Khoảng bao nhiêu tuổi con gái có thể mang thai năm 2024

Tại VN, thực tế đang chứng kiến nhiều trẻ vị thành niên mang thai và thậm chí là sinh con ở tuổi 12-13.

VN: trẻ vị thành niên phá thai nhiều nhất Đông Nam Á300.000 ca/năm, tỉ lệ phá thai của VN cao nhất Đông Nam Á

Bác sĩ Mai Xuân Phương, phó vụ trưởng Vụ Truyền thông - giáo dục Tổng cục Dân số-KHHGĐ (Bộ Y tế), nói trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ:

Trên thế giới hiện nay hằng năm có khoảng 16 triệu em gái tuổi từ 15-19 sinh con. Cứ 10 trẻ vị thành niên thuộc nhóm này thì có 9 trẻ vị thành niên đã lập gia đình. Các biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong mẹ cho các em gái tuổi từ 15-19 ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Tỉ lệ thương tật và tử vong do nạo thai không an toàn ở trẻ em gái vị thành niên và nữ thanh niên trẻ cao. Ước tính năm 2008 số ca nạo thai không an toàn ở trẻ vị thành niên trong độ tuổi 15-19 tại các nước đang phát triển là khoảng 3 triệu ca.

Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình VN, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên. Mặc dù tỉ lệ nạo phá thai ở VN trong 10 năm trở lại đây giảm, nhưng tỉ lệ nạo phá thai ở trẻ vị thành niên, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng - chiếm hơn 20% các trường hợp nạo phá thai.

Cụ thể, theo báo cáo của Bệnh viện Phụ sản trung ương tại một cuộc hội thảo được tổ chức mới đây, thực trạng phá thai to ở trẻ vị thành niên chiếm tỉ lệ khá cao, hơn 10% trong tổng số ca phá thai. Các trường hợp phá thai to trên gặp nhiều nhất ở đối tượng học sinh, sinh viên. Còn theo báo cáo của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP.HCM năm 2012, cứ 100 trường hợp trẻ sinh ra sống có 73 trường hợp nạo phá thai, trong đó 2,4% là của trẻ vị thành niên. Điều đáng lưu ý, đây mới chỉ là thống kê từ các bệnh viện khu vực nhà nước, còn số liệu từ các bệnh viện tư, phòng khám tư thì không thống kê được

* Mang thai ở tuổi vị thành niên có để lại hệ lụy gì cho sức khỏe, thưa ông?

- Các nghiên cứu đã cho thấy trẻ em gái vị thành niên kết hôn sớm và làm mẹ khi còn nhỏ tuổi sẽ gặp nhiều khó khăn trong suốt cuộc đời của mình. Tai biến từ mang thai và sinh con ở tuổi vị thành niên tiếp tục là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em gái vị thành niên ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Nhìn ở góc độ rộng hơn, nếu các em được trang bị những kỹ năng cần thiết và có cơ hội phát triển, thay vì mang thai sớm thì các em có thể đầu tư cho chính bản thân các em bây giờ và giúp đỡ gia đình và toàn xã hội sau này.

Các em có thể trở thành những công dân tích cực, vị thế của các em có thể được nâng cao hoặc các em có thể có nguy cơ chìm trong đói nghèo, bị lãng quên và hoàn toàn không có tiếng nói trong xã hội. Việc mang thai và sinh con khi các em chưa thật sự trưởng thành về mặt thể chất, tình cảm và chưa đủ trưởng thành về mặt xã hội để sẵn sàng làm mẹ cũng dẫn đến nhiều hệ lụy trong nuôi dạy con cái sau này. Với thai nhi, thai chết lưu và tử vong sơ sinh chiếm hơn 50% các ca sinh của các bà mẹ dưới 20 tuổi so với những bà mẹ từ 20-29 tuổi.

* Theo điều tra quốc gia về thanh niên và trẻ vị thành niên, tuổi kết hôn trung bình tăng lên nhưng tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở VN đang ngày càng giảm. Đây có phải là lý do dẫn đến mang thai ở trẻ vị thành niên ở VN cao không, thưa ông?

- Hiện nay vẫn còn 1/3 thanh thiếu niên Việt Nam gặp nhiều cản trở trong việc tiếp cận các thông tin và dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai trong thanh thiếu niên còn rất cao, đặc biệt trong nhóm thanh thiếu niên chưa kết hôn từ 15-24 tuổi. Vì vậy, đã xảy ra các trường hợp mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai không an toàn trong thanh thiếu niên, đặc biệt là ở những thanh niên chưa lập gia đình. Quan niệm người Việt thường cho các bạn vị thành niên yêu và có quan hệ tình dục sớm là “hư”, mà không hướng dẫn để các em có quan hệ lành mạnh và an toàn.

Trong khi đó, trẻ vị thành niên vẫn phải chứng kiến nhiều bạn có quan hệ tình dục sớm và có những bạn đã mang thai ở tuổi 15-16, thậm chí ở tuổi 12-13, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào một số dân tộc thiểu số có tập quán tảo hôn. Kết quả là các bạn sinh con rất sớm và không có cơ hội tiếp tục học tập và phát triển nghề nghiệp như các bạn đồng lứa. Hiểu biết về sức khỏe sinh sản/tình dục và cách ứng xử, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản của trẻ vị thành niên còn hạn chế, giáo dục về sức khỏe sinh sản vẫn là một vấn đề nhạy cảm trong khi tâm sinh lý của các em phát triển sớm hơn. Theo điều tra quốc gia về trẻ vị thành niên và thanh niên VN lần 2 (SAVY2), tuổi dậy thì đến sớm bình quân ở 14,21 tuổi, tuổi quan hệ tình dục lần đầu sớm (18,1 tuổi), trong khi đó tuổi kết hôn lại muộn (26,6 tuổi).

* Ngày dân số thế giới 11-7 năm nay có chủ đề về mang thai ở tuổi vị thành niên. Không chỉ VN mà toàn thế giới đang quan tâm đến vấn đề này. Theo ông, VN nên ứng xử như thế nào với thực trạng kết hôn sớm, mang thai sớm ở một bộ phận trẻ vị thành niên, tạo cơ hội phát triển công bằng cho các em?

- Chiến lược của Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình là đầu tư khi có thể: thực hiện đầu tư sớm vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe và cuộc sống của trẻ em gái vị thành niên, đồng thời bảo vệ các quyền con người cho các em. Việc này sẽ tạo ra vô số tác động tích cực tới cuộc sống của các em, giúp làm giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên - một tình trạng có thể dẫn tới nhiều nguy hiểm cho các em.

Bên cạnh đó là thực hiện chương trình giáo dục giới tính toàn diện, kết hợp với cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản và dịch vụ phòng chống HIV/AIDS cho trẻ vị thành niên, thanh niên bao gồm các dịch vụ như cung cấp các biện pháp tránh thai, phòng ngừa và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV, các dịch vụ chăm sóc bà mẹ và các dịch vụ sau khi nạo hút thai. Cần đảm bảo rằng các dịch vụ này được cung cấp tới trẻ vị thành niên, thanh niên một cách tế nhị, đảm bảo bí mật, không mang tính phán xét và không phân biệt đối xử, không hạn chế về mặt pháp lý và phù hợp với các quy định quốc tế.

Ngoài ra, nên ngăn ngừa kết hôn sớm bằng cách nâng tuổi kết hôn tối thiểu lên 18 tuổi, đảm bảo rằng các em gái được đi học và khuyến khích các em tham gia học trên bậc tiểu học. Giải quyết các nguyên nhân cơ bản khiến hiện tượng kết hôn sớm vẫn còn tồn tại, xác định các biện pháp thay thế và tạo cơ hội cho các em gái có nguy cơ cao, đồng thời phối hợp chặt chẽ với cộng đồng nhằm tạo sự hỗ trợ cho những động thái này. Trong những năm gần đây, tỉ suất phá thai ở nhóm người chưa thành niên từ 15-19 tuổi có xu hướng giảm dần, năm 2010 là 22,27%, mục tiêu đến năm 2015 giảm xuống còn 18%.

Phá thai ở trẻ vị thành niên VN cao nhất Đông Nam Á

Theo các chuyên gia y tế - dân số, với con số mang thai vị thành niên và nạo hút thai nêu trên, VN là nước có tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới. Theo số liệu điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ MICS năm 2011, nhu cầu chưa được đáp ứng về phương tiện tránh thai nhóm người trẻ từ 15-19 tuổi là 35,4% và nhóm thanh niên từ 20-24 tuổi là 34,6%. Nhóm đối tượng chưa kết hôn có nhu cầu chưa được đáp ứng về phương tiện tránh thai cao gấp 2 lần nhóm đối tượng đã kết hôn.

Con gái bao nhiêu tuổi thì có thể mang thai?

Ngay sau khi một cô gái bước vào tuổi dậy thì và bắt đầu giải phóng những quả trứng của mình và có kinh nguyệt, cô ấy có thể mang thai, đó là độ tuổi từ 10 đến 14, theo Viện Y tế Quốc gia (NIH).

Phụ nữ 40 tuổi mang thai cần bổ sung gì?

Bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cho thai nhi không hề khó. Những phụ nữ có ý định mang thai nên bắt đầu sử dụng vitamin dành cho bà bầu. Ngoài việc sử dụng vitamin tổng hợp, phụ nữ mang thai cũng nên tập trung vào việc ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh trong như rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt và protein.

Phụ nữ có thể mang thai đến bao nhiêu tuổi?

Độ tuổi sinh sản của phụ nữ tính từ tuổi 15 đến 44. Ngoại trừ một vài trường hợp hiếm gặp, hầu hết phụ nữ tuổi 45, 50 trở lên không thể có thai một cách tự nhiên. Theo các nhà khoa học, thời gian sinh sản đẹp nhất của một người phụ nữ độ là ở tuổi 20.

Phụ nữ nên sinh con trước tuổi bao nhiêu?

Dựa vào đặc điểm của buồng trứng, người ta khuyên phụ nữ nên có thai và sinh con trong độ tuổi từ 20 đến trước 30 tuổi. Nếu đã qua 30 tuổi, nên có thai và sinh trước 35 tuổi. Sau 35 tuổi, nếu có thai, nên đi khám thai kỹ, đều đặn, để tầm soát các bất thường ở thai nhi nếu có.