Đánh giá mức độ đau bằng thuốc vas

Là công việc hàng ngày khi tiếp xúc với người bệnh bị đau nhằm mục đích: hiểu rõ triệu chứng đau của mỗi cá thể người bệnh và làm căn cứ để điều trị đau được thỏa đáng.

CHỈ ĐỊNH

Cho mọi người bệnh có biểu hiện đau

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Bác sỹ: hỏi bệnh sử đau, khám lâm sàng, đánh giá mức độ, tìm nguyên nhân gây đau, kết luận mức độ và kiểu đau để đưa ra chế độ điều trị đau phù hợp cho từng ca bệnh.

Điều dưỡng: đánh giá mức độ đau hàng ngày, ghi phiếu chăm sóc…

Phương tiện:

Ống nghe, đồng hồ đếm nhịp thở, huyết áp kế, búa phản xạ, dụng cụ khám thần kinh và cảm giác, các thang điểm đánh giá đau…

Người bệnh:

Hợp tác với bác sỹ và điều dưỡng để có thông tin chính xác về triệu chứng đau của mình.

Hồ sơ bệnh án:

Được ghi chép đầy đủ: bệnh sử, mức độ, nguyên nhân, kiểu đau…trước và sau khi điều trị, đáp ứng điều trị đau…

Nơi thực hiện:

Tại bệnh phòng hay tại nhà

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Bước 1: Hỏi bệnh sử đau

Trình tự thời gian đau: đau từ bao giờ, kéo dài bao lâu

Vị trí đau, đau có lan hay không: yêu cầu người bệnh dùng một ngón tay chỉ r vị trí đau trên cơ thể

Cảm giác đau: tức, nhức, nhói giật, lâm râm, tê bì, theo mạch đập...khuyến khích người bệnh mô tả cảm giác đau bằng các từ ngữ của chính họ

Yếu tố nào làm cho đau tăng lên hoặc giảm đi: ngủ nghỉ, đi lại, trở mình, tư thế giảm đau, lo lắng...

+Những điều trị trước đây: các biện pháp,thuốc và hiệu quả giảm đau…

+Các bệnh liên quan, có sẵn như tiểu đường, viêm khớp, thoái hóa khớp…hay yếu tố tâm lý-xã hội như lo âu, trầm cảm, việc làm, hoàn cảnh gia đình…

Bước 2 : Đánh giá mức độ đau

Người bệnh tự ước lượng mức độ đau của mình theo các thang điểm. Mức độ đau là của riêng từng người bệnh, không có giá trị so sánh với người khác. Mỗi khi đi viện, tiên quyết là sợ ĐAU trước đã, như một nỗi sợ từ trong tiềm thức và đeo dai dẳng mỗi chúng ta. Dù là bất đắc dĩ phải đối mặt với cảm giác đau khi có bệnh phải điều trị/phẫu thuật hay đi sinh nở… thì người bệnh (NB) vẫn luôn mong được quan tâm và hỗ trợ kịp thời để kiểm soát cơn đau một cách hiệu quả.

Chính sách “QUẢN LÝ ĐAU” có thể được xem là bí kiếp hoá giải “nỗi sợ đau” khi đi viện cho NB. Chính sách này cùng với các công cụ thang đánh giá đau áp dụng tương ứng với từng đối tượng bệnh khác nhau giúp BS và NVYT tiếp nhận các nhu cầu phòng ngừa, chữa trị, phục hồi và giảm đau của NB và phân chia theo thứ tự ưu tiên.

Tôn trọng và hỗ trợ NB quyền đánh giá và xử trí cơn đau, BVQT Phương Châu đã áp dụng đồng bộ chính sách quản lý đau cho tất cả NB ngoại trú và nội trú khi có triệu chứng đau. Nếu xác định NB có đau sau khi khám sàng lọc ban đầu thì sẽ thực hiện đánh giá đau toàn diện cho NB.

Quy trình cụ thể gồm: Sàng lọc ban đầu về đau => đánh giá mức độ đau ở NB => phân loại mức độ đau => tiến hành quản lý đau cho NB tại BVQT Phương Châu.

Đánh giá mức độ đau bằng thuốc vas

Chính sách này được xây dựng và tuân thủ với các mục tiêu quan trọng:

- Đảm bảo NB được nhận diện đau chính xác, kịp thời,

- được thông báo về khả năng gây đau trước khi thực hiện các phương pháp điều trị, thủ thuật hay các kiểm tra/xét nghiệm có thể gây đau,

- được chăm sóc và quản lý đau phù hợp.

Vai trò của BS, điều dưỡng (ĐD) và NVYT ngoài việc đánh giá liên tục, quản lý và hỗ trợ xử trí cơn đau cho NB, còn là chú trọng đến việc tư vấn, hướng dẫn cho NB và người nhà NB về các mức độ đau để có thể phối hợp hiệu quả với nhau trong quá trình điều trị phục hồi. Về việc quản lý đau, bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp giảm đau không dùng thuốc và dùng thuốc tại nhà cũng như các dấu hiệu cần đến ngay cơ sở y tế.

Đánh giá mức độ đau bằng thuốc vas

Về công cụ đánh giá đau, tuỳ vào đối tượng NB là người lớn, trẻ em hay trẻ sơ sinh, các công cụ thang đánh giá đau sẽ được áp dụng tương ứng.

Cụ thể,

- Thang đánh giá đau VAS - Visual Analog Scale (*) áp dụng đối với NB là người lớn

- Thang đánh giá đau FLACC - Face, Legs, Activity, Cry, Consolability (*) dành cho việc đánh giá đau ở trẻ em từ 1 đến 7 tuổi

- Thang đánh giá đau NIPS – Neonatal Infant Pain Scale (*) dành cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.

Đánh giá mức độ đau bằng thuốc vas

Tuỳ vào từng thang đánh giá sẽ có những quy định phân loại mức độ đau khác nhau theo từng khung điểm nhận diện. Cơ bản sẽ có 3 mức độ đau để NB và BS cùng nhận diện, đó là: đau nhẹ, đau vừa và đau dữ dội. Đối với các trường hợp đau vừa và đau dữ dội, việc quản lý đau sẽ được áp dụng thời gian đánh giá lại liên tục sau dùng thuốc 45 phút.

Kết quả đánh giá được ghi nhận lại bằng một cách thức thuận lợi cho việc đánh giá lại và theo dõi thường xuyên dựa trên các tiêu chí được xây dựng cũng như nhu cầu của NB.

Đặc biệt, đối với các trường hợp NB vào viện và có mức đánh giá đau ≥ 4 điểm, bác sĩ sẽ giảm đau ngay lập tức và xem xét chuyển điều trị nội trú, đồng thời, ghi hồ sơ, phiếu khám bệnh ngoại trú về mức độ đau của NB và chỉ định thuốc trên hồ sơ.

Đau là một trải nghiệm cảm giác hoặc cảm xúc khó chịu của cá nhân bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau bởi các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội. Mặc dù cơn đau thường có vai trò thích ứng nhưng nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng, sức khoẻ tâm lý và xã hội. Do vậy, một khi cảm giác đau được quản lý, được đánh giá liên tục và hỗ trợ phục hồi cơn đau kịp thời từ (BS) và NVYT chăm sóc thì có lẽ nỗi sợ đó không còn ám ảnh NB mỗi khi cần đi viện.

Mời xem thêm thông tin về Tầm quan trọng của JCI với y tế và người bệnh như thế nào?

(*) Thang đánh giá đau VAS là thang điểm đánh giá được thiết lập với mục đích chính là để các bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc sử dụng để đánh giá tình trạng của NV khi đến thăm khám bệnh có liên quan đến các cơn đau (khám cấp cứu, đánh giá sau phẫu thuật…). VAS là thang điểm thông dụng nhất, thường được sử dụng cho đối tượng NB lớn, có thể đánh giá cơn đau của mình. Vì ngưỡng đau của mỗi người khác nhau nên việc đánh giá này thường sẽ được kết hợp cùng các thông tin về các triệu chứng lâm sàng hay các kết quả xét nghiệm khác để quyết định các bước điều trị tiếp theo. Thang điểm đau được chia thành 10 mức độ từ 0 đến 10 tương ứng với các mức độ từ không đau đến rất đau.

Đánh giá mức độ đau bằng thuốc vas

(*) Thang đánh giá đau FLACC là một thang đánh giá mức độ đau dựa trên hành vi, được sử dụng cho NB không biết hoặc chưa biết nói và không thể miêu tả mức độ đau của mình. Đánh giá mức độ đau theo mỗi mục trong các mục: mặt, cẳng chân, hoạt động, khóc… Đáp ứng khi được dỗ dành sau đó cộng điểm với nhau và ghi lại tổng điểm thể hiện mức độ đau (từ 0 đến 10)

Đánh giá mức độ đau bằng thuốc vas

(*) Thang đánh giá đau NIPS được dùng để đánh giá đau cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi (đánh giá qua vẻ mặt, khóc, kiểu thở, cử động tay, cử động chân, trạng thái…) được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Thang do dễ sử dụng, thuận tiện, phù hợp với thực hành điều dưỡng. Cộng số điểm với nhau và ghi lại tổng điểm thể hiện mức độ đau (từ 0 đến 7).