Tại sao phải can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ

Can thiệp giáo dục cho trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ là điều rất cần thiết, nhưng không phải là không có những thách thức. Thực tế, đối với những trẻ chưa có nhiều trải nghiệm trước đó, có thể trẻ sẽ cảm thấy quá sức – đặc biệt là với trẻ nhỏ – đây là đối tượng chưa thể gọi tên cảm xúc của mình hoặc lý giải vì sao chúng cảm thấy thất vọng. Vì vậy, để giúp bạn xử lý các tình huống này một cách hiệu quả, sau đây là một số hướng dẫn đơn giản về cách dạy cho trẻ tự kỷ trong những năm đầu có thể khá hữu ích:

1. Tuân theo một lịch trình nhất định

Những người mắc chứng tự kỷ thực sự phải tranh đấu rất nhiều với những thay đổi trong thói quen của họ, vì vậy hãy thử xác định một lịch trình thường xuyên trong ngày, và tuân thủ nó càng nhiều càng tốt. Trẻ em mắc chứng tự kỷ sẽ thực sự được hưởng lợi từ việc biết những gì sắp xảy ra và điều này sẽ kéo dài trong bao lâu. Sử dụng tín hiệu trực quan hoặc thiết bị bấm giờ cũng có thể giúp ích cho trẻ. Nếu có sự thay đổi, hãy thay đổi từ từ để giảm bớt tác động của chúng.

2. Sử dụng hướng dẫn bằng lời nói một cách rõ ràng, súc tích

Một điều quan trọng cần ghi nhớ khi đưa ra hướng dẫn là trẻ tự kỷ có thể gặp nhiều khó khăn khi xử lý các chuỗi các bước dài dòng. Ngay cả khi bạn sắp xếp các hướng dẫn đó thành một chuỗi, việc đảm bảo tất cả các bước theo đúng thứ tự là một thách thức lớn đối với trẻ. Làm cho mọi thứ dễ dàng hơn bằng cách cung cấp các hướng dẫn bằng lời nói ngắn gọn, đơn giản từng bước một.

3. Cho trẻ thêm thời gian để xử lý

Kiên nhẫn là chìa khóa trong việc học cách dạy trẻ tự kỷ. Sau khi bạn đưa ra lời hướng dẫn, thường sẽ khiến những đứa trẻ này mất nhiều thời gian hơn để xử lý và hồi đáp những gì bạn muốn chúng làm, vì vậy hãy cho chúng thời gian và không gian chúng cần để làm điều đó. Đừng làm cho vấn đề phức tạp hơn bằng cách nói đi nói lại bằng nhiều cách khác nhau, vì điều này sẽ chỉ làm mọi thứ chậm lại.

4. Trình bày các khái niệm một cách trực quan

Bởi vì xử lý ngôn ngữ là một thách thức đối với trẻ em mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, điều quan trọng là bạn phải kết hợp mô tả trực quan và sừ dụng thiết bị hỗ trợ trong phần giải thích của mình. Sử dụng cử chỉ cũng như các vật thể và hình ảnh càng nhiều càng tốt khi bạn nói chuyện. Điều này không chỉ giúp trẻ hiểu ý bạn hơn, mà chúng còn giúp trẻ có thể  liên kết các từ với các khái niệm trước đó.

Nguyên tắc tương tự được áp dụng để trẻ giao tiếp hiệu quả với người khác. Nếu việc thể hiện cảm xúc thông qua ngôn ngữ là khó khăn, hãy cho trẻ cơ hội thể hiện điều trẻ cảm thấy theo cách khác – ví dụ như sử dụng thẻ cảm xúc, bạn có thể sử dụng thẻ cảm xúc để giúp trẻ hiểu và giải thích cảm xúc bằng từ ngữ.

5. Thúc đẩy giao tiếp thông qua các bài tập ngôn ngữ

Những năm đầu là thời điểm quan trọng để phát triển các kỹ năng giao tiếp cốt lõi đó, vì vậy điều quan trọng là bạn cung cấp cho trẻ em thêm trợ giúp và hỗ trợ nếu chúng cần. Dành thời gian dành cho các hoạt động phát triển ngôn ngữ, tập trung vào phát âm và phân biệt các phụ âm, điều này sẽ thực sự có ích. Sử dụng hình ảnh và thẻ ngôn ngữ để giúp mở rộng vốn từ cho trẻ – nhưng lưu ý rằng nhiều trẻ em mắc chứng tự kỷ là ‘kênh đơn sắc’ [chúng chỉ có thể xử lý thông tin từ một giác quan tại một thời điểm], vì vậy hãy đảm bảo bạn làm điều này trong một môi trường tĩnh lặng để  trẻ không bị quá tải.

6. Tận dụng sự hứng thú và khả năng của trẻ

Mặt khác, một trong những thế mạnh lớn nhất của trẻ tự kỷ là chúng thường có thể tập trung vào một vật phẩm hoặc chủ đề cụ thể trong thời gian dài và phát triển kiến thức sâu rộng về nó [ví dụ: bản đồ, hệ mặt trời, xe lửa ]. Tận dụng khả năng đó và tập trung bằng cách kết hợp chủ đề yêu thích của trẻ vào các hoạt động khác, ví dụ như đếm các hành tinh, bảng chữ cái dán trên xe lửa hoặc một hoạt động nghệ thuật như tô màu / trang trí bản đồ.
Cùng với sở thích của trẻ, nó cũng rất quan trọng để khuyến khích khả năng của họ. Trẻ tự kỷ thường xuất sắc trong việc vẽ và làm việc với máy vi tính, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn cho chúng cơ hội khám phá những thế mạnh riêng, điều này cực kỳ quan trọng với chúng trong tương lai. Tập trung vào những mặt tích cực hơn là mặt tiêu cực!

7. Tránh ánh sáng và âm thanh nhân tạo

Một tác nhân lớn đối với nhiều trẻ tự kỷ là sự kích thích các cơ quan cảm giác không tự nhiên, khắc nghiệt, chẳng hạn như đèn huỳnh quang, màn hình nhấp nháy, thiết bị ù và đồ đạc lách cách. Bạn hãy lưu ý đến các nhân tố này và thử giảm thiểu sự tác động của chúng. Ví dụ, sử dụng đèn bàn dịu hơn nhiều so với đèn treo trần, thảm hoặc bóng tennis ở dưới chân ghế để tránh phát ra âm thanh. Nếu trẻ có phòng riêng,  nếu có thể bạn hãy sắp xếp để trẻ tự kỷ tránh xa các tác nhân có nguy cơ  hoặc tránh xa cửa sổ nếu có thể.

8. Nuôi dưỡng trẻ trong một môi trường đầy sự hỗ trợ

Cuối cùng, đừng quên rằng một trong những yếu tố quan trọng nhất là tạo ra một môi trường mà mọi đứa trẻ đều cảm thấy được yêu thương, được thuộc về và thấy có giá trị. Không bỏ qua bất kỳ cá nhân hay loại khó khăn nào, khuyến khích trẻ em tôn vinh sự khác biệt và giá trị của việc giúp đỡ người khác. Khi thực hiện các hoạt động, tránh mọi cảm giác phân biệt – trẻ em tương tác xã hội mắc chứng tự kỷ có được từ việc hòa nhập là rất quan trọng cho sự phát triển cũng như sự tự tin của chúng.

Bởi vì mỗi đứa trẻ là mỗi các thể khác nhau, học cách dạy trẻ tự kỷ là một quá trình liên tục. Trong quá trình dạy trẻ gặp khó khăn, bạn chỉ cần nhớ mọi nỗ lực của bạn đều ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển của trẻ.

Chuyên gia tâm lý Vương Nguyễn Toàn Thiện
Đơn vị Tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Tài liệu tham khảo: //www.firstdiscoverers.co.uk/how-to-teach-children-with-autism/

Tự kỷ hay còn gọi là rối loạn phổ tự kỷ, là một dạng bệnh trong nhóm rối loạn phát triển lan tỏa và ảnh hưởng đến nhiều mặt của sự phát triển của trẻ. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, tuy nhiên nếu trẻ được can thiệp sớm sẽ giúp trẻ hòa nhập với môi trường tốt hơn.

Nguyên tắc trong điều trị trẻ tự kỷ bao gồm:

  • Can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ ngay sau khi phát hiện.
  • Nhóm can thiệp sớm: bác sỹ phục hồi chức năng nhi khoa, cán bộ tâm lý, cán bộ tâm thần, kỹ thuật viên ngôn ngữ, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu, giáo viên mẫu giáo được biệt và cha mẹ trẻ.
  • Chương trình can thiệp được thiết lập tùy theo mức độ tự kỷ và mức độ sự phát triển của trẻ.
  • Can thiệp điều trị cho trẻ tự kỷ phải thật sự kiên trì và đều đặn theo đợt tại trung tâm phục hồi chức năng phối hợp với Chương trình huấn luyện tại nhà.
  • Biện pháp can thiệp gồm: can thiệp hành vi, âm ngữ trị liệu, huấn luyện giao tiếp, âm nhạc trị liệu, giáo dục cá nhân, hướng nghiệp, hỗ trợ tâm lý,...

2.1 Chương trình huấn luyện mức độ ban đầu về các kỹ năng

  • Kỹ năng chú ý.
  • Kỹ năng bắt chước.
  • Kỹ năng tiếp nhận ngôn ngữ.
  • Kỹ năng thể hiện ngôn ngữ.
  • Kỹ năng trước khi đến trường.
  • Kỹ năng tự chăm sóc.

2.2 Chương trình huấn luyện mức độ vừa về các kỹ năng

Chương trình huấn luyện mức độ vừa về các kỹ năng giống với mức độ ban đầu nhưng ở mức độ cao hơn.

2.3 Chương trình huấn luyện mức độ cao về các kỹ năng

  • Các kỹ năng như giống với mức độ ban đầu nhưng ở mức độ cao hơn.
  • Thực hiện một số kỹ năng khác như: ngôn ngữ trừu tượng, kỹ năng xã hội, kỹ năng trường học.

2.4 Nguyên tắc

  • Can thiệp cho trẻ tự kỷ sớm ngay sau khi phát hiện về giao tiếp và ngôn ngữ.
  • Chương trình can thiệp sớm về ngôn ngữ và giao tiếp cần phải dựa vào đánh giá chức năng của trẻ.

Trẻ tự kỷ được can thiệp sớm sẽ dễ hòa nhập với môi trường tốt hơn

2.5 Huấn luyện về giao tiếp sớm

Huấn luyện kỹ năng tập trung cho trẻ tự kỷ

  • Kích thích trẻ nhìn:
    • Cho trẻ ngồi gần nói chuyện, thể hiện các nét mặt cười, buồn, vui,... và cho trẻ quan sát.
    • Đưa những đồ chơi có màu sắc khác nhau và hình dáng khác nhau cho trẻ nhìn theo.
    • Chơi ú òa với trẻ, sau đó đợi trẻ dõi nhìn theo mặt bạn.
    • Lăn bóng về phía trẻ để trẻ nhìn theo và yêu cầu trẻ giơ tay ra bắt bóng.
    • Giấu đồ chơi, đồ vật quen thuộc như bát, thìa, cốc,... vào một cái rổ đựng đồ và nói trẻ đi tìm.
  • Kích thích trẻ nghe:
    • Lắc những đồ chơi có phát ra âm thanh như xúc xắc, chút chít,... hoặc bắt chước tiếng các con vật cho trẻ nghe.
    • Chơi các trò chơi tạo ra tiếng động như: bắt chước tiếng kêu của con vật cho trẻ nghe và đợi trẻ phát âm theo ta vỗ tay cổ vũ.
    • Nói chuyện, bật nhạc hoặc hát trẻ em cho trẻ nghe, sau đó quan sát nét mặt của trẻ khi nghe thấy các âm thanh khác nhau.
    • Trò chơi lần lượt: bỏ viên sỏi vào lon coca gây nên tiếng động cho trẻ nghe và đợi trẻ bắt chước làm theo.
    • Cho trẻ chơi theo nhóm: gọi tên từng trẻ và giơ tay khi được gọi tên.

Huấn luyện bắt chước và lần lượt

  • Bắt chước: Trẻ học mọi thứ thông qua bắt chước nét mặt, cử động cơ thể [giơ tay chào, tạm biệt...], bắt chước âm thanh và từ ngữ [nói], bắt chước hành động [chơi với đồ chơi],...
  • Lần lượt: Lần lượt là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải học khi giao tiếp.
    • Nựng trẻ bằng các loại âm thanh, cù bụng và đợi trẻ cười, sau đó nựng và cù tiếp đợi trẻ phản ứng.
    • Trẻ phát âm và ta bắt chước âm thanh của trẻ và đợi trẻ đáp ứng.
    • Hãy làm mẫu một hành động: vỗ tay, giơ tay và bảo trẻ làm theo, sau đó đợi trẻ làm theo.
    • Chơi trò ú oà: hãy che tay vào mặt nói “ú”, sau đó bỏ tay ra nói “oà” và đợi trẻ cười.
    • Lăn quả bóng về phía của trẻ và nói “của con”, đợi trẻ bắt lấy bóng, để trẻ lăn bóng về phía ta và nói “của mẹ”. Vỗ tay khen ngợi trẻ.
    • Chơi giả vờ: mẹ nấu cơm, con tắm cho bé và đợi trẻ đáp ứng với việc nhận lượt của mình.

Huấn luyện kỹ năng chơi

Thông qua chơi trẻ học được nhiều về:

  • Kỹ năng giao tiếp sớm
  • Kỹ năng ngôn ngữ.
  • Kỹ năng vận động thô: trườn, bò, đứng, đi,...
  • Kỹ năng vận động tinh: cầm và nắm đồ vật, với đồ vật,...
  • Kỹ năng sinh hoạt hàng ngày: rửa tay, mặc quần áo...
  • Cảm giác: nhìn, nghe, sờ.
  • Khám phá thế giới xung quanh.
  • Giải quyết vấn đề.

Huấn luyện giao tiếp bằng tranh ảnh và cử chỉ

Cử chỉ là một trong những phần rất quan trọng của quá trình giao tiếp. Hàng ngày ta thường dùng những cử chỉ điệu bộ để giao tiếp với người khác.

  • Giao tiếp bằng cử chỉ bao gồm:
    • Ánh mắt: đưa mắt nhìn về phía đồ vật mà trẻ muốn lấy.
    • Cử động của cơ thể như: giơ tay ra xin hoặc cúi đầu xin thứ trẻ muốn.
    • Chỉ tay và với tay: chỉ tay về phía vật mà trẻ muốn, giơ tay vẫy khi chào tạm biệt, giơ tay đòi bế.
  • Giao tiếp bằng tranh ảnh bao gồm:
    • Sách, truyện trẻ em.
    • Thẻ tranh dạy trẻ mẫu giáo: nhận biết vật, con vật trong tranh, tìm thẻ tranh có con vật trẻ biết trong những thẻ tranh khác nhau.
    • So sánh cặp: so sánh tranh với tranh, đồ vật với tranh, người thật với tranh ảnh,...
    • Hội thoại qua tranh ảnh.

Huấn luyện kỹ năng ngôn ngữ [âm ngữ trị liệu]

  • Huấn luyện kỹ năng hiểu ngôn ngữ
  • Huấn luyện kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ
    • Diễn đạt qua dấu hiệu, tranh ảnh và các biểu tượng.
    • Diễn đạt bằng lời nói.
  • Huấn luyện kỹ năng học đường
    • Huấn luyện kỹ năng trước khi đến trường
    • Huấn luyện kỹ năng học đường.
  • Nguyên tắc dạy ngôn ngữ
    • Trẻ phải hiểu được từ ngữ và biết ý nghĩa của âm thanh, từ và câu trước khi nói.
    • Nói chuyện nhiều với trẻ, sử dụng ngôn ngữ đơn giản, nói chậm và to.
    • Sử dụng những dấu hiệu để giúp trẻ hiểu.
    • Chỉ nên dùng một vài đồ vật hoặc tranh ảnh và một người hướng dẫn.
    • Động viên khen thưởng trẻ đúng lúc.

Dựa vào đánh giá chức năng của trẻ tự kỷ để đưa ra chương trình về giao tiếp sớm phù hợp

  • Phân tích hành vi thích ứng của trẻ: Phân tích những hành vi không thích hợp, bất thường của trẻ [hãy tìm nguyên nhân xảy ra hành vi, tần suất xảy ra hành vi, hậu quả của hành vi] để loại bỏ hành vi bất thường nếu có thể, thay thế bằng hành vi mới thích hợp hơn, giảm sự tác động của nguyên nhân.
  • Chương trình can thiệp hành vi cho trẻ tự kỷ: bao gồm 100 bài tập được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp hơn. Mỗi bài tập có thể sẽ có thêm nhiều tiết mục nhỏ.
  • Thiết lập chương trình can thiệp hành vi: hãy lựa chọn khoảng 1-10 bài, mỗi bài chọn từ 1-3 tiết mục và sắp xếp vào phiếu can thiệp hành vi.
  • Đánh giá: đánh giá ban đầu về các mức độ thực hiện những bài tập của trẻ và sau một vài tháng can thiệp. Sử dụng thang đánh giá như sau:
    • 0: trẻ không tự làm
    • 1: trẻ làm có trợ giúp bằng hành động
    • 2: trẻ làm có trợ giúp bằng lời nói
    • 3: trẻ tự làm không cần hỗ trợ
    • 4: trẻ tự làm đúng tình huống
  • Thời gian can thiệp cho trẻ tự kỷ tối thiểu là 60 phút/ngày và được thực hiện hàng ngày, tốt nhất 40 giờ/ tuần trong 1 - 3 năm sau khi phát hiện trẻ mắc tự kỷ.
  • Nhân lực thực hiện: Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên, giáo viên mầm non và gia đình.

  • Điều hoà cảm giác là một trong những phương pháp điều trị trẻ tự kỷ bị rối loạn điều hoà cảm giác như xúc giác, thính giác, thị giác, mùi vị, sờ và thăng bằng.
  • Bên cạnh đó, điều hòa cảm giác dùng để tăng hoặc giảm đáp ứng của trẻ với các kích thích khác nhau.

  • Huấn luyện hội nhập về âm thanh cho những trẻ tăng nhạy cảm với âm thanh hoặc quá mẫn về âm thanh.
  • Trong khi dạy trẻ tự kỷ có thể phối hợp những bài hát trẻ em và điệu bộ của giáo viên liên quan đến bài tập ta đang dạy. Điều này sẽ kích thích cho trẻ tăng cường tập trung, hứng thú học hơn.

Âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ giúp tăng tương tác và cảm xúc giữa các cá nhân

  • Trẻ bị tự kỷ có những hạn chế giao tiếp bằng mắt, do vậy những bài tập giao tiếp bằng mắt cần được thực hiện liên tục trong quá trình dạy trẻ.
  • Có thể cho trẻ đeo kính có màu sắc đặc biệt, kỹ thuật đặc biệt hạn chế việc nhìn không bình thường như liếc mắt, để giúp cho trẻ tập trung nhìn vào vật ta đang dạy.

  • Chơi tập thể theo từng nhóm nhỏ: trẻ bị tự kỷ thường hạn chế những kỹ năng chơi tập thể chính vì vậy việc cho trẻ chơi trong một nhóm có khoảng 10 bạn theo một chủ đề nào đó như gia đình, bác sĩ, nấu nướng, xây dựng,...] dưới sự hướng dẫn của giáo viên để giúp trẻ hòa nhập với bạn bè.
  • Chơi tập thể theo nhóm lớn hơn: để giúp cho trẻ tự kỷ hiểu được các luật lệ của những trò chơi cũng như trong giao tiếp xã hội, và phát triển kỹ năng cá nhân - xã hội tốt hơn.
  • Trong các bài học của trẻ tự kỷ nên sử dụng những đồ chơi trẻ em quen thuộc để giúp trẻ hiểu bài tốt hơn.

Giáo dục cá nhân đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện về hành vi của trẻ tự kỷ và tăng cường khả năng tập trung cũng như khả năng học tập của trẻ.

Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị tự kỷ, giúp làm giảm các triệu chứng co giật, tăng động, hung hãn, kém tập trung.

Có thể sử dụng thêm một số loại thuốc để hỗ trợ quá trình điều trị tự kỷ cho trẻ

  • Nhà trường và cha mẹ của trẻ cần động viên trẻ đi học.
  • Cha mẹ có thể liên hệ với bác sỹ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên phục hồi chức năng tại các Khoa phục hồi chức năng của các bệnh viện hay các trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng để có được những thông tin về phục hồi chức năng cho trẻ bị tự kỷ.

Nếu được hướng nghiệp từ sớm, trẻ bị tự kỷ khi lớn lên có thể làm các công việc đơn giản: nội trợ, trồng cây, chăn nuôi gia súc, nghề thủ công đơn giản,...

  • Trẻ em, người lớn bị tự kỷ không được phục hồi chức năng sớm, mà có thể có những vấn đề về tâm lý cần được cán bộ tâm lý hỗ trợ.
  • Gia đình cần giải thích cho trẻ tự kỷ hiểu về tình trạng bệnh tật của mình, chấp nhận và vượt qua mặc cảm của bệnh tật.
  • Nhà trường cần phải giải thích cho các học sinh trong trường hiểu về tình trạng bệnh tật của trẻ tự kỷ để có sự thông cảm và giúp đỡ.

Tóm lại, tự kỷ hay còn gọi là rối loạn phổ tự kỷ là một dạng bệnh trong nhóm rối loạn phát triển lan tỏa và ảnh hưởng đến nhiều mặt của sự phát triển của trẻ. Điều trị cho trẻ tự kỷ cha mẹ phải thật sự kiên trì để con nhận được kết quả tốt nhất. Cha mẹ cần áp dụng các phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ bất kỳ lúc nào để trẻ được hòa nhập với môi trường xung quanh tốt hơn.

Đơn nguyên phòng khám và tâm lý giáo dục thuộc Trung tâm Y học Tái tạo Bệnh viện Vinmec Times City là đơn vị tiên phong áp dụng các phương pháp khoa học và nghệ thuật đánh giá và trị liệu trẻ tự kỷ, mang lại hiệu quả cao.

Các lĩnh vực can thiệp giáo dục trẻ tự kỷ tại Vinmec: Tâm lý lâm sàng - tâm lý giáo dục; Giáo dục đặc biệt; Ngôn ngữ trị liệu; Thiền – yoga trị liệu; Âm nhạc trị liệu; Mỹ thuật trị liệu

Đội ngũ Bác sĩ, chuyên viên trị liệu và giáo viên tại Trung tâm được đào tạo tại ở các trường uy tín: Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học XH&NV – Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện quản lý giáo dục... đồng thời thường xuyên học tập nâng cao tay nghề thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn trong và ngoài nước với các chuyên gia hàng đầu từ Mỹ, Úc, Ấn Độ, Ý.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề