Có nên nghỉ hưu trước tuổi không

Năm nay bố tôi 58 tuổi, đã đóng bảo hiểm xã hội được 23 năm. Với điều kiện này, bố tôi muốn nghỉ hưu trước tuổi có được không? Nếu được thì có thể hưởng chế độ hưu trí từ thời điểm nào?

Nguyễn Hải Minh [Hưng Yên]

Trả lời:

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu thì người lao động thuộc các trường hợp sau có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá năm tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định:

a- Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành;

b- Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021;

c- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

d- Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại Điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại Điểm b Khoản này từ đủ 15 năm trở lên.

Như vậy, bố của bạn được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp quy định nêu trên. Thời điểm hưởng chế độ hưu trí của bố bạn là ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định.

* Người lao động đã nghỉ việc: Hưởng chế độ thai sản thế nào?

Em tôi xin nghỉ việc khi có thai ở tháng thứ bảy. Tính đến khi nghỉ, em tôi đã đóng bảo hiểm xã hội được hai năm. Vậy em tôi có được hưởng chế độ thai sản khi sinh con không? Cần làm thủ tục gì và làm thủ tục ở đâu?

Hà Hải Vân [Hà Giang]

Trả lời:

Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con như sau: Phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ ba tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Khoản 4 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Người lao động đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

★ Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

- Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

- Giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

- Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

- Giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai.

★Trường hợp em bạn cần nộp hồ sơ và xuất trình sổ Bảo hiểm xã hội cho cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cư trú để được giải quyết chế độ ■

Hiện nay, nhiều người lao động khi đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí vẫn băn khoăn không biết nên nghỉ hưu trước tuổi không? So với nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ hưu đúng tuổi thì lựa chọn phương án như thế nào cho phù hợp.

Từ 01/01/2021, Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực sẽ thay đổi một số điểm trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể tuổi nghỉ hưu năm 2021 của người lao động trong điều kiện lao động bình thường quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động là:

- Đối với lao động nam đủ 60 tuổi 03 tháng.

- Đối với lao động nữ đủ 55 tuổi 04 tháng.

Sau đó, cứ mỗi năm nghỉ hưu tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Đồng thời tại khoản 3 Điều này cũng chỉ ra trường hợp người lao động được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định trên hay còn gọi là nghỉ hưu trước tuổi. Điều kiện để người lao động được về hưu sớm quy định tại khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019.

Trong đó, điều kiện hưởng lương khi về hưu sớm phải đáp ứng được thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi [theo Điều 54, Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014]. Có 02 trường hợp như sau:

- Trường hợp không bị suy giảm khả năng lao động.

- Nghỉ hưu trước tuổi khi suy giảm khả năng lao động.

Mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng [chi tiết tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP].

Tuy nhiên, đối với trường hợp nghỉ khi suy giảm khả năng lao động thì sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định sẽ giảm 2%. Như vậy, rõ ràng nghỉ hưu trước tuổi sẽ thiệt hơn so với trường hợp nghỉ hưu đủ tuổi vì mức hưởng lương hưu thấp hơn.  

Người lao động có nên nghỉ hưu trước tuổi không? [Ảnh minh họa]


Nên về hưu sớm nếu sức khỏe người lao động không đảm bảo

Khi nghỉ hưu trước tuổi người lao động sẽ chịu thiệt về mức hưởng lương vì bị giảm 2% mỗi năm nghỉ. Dù vậy, trong một số trường hợp với những lao động sức khỏe đã quá yếu, không đảm bảo cho công việc hoặc bị suy giảm khả năng lao động vẫn nên cân nhắc nghỉ hưu trước tuổi nếu đủ điều kiện.

Ngoài ra, vẫn có những trường hợp người lao động về hưu sớm sẽ được hưởng mức lương tối đa nếu đóng đủ số năm bảo hiểm xã hội theo quy định:

- Người lao động đáp ứng điều kiện tuổi nghỉ hưu sớm theo điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

  • Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 năm so người lao động trong điều kiện bình thường, có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  • Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường và có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021.
  • Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.
  • Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Đối tượng thuộc diện tinh giảm biên chế, hưởng chính sách về hưu trước tuổi [tại Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP].

- Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động mà tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ trên 06 tháng [theo khoản 3 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014].

Như vậy, tùy vào từng trường hợp của người lao động phù hợp theo quy định của pháp luật để lựa chọn có nên nghỉ hưu trước tuổi không. Bởi vì, với một số đối tượng bị suy giảm khả năng lao động, sức khỏe yếu nên về hưu sớm để đảm bảo sức khỏe.

>> Toàn bộ quy định về nghỉ hưu trước tuổi từ năm 2021

Luật sư tư vấn về trường hợp về hưu trước hay về hưu khi đủ tuổi có lợi hơn khi đã có 26 năm đóng BHXH theo Luật bảo hiểm xã hội 2014. Nội dung tư vấn như sau:


Nội dung tư vấn : Thưa luật sư! Tôi năm nay đã 48 tuổi [ nữ] và đã tham gia đóng BHXH được 26 năm. Công việc của tôi là giáo viên. Hệ số lương của tôi hiện giờ là 4,65. Tôi có dự định xin nghỉ hưu trước tuổi vào năm 2017 với lí do hoàn cảnh gia đình. Nếu tôi nghỉ hưu trước tuổi như vậy thì theo nghị định 108 /2014 của chính phủ tôi sẽ được hưởng chế độ về hưu như thế nào? Và nếu so với năm 2022 [ tức năm tôi 55 tuổi là tuổi chính thức tôi được nghỉ hưu] thì việc tôi nghỉ hưu trước tuổi có được lợi nhiều hơn không ạ?. Cám ơn luật sư nhiều!

Trả lời: Chào chị, cảm ơn chị đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được tư vấn về trường hợp này như sau:

Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 về cách tính lương hưu như sau:

 

Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. 2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau: a] Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm; b] Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. 3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.  

Thứ nhất, nếu như chị nghỉ hưu trước tuổi vào năm 2017 thì khi đó chị sẽ có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội và lúc này chị đang 50 tuổi [ nghỉ hưu sớm 5 năm] cho nên tỷ lệ lương hưu chị được hưởng sẽ được tính bằng: 45% + 13 x 3 = 84%, nhưng tối đa chỉ được 75% mà chị nghỉ hưu trước tuổi nên bị trừ 10% còn 65%.

  Ngoài ra, nếuchị có đủ các điều kiện được hưởng theo quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP và có quyết định cho nghỉ hưu trước tuổi của cơ quan thì mới được hưởng trợ cấp theo nghị định này như sau:

Điều 8. Chính sách về hưu trước tuổi

1. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:

a] Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

b] Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;

c] Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;

3. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

4. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Và mức trợ cấp sẽ được tính bằng bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của 5 năm cuối [ 60 tháng] trước khi tinh giản.  

Thứ hai, nếu như tại năm 2022 mà chị nghỉ hưu đúng tuổi thì khi đó chị sẽ có 33 năm đóng bảo hiểm xã hội nên tỷ lệ được chị sẽ được hưởng lương hưu bằng: 45% + 2x18 = 81% [ vì lớn hơn 75%] nên chị sẽ chỉ được hưởng tỷ lệ là 75%.

  Ngoài ra, với cả 2 trường hợp trên vì chị được hưởng lương hưu với số năm đóng bảo hiểm xã hội lớn hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% cho nên chị sẽ được hưởng thêm trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Vậy nên, chị có thể lựa chọn thời gian nghỉ hưu có lợi nhất theo hai trường hợp trên.

Trân trọng. 
Chuyên viên Phương Lan - Công ty Luật Minh Gia

Video liên quan

Chủ Đề