Hình ảnh phê bình đánh giá facebook

"Em bé Napalm" là tên một bức ảnh nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam ghi lại cảnh người dân tháo chạy khỏi ngôi làng bị đánh bom, nằm trong cuộc tấn công bằng bom Napalm của Mỹ năm 1972 tại Trảng Bàng, Tây Ninh. Chi tiết nổi bật của bức ảnh là một bé gái vừa chạy vừa khóc trong đau đớn. Quần áo của cô bé bị thiêu cháy trong khi từng mảng da rộp lên vì bỏng.

Bức ảnh được ghi lại bởi phóng viên Nick Ut, 21 tuổi, bấy giờ đang là phóng viên chiến trường. Ông tới làng khi trận không kích đang diễn ra và chụp được những bức ảnh làm thay đổi cái nhìn của thế giới về chiến tranh ở Việt Nam. "Em bé Napalm" sau đó trở thành một bức hình nổi tiếng, và từng giành được giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer, khi phác họa một cách hoàn hảo sự khắc nghiệt của thời kỳ chiến tranh chống Mỹ tại Việt Nam.

Tuy nhiên vì một lý do nào đó, bức ảnh mang tính chất lịch sử này đã liên tục bị mạng xã hội Facebook liệt vào hạng mục ảnh khỏa thân, và bị gỡ bỏ rất nhiều lần.

Hình ảnh phê bình đánh giá facebook
Tờ báo Aftenposten đang vô cùng phẫn nộ đối với khâu kiểm duyệt hình ảnh của Facebook

Aftenposten, tờ báo lớn nhất của Na Uy đã vô cùng phẫn nộ khi nhận được một yêu cầu gỡ bỏ bức ảnh từ Facebook trong bài viết mà họ đã đăng tải mới đây. Ngay sau đó, Aftenposten đã gửi một bức thư tới ông chủ của Facebook là Mark Zuckerberg lên án quyết định kiểm duyệt bức ảnh "Em bé Napalm"

Bên cạnh đó, ông Espen Egil Hansen - Tổng biên tập của tờ báo Aftenposten cũng bày tỏ sự quan ngại trước việc mạng xã hội lớn nhất thế giới không phân biệt được giữa một bức ảnh mang tính chất sử thi và nội dung khiêu dâm trẻ em. Thay vì thực hiện sứ mệnh kết nối, ông cho rằng Facebook đã thất bại trong việc đưa mọi người xích lại gần nhau.

Hãng RT đưa tin nhiều người khác tại Na Uy đã vô cùng phẫn nộ khi cũng gặp phải trường hợp tương tự trong suốt thời gian qua.

Đầu tuần qua, biên tập viên Gunnar Stavrum của tờ báo Nettavisen khi đăng tải một bài viết phê bình về cách phản ứng của mạng xã hội Facebook, cùng các dẫn chứng được dẫn tới trang của mình. Thông tin trên cũng ngay lập tức bị Facebook xóa bỏ và tài khoản của Stavrum thậm chí bị cấm đăng nhập trong vòng 24 giờ.

Hiện Facebook vẫn chưa có bình luận nào liên quan đến vụ việc xóa bỏ bức ảnh "Em bé Napalm" khỏi mạng xã hội.

Một xã hội văn minh và muốn tiến bộ thì những người làm việc trong hệ thống hành chính công, trong các cơ quan quản lý Nhà nước phải biết lắng nghe những lời phàn nàn, góp ý, thậm chí là phê bình thẳng thắn từ các cá nhân, cộng đồng xã hội. Chỉ khi nghiêm túc nhìn thẳng vào sự thật, thực sự cầu thị, đổi mới, hoàn thiện bản thân, hệ thống, thể chế… mới mong có sự tiến bộ trong công tác quản lý và thực thi nhiệm vụ được giao./.