Lãi suất vay ngân hàng là gì năm 2024

Hiểu rõ vay tín chấp là gì cũng như các khoản phí bạn phải trả khi vay tín chấp sẽ giúp ích rất nhiều nếu bạn đang có ý định vay.

Trước khi quyết định vay tín chấp không tài sản đảm bảo, bằng cách lựa chọn các khoản vay với thời hạn phù hợp vừa giúp bạn đáp ứng nhu cầu vay, lại vừa hạn chế chi phí phát sinh không mong muốn.

Những điều cần biết về vay tín chấp

Trước khi quyết định vay tín chấp, bạn cần phải tìm hiểu một số thông tin cơ bản về khoản vay như điều kiện, thời hạn, mức vay, phí và lãi suất phù hợp với nhu cầu cũng như đảm bảo quá trình vay vốn của bạn diễn ra thuận lợi.

Vay tín chấp là gì và làm sao để vay tín chấp?

Vay tín chấp (hay thường gọi chung là vay tiêu dùng) là dịch vụ hỗ trợ tài chính của ngân hàng dành cho khách hàng mà không cần tài sản đảm bảo. Hình thức vay này được xây dựng dựa trên uy tín của người đi vay thông qua việc xác minh thu nhập và lịch sử tín dụng.

Khoản tiền cho vay tín chấp này để chi tiêu cho các nhu cầu như mua sắm, du lịch, du học, tổ chức đám cưới, tân trang hay xây dựng nhà cửa và chi trả cho các nhu cầu khác trong cuộc sống.

Điều kiện vay tín chấp

Bạn có thể đăng ký vay tín chấp nếu bạn đáp ứng các điều kiện sau:

  • người lao động có thể chứng minh thu nhập (thường từ 5 triệu đồng/tháng), có xác nhận bảng lương hoặc nộp sao kê của 3 - 6 tháng lương gần nhất;
  • lịch sử tín dụng tốt

Tại ngân hàng HSBC, các khách hàng sẽ được xét duyệt cho vay theo quy định chung. Riêng với các khách hàng sử dụng thẻ tín dụng HSBC hoặc khoản vay tín chấp HSBC sau 6 tháng, hoặc các khách hàng có tài khoản lương tại HSBC sẽ được ưu tiên xét duyệt hồ sơ vay, giản lược chứng từ và thủ tục thẩm định.

Số tiền được vay tín chấp tối đa là bao nhiêu?

Tại nhiều ngân hàng, hạn mức cho vay tín chấp được tính căn cứ vào thu nhập thực tế của người lao động, nghĩa là số tiền được phép vay có thể bằng 5 -10 lần số tiền lương hàng tháng. Đồng thời, mục đích của vay tín chấp là chi dùng cá nhân nên nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ giới hạn khoản vay tối đa 250 triệu.

Đến với ngân hàng HSBC, bạn sẽ nhận gói vay tín chấp lên đến 14 lần lương và hạn mức vay tối đa lên đến 900 triệu đồng.

Phí và lãi suất vay tín chấp

Mỗi ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất vay tín chấp khác nhau với cách tính lãi suất vay khác nhau tùy vào thỏa thuận trong hợp đồng vay. Lãi suất vay tín chấp thường được, tính trên dư nợ giảm dần hoặc dư nợ gốc và thanh toán định kỳ hàng tháng.

Bên cạnh lãi suất được tính khi vay tín chấp, một số ngân hàng áp dụng:

  • phí xét duyệt hồ sơ vay
  • phí cho phép tất toán trước hạn hay còn gọi là phí trả sớm khoản vay, thường được tính từ 3 - 5% trên dư nợ còn lại của khách hàng
  • lãi trả chậm được tính 150% trên lãi suất công bố (tính trên dư nợ gốc trả trễ hạn)

Ngoài ra, việc trả chậm các khoản vay sẽ gây ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của bạn.

Bạn đang nghĩ đến việc vay tiền mua nhà? Công cụ tính khoản vay mua nhà của chúng tôi sẽ giúp bạn tính được khoản thanh toán hàng tháng của bạn dựa trên số tiền vay, kỳ hạn và lãi suất vay.

Tìm hiểu thêm: Biểu phí và lãi suất chương trình cho vay tín chấp HSBC

Các giấy tờ cần thiết khi vay tín chấp

Khi đăng ký khoản vay tín chấp, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ bao gồm:

  • đơn yêu cầu cung cấp tín dụng (mẫu tùy ngân hàng)
  • giấy tờ xác minh nhân thân CMND/CCCD
  • giấy chứng minh thu nhập: hợp đồng lao động hoặc thư tuyển dụng, sao kê tài khoản lương (sao kê tài khoản lương 3 tháng gần nhất nếu nguồn gốc thu nhập từ lương cố định hoặc 6 tháng gần nhất nếu nguồn gốc thu nhập từ lương không cố định, hoa hồng hoặc chỉ từ hoa hồng)
  • giấy tờ chứng minh mục đích vay (tùy theo quy định của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cho vay)

Mục đích vay tín chấp

Khoản vay tín chấp thường sẽ phù hợp đối với các nhu cầu chi dùng vừa và nhỏ cũng như khả năng thanh toán trong thời gian ngắn. Ngân hàng hỗ trợ cho vay tín chấp nhằm phục vụ các nhu cầu như:

  • mua phương tiện đi lại: xe đạp, xe đạp điện, xe máy, ô tô…
  • mua đồ dùng cá nhân: điện thoại, laptop…
  • chi phí sửa chữa, tân trang nhà ở, mua nhà mới (nhà dự án, bất động sản)
  • tổ chức đám cưới
  • chi phí học tập và chăm sóc sức khỏe
  • chi trả các hóa đơn hàng hóa dịch vụ, du lịch, văn hóa, thể dục thể thao
  • vay để trả nợ ngân hàng khác (hay còn gọi là đảo nợ), nhưng mục đích vay này thường có các điều kiện điều khoản kèm theo.

Ngân hàng không hỗ trợ cho vay tín chấp với mục đích gửi tiết kiệm, mua vàng miếng, vàng trên sàn, đầu tư chứng khoán và các mục đích kinh doanh quy mô lớn.

Cách tính lãi suất vay tín chấp phổ biến hiện nay

Hiện nay, lãi suất vay tín chấp dao động trong khoảng từ 14% - 28% tùy vào hình thức mà khách hàng lựa chọn để vay vốn từ ngân hàng. Trong đó, lãi suất vay tín chấp được tính theo dư nợ gốc và dư nợ giảm dần là hai hình thức phổ biến nhất.

Lãi suất trên dư nợ gốc

Lãi suất trên dư nợ gốc được tính trên số tiền gốc ban đầu bạn vay trong suốt thời hạn vay.

Ví dụ: Bạn vay tín chấp 60 triệu đồng thời hạn 12 tháng, lãi suất 15,99%/năm trên dư nợ cố định. Cách tính lãi suất vay ngân hàng như sau:

Số tiền trả hàng tháng = Số tiền gốc cố định hàng tháng + Tiền lãi cố định hàng tháng

  • Số tiền gốc cố định hàng tháng = 60.000.000 / 12 = 5.000.000 VNĐ
  • Tiền lãi cố định hàng tháng = 60.000.000 x 15,99% / 12 = 799.500 VNĐ
  • Số tiền trả hàng tháng = 5.000.000 + 799.500 = 5.799.500 VNĐ

Tổng tiền lãi bạn phải trả cho khoản vay tín chấp 60 triệu đồng, lãi suất 15,99% trên dư nợ cố định là 9.594.000 VNĐ cho 12 tháng.

Lãi suất trên dư nợ giảm dần

Ngân hàng HSBC hỗ trợ vay tín chấp với lãi suất được tính trên dư nợ giảm dần. Cách tính lãi suất vay ngân hàng như sau:

Số tiền phải trả hàng tháng1 = Nợ gốc + Tiền lãi tính trên dư nợ còn lại

Bên dưới là ví dụ minh họa về cách tính tiền lãi cho khoản vay 60 triệu đồng tại ngân hàng HSBC trong thời hạn 12 tháng, lãi suất là 15,99%/năm.

Tính trên số dư nợ giảm dần (VND) ở mức lãi suất 15,99%/năm

Tháng Nợ gốc Tiền lãi Số tiền phải trả 1 4.655.020 788.548 5.443.568 2 4.716.198 727.370 5.443.568 3 4.778.181 665.387 5.443.568 4 4.840.978 602.590 5.443.568 5 4.904.600 538.968 5.443.568 6 4.969.059 474.509 5.443.568 7 5.034.365 409.203 5.443.568 8 5.100.529 343.039 5.443.568 9 5.167.562 276.006 5.443.568 10 5.235.477 208.091 5.443.568 11 5.304.284 139.284 5.443.568 12 5.293.752 69.573 5.363.325 Tổng số 60.000.000 5.242.568 65.242.568

Tính trên số dư nợ giảm dần (VND) ở mức lãi suất 15,99%/năm

Tháng 1 Nợ gốc 4.655.020 Tiền lãi 788.548 Số tiền phải trả 5.443.568 Tháng 2 Nợ gốc 4.716.198 Tiền lãi 727.370 Số tiền phải trả 5.443.568 Tháng 3 Nợ gốc 4.778.181 Tiền lãi 665.387 Số tiền phải trả 5.443.568 Tháng 4 Nợ gốc 4.840.978 Tiền lãi 602.590 Số tiền phải trả 5.443.568 Tháng 5 Nợ gốc 4.904.600 Tiền lãi 538.968 Số tiền phải trả 5.443.568 Tháng 6 Nợ gốc 4.969.059 Tiền lãi 474.509 Số tiền phải trả 5.443.568 Tháng 7 Nợ gốc 5.034.365 Tiền lãi 409.203 Số tiền phải trả 5.443.568 Tháng 8 Nợ gốc 5.100.529 Tiền lãi 343.039 Số tiền phải trả 5.443.568 Tháng 9 Nợ gốc 5.167.562 Tiền lãi 276.006 Số tiền phải trả 5.443.568 Tháng 10 Nợ gốc 5.235.477 Tiền lãi 208.091 Số tiền phải trả 5.443.568 Tháng 11 Nợ gốc 5.304.284 Tiền lãi 139.284 Số tiền phải trả 5.443.568 Tháng 12 Nợ gốc 5.293.752 Tiền lãi 69.573 Số tiền phải trả 5.363.325 Tháng Tổng số Nợ gốc 60.000.000 Tiền lãi 5.242.568 Số tiền phải trả 65.242.568

Số tiền mà bạn phải trả hàng tháng sẽ là 5.443.568 VNĐ, trong đó số tiền gốc sẽ tăng dần và số tiền lãi sẽ giảm dần theo từng tháng. Tổng tiền lãi bạn phải trả cho khoản vay tín chấp 60 triệu, lãi suất 15,99% trên dư nợ giảm dần tại HSBC là 5.242.568 VNĐ cho 12 tháng.

Như vậy thông qua 02 ví dụ trên, có thể thấy rằng tổng tiền lãi mà khách hàng phải trả cho cùng một khoản vay 60 triệu với cùng lãi suất 15.99%, nhưng hai cách tính khác nhau nên tổng lãi suất phải trả cũng khác nhau. Do đó trước khi quyết định vay tín chấp, bên cạnh việc lựa chọn mức lãi suất cạnh tranh, bạn cần cân nhắc cách tính lãi suất theo từng khoản vay tùy vào ngân hàng và tổ chức tín dụng để có khoản thanh toán tốt nhất xuyên suốt thời hạn vay.

Ngoài ra, còn có một số cách tính lãi suất vay tín chấp khác như tính theo niên kim cố định (dư nợ giảm dần và lãi suất thả nổi) hay số nợ gốc cố định và lãi suất giảm dần.

Toàn bộ khoản vay và số tiền lãi mà bạn phải trả sẽ thay đổi tùy vào thời hạn vay tín chấp. Thời hạn vay càng dài thì số tiền thanh toán hàng tháng sẽ giảm dần. Bạn có thể sử dụng của chúng tôi để ước tính số tiền cần thanh toán hàng tháng dựa trên số tiền vay, thời hạn và lãi suất vay.

Phân biệt vay tín chấp (vay tiêu dùng) và vay thế chấp

Hiện nay, hai hình thức cho vay phổ biến nhất mà ngân hàng hỗ trợ là vay tín chấp và vay thế chấp. Bảng thông tin dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin giúp bạn phân biệt và đánh giá tổng quan hai hình thức vay này.

Thông tin khoản vay với các điều khoản khác nhau như sau:

Hình thức Vay tín chấp Vay thế chấp

Điều kiện

Cho vay dựa trên uy tín của người đi vay Cho vay phải có tài sản đảm bảo (nhà, đất, sổ đỏ, xe, cổ phần công ty…) Thời gian giải ngân Từ 8 tiếng đến 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Từ 5 - 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Thời gian vay

Tối đa 5 năm

Có thể lên đến 35 năm

Hạn mức cho vay

- Theo thu nhập của người đi vay

- Thông thường sẽ hạn chế mức cho vay tối đa trên số lần lương tháng

- Theo thu nhập người đi vay và giá trị tài sản thế chấp.

- Có thể vay được khoản tiền lớn nếu có tài sản thế chấp lớn và đủ thu nhập trả nợ hàng tháng

Lãi suất

Thông thường cao hơn so với vay thế chấp Thường là lãi suất thả nổi sau khuyến mãi. Lãi suất khuyến mãi thường thấp hơn vay tín chấp

Thông tin khoản vay với các điều khoản khác nhau như sau:

Hình thức

Điều kiện

Vay tín chấp Cho vay dựa trên uy tín của người đi vay Vay thế chấp Cho vay phải có tài sản đảm bảo (nhà, đất, sổ đỏ, xe, cổ phần công ty…) Hình thức Thời gian giải ngân Vay tín chấp Từ 8 tiếng đến 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Vay thế chấp Từ 5 - 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Hình thức Thời gian vay Vay tín chấp

Tối đa 5 năm

Vay thế chấp

Có thể lên đến 35 năm

Hình thức Hạn mức cho vay Vay tín chấp

- Theo thu nhập của người đi vay

- Thông thường sẽ hạn chế mức cho vay tối đa trên số lần lương tháng

Vay thế chấp

- Theo thu nhập người đi vay và giá trị tài sản thế chấp.

- Có thể vay được khoản tiền lớn nếu có tài sản thế chấp lớn và đủ thu nhập trả nợ hàng tháng

Hình thức

Lãi suất

Vay tín chấp Thông thường cao hơn so với vay thế chấp Vay thế chấp Thường là lãi suất thả nổi sau khuyến mãi. Lãi suất khuyến mãi thường thấp hơn vay tín chấp

Vay mua nhà là hình thức vay thế chấp - có tài sản bảo đảm và nhà đất được xem là tài sản thế chấp. Tính số tiền bạn có thể vay mua nhà với HSBC dựa trên thu nhập hàng tháng bằng Công cụ tính khoản vay.

Hình thức vay tín chấp nào phù hợp với bạn?

Trước khi vay tín chấp không tài sản đảm bảo, bạn cần hiểu rõ về tất cả các khoản phí phải trả. Ví dụ, nếu bạn có dự định vay tín chấp để mua ô tô thì trước tiên, bạn cần lập ngân sách cho khoản đóng bảo hiểm, đăng kiểm xe và thuế.

Sau khi đã hoạch định được khoản tiền cần chi, tiếp theo là số tiền mỗi tháng bạn có thể trả lại là bao nhiêu. Khoản vay dài hạn giúp giảm số tiền phải trả hàng tháng, nhưng bạn có thể phải trả nhiều tiền lãi hơn trong suốt thời hạn của khoản vay.

Trên đây là một số thông tin cần thiết về vay tín chấp không tài sản đảm bảo giúp bạn xác định được khoản vay phù hợp trước khi quyết định vay tùy vào nhu cầu tiêu dùng của bản thân và gia đình. Bạn đã tìm được hình thức vay phù hợp với mình chưa? Đăng ký gói vay tín chấp HSBC từ hôm nay để nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Vay ngân hàng 20 triệu lãi suất bao nhiêu?

Mức lãi suất khi vay 20 triệu trả góp 24 tháng.

Lãi suất vay ngân hàng năm 2023 là bao nhiêu?

Lãi suất vay mua nhà ngân hàng tháng 12/2023 mới nhất.

Lãi suất vay ngân hàng cao nhất là bao nhiêu?

Cao nhất là HDBank với mức lãi suất 24%/năm. Sau đó là OCB với mức lãi suất 21%/năm. Chi tiết tại bảng so sánh lãi suất vay ngân hàng mới nhất tháng 10 năm 2023: Lãi suất cho vay thế chấp đang có mức lãi suất thấp hơn, theo bảng thống kê cho thấy, mức lãi suất dao động trong khoảng từ 5,99%-9,19%/năm.

Lãi suất vay ngân hàng 1 năm là bao nhiêu?

Hiện nay, các ngân hàng tại Việt Nam có lãi suất vay vốn dao động từ 8 – 25%/năm, tùy vào từng hình thức vay, ưu đãi và cách tính lãi suất. Cụ thể, vay tín chấp có mức lãi suất vay khá cao, dao động từ 15 - 25%/năm. Vay thế chấp lãi suất thấp hơn, dao động từ 8 - 12%/năm.