Người dân Tuvalu thuộc hòn đảo Polynesia chào hỏi nhau bằng cách nào

Kowtow

Kowtow là kiểu chào đặc biệt của người dân Tây Tạng, Trung Quốc. Người chào sẽ quỳ xuống đất và cúi người xuống cho tới khi đầu của họ chạm vào đất, nhằm bày tỏ sự kính trọng. Ngày nay, người ta ít khi chào như vậy, thay vì quỳ xuống, họ sẽ cúi chào. Tuy nhiên, ở một số trường võ thuật, học sinh vẫn chủ yếu kiểu chào Kowtow.

Hôn cú đúp

Ở Pháp, người ta chào hỏi nhau bằng cách hôn lên hai má nhau. Để tránh nhầm lẫn với nụ hôn kiểu Pháp, kiểu hôn này có tên là La Bise. Thơm má còn là cách chào hỏi phổ biến ở nhiều nước Châu Âu và Nam Mỹ.

Ép chặt ngón tay cái

Ở Zambia, mọi người thường chào nhau bằng cách ép chặt ngón tay cái của họ.

Sungkem

Sungkem là một cách chào hỏi ở Indonesia. Khi gặp gỡ, người chào sẽ nắm chặt tay của người kia và cúi đầu thấp xuống sao cho mặt áp sát vào tay họ.

Hongi

Du khách tới thăm New Zealand sẽ phải làm quen với cách chào truyền thống độc đáo của thổ dân Maori, được gọi là "hongi". Theo truyền thống hongi này, hai người mới gặp sẽ phải cọ mũi vào nhau để cảm nhận hơi thở sự sống từ người còn lại, hơi thở do chúa trời ban tặng.

Thè lưỡi

Thè lưỡi thông thường không phải một động tác lịch sự, nhưng ở Tây Tạng, đây lại là cách chào. Phong tục này có từ thế kỷ 19, khi đó vua Lang Darma trị vì có lưỡi màu đen. Thường dân dùng cách thè lưỡi để chứng minh mình không phải hậu duệ của ông vua kỳ lạ này.

Philippines

Ở Philippines, khi những người trẻ chào người lớn tuổi hơn, họ phải cúi thấp xuống, nắm tay phải của người già bằng tay phải của họ và đưa tay lên sao cho các đốt ngón tay của người già chạm vào trán của người trẻ. Cùng một lúc, họ phải nói: "Mano Po" ["mano" là tay còn "po" là kính trọng].

Tuvalu

Ở hòn đảo thuộc khu vực Polynesia này, nếu muốn chào nhau, người dân sẽ áp mũi vào má người còn lại và hít thật sâu.

Ngửi má

Được biết đến với cái tên sogi, nghi thức chào đặc biệt này là của người dân trên quần đảo Polynesia, Tuvalu. Theo đó, người ta sẽ đưa mũi sát vào má của người khác và hít thở thật sâu. Nếu bạn bè không gặp nhau trong thời gian dài, cử chỉ này kèm theo động tác vỗ lưng.

Theo Minh Anh / Dân trí

Nhật Bản

Người Nhật thường gập mình một cách kính cẩn khi chào hỏi và mức độ gập mình phụ thuộc vào bạn chào ai. Nếu chào một người có địa vị xã hội cao, mức độ cúi người sẽ nhiều hơn, thậm chí có thể là gập người vuông góc.

Bạn không nên nói một số câu như “Hy vọng sẽ gặp lại ông/bà” khi muốn chào tạm biệt tại Nhật Bản.

Pháp

Khi gặp nhau, người Pháp bắt tay chào nhau và thường nói “bonjour” [Chúc một ngày mới tốt lành] vào ban ngày và "bonsoir”[Chúc một buổi tối vui vẻ]. Cái bắt tay của người Pháp thường nhẹ nhàng hơn người Mỹ.

Khi kết thúc cuộc trò chuyện và chào tạm biệt, họ cũng bắt tay nhau và nói “au revoir" [tạm biệt]. Người Pháp thường dùng từ "Monsieur" [Quý ông] và "Madame" [Quý bà] khi gặp ai đó lần đầu tiên.

Trung Quốc

Người Trung Quốc thường bắt tay chào hỏi khi gặp gỡ ai đó. Tuy nhiên, khi gặp một người phụ nữ Trung Quốc, bạn chỉ nên bắt tay nhẹ nhàng. Người Trung Quốc không muốn sự va chạm cơ thể, đặc biệt đối với những người lớn tuổi, nên cái bắt tay cũng cần hết sức tế nhị.

Nên tránh cách ôm hôn, thậm chí chỉ là hôn má hay hôn tay, khi gặp người Trung Quốc, vì điều này được coi là không thể chấp nhận, trừ khi người bạn gặp có quan hệ gần gũi với bạn.

Kenya

Người Kenya thường bắt tay khi gặp nhau. Những người bạn gái thân thiết đôi khi còn ôm, hôn nhẹ lên má nhau khi gặp gỡ.

Khi chào hỏi người lớn tuổi hoặc người có địa vị cao hơn, bạn phải nắm cổ tay phải của mình bằng tay trái rồi mới bắt tay người đối diện. Sau đó nói "Jambo" [Ông/Bà khỏe chứ ạ?]. Bạn cũng có thể hỏi một số câu khi chào hỏi về sức khỏe và gia đình của người mà bạn gặp.

Nga

Người Nga thường bắt tay nhau khi chào hỏi; tuy nhiên, không bắt tay qua ngưỡng cửa mà đầu tiên họ bước vào phòng trước rồi mới bắt tay.

Ở đất nước này, cách những người có mối quan hệ thân quen chào hỏi nhau khá suồng sã và thân thiện. Khi những người phụ nữ gặp nhau, họ hôn 3 lần lên mỗi má và bắt đầu với má bên trái còn đàn ông thì ôm và vỗ nhẹ lên lưng nhau.

Ai Cập

Bắt tay được sử dụng phổ biến trong nghi thức chào hỏi của người Ai Cập. Tại quốc gia này, bắt tay thường khá lâu và chặt kèm theo cử chỉ tiếp xúc bằng ánh mắt và nụ cười.

Với mối quan hệ đồng giới thân thiết, người ta cũng chào hỏi nhau bằng cách hôn lên má. Với mối quan hệ khác giới, hãy chờ cho phái nữ chủ động bắt tay trước, nếu họ không làm điều đó, phái mạnh sẽ cúi đầu để chào hỏi.


Mỹ

Người Mỹ thường bắt tay khá thân mật khi chào hỏi nhau, và khi một người đàn ông gặp một người phụ nữ, anh ta thường để cho người phụ nữ chủ động bắt tay trước.

Úc

Ở Úc, người ta bắt tay khi chào hỏi nhau, thậm chí là cả trẻ em. Tuy nhiên, bạn không nên hôn một người phụ nữ Úc khi chào xã giao chỉ trừ phi bạn cũng là người Úc.

Cộng hòa Séc

Khi gặp gỡ và chào tạm biệt, người Séc thường bắt tay nhau. Cách những người bạn hôn một lần lên má nhau để chào hỏi cũng rất phổ biến ở quốc gia này.

Người ta cũng thường chào hỏi nhau khi cùng ngồi tại một bàn ăn trong nhà hàng nào đó, cùng đứng trong một cầu thang máy hay trên xe lửa…

Singapore

Người Singapore thường bắt tay thân mật để chào hỏi nhau, bắt tay tất cả mọi người trong buổi gặp. Đối với người cao tuổi gốc Hoa, bạn cần cúi đầu nhẹ để chào hỏi. Ở quốc đảo này cũng có một bộ phận dân cư là người Mã Lai theo đạo Hồi và họ thường không bắt tay người khác giới.

Nếu bạn là đàn ông thì khi gặp một phụ nữ hãy đã người đó chủ động bắt tay bạn trước.

Phương Nam
Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề