Hiện tượng tiêu xương hàm là gì năm 2024

Tiêu xương hàm là hệ quả xảy ra do để mất răng trong một khoảng thời gian dài, gây nên những ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ trên khuôn mặt. Nếu không được can thiệp điều trị sớm, bệnh tiêu xương hàm sẽ khiến hàm răng trở nên yếu hơn và cản trở quá trình phục hình răng sau này. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm là gì? Làm thế nào để ngăn ngừa tiêu xương hàm? Trung tâm Răng Hàm Mặt sẽ giúp giải đáp những thắc mắc của bạn về vấn đề này trong bài viết sau đây.

Hiện tượng tiêu xương hàm là gì năm 2024

1. Tiêu xương hàm là gì?

Xương hàm có hai cấu trúc chính gồm xương hàm trên và xương hàm dưới. Trong đó, xương hàm trên là khối xương chính ở vùng mặt, có vai trò tiếp khớp với các xương lân cận tạo thành ổ mắt, ổ mũi, vòm miệng. Xương hàm dưới là xương thấp nhất, mạnh nhất và lớn nhất hệ xương mặt, vai trò chính của xương hàm dưới là giữ cho các răng dưới ổn định, hỗ trợ hoạt động mở miệng và ăn nhai.

Tiêu xương hàm còn được gọi là bệnh tiêu xương ổ răng, là một trong những hệ quả nghiêm trọng khi để tình trạng mất răng xảy ra trong một thời gian dài. Biểu hiện thường thấy khi tiêu xương hàm đó là nướu bị teo lại, gương mặt lão hóa, chảy xệ, chức năng của các khớp cắn suy giảm,…

Do phần xương ổ răng có cấu tạo chính là muối khoáng sinh học, độ cứng chắc không cao. Khi không còn răng, những vi khuẩn hay yếu tố gây hại bên ngoài có thể dễ dàng tác động và xâm nhập vào bên trong, khiến xương tiêu dần và dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng như:

Suy giảm chức năng ăn nhai

Tình trạng tiêu xương hàm khiến các răng xung quanh yếu đi, gây xô lệch, quai hàm dần trũng xuống dẫn đến sai lệch khớp cắn giữa hai hàm, cơ hàm không có đủ lực để nghiền nát thức ăn. Vấn đề này làm suy giảm chức năng ăn nhai của người bệnh và còn ảnh hưởng đến cả hệ tiêu hóa.

Gây tụt nướu

Khi tình trạng tiêu xương hàm xảy ra, thành xương sẽ không còn đủ khả năng nâng đỡ nướu, bờ nướu sẽ dần tụt thấp để lộ ra phần chân răng. Lúc này, các vi khuẩn bên ngoài có thể dễ dàng xâm nhập, tấn công vào vùng chân răng, gây nên các bệnh lý về răng miệng và làm mất đi tính thẩm mỹ tại vị trí răng mất.

Hiện tượng tiêu xương hàm là gì năm 2024

Răng dễ bị lung lay

Các răng xung quanh khi mất đi chỗ dựa sẽ dần xô lệch vào khoảng trống của răng đã mất, lúc này răng sẽ rất dễ bị lung lay và làm lệch khớp cắn, trong trường hợp cần thiết có thể buộc phải tiến hành nhổ bỏ.

Ảnh hưởng đến khuôn mặt

Hiện tượng tiêu xương hàm là gì năm 2024

Xương hàm do thiếu đi lực nhai của răng nên không còn được kích thích phát triển, tình trạng tiêu xương xảy ra. Theo thời gian vùng nướu sẽ dần teo lại, má hóp vào, da mặt chảy xệ và khuôn mặt lão hóa sớm.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm

Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm có thể kể đến như:

Do mất răng

Là nguyên nhân thường gặp nhất, xương hàm không còn lực kích thích từ răng trong quá trình ăn nhai sẽ dần tiêu biến, sau đó tạo khoảng trống trên cung hàm. Theo thời gian, xương hàm ở các vị trí kế cận mọc xô lệch, đổ về phía khoảng trống đó khiến mật độ xương hàm trở nên thưa và xốp hơn trước.

Do viêm nha chu

Viêm nha chu nếu không được can thiệp điều trị sớm sẽ dẫn đến các tình trạng: sưng, tụt nướu, chảy máu chân răng,… Lâu dần phần nướu không còn bám chắc vào chân răng, dẫn đến hệ quả mất răng và làm tiêu xương hàm.

Do mang hàm giả tháo lắp, làm cầu răng sứ

Hiện tượng tiêu xương hàm là gì năm 2024

Sau khi mất răng, một số người lựa chọn phương pháp phục hình răng như mang hàm giả tháo lắp, làm cầu răng sứ. Tuy nhiên, hai phương pháp này không thay thế được hoàn toàn phần chân răng đã mất. Nếu không được theo dõi sát sao, phần xương hàm có thể tiêu đi và gây nên những hệ quả như đã nêu trên.

3. Cách phòng ngừa tình trạng tiêu xương hàm

Trong 5 năm đầu tiên kể từ khi mất răng, tình trạng tiêu xương hàm diễn ra đến khoảng 75% và làm thay đổi rõ rệt cấu trúc khuôn mặt và xương hàm. Chính vì vậy, nếu để mất răng, bạn cần có biện pháp phòng ngừa hợp lý để ngăn chặn tối đa những ảnh hưởng xấu có thể gặp phải, đặc biệt là với tình trạng tiêu xương hàm.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng – Phòng ngừa nguy cơ mất răng sớm

Để ngăn ngừa quá trình rụng răng (mất răng) sớm, bạn nên thực hiện những điều sau theo lời khuyên từ Bác sĩ nha khoa:

  • Tạo thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi dậy và tối trước khi ngủ, đặc biệt là sau khi ăn.
  • Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn.
  • Lựa chọn kem đánh răng có chứa flo tương thích tốt với răng, lợi.
  • Lựa chọn bàn chải đánh răng có lông mềm, đánh sâu vào cả những kẽ răng mà không làm tổn thương đến lợi.
  • Hạn chế hút thuốc lá và uống rượu bia.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, uống các loại nước giải khát có đường, đặc biệt trước khi đi ngủ.
  • Gặp Bác sĩ nha khoa định kỳ 6 tháng/lần và lấy cao răng.

Trồng răng Implant – Phương pháp khắc phục tiêu xương hàm hiệu quả

Hiện tượng tiêu xương hàm là gì năm 2024

Hiện nay, có 3 phương pháp thường được sử dụng để phục hình răng đã mất là làm cầu răng sứ, đeo hàm giả tháo lắp, trồng răng Implant. Trong đó, biện pháp hiệu quả nhất giúp phòng tránh hiện tượng tiêu xương hàm diễn ra đó là kĩ thuật cấy ghép Implant ngay sau khi vừa mất răng.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách cắm một trụ Implant có tác dụng thay thế chân răng vào trong xương hàm, sau đó thông qua một khớp nối Abutment để nâng đỡ thân răng giả bên trên trên. Bằng cách này, răng tiếp tục thực hiện chức năng ăn nhai bình thường và hạn chế tối đa quá trình tiêu xương do mất răng.

Ngoài ra, trồng răng Implant còn mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Khôi phục răng đã mất một cách toàn diện từ chân răng đến mặt nhai, kể cả các rãnh mờ trên thân răng.
  • Hạn chế tối đa sự xâm lấn, không cần phải tách nướu khi ghép răng.
  • Trụ răng vững chắc, đảm bảo chức năng ăn nhai như răng thật, tuổi thọ lâu dài.

Nhược điểm duy nhất của phương pháp trồng răng Implant đó là về mặt chi phí, so với 2 phương pháp đeo hàm giả tháo lắp và bọc cầu răng sứ thì trồng răng Implant có chi phí cao hơn. Thế nhưng biện pháp này chỉ cần thực hiện 1 lần duy nhất cùng hàng loạt ưu điểm nổi bật khác. Chính bởi vậy, trồng răng Implant vẫn là phương pháp phục hình răng đã mất được ưu tiên lựa chọn hiện nay.

Làm sao để biết mình bị tiêu xương răng?

Xương vùng mất răng bị thu hẹp về kích thước hoặc chiều cao..

Xoang hàm hạ thấp ở vùng mất răng..

Nướu sưng đỏ, chảy máu chân răng..

Tụt lợi hoặc nhận thấy răng dần trở nên dài..

Răng lung lay, đau khi nhai..

Tiêu xương hàm trong bao lâu?

Do đó, khi mất răng, lực nhai không còn thì xương hàm sẽ mất đi kích thích để duy trì sự ổn định. Thông thường, sau khi bị mất răng khoảng 3 tháng, mật độ xương hàm sẽ suy giảm từ từ. Trong khoảng 12 tháng đầu tiên, 25% xương hàm ở vị trí răng mất sẽ tiêu biến. Sau khoảng 3 năm, xương hàm sẽ bị tiêu biến tới 45 – 60%.

Tiểu xương là gì?

Tiêu xương răng là gì? Tiêu xương ổ răng là tình trạng suy giảm mật độ, chiều cao, số lượng và thể tích của xương ổ răng và xung quanh chân răng. Xương ổ răng dễ bị tiêu hõm do xương ổ khá mềm, chỉ là tổ chức muối khoáng sinh học nên dễ bị tiêu khi vi khuẩn tấn công hoặc có khoảng rỗng.

Tiểu xương ngang là gì?

Tiêu xương hàm chiều ngang: Độ rộng của xương hàm ở nơi bị mất chân răng sẽ dần bị thu hẹp lại và vùng xương ở gần đó sẽ giãn ra rồi dần xâm lấn sang khoảng trống xương mới bị tiêu. Việc này sẽ khiến cho những răng kế cận bị xô lệch mất tính thẩm mỹ và khiến cho người bệnh mất đi sự tự tin khi giao tiếp.