Đèn xe ô tô bị mờ

Đèn pha ô tô bị hấp hơi nước, hơi nước làm mờ mặt đèn ảnh hưởng đến hệ thống chiếu sáng, làm ánh sáng đèn ô tô kém hiệu quả, không chỉ vậy mà nó còn làm mất thẩm mỹ, nếu hiện tượng hấp hơi để lâu ngày sẽ dẫn đến hậu quả như ố mốc mặt đèn làm chúng ta rất khó chịu. Hyundai Sài Thành sẽ mách bạn Mẹo Xử Lý Nhanh Đèn Pha Bị Mờ chỉ với một vài bước đơn giản, nước ngưng tụ bên trong đèn pha sẽ được làm sạch. 

Nội dung chính

  • Mẹo Xử Lý Đèn Pha Bị Mờ Do Hấp Hơi Nước
  • Nguyên nhân dẫn đến việc đèn ô tô bị hấp hơi nước
  • Mẹo xử lý đèn pha bị mờ do hấp hơi nước
  • Video liên quan

Mẹo Xử Lý Đèn Pha Bị Mờ Do Hấp Hơi Nước

Nguyên nhân dẫn đến việc đèn ô tô bị hấp hơi nước

Nguyên nhân đầu tiên:  đó là do các giăng bịt, nắp chụp nhựa bị hở không khít. Vấn đề này thường xảy ra khi chiếc xe đã vận hành được một thời gian khá dài, nhựa bị cong vênh do nhiệt độ, các gioăng không còn bám khít với bề mặt tương tác.

Với thời tiết tại Việt Nam có độ ẩm không khí cao nên lượng không khí có lượng hơi ẩm lớn sẽ theo đó đi vào trong cụm đèn pha và động dần thành các giọt nước trong đó. Lâu ngày, lượng hơi nước càng nhiều hơn và do không thoát ra ngoài được sẽ bám dính bên trong bề mặt chóa nhựa của đèn.

Hoặc cũng có thể khi di chuyển trời mưa, các gioăng bịt, nắp chụp nhựa, cụm đèn có nhiều kẽ hở khiến nước chảy từ bên ngoài vào, sau đó không thoát ra được và động thành hơi khi bật đèn.  

Đèn xe ô tô bị mờ

Nguyên nhân thứ hai: Độ đèn xe. Trong quá trình thao tác công đoạn cuối cùng là gắn keo vào liên kết khối giữa mặt nhựa và hốc đèn. Có thể do keo không ăn bám hết vào bề mặt, tạo vết hở khiến hơi nước hấp vào bên trong. 

Chính keo dán nếu chưa thực sự khô cũng là nguyên nhân khiến đèn pha ô tô bị hấp hơi nước do sau khi độ các lớp keo chưa khô hẳn.

Hoặc do tay nghề người thợ kém thao tác ép thủ công không bằng máy móc nên tạo ra sự cong vênh cho cụm đèn khiến hơi nước dễ ngưng tụ và hấp ngược vào bên trong khi trời mưa.

Mẹo xử lý đèn pha bị mờ do hấp hơi nước

Để xử lý đèn bị hấp hơi nước không phải là việc khó khăn nếu chúng ta biết cách thực hiện đúng. Nhưng nếu làm sai có thể gây đến hậu quả nghiêm trọng hơn.

Một cách đơn giản nhất để xử lý đèn pha ô tô bị hấp hơi nước đó là tháo nắp chụp nhựa phía sau đèn pha ra khi thời tiết nóng lên (đặc biệt thích hợp với những ngày nắng to). Hãy cứ để như vậy và lái xe bình thường khoảng một ngày cho lượng hơi nước thoát hết ra phía ngoài sau đó nắp chụp nhựa lại như cũ. Nếu xe bị tình trạng hấp hơi nước đèn pha nhẹ, chỉ lăn tăn vài gợn thì có thể khởi động xe sau đó bật đèn pha lên, sau khoảng 30 phút vận hành sức nóng từ bóng đèn sẽ đẩy hết lượng hơi nước ra bên ngoài.

Nếu xe bạn tháo nắp chụp ra thay bóng, và bị hấp hơi nước, việc đầu tiên bạn nên xem xét lại, nắp chụp đã được đóng khít và gioăng nắp chụp còn giữ liên kết với đèn không nhé, sau đó xử lý đơn giản thôi, bạn có thể mở nắp chụp phía sau ra và bật đèn khoảng 15 phút, cho đèn đủ độ nóng và thoát hết không khí ẩm ra bên ngoài, rồi bạn đậy nắp chụp đèn lại và tiếp tục theo dõi.

Nếu bạn độ đèn vào 1 ngày thời tiết không được đẹp, trên đường về chưa gặp mưa hay chưa cho đèn đối mặt với nước, mà đèn vẫn bị hấp hơi mờ, bạn hãy bình tĩnh và cứ bật đèn cho đến khi không còn hơi mờ nữa thì thôi, đó là việc ngưng tụ không khí ẩm, đừng vội vàng mở đèn ra rồi thay keo mới, đôi khi việc đó làm phản tác dụng.

Hoặc đơn giản hơn là dùng máy sấy tóc sấy trực tiếp lên bề mặt ngoài của cụm đèn để đẩy hết không khí chứa hơi ẩm ra bên ngoài.

Tóm lại, bạn cần phải kiểm tra vệ sinh và bảo dưỡng đèn xe định kỳ để sớm phát hiện ra những vết nứt hay hỏng hóc và sửa chữa kịp thời. Nếu cần thay thế hoặc sử dụng dịch vụ nào đó, bạn hãy tìm đến các cơ sở uy tín như Hyundai Sài Thành để có được hiệu quả và chất lượng cao nhất. Nếu bạn quan tâm hãy kết nối với chúng tôi qua hotline: 0906 886 660 hoặc facebook: Hyundai Sài Thành để được tư vấn nhanh nhất.

Hy vọng rằng với những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ, bạn đã biết được nguyên nhân cũng như cách xử lý triệt để vấn đề hấp hơi của đèn pha.

Đèn pha ô tô không chỉ gặp các vấn đề như bị cháy bóng hoặc yếu điện. Kinh nghiệm từ các chuyên gia chăm sóc, bảo dưỡng ô tô cho thấy, hiệu quả chiếu sáng của đèn pha có thể giảm do các trầy xước trên mặt kính đèn pha. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn những nguyên nhân làm đèn pha bị mờ và làm thế nào để khôi phục mặt kính đèn pha nếu cần.

Hiện tượng đèn pha bị mờ là gì?

Kính đèn pha bị mờ sau thời gian dài sử dụng

Nếu bạn thấy ánh sáng phát ra từ đèn pha không còn rõ như trước, rất có thể là đèn pha của bạn đang bị mờ. Đôi khi các tài xế cũng thấy là đèn pha của họ không những ít sáng hơn, mà ánh sáng phát ra còn có màu hơi vàng, hơi đục. Điều này có thể cho thấy là đèn pha đã bị mờ.

Hầu hết các mặt kính đèn pha ngày nay được làm từ nhựa dày cấu tạo từ polycarbonate. Không giống như các kính thủy tinh được sử dụng trong những chiếc xe hơi cũ, các loại kính nhựa này có khả năng chống xước và bền hơn. Tuy nhiên, theo thời gian, nhựa polycarbonate bị tác động bởi tia UV từ mặt trời, các lớp bên ngoài bắt đầu bị phá vỡ và xuống cấp. Những thay đổi này làm cho mặt kính hấp thụ ánh sáng xanh từ bóng đèn, tạo ra ánh sáng có màu màu vàng nhạt. Việc làm sạch đèn pha bị mờ sương khá dễ dàng.

Làm sạch đèn pha bị mờ

Các sản phẩm cần dùng

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm chuyên dụng để làm sạch kính đèn ô tô bị mờ do tiếp xúc với tia cực tím. Hãy tìm những sản phẩm có ký hiệu "dụng cụ phục hồi đèn pha" hoặc "phục hồi kính đèn pha". 

Ngoài ra, có thể áp dụng một số cách để làm sạch đèn pha bị mờ. Kem đánh răng và bột baking soda sẽ là chất tẩy rửa hiệu quả để làm sạch đèn pha. Cả hai sản phẩm này đều có tính tẩy rửa giúp loại bỏ hiện tượng mờ đục mà không làm trầy xước hoặc làm hỏng đèn pha. Các hợp chất đánh bóng như Rain-X cũng có thể khắc phục hiệu quả những tổn hại do tia tử ngoại. Nhìn chung, bạn cần có một bộ dụng cụ vệ sinh trong nhà xe hoặc trong nhà của bạn!

Cách làm sạch đèn pha

Dung dịch tẩy rửa, bột baking soda hoặc kem đánh răng.Bao tay bảo vệ da nhạy cảm.Khăn lau.Nước sạch.Bàn chải lông mềm.Chất tẩy rửa nhẹ.

Đầu tiên bạn cần làm sạch bụi bẩn khỏi đèn xe. Dùng một chút chất tẩy rửa nhẹ lên mặt đèn xe và nhẹ nhàng lau chùi sạch các chất bẩn bám trên bề mặt. 

Làm sạch vết bẩn bám trên bề mặt đèn

Sau khi rửa sạch vết bẩn, dùng khăn để lau khô bề mặt đèn xe cho đến khi không còn nước. 

Tiếp theo hãy dùng chất phục hồi đèn pha chuyên dụng. Kem đánh răng hoặc bột baking soda xoa đều lên về mặt kính đèn. Cần trộn với một ít nước để tạo ra dung dịch đậm đặc. Sau khi quét dung dịch này lên đèn, đợi một vài phút để dung dịch này khô lại. 

Dùng bàn chải chà một cách nhẹ nhàng lên bề mặt kính đèn theo vòng tròn để làm sạch. Bạn sẽ thấy màu vàng nhạt trên về mặt kính đèn sẽ từ từ biến mất. Tiếp tục chà nhẹ cho đến khi bề mặt kính trở nên trong suốt.

Và bước cuối cùng sử dụng khăn sạch để lau tất cả chất tẩy rửa thừa trên kính đèn. Có thể dùng nước sạch để rửa sạch vết bám, sau đó dùng khăn lau khô. 

Nguyên nhân khiến đèn pha ôtô bị hấp hơi nước

Đèn ôtô bị hấp hơi nước khiến mặt đèn bị mờ, gây ảnh hưởng đến khả năng chiếu sáng. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:

- Xe bị va chạm hoặc có những tác động vật lý ở phần đầu xe, điều này có thể dẫn đến việc chóa đèn bị hở và vào hơi nước;

- Lỗi của nhà sản xuất hoặc tháo lắp đèn thiếu chuyên nghiệp. Theo đó, có khá nhiều trường hợp, xe vừa lăn bánh khỏi showroom đã xuất hiện hiện tượng sương mù, đèn pha ôtô bị hấp hơi nước;

- Sửa chữa thiếu chuyên nghiệp hoặc độ đèn sai kỹ thuật. Thực tế, tại những cơ sở chuyên môn kém, khi tháo lắp đèn không cẩn thận sẽ khiến mặt đèn bị biến dạng hay cao su lắp không kín và tạo ra những khe hở. Điều này khiến đèn pha ôtô bị hấp hơi nước trong quá trình sử dụng.

Cách làm sạch nước ngưng tụ bên trong đèn pha

Chuẩn bị dụng cụ:

Gel silic đioxit (Silica Gel), công cụ tháo đèn pha (xem hướng dẫn sử dụng) và vải mềm. Theo đó, silic đioxit là chất không độc và không cháy. Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại gel silic đioxit nào.

Các bước làm sạch hơi nước ngưng tụ:

1. Theo hướng dẫn sử dụng xe để truy cập vào cụm đèn pha. Bạn có thể thực hiện bằng cách mở nắp ca-pô trước và tháo dần phía sau cụm đèn pha hoặc tháo các bóng bên trong đèn pha.

2. Sử dụng vải mềm để lau hơi ẩm từ bên trong ống kính đèn pha. Trường hợp không thể tiếp cận bên trong cụm đèn pha có thể bỏ qua bước này.

3. Thả một gói gel silic đioxit vào bên trong cụm ống kính. Hãy chắc chắn rằng lớp gel này không tiếp xúc với bóng đèn.

4. Lắp lại đèn pha ôtô.