Remdesivir là thuốc trị bệnh gì

2. Nhóm thuốc và cơ chế tác dụng: Remdesivir là thuốc kháng virus, ức chế RNA polymerase của virus, can thiệp vào quá trình tổng hợp vật liệu di truyền của virus, ngăn chặn virus nhân lên

3. Chỉ định

- Người bệnh COVID-19 điều trị nội trú tại bệnh viện có suy hô hấp phải thở oxy, thở HFNC, hoặc thở máy không xâm nhập.

- Thời điểm dùng thuốc: trong vòng 10 ngày đầu từ khi khởi phát bệnh.

- Nên phối hợp với Dexamethasone

- Ưu tiên sử dụng cho nhóm nguy cơ cao: người trên 65 tuổi, người có bệnh nền, béo phì (BMI >25).

- Không bắt đầu sử dụng cho người bệnh COVID-19 cần thở máy xâm nhập, ECMO.

- Đối với các trường hợp được điều trị bằng Remdesivir trước khi thở máy xâm nhập hoặc ECMO thì tiếp tục dùng Remdesivir cho đủ liệu trình.

4. Chống chỉ định

- Phản ứng quá mẫn với bất kỳ thành phần của thuốc.

- Suy chức năng thận eGFR < 30mL/phút.

- Tăng enzyme gan ALT > 5 lần giá trị giới hạn trên.

- Suy chức năng đa cơ quan nặng

5.      Liều dùng

Đối tượng

Liều trong ngày đầu

Liều duy trì trong

2-5 ngày tiếp theo

Người lớn và trẻ em cân nặng > 40kg

200mg

100mg

Trẻ em < 12 tuổi, cân nặng từ 3,5 đến 40kg

5 mg/kg

2,5 mg/kg

Nếu sau 5 ngày, bệnh nhân không thấy cải thiện về mặt lâm sàng có thể dùng tiếp liều duy trì cho đến 10 ngày

6. Hướng dẫn pha thuốc truyền tĩnh mạch

Đưa lọ thuốc về nhiệt độ phòng 20-25oC trước khi pha loãng

- Hoàn nguyên thuốc: Thêm 19ml nước cất pha tiêm vào lọ thuốc, lắc trong 30 giây. Để ổn định trong vòng 2-3 phút sẽ được dung dịch trong suốt nồng độ 100mg/20ml.

Với thuốc đã ở dạng dung dịch như Cipremi RTU (Remdesivir 100mg/20ml) thì bỏ qua bước hoàn nguyên

- Pha loãng thuốc: dung dịch Remdesivir 100mg/20ml sau bước hoàn nguyên cần được tiếp tục pha loãng với dung dịch NaCl 0,9% theo bảng

Liều Remdesivir

Thể tích dd NaCl 0,9% sử dụng

Thể tích dd NaCl 0,9% rút bỏ khỏi túi tiêm truyền

Thể tích dd Remdesivir đã hoàn nguyên thêm vào

200mg (2 lọ)

250ml

40ml

40ml (2*20ml)

100mg (1 lọ)

250ml

20ml

20ml

Liều trẻ em tính theo cân nặng

Pha loãng dung dịch hoàn nguyên với NaCl 0,9% để được nồng độ 1,25mg/ml. Sau đó thể tích tiêm truyền được tính dựa trên liều Remdesivir theo cân nặng.

Dung dịch sau khi pha cần đảo trộn nhẹ nhàng khoảng 20 lần, không lắc mạnh và truyền trong vòng 30-120 phút

7. Tác dụng không mong muốn

- Các phản ứng do quá mẫn: Tụt huyết áp, buồn nôn, nôn, chảy mồ hôi, rùng mình. Nên lựa chọn truyền chậm trong 120 phút để hạn chế tác dụng không mong muốn.

- Có thể gây chậm nhịp xoang.

- Tăng enzyme gan ALT: ngừng dùng Remdesivir khi ALT tăng > 10 lần so với trước sử dụng, hoặc tăng ALT đi kèm các biểu hiện của tổn thương chức năng gan trên lâm sàng, cận lâm sàng (thời gian Prothrombin kéo dài)

8. Bảo quản

Lọ thuốc được bảo quản ở 2-8oC

Dịch hoàn nguyên, dịch pha loãng của Cipremi, Desrem ổn định trong 4h ở 20-25oC hoặc 24h nếu bảo quản 2-8oC

Dịch pha loãng của Cipremi RTU ổn định trong 20h ở 20-25oC hoặc 48h nếu bảo quản 2-8oC

Đề nghị các khoa phòng nắm chắc các thông tin về thuốc Remdesivir để sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.

Ngày 27-8, Bộ Y tế đã quyết định phân bổ 103.680 lọ thuốc Remdesivir điều trị Covid-19 cho bệnh nhân nặng. Đây là lần thứ 4, loại thuốc đặc trị này được Bộ Y tế xuất cấp phục vụ nhu cầu điều trị của các cơ sở y tế và là lần phân bổ thuốc Remdesivir nhiều nhất đến thời điểm này. 

Remdesivir là thuốc trị bệnh gì

Theo quyết định của Bộ Y tế, những đơn vị được nhận thuốc, gồm 12 bệnh viện (trong đó có các trung tâm hồi sức tích cực Covid-19) và 21 Sở y tế các tỉnh, thành phố như: TPHCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Trà Vinh, Vĩnh Long... 

Remdesivir là thuốc kháng virus được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt khẩn cấp để điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Với khả năng rút ngắn thời gian hồi phục và giảm mạnh tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân diễn tiến nặng, hiện nay Remdesivir đã được hơn 50 quốc gia phê duyệt sử dụng và là một trong những loại thuốc đặc trị khó tiếp cận hàng đầu thế giới. Tại Việt Nam, thuốc Remdesivir được đưa vào phác đồ điều trị sử dụng cho bệnh nhân Covid-19 nặng, có chỉ số oxy trong máu (SpO2) từ 94% trở xuống, bệnh nhân thở máy, điều trị ECMO, bệnh nhân cần oxy.

* Cùng ngày, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn tạm thời “Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm Covid-19 tại nhà”. 

Remdesivir là thuốc kháng vi-rút phổ rộng, một tiền chất tương tự nucleotide, được sản xuất bởi Gilead Science Inc… . Đây là loại thuốc kháng vi-rút phổ rộng, sử dụng dưới dạng truyền tĩnh mạch, thời gian sử dụng thuốc cho một đợt điều trị là 10 ngày.

Ngày 1/5/2020, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc của Mỹ (Food and Drug Administration – FDA) đã cho phép sử dụng Remdisivir trong điều trị những trường hợp  nhiễm COVID-19 nặng (ca xác định hoặc nghi ngờ) ở người lớn và trẻ em, thuốc chỉ được sử dụng trong điều trị nội trú.

Trước đó, Remdesivir đã được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng đối với bệnh nhiễm vi-rút Ebola nhưng cho hiệu quả lâm sàng còn hạn chế. Sau đó và tiếp tục được nghiên cứu trong các mô hình động vật đối với SARS-CoV và MERS-CoV.

Remdisivir được đánh giá dựa trên một phân tích dữ liệu từ một công trình nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát với 1063 bệnh nhân, bắt đầu vào ngày 21/2. Nghiên cứu này còn được gọi là Thử nghiệm điều trị COVID-19 thích nghi (Adaptive COVID-19 Treatment Trial – ACTT) được tài trợ bởi Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIAID) – Mỹ. Đây là thử nghiệm lâm sàng đầu tiên tại Mỹ nhằm đánh giá một phương pháp điều trị thử nghiệm cho COVID -19. Người đầu tiên tham gia thử nghiệm này là một người Mỹ vừa được trở về nước sau khi bị cách ly trên tàu du lịch Diamond Princess cập cảng ở Yokohama, Nhật Bản và đã tình nguyện tham gia nghiên cứu tại địa điểm nghiên cứu đầu tiên – Trung tâm Y tế Đại học Nebraska / Nebraska Medicine vào tháng 2/2020. Tổng cộng có 68 địa điểm cuối cùng đã tham gia vào nghiên cứu của 47 tại Mỹ và 21 tại các quốc gia ở Châu Âu và Châu Á.

Ban Giám sát an toàn và dữ liệu độc lập (Data and Safety Monitoring Board – DSMB) đã họp vào ngày 27/4 để xem xét dữ liệu và chia sẻ phân tích tạm thời của họ với nhóm nghiên cứu. Dựa trên đánh giá dữ liệu, họ lưu ý rằng remdesivir tốt hơn giả dược về thời gian phục hồi, một dữ liệu đánh giá thường được sử dụng trong các thử nghiệm cúm. Tình trạng phục hồi trong nghiên cứu này được thiết kế phù hợp, khi đó bệnh nhân có thể xuất viện hoặc trở lại mức hoạt động bình thường. Kết quả sơ bộ của công trình nghiên cứu chỉ ra rằng những bệnh nhân sử dụng remdesivir có thời gian phục hồi nhanh hơn 31% so với những người dùng giả dược (p <0,001). Cụ thể, thời gian trung bình để phục hồi là 11 ngày đối với bệnh nhân được điều trị bằng Remdesivir so với 15 ngày đối với những người dùng giả dược. Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ tử vong là 8,0% đối với nhóm nhận Remdesivir so với 11,6% đối với nhóm giả dược (p = 0,059).

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã có các cuộc thảo luận với Gilead Science Inc. về việc cung cấp Remdesivir cho bệnh nhân nhanh nhất có thể.

(Tài liệu tham khảo: “NIH clinical trial shows Remdesivir accelerates recovery from advanced COVID-19” – www.nih.gov, Apr 29, 2020)