Thế nào là gói thầu mua sắm hàng hóa năm 2024

Gói thầu là thuật ngữ hết sức quen thuộc trong lĩnh vực đấu thầu, vậy, gói thầu được định nghĩa là gì, cách xác định các loại gói thầu hiện nay như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời.

Gói thầu là gì?

Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung (theo khoản 22 Điều 4 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13).

Theo đó, hiểu đơn giản gói thầu có thể là một phần hoặc toàn bộ dự án. Sở dĩ một dự án được phân thành các gói thầu là bởi:

- Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lý;

- Một dự án có thể có nhiều thành phần ở các lĩnh vực khác nhau. Khi chủ đầu tư tổ chức đấu thầu một dự án, có nhiều doanh nghiệp, tổ chức tham gia vào cuộc đấu thầu. Mỗi nhà thầu tham dự có thế mạnh ở những lĩnh vực nhất định. Việc chia thành các gói thầu sẽ giúp cho chủ đầu tư tìm ra các nhà thầu phù hợp với từng lĩnh vực, bộ phận của dự án;

- Một dự án có nhiều công việc cần phải thực hiện, tùy theo điều kiện có thể chia một hoặc nhiều gói thầu. Việc chia ra làm các gói thầu giúp dự án hoàn thành đúng tiến độ, hoàn thành tốt tất cả các việc, vì mỗi việc, mỗi lĩnh vực có các nhà dự thầu tốt khác nhau.

Thế nào là gói thầu mua sắm hàng hóa năm 2024

Gói thầu là gì? Các loại gói thầu mới nhất hiện nay (Ảnh minh họa)

Cách xác định loại gói thầu

Khoản 8, 9, 25, 45 Điều 4 Luật Đấu thầu quy định như sau:

Dịch vụ tư vấn

Dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm:

- Lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc;

- Khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Khảo sát, lập thiết kế, dự toán;

- Lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

- Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

- Thẩm tra, thẩm định;

- Giám sát;

- Quản lý dự án;

- Thu xếp tài chính;

- Kiểm toán;

- Đào tạo, chuyển giao công nghệ;

- Các dịch vụ tư vấn khác.

Dịch vụ phi tư vấn

Dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: Logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn nêu trên.

Hàng hóa

Hoàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; Thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế.

Xây lắp

Xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình.

Gói thầu hỗn hợp

Gói thầu hỗn hợp là gói thầu bao gồm:

- Thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP);

- Thiết kế và xây lắp (EC);

- Cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC);

- Thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC);

- Lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).

Việc xác định loại gói thầu phải căn cứ vào nội dung công việc của gói thầu trên cơ sở quy định nêu trên.

Ngoài ra, mua sắm thường xuyên quy định tại Khoản 2, Điều 15 Thông tư số 58/2016/TT-BTC được hiểu là mua sắm từ nguồn ngân sách chi thường xuyên bao gồm cả kinh phí thực hiện chế độ tự chủ và kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ hay chỉ là mua sắm từ nguồn ngân sách chi thường xuyên thực hiện chế độ tự chủ?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ quy định tại Luật Đấu thầu; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; tại Điều 15 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp quy định nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ quy định:

"Điều 15. Các trường hợp được áp dụng chỉ định thầu

1. Các gói thầu quy định tại Khoản 1, Điều 22 Luật Đấu thầu, gồm:

  1. Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
  1. Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm Mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;
  1. Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;
  1. Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ Điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình.

2. Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng).

3. Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại Điểm b, c, d Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:

  1. Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
  1. Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;
  1. Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trừ gói thầu quy định tại Khoản 2 Điều này)".

Nguồn chi thường xuyên và phân bổ dự toán chi

Về nguồn chi thường xuyên, tại Điều 2 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp quy định nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ quy định:

"2. Nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ, gồm:

  1. Nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị (bao gồm cả nguồn bổ sung trong năm)".

Về phân bổ dự toán thường xuyên, đối với các cơ quan nhà nước: Tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP thì dự toán của cơ quan nhà nước chi tiết theo kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ và kinh phí giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thì dự toán của đơn vị sự nghiệp chi tiết theo dự toán chi thường xuyên giao tự chủ và dự toán chi thường xuyên không giao tự chủ.

Gói thầu mua sắm hàng hóa gồm những gì?

Như vậy từ định nghĩa trên có thể hiểu gói thầu mua sắm hàng hóa là Gói thầu mua sắm các máy móc, thiệt bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư , phụ tùng, hàng tiêu dùng, thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế.

Khi nào gọi là gói thầu?

Theo khoản 22 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 thì gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.

Đấu thầu mua sắm là gì?

Đấu thầu là một phần trong hoạt động mua sắm giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Đây là hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thị trường, là một phương thức giao dịch đặc biệt dành cho các giao dịch quy mô lớn đòi hỏi hiệu quả và minh bạch.

Gói thầu dịch vụ tư vấn là gì?

Gói thầu tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm để thực hiện: Lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc. Khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường. Khảo sát, lập thiết kế, dự toán.