Phơi bỉm vải ở nơi thoáng mát. Tránh để bỉm vải tiếp xúc với bụi quá nhiều.

Review bỉm vải cho bé

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bỉm vải cao cấp. Tuy nhiên bài viết sau tập trung nói về 3 loại bỉm vải được nhiều mẹ ưa chuộng nhất.

Bỉm vải Dorabe

Sản phẩm nổi bật nhất của Dorabe là bỉm đêm. Miếng lót dùng ban đêm của bỉm được bổ sung thêm 3 lớp Microfiber cùng 1 lớp than hoạt tính. Sáng tạo này mang đến khả năng kháng khuẩn, khử mùi, tăng thời gian sử dụng bỉm nhưng vẫn đem lại cảm giác thoải mái cho bé. Nhà sản xuất rất linh động trong thiết kế. Cụ thể mẹ có thể lót 2 miếng lót cùng lúc nhờ thiết kế rời.

Có nên dùng bỉm vải đa năng

Bỉm vải Bambimio

Đối thủ lớn nhất của bỉm vải ban đêm Dorabe chính là bỉm vải ban đêm Bambimio. Dòng sản phẩm này của Bambimio là miếng lót được làm từ chất liệu than tre hoạt tính kép. 2 miếng lót kép sẽ được may cố định với hai đầu của vỏ tã vải giúp cố định chắc chắn nhưng vẫn đảm bảo khả năng thấm hút.

Có nên dùng bỉm vải đa năng

Bỉm vải Goodmama

Bỉm vải Goodmama nổi tiếng với đai chống tràn thông minh. Thiết kế này nhận được rất nhiều phản hồi tốt từ các mẹ. Miếng lót của bỉm vải ban ngày và ban đêm đều được thiết kế với 3 loại để mẹ lựa chọn như miếng lót Microfiber, miếng lót than hoạt tính, miếng lót xơ tre tự nhiên.

Có nên dùng bỉm vải đa năng

Như vậy, Vnshop đã tổng hợp được một số kiến thức quan trọng về bỉm để giúp mẹ giải quyết vấn đề bỉm vải có tốt không, nên chọn loại nào cho bé. Nên dùng bỉm vải hay bỉm giấy phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Cảm ơn độc giả đã quan tâm Vnshop!