Review sách có vi phạm bản quyền không

Ngày nay, chắc chả mấy ai còn lạ lẫm với việc các clip review phim xuất hiện ngập tràn các kênh mạng xã hội nhưkênh Facebook, Youtube và TikTok. Việc làm video review phim đang trở thành trào lưu trong thời gian gần đây, các video này như một hình thức giải trí mới đối với nhiều người. Các cảnh phim được cắt xén trên nền âm thanh của một người kể chuyện reviewer kiến thức đầy mình. Những kiểu clip tưởng chừng như là vô phạt vô thưởng này đang ảnh hưởng đến nội dung, cốt truyện của bộ phim hoặc cái hại dễ dàng nhìn thấy trước mắt là có thể đem đến cho khán giả một cái nhìn sai lệch về phim. Các clipreview này dù ít dù nhiều đềutác động đến doanh thu của bộ phim. Bởi sẽ rất ít khán giả chịu bỏ tiền để xem lại một bộ phim mà mình đã biết gần như trước nội dung, cũng như cái kết của phim. Tuy nhiên, nhiều người nghĩ đến một khía cạnh khác rằng liệu các video review phim này liệu có vi phạm pháp luật hay không, cụ thể là vi phạm bản quyền hay không.

Review phim là gì?

Review phim là những đánh giá, cảm nhận chủ quan từ phía người chia sẻ trong quá trình họ xem phim. Họ sẽ không tiết lộ những tình tiết chính của phim, mà thường sẽ đánh giá tổng quan về diễn viên, tuyến nhân vật hay bối cảnh câu chuyện, hiệu ứng hình ảnh Từ đó nêu lên những ý kiến cá nhân của reviewer giúp bạn thêm thông tin tham khảo trong quá trình lựa chọn của mình.

Tuy nhiên, hiện nay bản chất của review phim ở Việt Nam lại là biến tướng của việc tóm tắt nội dung phim. Hàng ngày, lướt Facebook đặc biệt một trong số những điều bạn cực kỳ dễ gặp ắt hẳn là giọng đọc chuẩn mác chị Google cùng nội dung quen thuộc: Xin chào các bạn, lại là abc đây, hôm nay chúng tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một bộ phim. Dưới mỗi video dạng như vậy là hàng ngàn lượt cảm xúc, hàng trăm bình luận đa chiều về bộ phim vừa bị đem ra mổ xẻ. Thực chất đây là trào lưu recap phim [chỉ việc tóm tắt lại toàn bộ nội dung hoặc từng phần nội dung của bộ phim] núp bóng review đang nở rộ trên mạng xã hội thời gian gần đây. Đặt tiêu đề là review [nêu lên cảm nhận, đánh giá], nhưng xem nội dung lại là recap [tóm tắt nội dung], một số đoạn clip còn cao hứng cho thêm vài dòng cảm quan cá nhân vào phần cuối.

Như vậy, các đoạn phim ngắn thường xuất hiện trên mạng xã hội và được đặt tiêu đề là review phim thực chất lại là recap phim. Bởi lẽ các video này thường thuật lại toàn bộ chi tiết bộ phim và có một số ít đánh giá của người làm video, thậm chí, các video tóm tắt này còn có những chỗ sai lệch nội dung phim, làm ảnh hưởng đến thông điệp mà nhà làm phim muốn truyền đạt.

Review phim có vi phạm bản quyền không?

Khi luật sở hữu trí tuệ và các vấn đề về bản quyền ngày càng trở thành một mối quan tâm lớn của xã hội, các hành vi tưởng như chấp nhận được khi xưa giờ đã trở thành hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng. Điển hình, việc cắt ghép các video, clip từ các bộ phim đãđăng ký bản quyềnrồi tải lên Youtube giờ không còn được xã hội mắt nhắm mắt mở cho phép như xưa nữa.

Theo khoản 7, 8 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ, trong số các hành vi xâm phạm quyền tác giả có hành vi:

7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

Làmtác phẩm phái sinhmà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợptrường hợpchuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp trường hợp:

  • Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân
  • Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
  • Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
  • Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
  • Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
  • Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
  • Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
  • Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
  • Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
  • Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

Như vậy, ngoại trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị, thì việc làm tác phẩm phái sinh nào cũng phải được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm gốc.

Do đó, có thể kết luận việc review phim này không nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân, mà review phim để tiết lộ toàn bộ hoặc từng phần nội dung phim là hình thức xâm phạm bản quyền tác phẩm, quyền chủ sở hữu tác phẩm.

Thuỳ Dung

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề