Chủ đề của đoạn trích được học của văn bản Chiếc lá cuối cùng là gì

Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Chiếc lá cuối cùng

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 bài Chiếc lá cuối cùng. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tác giả O-hen-ri là người nước nào?

  • A. Nga
  • B. Đan Mạch
  • C. Hà Lan
  • D. Hoa Kì

Câu 2: Vì sao tác giả đặt tên truyện là "Chiếc lá cuối cùng" ?

  • A. Vì hình ảnh chiếc lá rất đẹp.
  • B. Vì chiếc lá là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc.
  • C. Vì chiếc lá là chi tiết nghệ thuật thể hiện rõ nhất chủ đề tác phẩm.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 3:Các nhân vật chính trong tác phẩmChiếc lá cuối cùnglàm nghề gì?

  • A. Nhà văn.
  • B. Nhạc sĩ.
  • C. Hoạ sĩ.
  • D. Bác sĩ.

Câu 4:Đối với Giôn-xi, chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa.
  • B. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ.
  • C. Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa.
  • D. Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô.

Câu 5: Cụ Bơ-men đã nghĩ gì khi này ra ý định vẽ chiếc lá thường xanh?

  • A. Cụ muốn trả lại niềm tin yêu cuộc sống cho cô hoạ sĩ trẻ Giôn-xi.
  • B. Cụ nghĩ Giôn-xi cần phải sống vì cô gái trẻ
  • C. Cụ muốn để lại một kiệt tác cho đời.
  • D. Cụ nghĩ mình đã già, sẽ chết nên hi sinh để cứu Giôn-xi

Câu 6:Câu văn "Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ" giúp em hiểu gì về Giôn-xi.

  • A. Giôn-xi rất thích vẽ vịnh Na-plơ.
  • B. Giôn-xi chưa bao giờ vẽ vịnh Na-plơ
  • C. Trong con người Giôn-xi đang có sự hồi sinh.
  • D. Giôn-xi đang có bắt chuyện và làm vui lòng Xiu.

Câu 7:Qua câu chuyệnChiếc lá cuối cùng, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?

  • A. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.
  • B. Tác phẩm đó phải rất đẹp
  • C. Tác phẩm đó phải đồ sộ.
  • D. Tác phẩm đó phải rất độc đáo.

Câu 8:Trong tác phẩmChiếc lá cuối cùng, Giôn-xi đã được cứu sống nhờ vào điều gì?

  • A. Nhờ có thuốc, sự chăm sóc của Xiu và chủ yếu là nhờ chiếc lá không rụng.
  • B. Chỉ nhờ may mắn và nhờ ở sức trẻ của chính bản thân người nữ hoạ sĩ.
  • C. Bác sĩ đã kịp thời cho cô uống loại thuốc tốt, đắt tiền.
  • D. Xiu đã chăm sóc rất chu đáo.

Câu 9:Từ nào nói đúng nhất cảm xúc và tâm trạng của nhân vật được thể hiện trong câu văn "Nhưng, ô kìa!"? trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng?

  • A. Ngạc nhiên.
  • B. Nghi ngờ.
  • C. Lo lắng.
  • D. Sợ hãi.

Câu 10: Chủ đề của đoạn trích được học của văn bản "Chiếc lá cuối cùng" là:

  • A. Phản ánh cuộc sống nghèo khổ của những người nghệ sĩ Mỹ.
  • B. Ngợi ca tình cảm yêu thương giữa con người với con người.
  • C. Nêu lên những quan niệm sâu sắc về nghệ thuật.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 11: Nhận xét nào nói đúng nhất về con người cụ Bơ-men?

  • A. Là người thương yêu và lo lắng cho số phận của Giôn-xi
  • B. Là một người sống lặng lẽ, âm thầm.
  • C. Là một người rất cao thượng, biết quên mình vì người khác.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 12: Cái chết của cụ Bơ-men có ý nghĩa như thế nào đối với nghệ thuât?

  • A. Cụ Bơ-men đã chết nhưng chiếc lá thường xuân sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc.
  • B. Cụ đã chọ lấy cái chết để Giôn-xi được sống.
  • C. Đó là hành động cao cả và đẹp đẽ.
  • D. Nó đã chứng tỏ rằng, nghệ thuật không chỉ là cái đẹp thuần tuý, nghệ thuật trước hết vì cuộc sống, vì hạnh phúc của con người.

Câu 13: Qua câu chuyện, em hiểu thế nào về một tác phẩm được coi là kiệt tác?

  • A. Tác phẩm đó phải rất đẹp.
  • B. Tác phẩm đó phải rất độc đáo
  • C. Tác ơhẩm đó phải đẹp và có ích cho cuộc sống.
  • D. Tác phẩm đó phải đồ sộ

Câu 14: Ý nào nói đúng nét đặc sắc nhất về mặt nghệ thuật của truyện Chiếc lá cuối cùng?

  • A. Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc.
  • B. Sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau.
  • C. Đảo ngược tình huống truyện.
  • D. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ.

Câu 15: Ý nào sau đây không đúng về nội dung của tác phẩm là

  • A.Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.
  • B. Phê phán sự bất công và khoảng cách giàu nghèo trong xã hội nước Mĩ
  • C. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người.
  • D. Là câu chuyện về tình bạn, tình người đáng trân trọng.
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Chiếc lá cuối cùng

Từ khóa tìm kiếm google:

Chiếc lá cuối cùng, trắc nghiệm ngữ văn 8

Trắc nghiệm Chiếc lá cuối cùng có đáp án

Trang trước Trang sau

Câu 1: O Hen – ri là một nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn. Nhiều truyeejnc ủa ông đã để lại cho bạn đọc những ấn tượng sâu sắc như:

A. Tên cảnh sát trên căn gác xép

B. Căn gác xép

C. Quà tặng của các đạo sĩ

D. Câu B và C đúng.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Câu 2: Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

“Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn – xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên.

Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.

Giôn – xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt.

“Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi !”, Giôn – xi nói: “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và – khoan – đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng…”

[SGK Ngữ văn 8, tập 1, trang 88]

Văn bản chứa đoạn trích thuộc thể loại nào?

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Phóng sự

D. Hồi ký

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: B

Câu 3: Các nhân vật chính trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng làm nghề gì?

A. Nhà văn.

B. Nhạc sĩ.

C. Hoạ sĩ.

D. Bác sĩ.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: C

Câu 4: Đối với Giôn-xi, chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa như thế nào?

A. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa.

B. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ.

C. Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa.

D. Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Câu 5: Câu văn "Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ" giúp em hiểu gì về Giôn-xi.

A. Giôn-xi rất thích vẽ vịnh Na-plơ.

B. Giôn-xi chưa bao giờ vẽ vịnh Na-plơ

C. Trong con người Giôn-xi đang có sự hồi sinh.

D. Giôn-xi đang có bắt chuyện và làm vui lòng Xiu.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: C

Câu 6: Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?

A. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống.

B. Tác phẩm đó phải rất đẹp

C. Tác phẩm đó phải đồ sộ.

D. Tác phẩm đó phải rất độc đáo.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 7: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa câu nói của Giôn-xi: "Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào"?

A. Giôn-xi thấy mình đã làm những điều khiến cho Xiu và mọi người phải lo lắng.

B. Trước việc cố bám lấy sự sống dù rất mỏng manh của chiếc lá, Giôn-xi nhận ra sự yếu đuối, buông xuôi trước số phận của mình.

C. Giôn-xi thấy chiếc lá không rụng và vì thế mà cô vẫn có thể sống.

D. Cả A, B đều đúng.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Câu 8: Trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng, Giôn-xi đã được cứu sống nhờ vào điều gì?

A. Nhờ có thuốc, sự chăm sóc của Xiu và chủ yếu là nhờ chiếc lá không rụng.

B. Chỉ nhờ may mắn và nhờ ở sức trẻ của chính bản thân người nữ hoạ sĩ.

C. Bác sĩ đã kịp thời cho cô uống loại thuốc tốt, đắt tiền.

D. Xiu đã chăm sóc rất chu đáo.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 9: Từ nào nói đúng nhất cảm xúc và tâm trạng của nhân vật được thể hiện trong câu văn "Nhưng, ô kìa!"? trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng?

A. Ngạc nhiên.

B. Nghi ngờ.

C. Lo lắng.

D. Sợ hãi.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 10: Từ “ơi” trong câu: “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!” thuộc loại từ nào?

A. Tình thái từ

B. Trợ từ

C. Thán từ

D. Phó từ

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: C

Câu 11: Đọc đoạn văn sau:

Nhưng Giôn-xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kì quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn.

[Chiếc lá cuối cùng]

Cụm từ "chuyến đi xa xôi bí ẩn" nên được hiểu theo nghĩa nào và có nghĩa là gì?

A. Nghĩa bóng, chỉ cái chết.

B. Nghĩa đen, chỉ một chuyến đi bí ẩn có thật.

C. Nghĩa bóng, chỉ sự đau ốm.

D. Nghĩa đen, chỉ một chuyến đi chơi xa có thật.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 12: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về đoạn trích Chiếc lá cuối cùng?

A. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn – xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ – men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật tình yêu thương giữa những người nghèo khổ với nhau.

B. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn – xi, , kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ – men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật đức tính cao cả và sự hy sinh quên mình của cụ Bơ – men

C. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn – xi, , kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ – men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật sự lo lắng khôn nguôi của Xiu dành cho Giôn – xi.

D. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn – xi, , kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ – men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật nguyên nhân sâu xa quyết định hồi sinh của Giôn – xi

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 13: Câu nào nói về việc mà cụ Bơ – men đã làm cho Giôn – xi trong đoạn trích Chiếc lá cuối cùng?

A. Cụ sợ sệt khi nhìn thấy cây thường xuân không còn một chiếc lá nào

B. Cụ đã vẽ “chiếc lá cuối cùng” trong đêm mưa tuyết giá lạnh

C. Cả A và B đều đúng

D. A và B đều sai

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: C

Câu 14: Đoạn văn sau thể hiện điều gì?

“Khi hai người lên trên gác thì Giôn-xi đang ngủ. Xiu kéo tấm mành mành xuống che kín cửa sổ và ra hiệu cho cụ Bơ-men sang buồng bên cạnh. Sang đến nơi, họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”.

[Chiếc lá cuối cùng]

A. Sự yêu thương và lo lắng của cụ Bơ – men và Xiu cho Giôn – xi khi thấy cây thường xuân đã rụng hết lá.

B. Sự tuyệt vọng của cụ Bơ – men và Xiu khi nhìn thấy cây thường xuân đã rụng hết lá

C. Sự ý tứ của cụ Bơ – men và Xiu: đi lại nhẹ nhàng để khỏi làm cho Giôn – xi tỉnh giấc

D. Sự bàn bạc bí mật của cụ Bơ – men và Xiu khi thấy bệnh tình của Giôn – xi ngày càng trầm trọng

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: A

Câu 15: Nhận xét nào nói đúng nhất về con người cụ Bơ – men?

A. Là một người yêu thương và lo lắng cho số phận của Giôn – xi

B. Là một người cao thượng, biết quên mình vì người khác

C. Là một người sống lặng lẽ, âm thầm

D. Cả 3 nội dung trên đều đúng

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: D

Bài giảng: Chiếc lá cuối cùng - Cô Phạm Lan Anh [Giáo viên Tôi]

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

Trang trước Trang sau

Các câu hỏi đọc hiểu Chiếc lá cuối cùng

THPT Sóc Trăng Send an email
0 11 phút

Để đọc hiểu được tác phẩmChiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri thì THPT Sóc Trăng xin giới thiệu tới các em hệ thống các câu hỏi sau đây:

Đọc hiểu Chiếc lá cuối cùng

1. Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?

– O.Hen-ri [1862- 1910], tên thật là William Sydney Porter, ông sinh ra tại Greensboro, Bắc Carolina trong một gia đình có bố là bác sĩ.

Bạn đang xem: Các câu hỏi đọc hiểu Chiếc lá cuối cùng

+ Năm William 3 tuổi, mẹ ông qua đời, William lớn lên trong vòng tay của bà và các cô chú. Không được học hành đến nơi đến chốn nhưng William là một cậu bé mê đọc sách. Năm 15 tuổi, ông bỏ học và làm việc tại hiệu thuốc của người chú ruột ở Texas. Một thời gian sau, ông đến Houston và làm đủ thứ nghề để kiếm sống, sau đó cuộc sống đưa đẩy, ông cũng phải vào tù ra tội nhiều lần, vì cải tạo tốt nên ông được tha sớm.

Bài viết gần đây
  • Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước

  • Cảm nhận về đoạn trích bài thơ Hai chữ nước nhà của Trần Tuấn Khải

  • Nghị luận về chủ đề Hãy nói không với các tệ nạn

  • Dàn ý thuyết minh về cây bút bi

+ Quãng thời gian ở tù ông tiếp xúc với những tù nhân với đủ mánh khóe trong làm ăn để tồn tại, người tốt có, người xấu có. Điều đó làm cho ông tích lũy được vốn sống và cái nhìn mới đối với con người và cuộc sống….

→ Cuộc đời của O.Hen-ri cũng gặp nhiều nỗi gian truân.

– Là cây bút truyện ngắn nổi tiếng của Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX với khoảng 600 truyện ngắn. [ Ông được giới nhà văn đánh giá là bậc thầy về truyện ngắn.]

– Đặc điểm của truyện kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, ngòi bút cảm thương.

2.Kể tên tác phẩm chính của O.Hen-ri ? Văn bản chiếc lá cuối cùng được trích từ tác phẩm nào?

– Tác phẩm tiêu biểu như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ

– Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của ông.

3.Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính? Vì sao?

– Giôn-xi, Xiu, cụ Bơ -men → Giôn- xi, cụ Bơ-men là NV chính. Dù cụ Bơ – men xuất hiện rất ít nhưng lại là nhân vậtcó ý nghĩa quan trọng→ thể hiện tư tưởng, chủ đề của văn bản.

Để đọc hiểu rõ hơn về tác phẩm và soạn bài trước tại nhà, các em có thể tham khảoSoạn bài Chiếc lá cuối cùngchi tiết do THPT Sóc Trăng thực hiện nhé.

4. Theo em truyện có mấy tình huống? Tình huống nào là chính có ý nghĩa quyết định số phận các nhân vật ? [ Giôn – xi và Bơ men]

– Có hai tình huống chính:

+ Giôn xi mắc bệnh trầm trọng cùng nỗi tuyệt vọng của nàng.

+ Cụ Bơ – men vẽ chiếc lá, Giôn – xi được cứu sống còn cụ Bơ – men thì chết.

5. Từ những sự việc trên, em hãy tóm tắt văn bản?

– Giôn -xi là một họa sĩ trẻ, bệnh tật và tuyệt vọng, cô gắn sự sống của mình với chiếc lá cuối cùng.

– Xiu tâm sự với cụ Bơ-men điều này, hai người rất lo lắng.

– Sau một đêm mưa gió và cả ngày hôm sau, điều bất ngờ là chiếc lá không dụng.

– Giôn-xi đã sống còn cụ Bơ-men lại chết vì chứng sưng phổi.

Tham khảo thêm các bài tóm tắt truyện ngắn Chiếc lá cuối cùngbằng đoạn văn ngắn.

6. Em hãy tóm tắt đoạn trích?

Giôn- xi ốm nặng và nằm đợi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bên cửa sổ rụng khi đó cô sẽ chết.Nhưng qua một đêm mưa gió bão phũ phàng, chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng. Điều đó giúp Giôn xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết. Một bạn gái đã cho Giôn xi biết chiếc lá cuối cùng là bức tranh của hoạ sĩ già Bơ- men đã bí mật vẽ trong một đêm mưa gió để cứu Giôn- xi trong khi chính cụ đã chết vì mắc bệnh viêm phổi.

7. Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?

– Văn bản Chiếc lá cuối cùng gồm 3 phần.

+ Phần 1: từ đầu….tảng đá: Cụ Bơ Men và Xiu lên gách thăm Giôn-Xi

+ Phần 2: Tiếp theo……thế thôi: Chiếc lá cuối cùng không dụng và Giôn-xi đã qua cơn nguy hiểm.

+ Phần 3: Còn lại: Xiu kể cho Giôn-xi nghe về cái chết bất ngờ của cụ Bơ-men khi sức khỏe của Giôn xi đang dần bình phục.

8. Theo dõi phần chữ nhỏ văn bản em biết được gì về hoàn cảnh sống của Giôn – xi ? [ cô làm nghề gì và cô sống như thế nào?]

– Là một họa sĩ nghèo.

– Bị bệnh sưng phổi nặng.

9. Qua những chi tiết trên, em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống của Giôn- xi lúc bấy giờ.

→ Cuộc sống nghèo túng , bệnh tật.

Bổ sung từ giáo viên: Trong sự nghèo túng và bệnh tật như vậy thì tâm trạng của Giôn xi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu phần * tiếp theo:

10. Khi biết mình bệnh tật , đau đớn đầy mình như vậy, Giôn-xi có ý nghĩ gì?

– Khi chiếc lá cuối cùng trên cây Thường xuân lìa cành thì cô cũng ra đi.

11. Em có nhận xét gì về ý nghĩ của Giôn -xi?

→ Ngớ ngẩn, đáng thương.

12. Với ý nghĩ đó, em hiểu gì tâm trạng của Giôn – xi lúc đầu như thế nào?

– Buồn bã, bất lực, thờ ơ với sự sống của chính mình, buông xuôi, giờ chỉ còn chờ đợi cái chết.

13. Điều gì khiến Giôn – xi trỗi dậy một sức sống mới?

– Nhìn thấy chiếc lá trên cây thường xuân sau một đêm bão vẫn bám riết vào cuống lá, vẫn kiên gan đậu trên tường.

14: Sự thay đổi tâm trạng của Giôn – xi khi nhìn thấy chiếc lá đó được biểu hiện như thế nào?

– Nhìn chiếc lá hồi lâu, gọi Xiu.

– Nhận mình là hư, là tệ, muốn chết là có tội, xin cháo, sữa, rượu vang, gương soi, ngồi dậy…ao ước vẽ vịnh Na plơ.

→ Tâm trạng phấn chấn, khao khát sự sống trở lại.

15. Kết quả cuối cùng như thế nào?

– Giôn – xi chiến thắng bệnh tật.

→Nhu cầu sống đã trở lại, yêu bạn, yêu nghề, vượt qua cái chết.

16. Theo em trong chiến công này ngoài cụ Bơ – men và Xiu thì Giôn – xi có vai trò gì?

– Cụ Bơ – men và Xiu là sức mạnh ngoại lực Giôn – xi sức mạnh nội lực, là người trực tiếp chống lại cái chết. Do đó quá trình diễn biến tâm trạng của Giôn – xi cũng là quá trình đấu tranh của bản thân để chiến thắng cái chết.

Bổ sung từ giáo viên: Nhân vật Giôn – xi đã góp phần hoàn thiện bức tranh tình người, tô đậm vẻ đẹp diệu kỳ của cụ Bơ – men, làm sáng lên nét đẹp giản dị của nhân vật Xiu.

17.Tình yêu thương của Xiu đối với Giôn – xi được biểu hiện ở những chi tiết nào?

– Lo sợ khi nhìn vài chiếc lá thường xuân còn bám lại trên tường.

– Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa

– Lơ sợ nếu Giôn – xi chết đi…

– Sự động viên, chăm sóc của Xiu đối với Giôn xi.

18. Theo em Xiu nói chuyện với cụ Bơ men về bệnh tình của Giôn- xi và suy nghĩ của Giôn-xi là để làm gì?

– Chia sẻ nỗi lo lắng và suy nghĩ của mình về bệnh tật của Giôn – xi.Mong muốn tìm kiếm được một giải pháp giúpGiôn-xi lấy lại niềm tin vào cuộc sống.

19. Điều đó chứng tỏ tình cảm của Xiu đối với Giôn – xi như thế nào?

– yêu thương Giôn – xi -> đó là tình yêu của người chị hết lòng vì em.

20. Tâm trạng của Xiu như thế nào khi ngày ngày chứng kiến Giôn – xi đếm từng chiếc lá rụng?

– Trĩu nặng nỗi lo âu trước giờ phút sức lực của Giôn – xi cạn dần.

21. Khi nghe Giôn – xi nói, chứng kiến dự cảm tuyệt vọng của em, tâm trạng của Xiu như thế nào?

– “cúi khuôn mặt hốc hác…em hãy nghĩ đến chị” lo sợ mất Giôn – xi.

22. Qua đó em thấy điều gì ở con người Xiu?

– tình bạn gắn bó, tấm lòng nhân ái, bao la sâu nặng.

Bổ sung từ giáo viên: ngỡ như nhịp đập của trái tim Giôn – xi cũng là nhịp đập của trái tim Xiu.

23. Tâm trạng của Xiu khi nghe Giôn – xi đòi ăn cháo, uống sữa, soi gương và lúc nghe bác sĩ thông báo chăm sóc chu đáo sẽ thắng như thế nào?

– Sung sướng như chính mình được hồi sinh.

24. Ý nghĩa của câu nói “cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng” là gì?

– Cùng với kiệt tác của cụ Bơ – men, tình thương và sự chăm sóc của Xiu đã giúp Giôn – xi thắng được bệnh tật, thắng được những yếu mềm.

Trong chiến thắng ấy. Xiu đã góp phần quan trọng nên có thể coi Xiu là người chiến thắng, chínhtình thương và lòng vị tha đã chiến thắng cái chết.

25. Em có nhận xét gì về cách khắc hoạ nhân vật Xiu của tác giả?

– Giọng kể thủ thỉ, tâm tình, cách ngắt đoạn, đảo ngược .. nhân vật trở nên tinh tế, nổi bật, hấp dẫn.

26. Theo em, nếu Xiu được biết trước ý định của cụ Bơ – men thì truyện sẽ như thế nào? Vì sao?

– Thì truyện sẽ kém hay đi, vì Xiu không bị bất ngờ và chúng ta không được thưởng thức cả đoạn văn nói lên tâm trạng lo lắng thấm đượm tình người của cô…

27. Em hình dung về nhân vật cụBơ – mennhư thế nào?

– Là một cụ già ngoài 60 tuổi, thân hình nhỏ nhắn, râu tóc loà xoà, dữ tợn.

– Suốt đời mơ vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được. Tự cho mình là người thất bại trong nghệ thuật.

28. Khi cụ Bơ men và Xiu sang đến nơi, họ sợ sệt nhìn ra cửa sổ nhìn cây thường xuân rồi nhìn nhau chẳng nói gì. Thái độ đó thể hiện điều gì?

– Yêu thương, lo lắng cho số mệnh của Giôn – xi.

29. Nhìn Xiu cụ Bơ – men không nói gì nhưng theo em trong thâm tâm cụ đang nghĩ đến điều gì?

– Cụ đang nghĩ cách cứu Giôn – xi.

– Biết được suy nghĩ của Giôn – xi: Chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô nghĩ mình cũng sẽ chết.

Bổ sung từ giáo viên: Trước đó khi khi nghe Xiu kể về ý nghĩ này của Giôn – xi, cụ đã rất bực mình. Trên đời này lại có người ngớ ngẩn muốn chết chỉ vì một cái dây leo chết tiệt dụng lá.

30. Cụ Bơ – men đã nghĩ ra cách gì để cứu Giôn – xi thoát chết?

– Nghĩ đến việc sẽ vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu sống Giôn – xi. Vì cụ đã hiểu tình trạng bệnh tật và tâm hồn yếu đuối của Giôn – xi.

31. Vì sao nhà văn không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá như thế nào trong đêm mưa tuyết ấy?

– Đó là thủ pháp giấu kín sự việc, ngắt đoạn nhằm gây sự bất ngờ, chỉ đến khi Giôn – xi chiến thắng cái chết dần dần trở về với sự sống, người đọc mới biết rõ hành động của Bơ – men sự hấp dẫn của truyện.

32. Qua lời kể của Xiu với Giôn – xi em hình dung được hình ảnh cụ Bơ – men như thế nào trong đêm mưa tuyết ấy? Đó là một hành động như thế nào?

– Dũng cảm, đương đầu với khắc nghiệt của thiên nhiên, làm việc âm thầm khi tuổi cao, sức yếu.

Bổ sung từ giáo viên:

– Đó cũng là quá trình sáng tạo, gian khổ đầy hào hứng. Hoạ sĩ đã dồn hết sức mình, tình yêu thương với Giôn – xi vào từng nét vẽ….

– Con người cao thượng, quên mình vì người khác.

33. Tại sao Xiu gọi chiếc lá cuối cùng ấy là kiệt tác của cụ Bơ – men?

– Giống như thật, thổi vào tâm hồn Giôn – xi hơn ấm của niềm tin và nghị lực để trở về với sự sôngs.

– Chiếc lá không chỉ vẽ bằng bút lông bột màu mà bằng cả tình thương bao la, tấm lòng hi sinh cao cả của cụ Bơ – men.

Bổ sung từ giáo viên: Bức tranh của hoạ sĩ Bơ – men không nhằm mục đích sáng tác nghệ thuật mà chỉ là để cứu sống Giôn – xi. song nó không phải thần dược mà nó là một tác phẩm NT được tạo nên bởi tình thương yêu con người trong một phút xuất thần của người hoạ sĩ….

34.Từ đó em hiểu gì về một tác phẩm nghệ thuật chân chính?

– Một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải được tạo ra từ tình yêu thương con người, là nghệ thuật vì con người.

– Câu chuyện khiến chúng ta cảm động : cảm động về những tấm lòng vàng – tấm lòng nhân hậu vị tha, đức hy sinh, vì Giôn xi mà cụ Bơ men đánh đổi cả mạng sống của mình.

35. O.Hen-ri còn thành công trong việc xây dựng 2 tình huống đảo ngược bất ngờ, em hãy chỉ ra 2 tình huống ấy?

2 tình huống đảo ngược bất ngờ trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng chính là:

– Giôn – xi đang tiến dần đến cái chết → khoẻ lại, yêu đời, chiến thắng cái chết.

– Cụ Bơ – men đang khoẻ → cuối truyện lại qua đời vì bệnh tật…

36.Cả hai tình huống đảo ngược trênđều liên quan đến sự việc nào?

– Đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng..

Bổ sung từ giáo viên:Tất cả đó làm nên thành công của O.Hen-ri cùng 600 truyện ngắn đó làm cho tên tuổi của ông trở thành bất tử.

37. Theo em truyện Chiếc lá cuối cùng có ý nghĩa gì?

– Từ câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người hoạ sĩ nghèo, tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích sáng tạo của nghệ thuật: hãy đem nghệ thuật phục vụ con người, hãy phấn đấu cho hạnh phúc của con người.

Bài soạn của cô giáo Bùi Thị Thủy [THCS Mạo Khê II]

Mong rằng với tổng hợpcác câu hỏi đọc hiểu Chiếc lá cuối cùng thì các em hoàn toàn có thể nắm chắc những nội dung cần ghi nhớ liên quan tới tác phẩm. Chúc các em học tốt.

Tổng hợp các câu hỏi đọc hiểu Chiếc lá cuối cùng có đáp án giúp các em nắm chắc những nội dung quan trọng khi đọc hiểu tác phẩm cùng tên.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Tags
Ngữ Văn lớp 8 Văn mẫu lớp 8 Văn mẫu lớp 8 Tập 1
THPT Sóc Trăng Send an email
0 11 phút

Cho câu chủ đề: "Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O.Hen ri đã thể hiện tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ". Viết đoạn văn làm sáng tỏ câu nói

Quảng cáo

Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O.Hen-ri đã thể hiện tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Đây là một bức thông điệp khẳng định sứ mạng và sức mạnh của nghệ thuật chân chính. Câu chuyện kể về cuộc sống chật vật của những người hoạ sĩ nghèo: hai nữ họa sĩ trẻ Xiu và Giôn-xi sống cùng căn hộ với người họa sĩ già Bơ-men. Những khó khăn về vật chất đã vắt kiệt sức sáng tạo, khiến họ lâm vào cảnh bi đát. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còn nuôi thân. Giôn-xi bị sưng phổi, bệnh tật và nghèo túng đã lấy nốt của cô niềm tin vào cuộc sống. Chỉ còn lại Xiu mòn mỏi với những bức vẽ và ám ảnh bởi suy nghĩ của Giôn-xi: Cô gái bệnh tật ấy đang đếm từng chiếc lá rơi để chờ định mệnh phán quyết mạng sống của chính mình, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi... Không gian cuộc sống của những con người khốn khổ ấy lạnh lẽo u ám như mùa đông, nặng trĩu những buồn lo. Thế nhưng, sự nghèo khó bệnh tật không làm cho những con người ấy trở nên xa cách, vô cảm. Họ đã quan tâm, lo lắng cho nhau một cách chân thành. Xiu đã không quản ngại ngần mà ngày ngày chăm sóc cho Giôn-xi, cô luôn động viên, lo lắng cho Giôn-xi bệnh tật đang mất niềm tin vào cuộc sống. Cụ Bơ-men thì khác, cụ không chăm sóc tận tình mà hành động của cụ đã khiến bao người cảm động và biết ơn. Vào cái đêm bão tuyết lạnh lẽo ấy, chiếc lá thường xuân đại diện cho sự sống của Giôn-xi tưởng chừng đã rụng thì nó vẫn còn hiện hữu trên bức tường. Chiếc lá đã khiến Giôn-xi suy nghĩ lại, cô bắt đầu lấy lại ham muốn được sống, cô dần dần khỏi bệnh. Nhưng có một sự thật rằng, chiếc lá ấy chính là tác phẩm để đời của cụ Bơ-men, cụ đã vẽ nó và cụ đã chết vì bệnh sưng phổi sau cái đêm bão tuyết ấy. Thật vậy, giữa họ là một tình cảm yêu thương cao cả mà không ai có thể phủ nhận. Một người họa sĩ già sẵn sàng hi sinh để người khác được sống. Tác phẩm của cụ chính là tuyệt tác không chỉ trong nghệ thuật mà trong tâm hồn của con người.


Bài tiếp theo

  • Viết đoạn văn ngắn từ 6 đến 8 câu phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật cụ Bơ-men và kiệt tác chiếc lá cuối cùng
  • Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Henri
  • Tại sao nói rằng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác?
  • Viết đoạn văn cảm nhận về đoạn văn miêu tả chiếc lá trên tường trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
  • Viết đoạn văn ngắn [20 dòng] phân tích ý nghĩa của hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn cùng tên
Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Ý nghĩa của Chiếc lá cuối cùng - Bài mẫu 1

Hình ảnh chiếc lá cuối cùng mà Ô. Henri tạo ra vô cùng giàu ý nghĩa, không chỉ về mặt nghệ thuật mà còn chứa đựng trong đó cả những giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc nữa. Về mặt nghệ thuật, chiếc lá cuối cùng trên tường ấy là một kiệt tác để đời của cụ Bơ-men - một người nghệ sĩ. Kiệt tác tức là một tác phẩm nghệ thuật hết sức độc đáo, hết sức tuyệt vời, giàu ý nghĩa. Người ta thường nhắc tới các kiệt tác nổi tiếng thế giới như bức tranh nàng Mona Lisa của De Vinci, Sáng tạo của Adam - Michelangelo... Nhưng kiệt tác được tạo nên trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" của Ô Henri lại chỉ là một tác phẩm nghệ thuật vô cùng bình thường trên một bức tường. Thế nhưng ẩn sâu trong nó lại chứa đựng một tấm lòng cao cả, lớn lao, một sự hy sinh thầm lặng, không cầu báo đáp.

Về giá trị nhân đạo, Chiếc lá cuối cùng là niềm hy vọng sống cuối cùng gieo vào lòng Giôn-xi - một cô gái đã mất hết niềm tin vào cuộc sống. Chiếc lá ấy đã thực hiện ý nghĩa cuối cùng nhưng vô cùng to lớn của mình là gieo lại niềm hi vọng sống cho một con người, cứu con người ấy thoát khỏi vòng tay của tử thần. Không chỉ thế, nó còn mang trong mình tình yêu thương bao la, vô bờ bến của người họa sĩ nghèo, già cả - Bơ-men đối với Giôn-xi.

Tình cảm đó là tình yêu giữa con người với con người với nhau, là sự đồng cảm, yêu thương sâu sắc giữa những người có cùng cảnh ngộ với nhau. Và hơn thế nữa, chiếc là đó được vẽ lên bởi tâm huyết cũng như sự hy sinh cao cả của một con người. Tất cả những giá trị đó đã tạo nên ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của chiếc lá thường xuân cuối cùng trên tường - kiệt tác để đời của cụ Bơ men.

Cuối cùng, cụ Bơ-men - người vẽ lên kiệt tác chiếc lá ấy đã không qua khỏi được căn bệnh viêm phổi nặng. Vậy nhưng chiếc lá mà cụ đã vẽ ấy đã giúp hồi sinh một con người. Sự hi sinh thầm lặng mà cao cả của cụ thật đáng trân trọng biết nhường nào. Qua hình ảnh chiếc lá và sự hi sinh của người nghệ sĩ già, tác giả Ô Henri muốn nhấn mạnh với chúng ta mục đích cao cả của nghệ thuật.

Chiếc lá cuối cùng

Bản để in

Chiếc lá cuối cùng

Mục lục

1. TÌM HIỂU CHUNG [edit]

1.1. Tác giả

1.2. Tác phẩm

2. NỘI DUNG [edit]

3. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

TÌM HIỂU CHUNG [edit]

Tác giả


O. Henry [1862-1910]

  • Tên thật là William Sydney Porter với bút danh O. Henry [O Hen-ri]
  • Là nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn
  • Nhiều tác phẩm của ông để lại cho bạn đọc những ấn tượng sâu sắc như "Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ"...
  • Các tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động.

Tác phẩm


Xuất xứ

Đoạn trích trong SGK là phần cuối của truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng".

Phương thức biểu đạt

Tự sự, miêu tả, biểu cảm

Chủ đề

Truyện khiến chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ; đề cao giá trị sự sống của con người và đặt ra một quan điểm nghệ thuật sáng rõ: một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác vì nó được tạo nên bởi tài năng và tấm lòng nhân hậu, hướng tới phục vụ cuộc sống con người.

Bố cục

Đoạn trích được chia làm 3 phần:

  • Phần 1 [Từ đầu đến "...mái hiên thấp kiểu Hà Lan"]: Giôn-xi bi quan đợi chờ cái chết của mình.
  • Phần 2 [Tiếp theo cho đến "...hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ"]: Giôn-xi vượt qua cái chết
  • Phần 3 [Còn lại]: Bí mật của chiếc lá thường xuân cuối cùng

NỘI DUNG [edit]

1. Nhân vật Giôn-xi và diễn biến tâm trạng của cô


Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

1.1. Giới thiệu nhân vật

  • Là nữ họa sĩ trẻ và nghèo, sống cùng Xiu, ở căn phòng thuê trên tầng thượng ngôi nhà ba tầng tồi tàn trong khu phố nhỏ ở phía Tây công viên Oa-sinh-tơn.
  • Mắc bệnh sưng phổi, vì nghèo không có tiền thuốc chữa nên cô không thiết sống nữa

1.2. Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi

  • Cảm thấy yếu đuối, không có nghị lực, suy nghĩ ngớ ngẩn một cách đáng thương: gắn sự sống của mình với những chiếc lá của cây thường xuân, khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời: "Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết".
  • Lạnh lùng, thản nhiên chờ đón cái chết nếu như chẳng còn chiếc lá nào bám trên bức tường gạch trong cả hai lần yêu cầu chị Xiu kéo tấm mành lên.
  • Ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn bám ở trên tường.
  • Cảm thấy có thêm nghị lực sống, muốn sống: tự nhận mình"là một con bé hư" khi "muốn chết là một tội", chủ động xin cháo, sữa, đòi soi gương, ngồi dậy xem chị Xiu nấu nướng và hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ. => Giôn-xi đã vượt qua cái chết
Giôn-xi là một nhân vật vừa đáng thương vừa đáng trách: đáng trách vì sự yếu đuối, phó mặc sự sống cho những chiếc lá mong manh sẽ có ngày rụng; đáng thương vì cô vừa bệnh nặng lại vừa nghèo nên cảm thấy bất lực, chán nản. Nhưng rồi cô cũng nhận thức được: sự sống bao giờ cũng cao quý.

2. Tình yêu thương của Xiu dành cho Giôn-xi

  • Lo sợ khi thấy những chiếc lá thường xuân còn rất ít ỏi bám trên tường: khi Giôn-xi bảo kéo mành lên, cô "làm theo một cách chán nản", sau đó còn "cúi khuôn mặt hốc hác" xuống người bệnhvà nói lời não nuột.
  • Cô không biết mình sẽ ra sao nếu Giôn-xi chết đi:"Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?".
  • Động viên, chăm sóc Giôn-xi rất tận tình, chu đáo:

3. Cụ Bơ-men và kiệt tác của cụ

Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

3.1. Cụ Bơ-men

  • Là một họa sĩ nghèo, sống cùng ngôi nhà ba tầng cũ kĩ với Giôn-xi và Xiu.
  • Ngoài 60 tuổi, râu xồm, kiếm ăn bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ.
  • Mơ ước vẽ được một kiệt tác để đời, nhưng bốn chục năm nay vẫn chưa thực hiện được.
  • Dành tấm lòng thương yêu, lo lắng cho số phận của Giôn-xi:

- Thái độ lo lắng sợ sệt khi ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn thấy những chiếc lá theo nhau rụng.

- Trong thâm tâm đang nghĩ đến việc vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi, và cụ lẳng lặng vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu sống Giôn-xi, bất chấp gió rét và nguy hiểm.

=> Cụ Bơ-men là con người cao thượng, hi sinh quên mình vì người khác.

3.2. Kiệt tác của cụ Bơ-men

Đó là chiếc lá thường xuân cuối cùng

  • Là chiếc lá thường xuân rất đẹp và giống y như thật.
  • Có giá trị nhân sinh rất cao [đem lại sự sống cho Giôn-xi, được vẽ bằng tình yêu thương bao la và đức hi sinh cao cả]
  • Có cái giá quá đắt [cứu được mạng sống của một người nhưng lại cướp đi mạng sống của người khác]

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Nghệ thuật đảo ngược tình huống:
- Giôn-xi từ sắp chết vì bệnh sưng phổi lại sống trở lại.

- Cụ Bơ-men còn khỏe mạnh, vì vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết nên đã chết vì bệnh sưng phổi.

  • Kết thúc bằng lời kể của Xiu, để lại dư âm trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và dự đoán
  • Xây dựng tình tiết hấp dẫn, chặt chẽ, khéo léo.
Thẻ từ khoá:
  • cây thường xuân
  • cao thượng
  • hi sinh
  • lòng yêu thương
  • sự bi quan
  • cái chết
  • viêm phổi
  • sưng phổi
  • kiệt tác
  • chán nản
  • tuyệt vọng
  • sự sống
  • cao quý
  • bức tranh
  • họa sĩ
  • more...
  • less...
◄ Tiếng Việt: Tình thái từ
Chuyển tới... Chuyển tới... Tôi đi học Văn bản: Tôi đi học Tiếng Việt: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ Văn bản Tập làm văn: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản Trong lòng mẹ Văn bản: Trong lòng mẹ Trường từ vựng Tiếng Việt: Trường từ vựng Tập làm văn: Bố cục của văn bản Tức nước vỡ bờ Văn bản: Tức nước vỡ bờ Tiếng Việt: Xây dựng đoạn văn trong văn bản Tập làm văn: Viết bài Tập làm văn số 1 Nam Cao Lão Hạc Văn bản: Lão Hạc Từ tượng hình, từ tượng thanh Tiếng Việt: Từ tượng hình, từ tượng thanh Tập làm văn: Liên kết các đoạn văn trong văn bản Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Tập làm văn: Tóm tắt văn bản tự sự Cô bé bán diêm Văn bản: Cô bé bán diêm Trợ từ Thán từ Tiếng Việt: Trợ từ, thán từ Tập làm văn: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự Đánh nhau với cối xay gió Văn bản: Đánh nhau với cối xay gió Tình thái từ Tiếng Việt: Tình thái từ Văn bản: Chiếc lá cuối cùng Tập làm văn: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Hai cây phong Văn bản: Hai cây phong Tập làm văn: Viết bài Tập làm văn số 2 Nói quá Tiếng Việt: Nói quá Văn bản: Thông tin về ngày trái đất năm 2000 Nói giảm nói tránh Tiếng Việt: Nói giảm, nói tránh Câu ghép Tiếng Việt: Câu ghép Văn bản thuyết minh Tập làm văn: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh Văn bản: Ôn dịch thuốc lá Tiếng Việt: Câu ghép [tiếp] Tập làm văn: Phương pháp thuyết minh Văn bản: Bài toán dân số Dấu câu Tiếng Việt: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm Tập làm văn: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh Tiếng Việt: Dấu ngoặc kép Viết bài Tập làm văn số 3 Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Văn bản: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Video: Đập đá ở Côn Lôn Đập đá ở Côn Lôn Văn bản: Đập đá ở Côn Lôn Tiếng Việt: Ôn luyện về dấu câu, tiếng việt Muốn làm thằng Cuội Văn bản: Muốn làm thằng Cuội Tập làm văn: Thuyết minh về một thể loại văn học Hai chữ nước nhà Văn bản: Hai chữ nước nhà Vẻ đẹp của cảm hứng nhân văn trong các tác phẩm truyện Đề trắc nghiệm - Vẻ đẹp của cảm hứng nhân văn trong các tác phẩm truyện Môi trường sống và trách nhiệm của mỗi con người Đề trắc nghiệm - Môi trường sống và trách nhiệm của mỗi con người Nhớ rừng Văn bản: Nhớ rừng Ông đồ Văn bản: Ông đồ Câu nghi vấn Tiếng Việt: Câu nghi vấn Tập làm văn: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh Quê hương Văn bản: Quê hương Khi con tu hú Văn bản: Khi con tu hú Tiếng Việt: Câu nghi vấn [Tiếp theo] Tập làm văn: Thuyết minh về một phương pháp [cách làm] Tức cảnh Pác Bó Văn bản: Tức cảnh Pác Bó Câu cầu khiến Tiếng Việt: Câu cầu khiến Tập làm văn: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh Ngắm trăng [Vọng nguyệt] Văn bản: Ngắm trăng [Vọng nguyệt] Đi đường [Tẩu lộ] Văn bản: Đi đường [Tẩu lộ] Câu cảm thán Tiếng Việt: Câu cảm thán Câu trần thuật Tiếng Việt: Câu trần thuật Tập làm văn: Văn thuyết minh Video: Giới thiệu về văn thuyết minh Video: Thuyết minh về một thứ đồ vật Video: Thuyết minh về một loài vật Video: Thuyết minh về một phương pháp [cách làm món ăn - món đồ chơi] Video: Thuyết minh về một danh lam, thắng cảnh Video: Thuyết minh về một phong tục truyền thống Video: Thuyết minh về một thể loại văn học - tác giả văn học Chiếu dời đô [Thiên đô chiếu] Văn bản: Chiếu dời đô [Thiên đô chiếu] Câu phủ định Tiếng Việt: Câu phủ định Hịch tướng sĩ Văn bản: Hịch tướng sĩ Hành động nói Tiếng Việt: Hành động nói Nước Đại Việt ta [Trích "Bình Ngô Đại Cáo"] Văn bản: Nước Đại Việt ta [Trích "Bình Ngô đại cáo"] Tiếng Việt: Hành động nói [tiếp theo] Tập làm văn: Ôn tập về luận điểm ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Bàn luận về phép học [Luận học pháp] Văn bản: Bàn luận về phép học [Luận học pháp] Tập làm văn: Viết đoạn văn trình bày luận điểm Tập làm văn: Viết bài tập làm văn số 6 - Văn nghị luận Thuế máu [Trích "Bản án chế độ thực dân Pháp"] Văn bản: Thuế máu [Trích "Bản án chế độ thực dân Pháp"] Hội thoại Tiếng Việt: Hội thoại Tập làm văn: Tìm hiểu và luyện tập yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận Đi bộ ngao du [Trích "Ê-min hay Về giáo dục"] Văn bản: Đi bộ ngao du [Trích "Ê-min hay Về giáo dục"] Tiếng Việt: Hội thoại [tiếp theo] Tiếng Việt: Lựa chọn trật tự từ trong câu Tập làm văn: Tìm hiểu và luyện tập yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận Kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục [trích "Trưởng giả học làm sang"] Văn bản: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục [Trích "Trưởng giả học làm sang"] Tiếng Việt: Chữa lỗi diễn đạt [lỗi lô-gíc] Tập làm văn: Viết bài tập làm văn số 7 - Văn nghị luận Tập làm văn: Văn bản tường trình Tập làm văn: Văn bản thông báo Cảm hứng yêu nước qua các văn bản nghị luận cổ Đề trắc nghiệm - Cảm hứng yêu nước qua các văn bản nghị luận cổ Vẻ đẹp và giá trị của thơ ca từ thế kỉ XX đến năm 1945 Đề trắc nghiệm - Vẻ đẹp và giá trị của thơ ca từ thế kỉ XX đến năm 1945 Cấu tạo và phân loại câu theo mục đích sử dụng Đề trắc nghiệm - Cấu tạo và phân loại câu theo mục đích sử dụng
Văn bản: Chiếc lá cuối cùng ►

Video liên quan

Chủ Đề