Nêu nội dung chính của bài thơ Bánh trôi nước

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Bánh trôi nước Ngữ văn lớp 7, bài học tác giả - tác phẩm Bánh trôi nước trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Bánh trôi nước

Bài thơ là sự trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ xưa cùng nỗi xót xa cho thân phận bấp bênh, chịu nhiều bất công của họ trong xã hội Phong kiến.

B. Đôi nét về tác phẩm Bánh trôi nước

1. Tác giả

- Hồ Xuân Hương[ ?-?] lai lịch chưa thật rõ. Nhiều sách nói bà là con Hồ Phi Diễn, quê ở Nghệ An

- Bà có số phận lận đận trong tình duyên, được mệnh danh là “Bà chúa Thơ Nôm”

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác

- Trước cảnh bất công mà những người phụ nữ luôn phải chịu đựng, lời thơ của bà như tiếng nói về bình quyền của phụ nữ.

b, Bố cục: 2 phần

- Phần 1 [2 câu đầu]: Hình ảnh bánh trôi nước

- Phần 2 [ 2 câu cuối]: Phẩm chất người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước

c, Phương thức biểu đạt

- Biểu cảm

d, Thể thơ

- Thất ngôn tứ tuyệt

e, Ý nghĩa nhan đề

- Bánh trôi nước gọi tắt là bánh trôi, thứ bánh làm bằng bột nếp có nhân đường phèn, được luộc chín bằng cách cho vào nước đun sôi, khi bánh nổi lên là chín. Từ thực tế đó tác giả liên tưởng tới thân phận người phụ nữ bấp bênh. Nhan đề ngắn gọn nhưng chứa đựng ý nghĩa nội dung.

f, Giá trị nội dung

- Phản ánh thân phận và phẩm chất người phụ nữ 

- Trân trọng và cảm thông cho số phận họ

g, Giá trị nghệ thuật

- Kết cấu chặt chẽ, độc đáo với thể thơ tứ tuyệt

- Ngôn ngữ giản dị, cô đọng

C. Sơ đồ tư duy Bánh trôi nước

D. Đọc hiểu văn bản Bánh trôi nước

1. Hình ảnh bánh trôi nước

- Có hai nghĩa : Nghĩa thứ nhất là chiếc bánh trôi nước tả thực với hình dáng tròn, màu trắng do bàn tay con người tạo ra. Nghĩa thứ hai là nghĩa ẩn dụ tượng trưng cho người phụ nữ xinh đẹp, trắng trẻo. Nhân bánh có đường đỏ ngọt như tấm lòng son.

- Nghĩa thứ hai là nghĩa quyết định ý nghĩa bài thơ

=> Chiếc bánh trôi được miêu tả cặn kẽ, chi tiết nhằm tượng trưng cho người phụ  nữ với những phẩm chất tốt đẹp

2. Số phận đầy bất hạnh của người phụ nữ Phong kiến

- Số phận lênh đênh “Bảy nổi ba chìm”- sự trắc trở, truân chuyên 

- Không được tự quyết định số phận mình “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”- Bị chà đạp dưới những hủ tục phong kiến.

=> Với vẻ đẹp và những phẩm chất của mình người phụ nữ đáng ra phải được hưởng những hạnh phúc tốt đẹp nhưng dưới chế độ trọng nam khinh nữ người phụ nữ phải chịu những cay đắng, lận đận, bất hạnh.              

Đến với thơ của Bà Huyện Thanh Quan chúng ta thưởng thức được những lời thơ trang nhã, mang tính chất cung đình, luôn gợi nỗi buồn man mác. Ngược lại học thơ của Bà Hồ Xuân Hương ta lại gặp một phong cách hoàn toàn khác. Giọng điệu thơ mạnh mẽ, rắn rỏi, đề tài thơ bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý, chua cay, chất chứa nỗi niềm phẫn uất, đả kích xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ quen thuộc thể hiện rõ phong cách thơ của bà.

Đây là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả đã mượn chiếc tránh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn của người con gái thân phận nhỏ bé, bị chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ gìn trọn vẹn phẩm giá của mình.

Toàn bài thơ là một hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Nhờ tài quan sát, nhờ khả năng liên tưởng kì lạ, Hồ Xuân Hương đã phát hiện được những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi nước tầm thường và hình ảnh cũng như cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cả hai đều có vẻ bề ngoài đẹp [trắng, tròn] có tâm hồn cao quý [tấm lòng son], cuộc sống chìm, nổỉ, lênh đênh [trong nồi nước sôi luộc bánh cũng như trong cuộc đời], không làm chủ được số phận của mình. Chính những nhận xét riêng rất mới này, hình tượng thơ đã được xây dựng. Nhà thơ ngay từ những từ đầu tiên đã nhân hoá cái bánh trôi, gắn liền những chi tiết tả thực với những từ ngữ đa nghĩa tạo lên một trường liên tưởng rộng rãi cho người đọc. Do đó, bài thơ tả thực mà hàm nghĩa tượng trưng, nói về cái bánh trôi với đầy đủ đặc điểm của nó mà thành chuyện người phụ nữ chìm nổi trong cuộc đời. Người con gái ở đây có hình thể thật đẹp, da trắng nõn nà, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn thật trong trắng nhân hậu hiền hoà:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn.

Lẽ ra với vẻ đẹp như thế, nàng phải có cuộc đời sung sướng. Nhưng không, cuộc đời nàng phải long đong, vất vả, phiêu dạt, chìm nổi không chỉ một lần, trong cuộc đời rộng lớn:

Bảy nổi ba chìm ưới nước non.

Người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời, sô phận của họ do người khác định đoạt, nàng bị phũ phàng, vùi dập:

Rắn nát mặc dầu tay kể nặn

Nhưng không, dù đời có phũ phàng, dù trải bao bất hạnh người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá và tâm hồn cao đẹp của mình.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

ơ đây ta lại thấy được tài năng sáng tạo của nữ sĩ. Ngay trong câu thơ đầu, bà chọn chi tiết không nhiều nhưng chọn kĩ và tả đúng với đặc điểm cua chiếc bánh và tác giả chỉ cần đặt trước những từ miêu tả ấy hai từ thân em. Câu thơ lại sinh động hẳn lên. Thân em lời xưng hô của cái bánh được nhân hoá mà đó cũng chính là lời của người phụ nữ tự giới thiệu. Nhờ hai từ này, trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ đẹp hiện ra trong tâm trí mọi người. Cặp quan hệ từ vừa... lại vừa phụ trợ cho tứ thơ khiến giọng thơ hàm chứa một ý thức và một chút hài lòng kiêu hãnh về vẻ đẹp hình thể đó.

Thế nhưng sang câu thứ hai giọng thơ đột ngột chuyển hẳn. Từ thoáng chút hài lòng, tự hào chuyển sang than vãn về số phận hẩm hiu. Đảo lại một thành ngữ quen thuộc [ba chìm bảy nổi], nhà thơ đã tạo nên cách nói mới, nhấn mạnh hơn vào sự long đong. Thành ngữ này đi liền với hình ảnh vừa trắng vừa tròn tạo ra sự đối lập bất ngờ càng tô đậm nỗi bất hạnh của người phụ nữ. Cụm từ với nước non đi kèm theo hình ảnh bảy nổi ba chìm như một lời oán trách: Tại sao xã hội bất công lại vùi dập cuộc đời người phụ nữ như vậy?

Và từ giọng than vãn lời thơ lại chuyển sang giọng ngậm ngùi cam chịu Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn người phụ nữ không làm chủ được cuộc dời mình mà phụ thuộc vào tay kẻ khác. Nhưng đến câu cuối cùng giọng thơ, ý thơ đột ngột chuyển lại Mà em vẫn giữ tấm lòng son. ơ đây kết cấu đối lập được tác giả khai thác triệt để. Đó là sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và câu bốn, đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ quả quyết bảo vệ phần trong sáng trong tâm hồn con người. Sự đối lập này tràn ra cả ngôn từ Mặc dù... mà em vẫn giữ... chỉ quan hệ đối lập nhưng do đặt vị trí đầu câu lại được tăng cường thêm của từ vẫn khiến cho ý nghĩa đối lập càng thêm sắc, mạnh. Từ mà là một "nhãn từ" [chữ hay nhất trong câu thơ] nói lên một cách dõng dạc và dứt khoát sự kiên trì cố gắng đến cùng để giữ tấm lòng son. ở đây người phụ nữ dám đối lập tấm lòng son với tất cả sóng gió, bảy nổi ba chìm của cuộc đời. Đó là người phụ nữ có ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm chất của mình. Đó là lời khẳng định giá trị đáng kính của người phụ nữ.

Bài thơ vỏn vẹn chỉ có bốn câu, đề tài lại là sự vật bình thường nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo nhiều vẻ. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và ý thức về giá trị, phẩm giá của người phụ nữ chân chính, của con người luôn giữ tấm lòng son dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Tóm lại, có thể nói Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Đây là tiếng nói của người phụ nữ tự bộc bạch mình, là lời oán ghét sự bất công đối với người phụ nữ đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị tâm hồn của họ. Nhà thơ đã thay mặt giới phụ nữ cất lên tiêng nói ấy cũng là lời bà tự khẳng định mình.

-Hồ Xuân Hương lai lịch chưa thật rõ. Nhiều sách vẫn nói bà là con Hồ Phi Diễn [1704-?], quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

-Hồ Xuân Hương là con vợ lẽ, ông thân sinh ra Bắc dạy học, lấy vợ lẽ là người Bắc Kinh

-Gia đình Hồ Xuân Hương từng sống ở phường Khán Xuân, gần Hồ Tây của Hà Nội

-Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm

1. Giá trị nội dung

-Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa, với ý nghĩa tả thực là miêu tả chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi

-Bài thơ là tiếng lòng cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. Là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, tình nghĩa, sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.

2. Giá trị nghệ thuật

-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

-Ngôn ngữ thơ bình dị, thành ngữ, mô-típ dân gian

-Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa

I. Mở bài

-Giới thiệu về tác giả Hồ Xuân Hương

-Giới thiệu về bài thơ Bánh trôi nước [khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật]

II. Thân bài

1.Hình ảnh bánh trôi nước

-Hình dáng bên ngoài: trắng, tròn

-Cách thức làm bánh:

   +Bảy nổi ba chìm

   +Tùy thuộc vào sự khéo léo của người làm bánh: rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

-Nhân bánh có màu đỏ: tấm lòng son

⇒Tác giả miêu tả chiếc bánh trôi nước một cách căn kẽ, chi tiết, cụ thể, từ hình dáng bên ngoài, nhân bánh đến cách thức làm bánh. Nghĩa tả thực của bài thơ là hình ảnh chiếc bánh trôi nước trắng, tròn và luộc chưa chín thì chìm, chín rồi thì nổi.

2.Hình ảnh người phụ nữ

-Trắng, tròn: vẻ đẹp ngoại hình duyên dáng, nữ tính của người phụ nữ

-Số phận lênh đênh, chìm nổi, bấp bênh, phụ thuộc của người phụ nữ:

   +Bảy nổi ba chìm

   +Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

-Vẻ đẹp tâm hồn với tấm lòng thủy chung, son sắt: tấm lòng son

⇒Với cách nói ẩn dụ, tác giả ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn của người phụ nữ, đồng thời, cảm thương sâu sắc cho số phận lênh đênh, chìm nổi, phụ thuộc của họ

III. Kết bài

-Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

   +Nội dung: mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, qua đó thể hiện sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ và sự cảm thương sâu sắc trước số phận chìm nổi của họ

   +Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ bình dị, xây dựng nhiều tầng ý nghĩa,…

-Mở rộng: liên hệ với những câu ca dao viết về người phụ nữ bắt đầu bằng cụm từ “thân em”

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

Video liên quan

Chủ Đề