Đánh giá hoạt động kiểm soát của ngân hàng

(BKTO) - Công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ góp phần quản trị hoạt động của các ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống. Tuy nhiên, tại một số tổ chức tín dụng (TCTD), hoạt động của Ban kiểm soát còn chưa thực sự chủ động, hiệu quả.

Đánh giá hoạt động kiểm soát của ngân hàng
Theo NHNN, việc thực hiện tốt công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của TCTD. Ảnh:sbv.gov.n

Tại Hội nghị trực tuyến về công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ của TCTD, ông Nguyễn Tuấn Anh - Quyền Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN - cho biết: Ban kiểm soát đã thực hiện được các chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của TCTD.

Tuy nhiên, tại một số TCTD, hoạt động của Ban kiểm soát còn chưa thực sự chủ động, hiệu quả; chưa đánh giá thường xuyên và nhận diện toàn diện rủi ro hoạt động của TCTD; tần suất kiểm toán nội bộ chưa nhiều…

Theo ông Tuấn Anh, trên cơ sở kết quả công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động của TCTD, NHNN đã ban hành các công văn chỉ đạo, trong đó yêu cầu TCTD tăng cường kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với một số hoạt động cụ thể của TCTD; yêu cầu Ban kiểm soát của một số TCTD căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện rà soát, kiểm tra, đánh giá, có ý kiến với Tổng Giám đốc, Hội đồng quản trị đối với một số nội dung hoạt động cần lưu ý của TCTD; rà soát quy định, nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm toán nội bộ để đưa ra kiến nghị nhằm góp phần bảo đảm TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho rằng, tín dụng là một lĩnh vực cần quản lý, phát hiện và ngăn chặn rủi ro theo nguyên tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ cần theo dõi chặt chẽ việc thực hiện các quy định của Nhà nước, cơ quan quản lý trong hoạt động của TCTD.

Ngoài ra, cần kiểm soát việc thực hiện đúng những chính sách, chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, nếu phát hiện có vấn đề thì Ban kiểm soát sẽ nghiên cứu, đánh giá tình hình và đề xuất giải pháp.

Để đảm bảo an toàn tài sản, nâng cao chất lượng hoạt động TCTD nói chung và tuyệt đối an toàn kho quỹ nói riêng, theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, lĩnh vực an toàn kho quỹ phải được kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, liên tục, tuyệt đối không lơ là, chủ quan.

Phó Thống đốc Đoàn Thái Sơn nhấn mạnh, đội ngũ Ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ của TCTD phải nhận thức đúng và hiểu rõ vai trò, chức năng nhiệm vụ của mình, nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua việc tập trung vào các lĩnh vực có khả năng tiềm ẩn rủi ro.

Đánh giá hoạt động kiểm soát của ngân hàng
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ban kiểm soát cần phát huy tối đa vai trò đối với công tác quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Ảnh:sbv.gov.vn

Để nâng cao hiệu quả kiểm soát, kiểm toán nội bộ, góp phần phát huy tối đa vai trò của Ban kiểm soát trong công tác quản trị rủi ro, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng yêu cầu: Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban điều hành phải quan tâm đặc biệt tới nguồn lực kiểm soát, kiểm toán nội bộ.

Hội đồng quản trị phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin để Ban kiểm soát thực hiện chức trách của mình, đồng thời tạo điều kiện để Ban kiểm soát tham gia toàn bộ các cuộc họp liên quan đến điều hành, triển khai hoạt động của ngân hàng, nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của các TCTD.

Đối với Ban kiểm soát của các TCTD, cần triển khai nghiêm túc chức năng, nhiệm vụ của mình theo đúng quy định pháp luật, chỉ đạo của NHNN, lựa chọn, bố trí nhân sự đầy đủ, chất lượng để đảm bảo hiệu quả hoạt động.

Ngoài ra, tăng cường hoạt động tự phát hiện, tự cảnh báo, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm, đề nghị với Ban điều hành các biện pháp khắc phục, tập trung vào các rủi ro về thanh khoản, tín dụng, thị trường, tỷ giá, hoạt động thanh toán cả trong nước và quốc tế, những vấn đề liên quan đến phòng, chống rửa tiền…

Đối với chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, Thống đốc đề nghị quá trình giám sát thanh tra phải có báo cáo chỉ rõ những rủi ro tiềm ẩn của TCTD, chi nhánh, phòng giao dịch… gửi về Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng để cơ quan này kịp thời có chỉ đạo, hướng dẫn…/.

Hệ thống Kiểm soát nội bộ (“KSNB”) VPBank được xây dựng để thực hiện giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro.

Hệ thống Kiểm soát nội bộ (“KSNB”) VPBank được xây dựng để thực hiện giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức đủ vốn và kiểm toán nội bộ. Căn cứ vào chức năng thực hiện và vai trò đảm nhiệm thì hoạt động KSNB là hoạt động cốt lõi của Hệ thống này.

Như đã nêu ở Bài 1 giới thiệu khái quát về Hệ thống KSNB tại VPBank thì KSNB được hiểu là kiểm soát tất cả các hoạt động, quy trình nghiệp vụ và các bộ phận của VPBank nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật, kiểm soát xung đột lợi ích, phát hiện và xử lý vi phạm, nâng cao nhận thức của các cá nhân, bộ phận.

Hoạt động KSNB tại VPBank được thực hiện đáp ứng các yêu cầu: (i) Các hoạt động của VPBank tuân thủ quy định pháp luật; (ii) Kiểm soát xung đột lợi ích, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi vi phạm; (iii) Nâng cao nhận thức về kiểm soát nội bộ nhằm xây dựng và duy trì văn hóa kiểm soát tại VPBank.

KSNB VPBank được thực hiện thông qua Hoạt Động Kiểm Soát (“HĐKS”), Cơ Chế Trao Đổi Thông Tin (“CCTĐTT”) và Hệ Thống Thông Tin Quản Lý (“HTTTQL”)

  1. HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT:

HĐKS của VPBank được thực hiện thông qua:

  • Phân cấp thẩm quyền phê duyệt phải căn cứ vào mức độ tin cậy của cấp có thẩm quyền và năng lực của cá nhân, bộ phận. Thẩm quyền phê duyệt phải được thể hiện bằng các tiêu chí về quy mô giao dịch, hạn mức rủi ro và các giới hạn khác;
  • Việc quy định chức năng, nhiệm vụ của cá nhân, bộ phận từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất trong tất cả các giao dịch, quy trình nghiệp vụ tại VPBank đảm bảo nguyên tắc: (i) Thành viên HĐQT không tham gia xem xét, phê duyệt các quyết định có rủi ro thuộc chức năng, nhiệm vụ của TGĐ trừ trường hợp thành viên HĐQT là TGĐ; (ii) Phân tách chức năng, nhiệm vụ trong các giao dịch, quy trình nghiệp vụ để không xung đột lợi ích, kiểm soát, ngăn chặn xung đột lợi ích; Một cá nhân không chi phối toàn bộ một giao dịch/quy trình thực hiện giao dịch; Một cá nhân không cùng lúc được giao các công việc có xung đột lợi ích; Có các cá nhân độc lập trong cùng bộ phận hoặc các bộ phận độc lập để kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất; (iii) Nếu có nguy cơ xung đột lợi ích, xảy ra vi phạm thì phải thực hiện theo dõi và có biện pháp giảm thiểu tối đa rủi ro.
  • Việc phân cấp trách nhiệm quản lý đối với tài sản phải dựa trên giá trị của tài sản hoặc giới hạn cụ thể khác theo quy định nội bộ;
  • Việc hạch toán kế toán phải tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán; phải được kiểm tra, đối chiếu để phát hiện và kịp thời xử lý sai sót;
  • Phòng ngừa, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật và quy định nội bộ;
  • Phân bổ nguồn nhân lực phù hợp với từng hoạt động kinh doanh và kiểm soát.

HĐKS của trụ sở chính VPBank đối với chi nhánh (“CN”), đơn vị phụ thuộc (“ĐVPT”) khác phải đảm bảo:

  • Trụ sở chính giám sát, kiểm soát được các giao dịch, hoạt động của CN, ĐVPT;
  • Có quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ chế báo cáo, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, luân chuyển cán bộ và cơ chế khác để đảm bảo tính độc lập, không xung đột lợi ích;
  • Có cơ chế cho phép khách hàng tra soát, kiểm tra, đối chiếu giao dịch thực hiện tại CN, ĐVPT với trụ sở chính.

Kiểm soát đối với hoạt động cấp tín dụng (“CTD”), ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát nêu trên thì phải đảm bảo kiểm soát xung đột lợi ích theo nguyên tắc cá nhân, bộ phận có chức năng thẩm định tín dụng độc lập với cá nhân, bộ phận có chức năng (i) Quan hệ khách hàng, (ii) Thẩm định lại (nếu có), (iii) Phê duyệt quyết định CTD, (iv) Kiểm soát hạn mức rủi ro tín dụng; quản lý khoản CTD có vấn đề; trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.

Kiểm soát đối với giao dịch tự doanh (“GDTD”), ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát nêu trên thì phải đảm bảo: (i) Có đơn vị chuyên trách thực hiện GDTD theo nguyên tắc phân cấp và độc lập, (ii) GDTD được thực hiện trong các hạn mức, hạch toán phù hợp, (iii) Thông tin, tài liệu, hồ sơ về GDTD được cung cấp đầy đủ, kịp thời cho cá nhân, bộ phận kiểm soát, (iv) Có quy trình nội bộ về thực hiện GDTD và thanh toán GDTD.

  1. CƠ CHẾ TRAO ĐỔI THÔNG TIN:
  2. CCTĐTT của VPBank được tổ chức thành hệ thống, công khai, minh bạch, đảm bảo mọi cá nhân, bộ phận hiểu rõ, thống nhất, đầy đủ về chính sách nội bộ.
  3. CCTĐTT được thực hiện thông qua HTTTQL và các cơ chế thông tin khác;
  4. CCTĐTT đảm bảo các nguyên tắc: (i) Thông tin được trao đổi từ cấp cao đến cấp dưới và đến cá nhân, bộ phận liên quan; (ii) Thông tin về Hệ thống KSNB được trao đổi từ cấp dưới lên cấp cao, từ CN, ĐVPT lên trụ sở chính;
  5. Thông tin về sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới, các tổn thất, gian lận, nguy cơ xảy ra tổn thất, gian lận được trao đổi kịp thời cho các đơn vị chuyên trách (QTRR, KTNB và bộ phận liên quan)
  6. Rủi ro càng cao thì tần suất trao đổi thông tin càng thường xuyên.
  7. HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ:
  8. HTTTQL của VPBank được tổ chức để cung cấp thông tin, báo cáo nội bộ cho HĐQT, BKS, TGĐ và cá nhân, bộ phận liên quan để đảm bảo tuân thủ.
  9. HTTTQL bao gồm: Các báo cáo nội bộ và thông tin quản lý khác; Cơ cấu tổ chức quản lý, vận hành HTTTQL; Thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp thông tin, xây dựng, gửi, tiếp nhận và xử lý báo cáo; Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp.
  10. HTTTQL phải bảo đảm: Hỗ trợ thực hiện cơ chế trao đổi thông tin; Thông tin, dữ liệu cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời, nguồn thông tin, dữ liệu được kiểm tra độ tin cậy; Cập nhật tình hình tuân thủ; Bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu và hệ thống dự phòng; Được rà soát, đánh giá hàng năm, đột xuất, được nâng cấp và cập nhật thường xuyên.
  11. TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG KSNB VÀ VAI TRÒ CỦA KHỐI PHÁP CHẾ & KIỂM SOÁT TUÂN THỦ (PC& KSTT)

Hoạt động KSNB được tất cả các đơn vị, cá nhân, bộ phận trên toàn hệ thống VPBank triển khai thực hiện, cụ thể:

  • Tại Tuyến bảo vệ thứ nhất (“Tuyến 1”): Các Đơn Vị Kinh Doanh và các Đơn Vị Vận Hành – Hỗ Trợ thực hiện chức năng kiểm soát ban đầu thông qua việc thực hiện các nghĩa vụ tuân thủ tương ứng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ đảm bảo nguyên tắc không thực hiện việc cấm, thực hiện việc phải làm và luôn luôn tuân thủ pháp luật và các quy trình, quy định nội bộ, báo cáo lãnh đạo và các đơn vị Tuyến 2 kịp thời xử lý.
  • Tại Tuyến bảo vệ thứ hai (“Tuyến 2”): Khối PC&KSTT và Khối QTRR thực hiện hỗ trợ các Đơn vị thuộc Tuyến 1 xây dựng quy trình, quy định nội bộ đảm bảo đáp ứng quy định pháp luật và đánh giá việc thực hiện tuân thủ.
  • Tại Tuyến bảo vệ thứ ba (“Tuyến 3”): Khối KTNB thực hiện hỗ trợ BKS đánh giá công tác KSNB, kiểm tra, đánh giá độc lập công tác KSNB của Tuyến 1 và Tuyến 2, đưa ra khuyến nghị.

KHỐI PC& KSTT

Là Đơn vị đóng vai trò kiểm soát chung trong hoạt động KSNB và triển khai nhiệm vụ của bộ phận tuân thủ, Khối PC&KSTT thực hiện các chức năng: