Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết tại nhà năm 2024

Người bệnh cần biết cách thử tiểu đường tại nhà nhằm theo dõi chỉ số đường huyết, kiểm soát tốt bệnh, phòng ngừa biến chứng có thể gây hại đến tính mạng.

Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết tại nhà năm 2024

Người bệnh tự theo dõi lượng đường trong máu góp phần rất quan trọng trong điều trị. Với cách kiểm tra đường huyết thường xuyên tại nhà, thông qua các chỉ số (đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn,…), người bệnh có thể thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống để duy trì lượng glucose ở mức ổn định. Nhờ việc ý thức sức khỏe, người bệnh đái tháo đường sẽ ngừa được các biến chứng ảnh hưởng đến các bộ phận như: mắt, tim, tổn thương thận, thần kinh, hôn mê đái tháo đường (một tình trạng cấp cứu với biến chứng nghiêm trọng, có khả năng đe dọa tính mạng ở người bệnh đái tháo đường type 1, 2).

Ai cần thử đường huyết tại nhà?

Đối với người bình thường, chỉ số đường huyết ở những thời điểm khác nhau sẽ khác nhau:

  • Chỉ số đường huyết khi đói < 140 mg/dL
  • Chỉ số đường huyết sau ăn (bất kỳ) < 180
  • Chỉ số đường huyết thấp (hạ đường huyết) < 70
  • Chỉ số đường huyết cao (tăng đường huyết) > 250 mg/dL

Trường hợp nằm trong nhóm đối tượng dưới đây, bạn cần kiểm tra thường xuyên việc đo đường huyết tại nhà:

  • Người đang dùng insulin
  • Phụ nữ có thai
  • Khó kiểm soát mức đường huyết
  • Người có mức đường huyết thấp, đặc biệt không có dấu hiệu cảnh báo
  • Có ceton do lượng đường trong máu cao

Tại sao nên thử tiểu đường tại nhà?

Nếu quản lý tốt cách đo đường huyết tại nhà, người bệnh không chỉ ngừa được các biến chứng đái tháo đường mà còn xử lý kịp các tình huống khẩn cấp do bệnh tiểu đường gây ra như hạ đường huyết, tăng đường huyết,…. (1)

Thói quen kiểm tra đường huyết kiểm soát bệnh tiểu đường còn giúp bạn nhận lại nhiều lợi ích khác:

  • Kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường đang ở mức độ nào.
  • Tập thể dục và thức ăn đã ảnh hưởng như thế nào đến lượng đường trong máu. Bạn có cần thay đổi món ăn hay duy trì chế độ ăn như cũ.
  • Những vấn đề như bệnh tật và căng thẳng ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào.
  • Thuốc tiểu đường hoạt động tốt như thế nào? Có cần phải báo bác sĩ thay đổi liều lượng thuốc?
  • Nắm được thời điểm lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp trong ngày.

Hướng dẫn cách thử tiểu đường tại nhà

Các bước kiểm tra tiểu đường bằng máy đo đường huyết

  • Rửa sạch và lau khô tay sau sát khuẩn. Nếu không, kết quả sẽ không chính xác.
  • Xem hạn sử dụng và mã code của que thử. Lắp kim lấy máu vào bút, thực hiện lấy máu. Lưu ý, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phải thực hiện ngay, tránh để lâu dễ bị oxy hóa.
  • Nhỏ một giọt máu lên que thử, đặt que vào máy đo và xem hiển thị lượng đường trong máu.
  • Ghi lại kết quả xét nghiệm để có thể chia sẻ với bác sĩ (nếu cần).
  • Dựa trên kết quả, người bệnh cũng có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục hoặc thuốc uống.
    Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết tại nhà năm 2024
    Thực hiện theo đúng các bước để kết quả chính xác.

Chỉ số đường huyết mao mạch của bệnh nhân tiểu đường so với người khỏe mạnh

Chỉ số đường huyết mao mạch bình thường ở từng nhóm người cụ thể như sau: (2)

Ở người khỏe mạnh

  • Trước khi ăn: < 5,5 mmol/L
  • Sau ăn 1-2 giờ (tính từ thời điểm bắt đầu ăn): <7,7 mmol/L

Ở phụ nữ có thai

  • Trước khi ăn: < 5,3 mmol/L
  • 1 giờ sau ăn: <= 7,8 mmol/L
  • 2 giờ sau ăn: <= 6,7 mmol/L

Ở người bệnh tiểu đường

  • Nhịn ăn sau 8 tiếng: > 7 mmol/L. Nếu chỉ số đường huyết ở những lần đo liên tục tiếp theo xuống dưới 6,1 mmol/L, người bệnh cần thăm khám bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường.
  • 2 giờ sau ăn: < 10 mmol/l.
  • Lúc đói: từ 6,1 – 7 mmol/L.

Người bệnh cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, vận động và nghỉ ngơi phù hợp nhằm cải thiện tình trạng; phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

Tần suất kiểm tra đường huyết tại nhà cho bệnh nhân tiểu đường

Căn cứ vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường sẽ khuyên nên thực hiện thử tiểu đường tại nhà với tần suất và thời gian tương ứng. Nếu người bệnh sử dụng insulin nhiều hơn một lần mỗi ngày hoặc sử dụng máy tiêm insulin, bác sĩ sẽ khuyên kiểm tra lượng đường trong máu ít nhất 3 lần mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn cần kiểm tra đường huyết tại nhà nếu thuộc một trong những đối tượng sau:

  • Bệnh tiểu đường loại 1: thử tiểu đường ít nhất 3 lần/ngày
  • Bệnh tiểu đường loại 2: kiểm tra trước khi ăn sáng, trưa, chiều và sau bữa ăn 1-2 giờ; trước khi đi ngủ hay nghi ngờ có hạ đường huyết.
  • Tiền tiểu đường hoặc nghi ngờ các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Đo đường huyết tại nhà có thể thay thế xét nghiệm tại bệnh viện không?

Thực hiện các cách thử tiểu đường tại nhà nhằm theo dõi lượng đường trong máu của người bệnh mỗi ngày. Tuy nhiên, việc làm này không thể thay thế những xét nghiệm tại bệnh viện.

Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết tại nhà năm 2024
Thạc sĩ, bác sĩ Quỳnh Trâm – Khoa Nội tiết Đái tháo đường BVĐK Tâm Anh TP HCM đang thăm khám cho người bệnh.

Do đó, người bệnh cần tuân theo lịch hẹn hay chỉ định xét nghiệm của bác sĩ. Điều này nhằm xác định hiệu quả kiểm soát bệnh tiểu đường của người bệnh. Hơn nữa, căn cứ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ cũng sẽ đưa lời khuyên về tần suất thực hiện xét nghiệm tại nhà và chỉ số đường huyết người bệnh cần đạt được.

Ngoài ra, nếu thấy bất kỳ những dấu hiệu tiểu đường nào dưới đây, người bệnh cũng nên đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm cần thiết:

  • Cảm thấy rất khát
  • Thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi
  • Cảm thấy rất đói, ngay cả khi vừa ăn xong
  • Mắt nhìn mờ
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Vết thương lâu lành

Những người có các yếu tố nguy cơ cao cũng nên cân nhắc việc kiểm tra bệnh tiểu đường ngay cả khi không xuất hiện các triệu chứng. Nhóm người này bao gồm:

  • Người thân mắc bệnh đái tháo đường.
  • Người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, nồng độ chất béo trung tính cao (xác định qua xét nghiệm máu).
  • Người thừa cân, béo phì, ăn nhiều chất tinh bột, đường, chất béo.
  • Phụ nữ có tiền sử mắc hội chứng buồng trứng đa nang hoặc tiểu đường thai kỳ. Nếu thuộc giới tính khác nhưng có tiền sử mắc phải các tình trạng sức khỏe này, cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh và nên đi xét nghiệm.
  • Người có tiền sử lượng đường trong máu bất thường hoặc có dấu hiệu kháng insulin.
  • Người thường rơi vào trạng thái căng thẳng, ít vận động…
  • Người thuộc chủng tộc hoặc dân tộc có nguy cơ cao, bao gồm: da đen (người Mỹ gốc Phi), Latino, người Mỹ bản xứ, Thái Bình Dương, người Mỹ gốc Á.

Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh là đơn vị thăm khám và điều trị các bệnh về Nội tiết – Đái tháo đường. Với đội ngũ chuyên gia và bác sĩ đầu ngành, giỏi nghề, giàu kinh nghiệm, lại được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại hàng đầu sẽ đem lại hiệu quả cao và giảm chi phí cho người bệnh.

Ngoài ra, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị những người trên 45 tuổi nên kiểm tra lượng đường trong máu bằng cách thử tiểu đường tại nhà thường xuyên. Điều này giúp thiết lập cơ sở cho lượng đường trong máu của bản thân và xác định khả năng phát triển bệnh (nếu có). Hiện nay, nhiều người bệnh cũng theo dõi đường huyết liên tục tại nhà bằng máy real time và flash cho thuận tiện.

Máy đo đường huyết sử dụng như thế nào?

Hướng dẫn cách sử dụng máy thử đường huyết.

Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, lau khô bằng khăn sạch. ... .

Gắn kim vào đầu lò xo của thiết bị đo, điều chỉnh mức chích thích hợp..

Bấm máu bằng kim bấm đo tại đầu ngón tay..

Đưa máy đo máu tại đầu của que thử, đảm bảo máy có đủ lượng máu..

Máy đo đường huyết không cần lấy máu giá bao nhiêu?

Giá máy đo đường huyết không cần lấy máu dao động trong khoảng từ 5.000.000 - 15.000.000 đồng tùy vào hãng sản xuất và dòng máy. Bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng bán thiết bị y tế, trên các trang thương mại điện tử,....

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?

Theo các tài liệu được công bố, đường huyết lúc đói (với người không ăn gì ít nhất 8 tiếng) sẽ được coi là nguy hiểm khi cao hơn 130 mg/dL ở người bệnh tiểu đường và vượt quá mức 100 mg/dL ở người không mắc bệnh.

Dụng cụ đo đường là gì?

Máy đo đường huyết là một thiết bị y khoa được sử dụng để đo độ đường (glucose) tồn tại trong máu. Hiện nay, máy đo đường huyết là thiết bị kiểm tra sức khỏe, đo chính xác độ đường trong máu. Máy đo đường huyết về bản chất chỉ là thiết bị hiển thị các thông số.