Đề bài - câu 4 trang 14 sgk đại số và giải tích 11 nâng cao

\[{J_2} = \left[ { - \frac{\pi }{4};\frac{\pi }{4}} \right]\]\[ = \left[ { - \frac{\pi }{4};0} \right] \cup \left[ {0;\frac{\pi }{4}} \right]\] nên hàm số \[y = \cos x\] chỉ đồng biến trên \[\left[ {\frac{\pi }{4};0} \right]\] và nghịch biến trên \[\left[ {0;\frac{\pi }{4}} \right]\] nên hàm số \[y = \cos x\] không đồng biến trên \[{J_2}\]

Đề bài

Cho các hàm số \[f[x] = \sin x,\] \[ g[x] = \cos x,\] \[ h[x] = \tan x\] và các khoảng

\[{J_1} = \left[ {\pi ;{{3\pi } \over 2}} \right];{J_2} = \left[ { - {\pi \over 4};{\pi \over 4}} \right];\] \[{J_3} = \left[ {{{31\pi } \over 4};{{33\pi } \over 4}} \right];{J_4} = \left[ { - {{452\pi } \over 3};{{601\pi } \over 4}} \right]\]

Hỏi hàm số nào trong ba hàm số trên đồng biến trên khoảng \[J_1\]? Trên khoảng \[J_2\]? Trên khoảng \[J_3\]? Trên khoảng \[J_4\]? [Trả lời bằng cách lập bảng].

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng lí thuyết:

Hàm số \[y = \sin x\] đồng biến trên \[\left[ { - \frac{\pi }{2} + k2\pi ;\frac{\pi }{2} + k2\pi } \right]\] và nghịch biến trên \[\left[ {\frac{\pi }{2} + k2\pi ;\frac{{3\pi }}{2} + k2\pi } \right]\]

Hàm số \[y = \cos x\] đồng biến trên \[\left[ { - \pi + k2\pi ;k2\pi } \right]\] và nghịch biến trên \[\left[ {k2\pi ;\pi + k2\pi } \right]\]

Hàm số \[y = \tan x\] đồng biến trên \[\left[ { - \frac{\pi }{2} + k\pi ;\frac{\pi }{2} + k\pi } \right]\].

Lời giải chi tiết

Ta có:

+] \[{J_1} = \left[ {\pi ;\frac{{3\pi }}{2}} \right] \subset \left[ {\frac{\pi }{2};\frac{{3\pi }}{2}} \right]\] nên hàm số \[y = \sin x\] nghịch biến trên \[{J_1}\], hàm số \[y = \tan x\] đồng biến trên \[{J_1}\].

\[{J_1} = \left[ {\pi ;\frac{{3\pi }}{2}} \right] \subset \left[ {\pi ;2\pi } \right]\] nên hàm số \[y = \cos x\] đồng biến trên \[{J_1}\]

+] \[{J_2} = \left[ { - \frac{\pi }{4};\frac{\pi }{4}} \right] \subset \left[ { - \frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2}} \right]\] nên hàm số \[y = \sin x\] đồng biến trên \[{J_2}\], hàm số \[y = \tan x\] đồng biến trên \[{J_2}\].

\[{J_2} = \left[ { - \frac{\pi }{4};\frac{\pi }{4}} \right]\]\[ = \left[ { - \frac{\pi }{4};0} \right] \cup \left[ {0;\frac{\pi }{4}} \right]\] nên hàm số \[y = \cos x\] chỉ đồng biến trên \[\left[ {\frac{\pi }{4};0} \right]\] và nghịch biến trên \[\left[ {0;\frac{\pi }{4}} \right]\] nên hàm số \[y = \cos x\] không đồng biến trên \[{J_2}\]

+] \[{J_3} = \left[ {\frac{{31\pi }}{4};\frac{{33\pi }}{4}} \right]\] \[ = \left[ {8\pi - \frac{\pi }{4};8\pi + \frac{\pi }{4}} \right]\] nên hàm số \[y = \sin x\] đồng biến trên \[{J_3}\], hàm số \[y = \tan x\] đồng biến trên \[{J_3}\], hàm số \[y = \cos x\] không đồng biến trên \[{J_3}\]

+] \[{J_4} = \left[ { - \frac{{452\pi }}{3};\frac{{601\pi }}{4}} \right]\] \[ = \left[ { - 150\pi - \frac{{2\pi }}{3}; - 150\pi - \frac{\pi }{4}} \right]\] nên hàm số \[y = \sin x\], \[y = \tan x\] không đồng biến trên \[{J_4}\], hàm số \[y = \cos x\] đồng biến trên \[{J_4}\]

Ta có bảng sau, trong đó dấu + có nghĩa đồng biến, dấu 0 có nghĩa không đồng biến :

Hàm số

J1

J2

J3

J4

\[f[x] = \sin x\]

0

+

+

0

\[g[x] = \cos x\]

+

0

0

+

\[h[x] = \tan x\]

+

+

+

0

Video liên quan

Chủ Đề