Đội ngũ sáng tác văn học hiện đại

[HNMCT] - 10 năm qua, văn học Thủ đô có bước chuyển mình mạnh mẽ cả về số lượng tác phẩm cũng như lực lượng sáng tác về mảng đề tài Hà Nội. Hànộimới Cuối tuần đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Trần Quang Quý, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà văn Hà Nội để nhìn lại chặng đường sáng tác vừa qua và tìm kiếm những giải pháp cụ thể nhằm phát huy cao độ tiềm lực sáng tạo của đội ngũ nhà văn viết về Hà Nội.

- Có thể nói, hiếm có thành phố nào mà mỗi ngôi nhà, góc phố, hàng cây, nết ăn, nết mặc... đều có thể là nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nhà văn, nhà thơ như Hà Nội. Ông thấy thế nào về nhận định này?

- Nhận định đó hoàn toàn đúng. Hà Nội là thành phố luôn hấp dẫn, lôi cuốn không chỉ với các nhà văn, nhà thơ Hà Nội mà còn luôn gợi nguồn cảm hứng cho những ai từng đặt chân đến đây. Vì trước tiên Thăng Long - Hà Nội là Thủ đô của cả nước, có chiều dài lịch sử và văn hóa ngàn năm. Văn hóa kết tinh đã trở thành đặc trưng trong nết người, trong lối sống, dần trở thành một biểu tượng tự hào về Hà Nội. Thêm vào đó, Hà Nội đẹp, một vẻ đẹp pha lẫn sự cổ kính và hiện đại, mỗi khung cảnh lại gắn với những huyền tích dễ khiến lòng người rung cảm, dù có thể chỉ là một ngõ phố, một hàng cây... Và đặc biệt, đây là nơi tập trung đông đảo đội ngũ sáng tác, tài năng văn chương nhất nước; tập trung nhiều trường đại học..., cung cấp nguồn lực trẻ cho sáng tạo văn học nghệ thuật.

- Vậy thế mạnh về đề tài có đi liền với sự hùng hậu về lực lượng sáng tác không, thưa ông?

- Như tôi đã nói, Hà Nội là nơi tập trung nhiều tài năng văn học nhất. Tuy nhiên, nếu xét theo khía cạnh “chuyên”, có nghĩa là những nhà văn, nhà thơ dốc toàn lực, dành toàn thời gian cho sáng tác thì ở nước ta, chứ không riêng Hà Nội, là không có, hoặc rất hiếm. Phần lớn các tác giả hiện nay là người hưởng lương công chức, hoặc làm những nghề khác nhau - ngoài văn học - để sống. Những người còn viết về Hà Nội là những người rất yêu, rất có trách nhiệm với Hà Nội, nhưng cũng không thể dốc toàn bộ năng lượng cho thứ mình yêu. Thế nên có thể gọi họ hầu hết là nhà văn “không chuyên”.

- Như vậy thì việc đông nhưng “không chuyên” sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tác phẩm và mong mỏi sáng tạo của chính nhà văn, thưa ông? 

- Xét về chất lượng tác phẩm, thực tế hiện nay là “bài hay xen lẫn lắm bài vừa”. Trong tọa đàm về văn nghệ Thủ đô 10 năm sau Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tôi cũng đã nói lực lượng sáng tác văn học về Hà Nội đông nhưng chưa mạnh. Đó là hiện trạng chung của văn giới cả nước hiện nay. Hội Nhà văn Hà Nội hiện có hơn 600 hội viên, đa số là nhà văn cao tuổi, độ tuổi trung bình là 68,4 nên không còn nhiều năng lượng sáng tạo, không còn cái tươi mới của văn. Đội ngũ tác giả trẻ kế tiếp có sự hụt hẫng, không nhiều tác giả còn đam mê sáng tác, dấn thân cho nghiệp văn bởi nhiều lý do: Văn hóa đọc chịu sự cạnh tranh của nhiều loại hình truyền thông, giải trí; đời sống quá khó khăn buộc họ phải lựa chọn con đường lập thân, lập nghiệp khác dù trong họ có nhiều tiềm năng sáng tác...

Còn về số lượng tác phẩm, cả văn xuôi và thơ được xuất bản hằng năm vẫn cứ “đông”, nhất là thơ. Nhưng nhiều đấy mà thiếu độ đậm đà, vẫn loanh quanh đề tài cũ...

Một nền văn học phát triển không thể không trông cậy vào lớp trẻ. Nhưng không ít người trẻ hiện nay sống vội vàng, hời hợt, thiếu chất đời, vơi nhựa sống... nên tác phẩm văn xuôi nhiều nhưng còn nhạt. Thơ cũng vậy, bên cạnh những tác giả sáng giá cũng có những cây bút trẻ mải mê tìm ý, lập ý, học theo các trường phái, có thể có những ý lạ... nhưng là những “xác chữ”, thiếu cảm xúc.

- Trong bối cảnh như vậy, có thể khái quát những xu hướng sáng tác văn học về Hà Nội trong những năm gần đây không, thưa ông?

- Những chia sẻ trên của tôi cũng đã phần nào nói về xu hướng sáng tác về Hà Nội. Tôi chỉ nhắc thêm, về văn xuôi, vẫn có những tiểu thuyết, truyện dài được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội trong 10 năm qua, với những trăn trở về đời sống người Hà Nội đương đại, như: 6 ngày, tiểu thuyết của Tô Hải Vân; Dằng dặc triền sông mưa, truyện dài của Đỗ Phấn; Thị dân tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà. Nhiều tác giả văn xuôi chuyển hướng viết tản văn về Hà Nội như Đỗ Phấn, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Trương Quý... Cả ba nhà văn có mảng tản văn về Hà Nội khá phong phú, lý thú... nhưng chủ yếu vẫn phảng phất “nét xưa”... Hình tượng người Hà Nội thời nay là thế nào, đó vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.

Thơ về Hà Nội, ngoài những nhà thơ gạo cội thế hệ trước như Bằng Việt, Vũ Quần Phương, Phan Thị Thanh Nhàn, Hoàng Nhuận Cầm..., vẫn trông đợi nhiều ở lứa nhà thơ đã nhiều trải nghiệm, có thành tựu, có dấu ấn, từ thế hệ từ 5x đến 8x: Nguyễn Quang Thiều, Trần Quang Quý, Nguyễn Việt Chiến, Đặng Huy Giang, Bùi Kim Anh, Hoàng Việt Hằng, Nguyễn Thị Mai, Hữu Việt, Trần Kim Hoa, Hoàng Xuân Tuyền, Vi Thùy Linh, Nguyễn Quang Hưng, Đặng Thiên Sơn, Lữ Mai... Thơ, một mặt vẫn viết về nét văn hóa xưa, thiên nhiên và con người Hà Nội hiện tại, gửi gắm cảm xúc tình yêu về đất và người. Nhưng phần lớn viết về cuộc sống đời thường nhiều góc cạnh, khai thác triệt để cái tôi bản thể, đời sống nội tâm con người..., đặc biệt là ở các nhà thơ trẻ.

Sự đổi mới với đa giọng điệu, có giọng điệu truyền thống nhưng làm mới ở hàm lượng nội dung; có tác giả hiện đại trên cơ sở truyền thống; có tác giả quyết liệt hiện đại, cả với hậu hiện đại, tân hình thức. Tuy nhiên, xét về thành tựu ở khía cạnh giải thưởng văn học trong 10 năm qua thì về cơ bản vẫn là những tài năng đã được khẳng định, ít có gương mặt mới, gương mặt trẻ.

- Với những thế mạnh về đề tài, lực lượng sáng tác, theo ông, chúng ta cần làm gì để văn học về Hà Nội có được những mùa vàng về đội ngũ sáng tạo và tác phẩm?

- Ở tầm vĩ mô, Đảng ta đã xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển. Nét đẹp văn hóa của người Hà Nội là nhờ cả quá trình dài bồi đắp mà thành. Vì vậy, ta hiểu vì sao nhiều nhà văn, nhà thơ vẫn chọn đề tài xưa, nét đẹp tâm hồn xưa Hà Nội và văn học rất cần cho việc xây dựng lối sống và hình ảnh văn hóa Thủ đô.

Về công việc cụ thể, hằng tháng Hội Nhà văn Hà Nội vẫn tổ chức những buổi sinh hoạt, giao lưu, tọa đàm văn học hoặc mời các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực nói chuyện, cung cấp thông tin, bổ sung tri thức và những vấn đề liên quan đến sáng tác cho các nhà văn.

Cùng với việc chăm lo cho lực lượng sáng tác trẻ, trong 10 năm qua Hội Nhà văn Hà Nội đã 2 lần tổ chức Hội nghị Những người viết văn trẻ [năm 2015 và năm 2019] và thành lập Câu lạc bộ Văn học trẻ trong năm 2019 nhằm tập hợp lực lượng, bồi dưỡng và khơi gợi năng lực sáng tác của những tác giả trẻ, chủ yếu là các cây bút thế hệ 8x, 9x... Đây là nguồn lực quan trọng tiếp tục bổ sung cho Hội Nhà văn Hà Nội và lực lượng sáng tác văn học Thủ đô. Vì thế, họ rất cần những cơ chế khuyến khích như tạo điều kiện để các nhà văn tham gia nhiều hoạt động của Thành phố; có chính sách đầu tư chiều sâu, đặt hàng tác phẩm trong các thời kỳ; nâng cao giá trị các giải thưởng đủ thu hút nhà văn tham gia các cuộc thi văn học Thủ đô như Hải Phòng và một số tỉnh đã làm... Tất cả nhằm xây dựng một lực lượng sáng tác đông nhưng phải mạnh, khích lệ các nhà văn trẻ đang căng tràn bút lực không ngừng gắn bó với Hà Nội, sáng tác được nhiều tác phẩm mới mẻ, xuất sắc về cuộc sống và con người Hà Nội trong sự nghiệp xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, đậm đà bản sắc.

- Trân trọng cảm ơn ông!

I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam

Văn học Việt Nam được hợp thành từ hai bộ phận văn học có liên quan mật thiết với nhau gồm văn học dân gian và văn học viết.

1. Văn học dân gian.

- Văn học dân gian là sáng tác mang tính tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động.

- Các thể loại chính gồm thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, truyện thơ... và các loại hình diễn xướng như chèo, tuồng, dân ca.

- Các đặc trưng cơ bản: Tính tập thể, tính truyền miệng và gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

2. Văn học viết.

- Văn học viết là những sáng tác của giới trí thức, được lưu giữ bằng chữ viết. Là những sáng tạo của cá nhân nên mang dấu ấn của từng tác giả.

a]. Chữ viết:

- Văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.

- Chữ Hán là văn tự của người Hán song được đọc theo cách riêng của người Việt, gọi là cách đọc Hán Việt. Chữ Nôm là chữ viết cổ của ngưòi Việt, dựa trên chữ Hán đặt ra. Chữ Quốc ngữ là thứ chữ sử dụng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt.

b]. Hệ thống thể loại:

-  Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: Trong văn học chữ Hán có ba nhóm thể loại chủ yếu gồm: Văn xuôi [truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi...]; thơ [thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc...]; văn biền ngẫu là hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi, được dùng nhiều trong phú, cáo, văn tế…

- Văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay: Các loại hình và loại thể văn học chủ yếu có ranh giới rõ ràng. Loại hình tự sự có tiểu thuyết, truyện ngắn kí [bút kí, tùy bút, phóng sự]. Loại hình trữ tình có thơ trữ tình, trường ca. Loại hình kịch có kịch nói, kịch thơ.

II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam

- Văn học Việt Nam gắn chặt với lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước và phát triển qua ba thời kì lớn:

+ Văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX [văn học trung đại].

+ Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.

+ Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.

- Thời kỳ văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay cùng nằm trong một xu hướng phát triển chung của quá trình hiện đại hóa văn học được gọi chung là văn học hiện đại.

1. Văn học trung đại.

- Văn học viết bằng chữ Hán đã xuất hiện từ thời Bắc thuộc, song phải đến thế kỉ thứ X, khi dân tộc ta giành được chủ quyền từ các thế lực đô hộ phương Bắc mới chính thức trở thành một dòng văn học. Dòng văn học này chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa, văn học Trung Quốc, mang tư tưởng Nho, Phật, Lão, có các hình thức thể loại gần giống với văn học Trung Quốc, trong đó đặc biệt phát triển là thơ Đường Luật.

- Những tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô Đại cáo [Nguyễn Trãi], Truyền kì mạn lục [Nguyễn Dữ], Hoàng Lê nhất thống chí [Ngô gia văn phái], Chinh phụ ngâm [Đặng Trần Côn], Thượng kinh kí sự [Lê Hữu Trác].

- Văn học viết bằng chữ Nôm bắt đầu phát triển từ thế kỉ XV và đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Văn học chữ Nôm là bằng chứng của ý chí xây dựng nền văn hiến độc lập của dân tộc Việt Nam.

- Những tác phẩm tiêu biểu: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập, Sơ kính tân trang, Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Xuân Hương thi tập, Tống Trân – Cúc Hoa, thơ Bà Huyện Thanh Quan, các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu...

2. Văn học hiện đại [văn học từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX].

- Văn học Việt Nam hiện đại chủ yếu được viết bằng chữ Quốc Ngữ, do kế thừa tinh hoa truyền thống và tiếp thu những nền văn học lớn trên thế giới để hiện đại hóa nên có một số điểm khác biệt lớn so với văn học trung đại:

+ Về tác giả: Xuất hiện đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ làm nghề nghiệp.

+ Về đời sống văn học: Nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đến đời sống nhanh hơn, mối quan hệ với độc giả vì thế mật thiết hơn, đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn.

+ Về thể loại: Một vài thể loại của văn học trung đại vẫn tồn tại nhưng không còn giữ vai trò chủ đạo, các thể loại thơ mới, tiểu thuyết, kịch…dần thay thế hệ thống thể loại cũ.

+ Về thi pháp: Lối viết sùng cổ, ước lệ, phi ngã của văn học trung đại dần dần bị thay thế bởi lối viết hiện thực, đề cao cá tính nhân đạo, đề cao "cái tôi" cá nhân được khẳng định.

- Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945:

+ Là giai đoạn tiếp thu nhiều thành tựu văn hóa của nhân loại.

+ Văn học giai đoạn này có nhiều cách tân, văn học hiện thực ghi lại không khí ngột ngạt của xã hội thực dân nửa phong kiến, dự báo cuộc cách mạng xã hội sắp diễn ra; văn học lãng mạn khám phá, đề cao cái tôi cá nhân, đấu tranh cho hạnh phúc và quyền sống cá nhân.

- Sau Cách mạng tháng Tám, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa đi sâu phản ánh sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây dựng cuộc sống mới..

- Sau năm 1986, văn học hiện đại Việt Nam đã phản ánh một cách sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phản ánh được tâm tư, tình cảm của con ngưòi Việt Nam trước những vấn đề mới mẻ của thời đại.

- Thành tựu nổi bật của văn học thế kỉ XX thuộc về văn học yêu nước và cách mạng, gắn liền với công cuộc giải phóng dân tộc.

- Những thể loại nổi bật gồm: Thơ mới, tiểu thuyết, văn xuôi, truyện ngắn, bút kí…

III. Con người Việt Nam qua văn học

Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm về chính trị, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam qua nhiều thời kì trong nhiều mối quan hệ đa dạng.

1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên:

- Trong văn học dân gian [ca dao, dân ca] chứa đựng nhiều hình ảnh tươi đẹp và đáng yêu của thiên nhiên.

- Trong thơ ca trung đại, hình tượng thiên nhiên gắn với lí tưởng, đạo đức, thẩm mĩ.

- Trong văn học hiện đại, hình tượng thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống…

2. Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc:

- Lịch sử dân tộc Việt Nam phải trải qua nhiều lần đấu tranh để bảo vệ nền độc lập và phản ánh sự nghiệp bảo vệ độc lập ấy là dòng văn học yêu nước phong phú mang giá trị nhân văn sâu sắc.

+ Tinh thần yêu nước trong văn học dân gian thể hiện qua tình yêu làng xóm, quê hương, căm ghét các thế lực xâm lược giày xéo quê hương.

+ Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại thể hiện qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời.

+ Chủ nghĩa yêu nước trong văn học cách mạng gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai cấp và lí tưởng xã hội chủ nghĩa.

- Lòng yêu nước trong văn học Việt Nam thể hiện qua tình yêu quê hương, niềm tự hào về truyền thống văn hóa dân tộc, lịch sử dựng nước và giữ nước; tinh thần hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.

3. Con người Việt Nam trong quan hệ với xã hội:

- Nhiều tác phẩm văn học thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp.

- Trong xã hội phong kiến và thực dân, các nhà văn đã tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ cảm thông với người dân bị áp bức.

- Nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội là truyền thống của văn học Việt Nam. Nhân vật trong các tác phẩm văn học không chỉ là nạn nhân của áp bức, bất công mà còn đấu tranh cho tự do, hạnh phúc.

- Từ sau năm 1975, văn học đi sâu phản ánh công cuộc xây dựng cuộc sống mới tuy còn khó khăn, gian khổ nhưng đầy niềm tin vào tương lai.

4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân:

- Trong hoàn cảnh đấu tranh chống ngoại xâm, con người Việt Nam thường đề cao ý thức cộng đồng, ý thức xã hội, trách nhiệm công dân…

- Trong những hoàn cảnh khác, các nhà văn, nhà thơ thường đề cao quyền sống cá nhân, quyền được hưởng hạnh phúc và tình yêu.

- Xu hướng chung của văn học dân tộc là xây dựng đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như nhân ái, thủy chung, tình nghĩa, vị tha, đức hi sinh vì chính nghĩa. 

Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ Đề