Dùng hóa chất để ủ chín trái cây độc hại
Trong thời gian qua, hình ảnh nhiều loại nông sản được nhúng vào nước được cho là hoá chất và chữ 'nhúng' đã trở thành nỗi ám ảnh đối với người tiêu dùng. Theo tìm hiểu của các cơ quan báo chí và nhà khoa học trong nước, hóa chất thúc trái cây mau chín mà chủ vườn và thương lái hay sử dụng là ethephon, hay còn gọi bằng tên thương mại là ethrel. Ethephon có danh pháp khoa học là 2-chloroethylphosphonic acid (C2H 6ClO3P), được phát hiện vào năm 1965 và đăng ký sử dụng đầu tiên tại Mỹ vào năm 1973. Đây là chất điều hòa tăng trưởng thực vật được sử dụng rộng rãi trên bông, lúa mì, cà phê, dứa, nho, táo và nhiều loại trái cây khác. Ngâm chuối trong nước pha hóa chất để thúc chín (Ảnh minh họa). Ethephon đã làm gì để quả chín?Thông thường, các loại trái cây như chuối, táo, lê, mít... muốn chín cần phải có một chất: ethylene - chất được xem như hormone 'lão hóa' ở thực vật. Ethylene sẽ chịu trách nhiệm cho sự 'thay da đổi thịt' ở hoa quả khi chín: làm quả mềm ra, đổi màu... Ethephon hoạt động dựa trên chính cơ chế này. Sau khi thấm vào trái cây, ethephon sẽ bị phân giải thành ethylene, qua đó thúc đẩy quá trình chín nhanh ở trái cây. Càng nhiều ethylene được tạo thành thì trái cây càng mau chín. Ethephon có gây hại gì không?Nghe đến việc ăn một thực phẩm được ngâm hóa chất chắc nhiều người không khỏi chùn tay. Liệu những hóa chất này có gây độc cho cơ thể không? Thậm chí, có ý kiến cho rằng nó có thể gây ung thư nữa. Tuy nhiên, theo khẳng định giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Quang Thạch, Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện Sinh học Nông nghiệp, từ lâu các nước trên thế giới đã sử dụng rộng rãi Ethephon trong ngành trồng trọt cả trong và sau thu hoạch để kích thích sự chín đều và đồng loạt của các loại quả, tạo điều kiện cho công nghệ sau thu hoạch. Cách đây 20 năm, Nhà nước cũng đã cho tiến hành dự án 'Chuyển giao sản xuất thử nghiệm và ứng dụng chế phẩm Ethephon từ Cộng hòa Liên bang Nga vào Việt Nam'. Tiến sỹ khoa học Trần Hạnh Phúc, Viện sinh học nhiệt đới, chủ nhiệm dự án cấp Nhà nước 'Sản xuất thử nghiệm Ethephon' cũng khẳng định, tất cả những sản phẩm trái vụ, dài vụ hiện nay đều do Ethephon mang lại. Kết quả xuất khẩu các loại trái cây như xoài, mít... cũng là nhờ có Ethephon. Ethephon cũng được sử dụng trong ngành chế biến của tất cả các nước và đã mang lại giá trị lớn cho nền công nghiệp hàng hóa. Nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Ý, Chile, Australia,... đã cấp phép sử dụng ethephon như chất làm chín trái cây hợp pháp trong nông nghiệp. Tất cả những sản phẩm trái vụ, dài vụ hiện nay đều do Ethephon mang lại. Việc phát triển nông nghiệp hiện đại không thể thiếu những ứng dụng của công nghệ sinh học. Trong ngành chế biến nông sản, không ai có thể chờ từng trái cây chín rồi mới đưa vào sản xuất, nhất là các loại trái rất khó chín đều như mít, sầu riêng, chuối. Lượng chất sử dụng trên thực vật sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành các sản phẩm không độc là phosphate, ethylene, và clorua, hoặc bay hơi hết trong quá trình vận chuyển trái cây. Tiến sỹ Nguyễn Đăng Nghĩa, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp nhiệt đới cũng khẳng định, Ethephon không gây độc hại nếu sử dụng đúng liều lượng, đúng giai đoạn, sử dụng sản phẩm có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Theo đó, không nên dùng Ethephon ép chín trái cây quá nhanh. Cụ thể, thay vì ép chín trong 1 ngày, nông dân nên sử dụng liều lượng cho quá trình chín trong 3-4 ngày. Đồng thời, chế phẩm này cũng có thể loại bỏ dễ dàng bằng cách rửa sạch, nên người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm. Theo tiến sỹ Nguyễn Văn Phong, Viện cây ăn quả miền Nam, nguyên nhân chất Ethephon bị hiểu sai là do hóa chất trôi nổi nhập lậu từ Trung Quốc với nhãn mác tự dán cũng ghi chất thúc chín trái cây. Mặt khác, một số doanh nghiệp kinh doanh không lành mạnh, không ghi đúng chức năng phù hợp của chất Ethephon, họ trộn với nhiều loại hóa chất khác quảng cáo có thể dùng trong nhiều mục đích từ phân bón, đển giấm chín trái cây... với mục đích chỉ để bán được sản phẩm của mình. Do đó, tiến sỹ Nguyễn Văn Phong đề nghị cơ quan chức năng cần quản lý chặt các sản phẩm cho chứa chất Ethephon trong các hóa chất sinh học dùng trong nông nghiệp. Hoa quả là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho sức khỏe, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên bổ sung mỗi ngày. Tuy nhiên, nhiều người bán hàng đã sử dụng hóa chất để thúc hoa quả mau chín nhằm tăng lợi nhuận. THCL Hoa quả là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho sức khỏe, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên bổ sung mỗi ngày. Tuy nhiên, nhiều người bán hàng đã sử dụng hóa chất để thúc hoa quả mau chín nhằm tăng lợi nhuận. Người tiêu dùng nên thận trọng khi sử dụng hoa quả ngâm hóa chất “Thuốc thần” của các loại hoa quả Theo tìm hiểu, thực tế trên thị trường, không chỉ có Ethephon mà có khá nhiều hóa chất xử lý hoa quả chín có nguồn gốc Trung Quốc hoặc một số hãng của nước ngoài trôi nổi, khó kiểm soát. Các thuốc lấy tên khác nhau như “hoa quả thúc chín tố” (Trung Quốc), “trái chín” (Việt Nam)… Tại một số địa phương, nông dân vẫn dùng đất đèn ủ chín hoa quả, nhiều người dân còn sử dụng hóa chất, các thuốc bảo vệ thực vật để chống côn trùng, vi khuẩn, nấm mốc giữ hoa quả lâu hư, có thể giữ nhiều tháng, thậm chí cả năm. Vậy việc sử dụng những hóa chất nhằm kích thích trái cây nhanh chín này có độc hại không, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng như thế nào? Tại sao lại sử dụng những thứ hóa chất này trong việc kích thích, bảo quản hoa quả?... Theo một số người dân tại vựa đu đủ, xã Tiền Phong (Ân Thi, Hưng Yên), việc xử lý hoa quả sau thu hoạch bằng hóa chất nhằm tạo sản phẩm có độ chín đồng đều cao, chín đồng loạt, mẫu mã hàng hóa bóng đẹp, bắt mắt người tiêu dùng, có số lượng trái chín lớn đáp ứng trong kinh doanh. Hoa quả qua xử lý bảo quản được lâu hơn, bảo đảm được chất lượng, giảm tỷ lệ hao hụt, đặc biệt có thể điều tiết sản phẩm trên thị trường để có được giá bán tốt hơn. Tác dụng của những loại hóa chất kích thích này thì đã nhìn thấy rõ, nhưng khi sử dụng những hoa quả có thuốc kích thích nhanh chín - sẽ có hại tới sức khỏe người tiêu dùng như thế nào. Tác hại khi sử dụng thuốc thúc chín hoa quả Bộ NN&PTNT, hiện tại, các loại thuốc thúc chín hoa quả vẫn chưa có trong danh mục thuốc được phép sử dụng của Bộ nên có thể nói việc sử dụng các loại thuốc thúc chín hoa quả như đu đủ, mít, xoài… là bất hợp pháp. Trước đó, theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT), thuốc ép chín xuất hiện trên thị trường được nông dân trồng hoa quả hay sử dụng để thúc chín (còn gọi là thúc tố), có thành phần chủ yếu là chất ethephon, tinh thể màu trắng, rắn, tỷ lệ hòa tan rất tốt. Phần lớn các sản phẩm bán trên thị trường hiện nay là các ống thuốc rất bé bằng ngón tay út đựng hóa chất này. Đây là chất không gây ung thư, được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào nhóm D.Hoạt chất ethephon, có tên thương mại là Ethrel nhưng đây cũng không phải là tên chính thức. Khi gặp nước, ethephon chuyển thành etylen – một hoocmon thực vật giữ vai trò chính trong quá trình chín và quá trình già hóa của cây trồng và nông sản nên khi phun vào cây, quả, ethephon xâm nhập vào tế bào, bị nước có trong tế bào phân hủy thành etylen. Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, Ethrel không phải là một chất “cực độc” hay “cực nguy hiểm”, nhưng lại có những độc tính nhất định. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy liều gây chết dùng qua đường ăn uống là LD50 > 2.000mg/kg. Nghĩa là, với liều lượng ethrel 2.000 mg/kg, có thể tiêu diệt 50% các loài động vật thử nghiệm trong một thời gian nhất định (thường là 4 giờ). Ethrel có hại đối với da và mắt, rất dễ kích ứng làm đỏ mắt, xót mắt, ăn mòn da, gây sưng, đỏ da. GS. TS. Nguyễn Quang Thạch, Khoa Công nghệ sinh học (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) cho biết: “Hiện nay, thông tin về loại hóa chất tồn tại ở thể lỏng, được người nông dân sử dụng để kích chín cho hoa quả vẫn rất mù mờ. Hãng nào sản xuất; có thật sự tinh khiết không? Những tạp chất gây độc hại khác nếu có là gì và khuyến cáo thời gian, liều lượng sử dụng như thế nào? Thời gian từ khi dấm đến khi người tiêu dùng sử dụng bao nhiêu lâu thì an toàn?"… |